Sự tích tết trung thu – Hằng Nga
Tương truyền, Hậu Nghệ có công bắn rụng mặt trời, Vương Mẫu ban cho đan dược thành tiên. Hậu Nghệ không uống mà trở về với Thường Nga, giao đan dược cho nàng bảo quản. Ai ngờ Phùng Mông trong lòng đố kỵ, đuổi theo Hậu Nghệ, vào nhà rút kiếm, bức Thường Nga giao tiên dược. Thường Nga không biết làm thế nào, đành nuốt tiên dược. Khôn ngờ nàng lập tức bay đến thượng giới. Do Thường Nga còn nhớ chồng, nàng hay đến cung trăng thanfht iên, nơi gần nhất nhân gian. Hậu Nghệ trở về biết chuyện, trong lòng đau khổ tuyệt vọng, muốn lên cung trăng nhưng không thể, đành lập hương án sau vườn hoa, tế vọng Thường Nga. Dân chúng cũng theo đó bày hương án dưới trăng, cầu mong Thường Nga được bình an Cát tường.
Do hoạt động chủ yếu trong tết trung thu là xoay quanh mặt trăng, nên tục gọi là “nguyệt tiết”, “truy nguyệt tiết”, “bái nguyệt tiết”, bởi thể hiện ý nghĩa cầu mong đoàn viên sum họp, nên cũng được gọi là “đoàn viên tiết”. Có thể nói “dân gian bái nguyệt trong đêm trung thu”, cầu mong đoàn tụ, hạnh phúc và bình an.
Mỗi lần thấy trăng tròn trong mùa thu, để có thể thấy mặt trăng dễ nhất, mọi nhà đều ra vườn, lên đài cao hay phía trước nhà, bày bánh trung thu, hoa quả, làm lễ “bái nguyệt”. Sau đó bậc trưởng trong nhà cho phép các thành viên dùng những thức ăn đã tế nguyệt thần, tượng trưng mang lại phúc khí và cát lợi.
Trung thu thưởng nguyệt không thể thiếu bánh trung thu. Bánh trung thu hay còn gọi là bánh trăng tròn, bánh đoàn viên … là cúng phẩm trong lễ tết bái Nguyệt thần trong đem trung thu. “Ngày 15 tháng 8 trăng tròn, bánh trung thu vừa ngọt lại thơm”, câu ngạn ngữ này xuất hiện trong tập tục ăn bánh trung thu vào đêm trung thu. Lưu Đồng đời Minh trong Đế kinh cánh vật lược có câu: “Ngày 15 tháng 8 làm lễ tế mặt trăng, trái cây và bánh dùng để tế phải tròn”. Điền Nhữ Thành trong Tây hồ du lâm chí dư viết: “Ngày 15 tháng 8 gọi là tết trung thu, dân gian có tục tặng nhau bánh trung thu, ngụ ý được đoàn viên sum vầy”. Ngày nay ăn bánh trung thu và thưởng trăng trong tết trung thu, tượng trưng gia đình đoàn viên.
Huyện Mai thuộc Trung Quốc, ngoài ăn bánh trung thu, còn ăn bưởi. Ăn bưởi cũng tượng trưng ý nghĩa nhất định, gọt bưởi gọi là “giết bưởi”, ngụ ý xua đuổi tà ma; gọt vỏ bưởi tức “ gọt da qủy”, thể hiện ý tránh tà trừ tai họa.
Đêm ngày 15 tháng 8, nhà nhà đều bày cổ trông trăng, ăn bánh trung thu, đoàn viên mỹ mãn, dó là niềm vui lớn của cuộc đời.
Nguồn gốc tết Trung thu – Tết đoàn viên
Leave a Reply