1) Tác giả Huy Cận
a. Quê ở Hà Nội.
b. Quê ở Hà Tĩnh.
c. Quê ở Huế.
2) Huy Cận tốt nghiệp:
a. Trường Cao đẳng Canh nông.
b. Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
c. Trường Cao đẳng Sư phạm.
3) Huy Cận tham gia cách mạng:
a. Năm 1942
b. Năm 1944
c. Năm 1935
4) Gạch ý chưa đúng sau
Huy Cận từng là:
a. Bộ trưởng, Thứ trưởng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
b. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
c. Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
5) Huy Cận đã có thơ đăng báo từ
a. 1933
b. 1936
c. 1941
d. 1937
6) Tập thơ “Lửa thiêng” xuất bản
a. 1939
b. 1940
c. 1941
d. 1942
7) Nội dung của “Lửa thiêng”
a. Nỗi buồn mênh mãng, da diết.
b. Thiên nhiên bao la, đẹp mà buồn.
c. Đó là nỗi buồn siêu hình mà nguồn gốc là buồn thương kiếp người quê hương đất nước.
d. Hồn thơ bơ vơ vẫn tìm được mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.
e. Nói về thế giới ma quỷ của nước Chiêm Thành bị hủy diệt.
8) Dựa vào ý Hoài Thanh, hãy lựa chọn đặc điểm nào của Huy Cận
a. Một hồn thơ mộng mơ.
b. Mơ màng.
c. Hùng tráng.
d. Quê mùa.
e. Kì dị.
g. Ảo não.
h. Thiết tha rạo rực băn khoăn.
9) Dựa vào ý Hoài Thanh hãy lựa chọn đặc điểm nào là của Huy Cận “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”
a. Ta thoát lên tiên cùng (…)
b. Ta phiêu du trong trường tình cùng (…)
c. Ta điên cuồng với (…)
d. Ta đắm say cùng với (…)
e. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng (…)
10) Những tác phẩm của Huy Cận trước 1945.
a. Tôi giàu đôi mắt.
b. Trời mỗi ngày mỗi sáng,
c. Vũ trụ ca.
d. Hai bàn tay em.
11) “Tràng giang” là bài thơ ở trong tập
a. Vũ trụ ca.
b. Lửa thiêng.
c. Bài thơ cuộc đời.
d. Hạt lại gieo.
12) Có thể lựa chọn tên bài thơ là “Trường giang”
a. Ý nghĩa nội dung và biểu cảm không thay đổi.
b. Ý nghĩa nội dung và biểu cảm bị thay đổi.
13) Vần “ang” ở tên bài thơ có khả năng khơi gợi
a. Tạo ra âm hưởng vang xa. Dòng sông dài có thêm chiều rộng, càng dài càng mởrộng. Ý nghĩa ẩn dụ lộ diện: dòng sông cuộc đời.
b. Một dòng sông như bao con sông khác.
c. Sự tang tóc, buồn thương.
14) Câu đề từ “bâng khuâng trời mộng nhớ sông dài” đã định hướng cho bài thơ cảm hứng nghiêng về:
a. Không gian.
b. Thời gian.
15) Yếu tố nào gợi cho bài thơ “Tràng giang” mang dáng dấp của những bài thơ trung dại:
a. Không gian.
b. Thời gian.
c. Cái “tôi” cá nhân. ‘
16) Câu thơ thứ nhất: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” có thể hiểu:
a. Sóng gợn / / tràng giang buồn điệp điệp
—» Những con sóng rất nhẹ xao động trên mặt nước khiến cho dòng sông càng chạy dài về phía xa càng nổi sóng lớn dần lên.
b. Sóng gợn tràng giang / / buồn điệp điệp
—» Sóng gợn trên tràng giang là ngoại cảnh khách quan. Yếu tố này là nhân tốhiện thực khiến cho nỗi buồn trong lòng người dâng lên. Chính nỗi buồn này đã cung cấp động năng cho những con sóng nhỏ trở thành những con sóng lớn ở phía xa tràng giang.
17) Gạch chéo ý không có sau đây
Có thể dùng những câu thơ sau để so sánh đối chiếu với cách miêu tả và trạng thái tâm lí của nhân vật trữ tình.
a. Đạm đạm trường giang thủy
Du du viễn khách tình
(Nước sông dài lờ đờ trôi
Khách đi xa mối tình man mác)
(Nam hành biệt dệ – Vi Thừa Khánh)
b. Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai
(Cây lả rơi xào xạc trong không gian mênh mông
Dòng sông dài bất tận, nước cuồn cuộn trôi)
(Đăng cao – Đỗ Phủ)
c. Buồn trong gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kều quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du)
d. Sông Tần một dải xanh xanh
Lơ thơ bờ liễu mấy cành dương quan.
(Nguyễn Du)
18) Gạch ý không có sau:
Câu thơ thứ nhất có sự mâu thuẫn trong quan hệ nhân quả.
a. Sóng gợn lăn tăn mà lại tạo thành những đợt sóng buồn điệp điệp.
b. Khách quan êm ả nhưng lòng người không yên ổn như đang nổi sóng dữ dội.
c. Khách quan chỉ có động thái biến động nhỏ nhưng làm cho nỗi buồn bên trong của con người chuyển động dữ dội.
19) Câu thơ thứ nhất mang phong vị
a. Thơ Đường.
b. Thơ hiện đại.
c. Cả a và b.
20) Giữa không gian dài, rộng và buồn xuất hiện sự vật nhỏ nhoi
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
a. Con thuyền buông xuôi mái chèo trong dòng nước, phó mặc cho dòng trôi của tràng giang đưa đi đâu thì đi.
b. Con thuyền xuôi mái chuyển động độc lập với dòng nước đang đi song song bên cạnh. Thuyền ở đây không đi trên nước cũng như cá nhân cô đơn không hòa mình được vào dòng đời đi cạnh mình.
21) So sánh câu thơ ở 20) với câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
“Gác mái ngư ông về viễn phố”
a. Câu thơ Huy Cận buồn hơn bởi không có người trên thuyền, không có ai chủ động gác mái chèo, không có cái đích là viễn phố (bến xa) để tới.
b. Câu thơ Bà Huyện buồn hơn bởi có người viễn phố. Cái “có” đã nổi cái “không” – một thủ pháp của thơ xưa.
22) Gạch chéo ý sai
Thuyền và nước ở trên dòng Tràng Giang
a. Là hình ảnh thiên nhiên buồn, mang phong cách phương Đông.
b. Là hình tượng ẩn dụ để nói về thân phận cá nhân và cuộc đời không gắn kết hòa hợp.
c. Gợi nhớ về những chiều trên sông nước quê hương Hương Sơn.
23) Hai dòng thơ đầu có dạng thức đối nhau nhưng chưa tuyệt đối.
– Về nội dung:
a. Buồn điệp điệp và nước song song
b. Sóng gợn và con thuyền
Tràng giang và xuôi mái
– Về luật bằng trắc:
c. Sóng và con
d. Gợn và thuyền
e. Tràng và xuôi
24) Nghệ thuật dối vừa rất chuẩn lại vừa rất lỏng, đã:
a. Tạo cho 2 dòng thơ giống thơ, Đường.
b. Tạo cho thơ giống “Thơ mới”.
c. Tạo cho hai dòng thơ đầu vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa chặt chẽ vừa tự nhiên.
25) Câu thơ thứ 3:
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả” xuất hiện tiểu đối:
a. Thuyền về nước lại sầu và sầu trăm ngả
b. Thuyền về nước lại
26) Nghĩa câu thơ Thuyền về nước lại sầu trăm ngã:
a. Thuyền cứ xuôi để trở về nơi chốn thân quen của mình, nước không thể cùng thuyền đi tới đó, nó bỏ mặc thuyền một mình để quay trở lại. Ngay tại cái không gian ngược hướng ấy, vào lúc ấy nỗi sầu không gối đầu lớp lớp như sóng điệp điệp kia mà nó vô hướng lan trăm ngả. (Có thể là chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và chiều cao).
b. Con thuyền đã đi về chốn thân quen, để còn lại nước chơ vơ. Nước vốn đã sầu, giờ trở nên sầu trăm ngả.
