Phân tích số phận khổ đau và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong trích đoạn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
DÀN Ý
A. MỞ BÀI
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn hay nhất trong tập “truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Ấn tượng lưu lại mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc là hình tượng nhân vật Mị trong trích đoạn nói về cuộc sống ở Hồng Ngài của cô. Đó là một cô gái có số phận bất hạnh nhưng vẫn tiềm tàng sức sống. Qua nhân vật này, chúng ta nhận ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao, sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của Tô Hoài.
B. THÂN BÀI
1. Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra:
* Mị xuất hiện ngay trong mấy dòng đầu của truyện: “… ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”… “Lúc nào cũng vậy, cô ấy cũng cúi mặt , mặt buồn rười rượi”. —> Mị đặt ở vị trí bên cạnh tảng đá và tàu ngựa như gắn bó vào những cảnh vật ấy tạo nên một cảnh sống riêng: im lìm, tăm tối, cực nhọc.
* Mị làm dâu nhà thống lí Pá Tra;
– Mị vốn là một cô gái đẹp, yêu đời, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi yêu đương:
+ Mị có tài thổi sáo, hát hay, đánh pao, đánh còn giỏi.
+ Trai làng đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị, thổi sáo theo Mị hết núi này sang núi khác.
—> Con người Mị hội đủ những điều kiện để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc,
– Mị bị bắt làm dâu gạt nợ vì món nợ “truyền kiếp” từ cha mẹ.
– Trong thời gian đầu về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt: đêm nào cũng khóc, định ăn lá ngón tự tử.
– Nhưng năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra dường như đã làm tê liệt cả ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận ở Mị.
+ “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi . Bây giờ Mị tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngựa…”
+ “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…
+ “Ở buồng Mị nằm kín mít, có một cái cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
—> Căn buồng của Mị là biểu tượng gắn với cuộc đời nhân vật: nô lệ, tăm tối.
-» Mị sống trong nhà thống lí như một cái bóng vật vờ, không dĩ vãng, không tương lai, không cả ý thức sống “Mị nghĩ rằng mình chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Số phận bi thảm của Mị là số phận điển hình tiêu biểu cho hàng vạn người con gái nghèo miền núi trước cách mạng tháng Tám.
2. Sự trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị
* Sự thức tỉnh đời sống đến ý thức của Mị
+ Đêm tình mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bồi hồi “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng” -> Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc.
+ Men rượu: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say…”
— Mị vượt ra khỏi những năm tháng nguội lanh, sống lại niềm ham sống của tuổi trẻ: “Mị thấy phơi phới trử lại, trong lòng đột nhiên vui sướng…Mị trẻ lắm. Mị vẩn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
– Sức sống bấy lau tưởng đã tắt lịm bỗng bật trào dậy:
+ Phản ứng đầu tiên: “ Nếu có lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại”—> Ý thức được tình cảnh đau xót của mình.
+ Khát vọng tình yêu và tự do trỗi dậy không dứt trong tâm hồn “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
+ Hành động: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu cho sáng” -» Đây là hành động của sự thức tỉnh: Thắp sáng ngọn đèn trong căn buồng “kín mít” tức là thắp lên ánh sáng rọi vào cuộc đời tăm tối của mình.
Quấn lại tóc, lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi Tết —> hành động như một con người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình.
– Lòng ham sống bị vùi dập phu phàng: Mị bị A Sử trói vào cột —> Mị sống trong sự giằng xé giữa niềm khao khát sống tự do và thực tại nghiệt ngã: Mị quên những đau đớn về thể xác để sông với tiếng sáo “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…” nhưng khi Mị “vùng bước đi” thì những vòng dây trói thít Mị lại, chỉ còn “tiếng chân ngựa đạp vào vách… Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” —» Thực tại phũ phàng bóp chết mọi khao khát sông trong Mị.
—» Ngòi bút của Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhận đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng niềm khao khát vươn lên đời sống tự đo và hạnh phúc của những con người bị đoạ dày đau khổ.
* Hành động tự cứu mình:
– Lúc dầu nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị chưa có suy nghĩ gì -> không phải Mị nhẫn tâm mà vì cái ác là việc thường xuyên diễn ra ở nhà thông lí Pá Tra và Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực.
– Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm của Mị —» Sự xót thương của những người đồng cảnh ngộ: Ý nghĩ cứu A Phủ trỗi dậy mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình.
– Mị cởi trói cho A Phủ cũng là tự cởi trói cho cuộc đời mình -» Chạy trốn theo A Phủ —» Hành động đấu tranh tự phát.
-> Chính những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ trong con người Mị và A Phủ sẽ khiến họ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để số phận của mình và những người nghèo khổ khác. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân bản sâu sắc của tác phẩm.
3. Nghệ thuật:
– Cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ cách mạng của nông dân miền núi.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh tế…
C. KẾT BÀI
Ngòi bút Tô Hoài đã hết sức nâng niu từng diễn biến tâm lí, từng bước trỗi dậy trong tâm hồn Mị. Nhà văn đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình đi từ khổ đau tăm tối vươn ra hạnh phúc, ánh sáng của thanh niên miền núi. Tô Hoài đã đặt niềm tin vào người lao động, đã đứng về phía những người lao động miền núi – những con người đau khổ để tố cáo chế độ giam hãm, đầy đọa con người về tinh thần, về thể chất, để khẳng định sức sống của con người, tiêu biểu là nhân vật Mị, với ngòi bút thấm đẫm chất hiện thực và nhân đạo.
Leave a Reply