Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952.
– Mị là một trong những hình tượng nhân vật thành công tiêu biểu trong văn xuôi của Tô Hoài thời kì 1945 — 1975 viết về đề tài miền núi.
– Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị chính là biểu hiện khát vọng sống tự do của con người không chịu áp bức bóc lột.
II. THÂN BÀI
A. KHI BỊ BẮT LÀM CON DÂU GẠT NỢ
– Nhân vật Mị là hiện thân của số phận đau thương của người lao động miền núi bị bọn chúa núi áp bức, bóc lột
– Không chấp nhận làm con dâu gạt nợ nhà thống lí PáTra, Mị có ý định tự tử. Cònmuốn dùng cái chết để phản đối sốphận tủi nhục của mình.
– Vì thương cha, vì không chịu nhục không trả được món nợ truyền kiếp, Mị đã phải sống câm lặng trơ gan như tảng đá trước cửa, cạnh, tàu ngựa nhà thống lí Pá Tra, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
B. KHI MÙA XUÂN VỀ
– Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình, lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát, Mị bồi hồi nghe tiếng sáo, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Dù bị A Sử trói, chân tay không cựa được, Mị vẫn nghe tiếng sáo theo những cuộc chơi.
– Nghệ thuật miêu tả sắc sảo: sự đối lập giữa hoàn cảnh của MỊ (bị giam hãm trong không gian chật hẹp, tối tăm) và hoàn cảnh bên ngoài (không gian mùa xuân mỏ rộng, tươi vui) càng kích thích ý muốn đi chơi của MỊ.
C. KHI CẮT DÂY CỞI TRÓI CHO A PHỦ
– Cảm thấy A Phủ đã gần kề cái chết, Mị cắt dây cứu A Phủ. Cô đã chạy theo và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động tự giải thoát này là tất yếu: sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị giúp nàng trốn chạy khỏi thếlực phong kiến tàn bạo chà đạp đời sống vật chất và tinh thần người nông dân miền núi.
– Nghệ thuật miêu tả tinh tế, tâm lí nhân vật phát triển từ tiệm tiến tới đột biến, gây sự lôi cuốn và hợp lí.
III. KẾT BÀI
Tô Hoài rất già dặn trong nghệ thuật viết truyện, miêu tả tâm lí nhân vật với cách nhìn hiện thực và nhân đạo. Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Leave a Reply