27) Câu thơ thứ nhất có “buồn điệp điệp”. Dòng thứ ba “sầu trăm ngả”. Câu thứ nhất nỗi buồn cộng hưởng. Câu ba nỗi sầu vô hướng. Câu thơ nào thể hiện đậm đặc nỗi cô đơn kiếp người.
a. Câu 1
b. Câu 3
28) Gạch chéo ý chưa đúng.
Hai vần “ang” (Tràng giang) tạo dư ba. Hai từ “điệp điệp” và “song song” cũng có khả năng đó.
a. Lời ngừng mà ý tiếp tục gợi âm hưởng vào vô biên.
b. Đây là dòng sông lớn nên nỗi buồn phải lớn. Buồn phát triển thành sầu.
c. Do sự láy tiếng thuần túy.
29) Nhận xét về từ láy của 2 dòng đầu (điệp điệp, song song) với hai dòng sau trong “Đăng cao” của Đỗ Phủ:
Vô biên lạc một tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn
(Ngàn cây bát ngát, lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi)
a. Giống nhau.
b. Khác nhau.
30) Câu “Củi một cành khô lạc mấy dòng” có thể viết như sau. Ý nghĩa của nó so với:
Một cành củi khô lạc mấy dòng
Một cảnh bèo đon lạc mấy dòng
a. Không đổi.
b. Có đổi.
31) Gạch chéo ý chưa đúng
Hình tượng cành củi khô khơi gợi 3 chiều thời gian cho một thân phận:
a. Cái thời quá khứ là cành xanh nắng gội, là chim reo tưng bừng.
b. Cái thời hiện tại là dập dềnh trên sóng nước, hết dòng trong đến dòng đục. Thân phận bị động phó thác cho dòng trôi.
c. Thời tương lai không biết sẽ mục tàn ở một nơi nào đó trên tràng giang, vô danh, không một tiếng vang.
d. Như “Con thuyền xuôi mái nước song song”.
32) Củi là hình tượng
a. Sống sít như chính hiện thực vốn thường có trên sông nước. Có sức khái quát và sức gợi.
b. Gây hiện tượng phản mĩ cảnh trong nhận thức độc giả.
c. Nói được cái “tôi” cô đơn tội nghiệp của cá nhân trong phong trào Thơ mới.
33) Khổ thơ thứ hai:
a. Miêu tả những hình tượng bên bờ tràng giang.
b. Miêu tả không gian ba chiều của tràng giang,
c. Miêu tả chiều dài và chiều rộng của tràng giang.
d. Miêu tả chiều dài và chiều cao của tràng giang.
34) Gạch chéo ý chưa đúng.
Câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
a. Gợi không khí chết chóc đầy âm khí.
b. Đây là nghĩa địa với những ngôi mộ lúp xúp.
c. Gió không phóng khoáng bày đi mà len lỏi trong các cồn nhỏ để lấy thêm cái lạnh lẽo, cái trống rỗng của không gian.
35) Câu thơ ở 34 từ lơ thơ:
a. Gợi một không gian phẳng được dựng ngược như bức mành mành.
(Lơ thơ tơ liễu buông mành)
b. Gợi những cồn nhỏ được sắp xếp theo cấu trúc dòng (như dòng nước) và ở cái thế động.
(Sông Cầu nước chảy lơ thơ).
36) Gạch câu thơ không đúng sau:
Ngọn “gió đìu hiu” có thể gợi nhớ để so sánh phân tích với các câu sau đây không?
a. Bến Phù gió thổi đìu hiu mấy gò
(Chinh phụ ngâm)
b. Rặng liễu, đìu hiu đứng chịu tang
(Xuân Diệu)
c. Ai chết đó nhạc sầu chi lắm thế
Đời đìu hiu, trời rét mướt ngoài đường
(Huy Cận)
d. Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm.
