Hãy phân tích sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích văn học, cụ thể là phân tích một khía cạnh văn học dân gian theo định hướng.
– Nội dung
Sức sống của nhân dân Việt Nam trong ca dao.
GỢI Ý
Có thể giải thích, nêu biểu hiện và dẫn chứng (có phân tích dẫn chứng) sức sống của nhân dân ta theo hai nội dung sau:
A. SỨC SỐNG CỦA NHÂN DÂN
Tinh thần ca dao Việc Nam trước hết là một tinh thần ham sống, lạc quan, tin tưởng ở giống nòi, tin tưởng ở thiên nhiên, tin tưởng ở tương lai. Nó tiêu biểu cho sức sống bất diệt của dân tộc ta.
1. Một bộ phận của ca dao thể hiện tinh thần phản kháng của nhân dân ta đối với:
– Các thế lực ngoại xâm,
– Bọn áp bức bóc lột.
– Bọn chuyên dựa vào thần quyền để mê hoặc, lừa dối nhân dân.
– Luân lí, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt.
2. Tinh thần lạc quan
– Hi vọng bền vững, tin tưởng ở kết quả công việc mình làm.
– Ngay cả những khì thất bại, cuộc sống khốn khó đến cùng cực, vẫn tin tưởng, lạc quan.
B. DẪN CHỨNG
Sức sống của nhân dân ta được thể hiện sâu sắc trong tình yêu của người lao động. Đó là tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu con người, vừa đằm thắm, vừa chân thật, trong trẻo, lành mạnh.
1. Yêu thiên nhiên, đất nước
Ca dao ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi quê hương rộng lớn, đất nước bao la. Những câu hát ấy cũng chứa đựng nỗi khao khát, niềm tự hào của con người muốn chinh phục thiên nhiên.
2. Yêu con người
– Tình yêu rất đằm thắm, dồi dào và chân thật, trong sáng, lành mạnh. Ta không thấy trong ca dao những câu tả tình yêu yếu đuối, tội lỗi. Người Việt Nam yêu để sống thêm hăng hái, tranh đấu được thêm vững bền chứ không phải yêu để đắm đuối trong tình yêu và lãng quên cuộc sống.
– Nhớ thì man mác, buồn thực thấm thìa, nhưng không phải là cái buồn, tuyệt vọng, hoài nghi, chán nản. Trái lại, đó là nỗi buồn lành mạnh, khoẻ khoắn – một nỗi buồn hồn hậu.
Leave a Reply