Quê em là một xã vùng cửa biển. Cả xã có sáu thôn ôm gọn cửa sông ra biển nên nói mặt xã hướng biển, lưng xã tựa đồng hoặc ngược lại đều đúng, ở chỗ cửa con sông ra biến chảy hẹp như lạch ấy là đình làng Thuận Lợi. Đình được dựng hướng chính đông, mặt đình hướng ra biển. Ở phía nam cổng đình là một cây đa trăm tuổi trầm tư cùng gió biển và ruộng lúa bao xung quanh.
Cây đa cao lớn tỏa rợp bóng mát. Gốc đa to độ bốn năm người ôm. Gốc đa chỗ lồi, chỗ lõm lạo thành vài ba cái hốc. Ngay dưới gốc đa, rễ đa nâu đen, to bằng bắp tay nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất, bò loằng ngoằng, tỏa rộng bốn phía, bám chặt vào đất. Một phần rễ không chịu bám vào đất mà bò uốn lượn, ôm lấy gốc đa rồi mới vươn xa luồn vào lòng đất. Gốc đa nom kì vĩ như một tác phẩm điêu khắc gỗ, khắc chìm nổi ngoạn mục. Thân cây đa vươn cao theo từng chồ lồi lõm của gốc, lên cao độ bốn, năm mét. Thân cây đa phân thành các nhánh to như cột đình, chỗ phình to, chỗ uốn lượn trông nghệ thuật như một cây cảnh không lồ được, uốn rất công phu, vỏ cây màu nâu đen, sần sùi, nổi nhiều mắc cây, có mắc to như cái vành nón lá. Từ trên cành, rễ phụ buông xõa xuống từng chùm cao thấp chung quanh gốc cây, trông xa giống như chòm râu tóc của một ông già; lại gần, rễ phụ nom như rèm sáo trúc la đà,dung đưa trước gió. Nhánh đa đâm vô số cành, mang dày lá đa. Những chiếc lá đa to bằng bàn tay em bé, hơi giống lá bồ đề, chen kín vòm lá. Lá đa dày đến nỗi chẳng tia nắng nào có thể lọt qua kẽ lá mà rót xuống mặt đất. Vòm lá tròn dày như một chiếc ô khổng lồ che một khoảng đất rộng khô ráo ngay cả khi trời mưa. Vào những trưa êm vắng hay lúc chiều tà tĩnh mịch, đứng dưới gốc đa em nghe hơi gió thoảng mát lạnh, vòm lá rì rào như có ai cười, ai nói. Không gian lúc ấy có vẻ âm trầm, hơi rờn rợn, có lẽ do vòm lá quá dày nên đứng dưới gốc đa khi chiều tà em thấy có vẻ tối hơn bên ngoài. Gốc đa lúc ấy như một chốn thâm nghiêm tạo cho em cảm giác hơi sờ sợ. Trừ những lúc chiều tà vắng vẻ, còn những lúc khác dưới gốc đa lúc nào cũng có lác đác dăm ba người nghỉ mát, trò chuyện hoặc đám trẻ mục đồng hội hợp, nghỉ ăn trưa, chơi đủ thứ trò chơi của trẻ con.
Mùa xuân, cây đa nảy lộc, lá non màu đỏ hung. Búp đa nhọn tua tủa, đâm thẳng lên trời. Vòm lá đa như dược thắp sáng bằng vô sổ đòn quả nhót đỏ trên nền xanh thẩm của lá, búp da thắp sáng màu lừa rồi chuyển dần sang xanh. Vụ lúa Đông – Xuân chín, sân đình tràn ngập thóc, rơm, vòm lá đa lúc ấy xanh rì. Khi đồng chỉ còn trơ gốc rạ, thóc đã vào kho, cây đa bắt đầu ra hoa. Hoa đa giống như nụ chè, màu trắng ngà. Sang hè, quả đa to bằng đốt ngón tay, chín đỏ mọng rồi thâm lại như trái bồ quân. Lúa vụ hai phơi khắp sân đình gọi lũ chim câu về trên khắp cánh đồng, còn cây đa gọi chim muông đến chia quả chín. Trong vòm lá đa, chim chóc từng đàn trú ngụ ở đây, tưởng như hết cả chim muông cùng về. Chúng hót véo von, cãi nhau om sòm. Có lúc chúng im lìm, chỉ nghe tiếng lích rích, có lúc chợt huyên thuyên, chí chóe một hồi dài. Chim hót ríu ran từ sớm đến chiều tà. Cây đa tôn thêm nét cổ kính của đình làng. Mọi người dân làng em từ già đến trẻ đều xem cây đa như một nơi tôn nghiêm chẳng khác gì đình thờ thành hoàng của làng. Vào ngày cúng đình, gốc đa dược dọn dẹp sạch sẽ, bày biện bàn ghế. Dân làng bày bàn ghế đến tận sân sau của đình. Từ chỗ gốc đa đến sân sau đình, đó là nơi dân làng liên hoan, chia nhau lộc bánh quả, xôi chè, cơm thịt đã dâng cúng tổ tiên. Chỉ một nắm xôi thịt, vài ba cái bánh nhưng chứa chan tình làng nghĩa xóm, niềm tôn kính ông bà, tôn trọng lệ làng, lễ giáo thêm phần trang nghiêm. Cây đa còn chứng kiến những vụ mùa bội thu cua bà con nông dân, những tràng cười hê hả, những màn trình diễn văn nghệ cua bà con các đội sản xuất. Với riêng em, cây đa là cả một quãng thời thơ ấu: học tập, vui chơi, mơ mộng đến một tương lai xán lạn và là hình ảnh làng quê yêu dấu trong tim.
Mai này lớn lên. em sẽ mang hình ảnh cây đa đi theo trong mỗi bước chặng đường sự nghiệp. Vì từ cội nguồn truyền thống dân tộc, quê hương là nơi yêu dấu, là nơi tôn nghiêm cua mỗi con người. Cây đa đình làng chính là hình ảnh quê hương tha thiết ấy.
Leave a Reply