(Lời bài hát)
37) Dòng thơ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” .
a. Đây là tiếng chợ vào buổi chiều đã vãn ở những làng quê thiêm , thiếp buồn trong hoàng hôn.
b. Đây là một không gian giả định: Tác giả mơ ước có một âm thanh gợi niềm thân mật, gợi tình người cho dù đó là tiếng lơ thơ của một phiên chợ chiều đã tàn. Âm thanh đó không có, sư câm nín của không gian càng rợn ngợp.
38) So sánh câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” với những câu thơ câu văn sau:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
(Nguyễn Trãi)
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay
(Nguyễn Đình Chiểu)
Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng
Nhìn chợ Trường Bình già trề hai hàng lụy nhỏ
(Nguyễn Đình Chiểu)
Ta có thể thấy biểu tượng của phiên chợ với người Việt Nam:
a. Là phong vũ biểu do đời sống sinh hoạt.
b. Là nơi sầm uất đông đúc.
c. Là nơi gợi nỗi đau buồn cho con người.
39) Hai dòng thơ: “Lơ thơ (…) chợ chiều”
a. Gợi về cảnh vật và thói quen sinh hoạt của Việt Nam.
b. Miêu tả được cảnh và âm thanh độc đáo.
40) Câu thơ thứ 6 có hai tiếng vần liền: “nhỏ gió”
a. Muốn nói về mối quan hệ không tách bạch giữa cồn và gió. Dường như cồn nhỏ giữ ngọn gió đìu hiu lại không cho nó đi quá không gian hiu quạnh này.
b. Thu nhỏ không gian lại.
41) Từ “đâu” trong “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
a. Chỉ nơi chốn với nghĩa “đâu đó”.
b. Là từ phủ định với nghĩa “đâu có”.
42) “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót”
a. Sự vô biên được mở về chiều cao. Sự vô biên chuyển động ngược hướng: nắng xuống đến đâu trời lên đến đó.
b. Sự vô biên được mở về chiều sâu.
c. Sự vô biên yên tĩnh đến vĩnh hằng.
43) Từ “sâu” ở câu 42
a. Nên in là “sầu chót vót” thì mới có lí.
b. Đây là lạ hóa trong cách nhìn, trong cảm giác.
c. Vũ trụ là cái đáy chiều cao bị lộn ngược thành cái thăm thẳm, hun hút, rợn ngợp trong tâm hồn.
d. Cảm nhận đang rơi vào đáy trời nhưng đây là cái nhìn, ngước lên cho nên “sâu” mà lại là “chót vót”.
44) Gạch chéo ý không có.
Có thể liên hệ cách nhìn của Huy Cận với các câu sau:
a. Đường lèn thăm thẳm một chia phôi
(Quang Dũng)
b. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
(Chu Mạnh Trinh)
c. Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
(Huy Cận)
d. Núi cao chót vót chon von
Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu
(Xuân Diệu)
45) Gạch ý không có
Câu thơ: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
a. Vô biên đang mở ra hai chiều rộng và dài.
b. Chính chiều cao “sâu chót vót” tạo nên chuyển động: Cái nhìn đến đâu trời cao đến đó đã tạo nên con sông dài thêm, bầu trời rộng thêm.
c. Đây là không gian khối, không gian 3 chiều khi kết hợp với câu thơ trên. Không còn không gian nào nữa.
46) Giữa ba chiều của không gian rộng xuất hiện một tín hiệu của chữ “hữu” (có): bến cô liêu.
a. Đây là nghệ thuật thơ Đường dùng cái có để miêu tả cái trống rỗng của vũ trụ, của tràng giang.
b. Đây là cái đích trở về của con thuyền xuôi mái. Vì thế gợi một cảm giác ấm cúng, thân mật, lạc quan.
47) Gạch ý chưa đúng
Câu thơ: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”.
a. Nó không gợi nỗi cô đơn bởi không phải một cánh bèo, một con thuyền, một cành củi.
b. Cá nhân muốn hòa nhập vào cộng đồng để giải tỏa nỗi cô đơn bị động nhưng nó thất vọng vì cả cộng đồng cũng luân lạc trên tràng giang, không có một định hướng nào, không chủ động được mình.
c. “hàng nối hàng” cũng như “củi một cành khô lạc mấy dòng”.
48) Câu thơ:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang”
a. Nhìn chiều rộng của tràng giang mênh mông thèm khát một chuyến đò chở người qua hai bờ sông nước. Nhưng hiện thực không có điều ấy.
b. Hiện thực không có chuyến đò ngang nào khiến cho tràng giang trở nên mênh mông trống vắng.
c. Vì tràng giang mênh mông nên không có chuyến đò ngang nào.
49) Gạch chéo ý không có
Hình tượng đò ngang chở người qua sông nước là:
a. Hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của người Việt Nam.
b. Dấu hiệu về sự hiện diện của con người trên sông nước.
c. Nét cắt ngang theo dòng xuôi của tràng giang khiến sự mênh mông bị giới hạn.
50) So sánh với câu thơ Xuân Diệu:
“Đã vắng người sang những chuyến đò”
thì ở câu 47:
a. Buồn hơn.
b. Không buồn hơn.
c. Vui hơn.
51) Câu thơ:
“Không cầu, gợi chút niềm thân mật”
a. Phủ định cả cây cầu trên sông nước.
b. Vì hiện thực không có cây cầu bắc qua hai bờ nên không có “niềm thân mật” nối kết hai không gian.
c. Vì không có cầu, không có luôn mối giao cảm của con người với nhau để gợi “niềm thân mật”.
d. Nếu có cây cầu trên sông thì ý niệm về sự nối kết đôi bờ của cầu sẽ gợi lên trong lòng người ngắm cảnh một chút niềm vui,một chút gắn bó với cuộc đời có tình người. Nó là dấu hiệu mở đầu cho niềm lạc quan giải tỏa cô đơn.
52) Gạch chéo ý không có.
Qua câu thơ ở 49
a. Nhân vật trữ tình giải thích cho ta nguyên nhân của nỗi đau buồn, cô đơn, cô độc. Đó là tâm hồn đang khao khát tình người, khao khát được bắc nhịp cầu giao cảm với người trong sự thân mật chân chất thôn dã thân quen của người Việt.
b. Khơi gợi tâm lí hoài hương, mạch ngầm văn hóa trọng tình cảm của cộng đồng làng xã người Việt.
c. Là một dị ứng với văn hóa “tiền trao cháo múc” của văn hóa phương Tây mới vào Việt Nam.
d. Có chiếc cầu, tức là có dấu vết của con người. Có con người thì sẽ gợi được chút niềm thân mật.
53) Gạch ý không có.
Câu thơ “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
a. Nói về hình ảnh quê hương của Huy Cận. Nơi ấy, có những bãi cát giữa dòng La giang, có những bờ cây xanh ngút mắt phía bên kia sông.
b. Cánh chim nhỏ phải mang khối lượng hoàng hôn trên cánh nó. Khối lượng ấy làm nó phải nghiêng cánh, lệch cánh đổ hoàng hôn xuống tràng giang.
c. Cánh chim nhỏ đã chủ động trút bỏ bóng chiều u ám để định hướng bay về hòn núi bạc – nơi của hạnh phúc, nơi được giải tỏa được niềm đau.
ĐÁP ÁN
1.b 2.a 3.a 4.C 5.b 6.b 7.e 8.g 9.e
10.C 11.b 12.b 13.a 14.a 15.a 16.b 17.d 18b
19.C 20.b 21.a 22.c 23.b 24.c 25.b 26.a 27.b
28.C 29.a 30.b 31.d 32.a 33.b 34.b 35.b 36.d
37.b 38.a 39.a 40.a 41.b 42.a 43.a 44.d 45.c
46.a 47.a 48.b 49.b 50.a 51.d 52.d 53.a
Leave a Reply