Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu có đoạn:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong dục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm dâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Hãy phân tích đoạn thơ trên đồng thời liên hệ với Truyện Kiều cuộc đời và thời đại của Nguyễn Du để làm rõ sự thương cảm của nhà thơ cach mạng đối với cảnh ngộ, số phận của nhân vật Thúy Kiểu và của đại thi hào Nguyên Du.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở bàỉ:
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều.
Nhân chuyến đi vào các tỉnh miền Trung tháng 10 và 11-1965, được vinh dự đi qua quê hương Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài Kính gửi cụ Nguyễn Du.
2. Thân bài:
a. Hai câu đầu
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều.
Phân tích các cụm từ: “nửa đêm”, “bâng khuâng” để thấy răng Tố Hữu vào không khí thời đại Nguyễn Du, tạo được âm hưởng chủ đạo cho bài đã khơi gợi được thê giới hình tượng của Truyện Kiều và đưa thẳng người đọc thơ.
b. Sáu câu tiếp theo
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong dục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm dâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Tố Hữu bày tỏ niềm xúc động, thương yêu, cảm thông cho cảnh ngộ, số phận Thúy Kiều và của tác giả kiệt tác Đoạn trường Tân Thanh (liên hệ với Truyện Kiều, cuộc đời và thời đại Nguyễn Du trong quá trình phân tích).
c. Đánh giá
– Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn thơ trích trên đây đã phần nào thể hiện cái hay đó ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ.
– Đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện được thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc. sâu xa hơn là đôì với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới.
3. Kết bài:
Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn trích trên đây phần nào đã thể hiện cái hay đó. Nhà thơ đã khéo léo chọn thể thơ lục bát quen thuộc, mềm mại, uyển chuyển của dân tộc đồng thời cũng là sở trường nghệ thuật của ông. Giọng điệu thơ trang trọng tha thiết như lời tâm tình của Tố Hữu với đại thi hào dân tộc. Hình ảnh và ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc có tính chất ước lệ, đa nghĩa và đặc biệt rất cổ kính, nghe như tiếng dội của quá khứ, tiếng nức nở từ cõi xa xăm vọng về.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply