Độ nhạy cảm thôi miên là mức độ một cá nhân bước vào trạng thái thôi miên dễ hay khó, người có độ nhạy cảm cao càng dễ thôi miên. Độ nhạy cảm được chia làm hai kiểu. Kiểu thứ nhất đòi hỏi nhà thôi miên phải tỏ ra uy quyền của mình, phải khống chế được tâm lý của người được thôi miên. Kiểu thứ hai là nhà thôi miên phải dùng lời nói dịu dàng, không cưỡng ép, hướng dẫn người được thôi miên đi vào trạng thái thôi miên.
Dựa theo tính cách của thân chủ, chọn lựa cách dẫn dụ thích hợp, là bí quyết để hướng dẫn thôi miên thành công. Kiểm tra độ nhạy cảm là để giúp nhà thôi miên đánh giá thân chủ có dễ bị thôi miên hay không, căn cứ vào phản ứng của thân chủ để lựa chọn phương pháp dẫn dắt thôi miên thích hợp. Căn cứ vào yêu cầu của tình huống, có lúc có thể từ thử thôi miên chuyển thẳng sang chữa trị bằng thôi miên thực tế. Đồng thời, người được thôi miến có thể bớt lo lắng, làm tốt công tác khởi động, làm nóng người. Độ nhạy cảm thôi miên là một dấu hiệu rất ổn định, thường cao nhất vào thời kỳ thanh xuân, sau đó dần dần suy giảm, người già hơn 70 tuổi rất khó đi vào trạng thái thôi miên. Thông thường những người dễ thư giãn, chấp nhận tin vào nhà thôi miên, có trí tưởng tượng phong phú, mức độ chú ý tập trung cao, tò mò, chỉ số trí tuệ cao, thì có độ nhạy cảm đối với thôi miên tương đối cao.
Rất nhiều nhà thôi miên phạm một sai lầm rất lớn, đó chính là họ không thực hiện kiểm tra độ nhạy cảm. Họ cho rằng chỉ cần một phương pháp dẫn dắt thì có thể ứng dụng cho bất cứ ai, bất kì tình huống nào. Không kiểm tra mức độ nhạy cảm, khồng thể nào biết được những thông tin cần thiết của người bị thôi miên, khi tiến hành kiểm tra mức độ nhạy cảm thi có thể giảm bớt nỗi lo lắng của người bị thôi miên, xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa nhà thôi miên và người được thôi miên trước khi thực hiện. Giúp người bị thôi miên hiểu rằng: họ sẽ tỉnh dậy sau khi thôi miên; người được thôi miên sẽ không bị tiết lộ bí mật cá nhân, chẳng hạn như mật mã tài khoản.
Phương pháp trắc nghiệm độ nhạy cảm thôi miên dưới đây cần có người giúp đỡ, một người đọc khẩu lệnh cho bạn, bạn cứ làm theo. Dĩ nhiên bạn cũng có thể tự đọc khẩu lệnh, để cho bạn bè thân thiết làm. Thông qua cuộc trắc nghiệm này xem thử bạn trải qua trải nghiệm gì?
Cuộc trắc nghiệm độ nhạy cảm thôi miên: “Thứ nhất, giơ tay lên và hạ tay xuống” có năm bước.
Cuộc trắc nghiệm này là một trong những cuộc trắc nghiệm quan trọng nhất, nếu bạn chỉ có thời gian thực hiện được một cuộc trắc nghiệm thì nên chọn làm theo cuộc trắc nghiệm này. Sau khi dẫn dắt thôi miên cho đối phương đứng thẳng, hai tay giơ trước ngực, lòng bàn tay trái giơ ngửa lên, bàn tay phải hướng sang trái và giơ ngón tay cái lên, sau đó truyền đạt mệnh lệnh cho đối phương.
Bước thứ nhất: Bấy giờ, hãy tưởng tượng bàn tay trái bạn đang nâng một quyển từ điển nặng nề, tay trái của bạn sẽ dần dần cảm thấy nằng nặng…
Bước thứ hai: Tưởng tượng ngón tay cái của bàn tay phải của bạn có buộc một quả bóng bay, quả bóng này bay lơ lững trên không trung, dần dần kéo tay phải của bạn lên khiến tay phải của bạn càng lúc càng nhẹ, càng lúc càng giơ cao.
Bước thứ ba: Tiếp tục tưởng tượng trong đầu bạn một cảnh tượng như thế, nếu cảnh tượng không rõ ràng, bạn có thể lấy một quả bóng bay thật cột lên ngón tay cái trên tay phải của bạn, đặt một quyển từ điển lên tay trái của bạn.
Bước thứ tư: Tay trái của bạn càng lúc càng nặng, càng lúc càng hạ xuống; còn tay phải càng nhẹ, càng lúc càng giơ cao… Sau một khoảng thời gian, bạn cảm thấy hai tay đã chênh lệch rõ ràng thì coi như đã xong.
Bước thứ năm: Bây giờ tạm ngừng, giữ hai tay cùa bạn ở vị trí này, mở mắt ra nhìn xem hai tay của bạn chênh lệch bao xa… Tốt lắm! Độ nhạy cảm thôi miên rất tốt…
Chú ý, tay của người được thôi miên dần dần giơ lên cao theo quy luật cho thấy độ nhạy cảm rất tốt. Tốc độ giơ lên cao quá nhanh có thể chỉ là hiện tượng giả, hoặc để chiều lòng nhà thôi miên; không có động tĩnh gì, có thể là trong lòng vẫn còn chống cự, sau khi kết thúc thôi miên, nhớ mãi cảm giác và ỷ nghĩ của người được thôi miên. Đối với những người có độ nhạy cảm tốt, đây cũng là cơ hội để họ hiểu được ý thức và vô thức.
Bài trắc nghiệm thứ hai: “Hai tay nắm chặt”, gồm có hai bước.
Sau khi ra lệnh, bước thứ nhất, mời bạn giơ thẳng hai tay về phía trước, bàn tay mở ra, mười ngón đang xen với nhau, cố gắng vươn tay về phía trước, giống như đang đẩy bức tường ở trước mặt, mười ngón tay nắm chặt nhau, tưởng tượng như tay của bạn đang dính vào nhau, hoặc có một lực kéo hai tay bạn sát lại với nhau, càng lúc càng chặt, càng lúc càng chặt, hai tay siết chặt với nhau. Lát nữa tôi sẽ giúp bạn kéo hai tay ra, bạn sẽ phát hiện mình không thể nào kéo tay ra được, nó cứ dính chặt với nhau, bạn không thể kéo nó ra được.
Bước thứ hai: Bây giờ, tôi sẽ thử đếm từ 1 tới 3, đếm tới 3 bạn hãy thử mở tay ra, nhưng không thể nào mở ra được, hai tay cứ dính chặt với nhau, càng lúc càng chặt; càng lúc càng chặt; hãy thử mở tay ra nhưng bạn không mở được, thử lại xem, bạn vẫn không mở được; chấm dứt thử, thả lỏng, từ từ mở ngón tay ra.
Có nhiều kĩ thuật trắc nghiệm độ nhạy cảm. Người ta thường dùng kiểu trắc nghiệm hai tay hút nhau, kiểu trắc nghiệm hai tay nóng lạnh, kiểu trắc nghiệm ‘ngón tay tiềm thức” kiểu trắc nghiệm bàn tay dính vào mặt… Thật ra những người từng học thôi miên đều biết, muốn học kĩ thuật thôi miên rất dễ, nhưng muốn nâng cao kĩ năng thì phải tập luyện nhiều.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply