Dân gian tại sao lại sùng bái lộc thần?
Lộc là chỉ bổng lộc, chức quyền. Trong xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, người thống trị thường chọn người tài thông qua khoa cử, học tử sỹ nhân một khi được chọn dụng, có thể được làm quan phát tài. Do kẻ sỹ một lòng theo đuổi cao quan bổng lộc, vì vậy trong dân gian mới xuất hiện việc sùng bái lộc thần. Thờ phụng lộc thần cũng bao gồn cầu văn vận, vì phương thức chọn sỹ tử trong khoa cử ở xã hội phong kiến là viết văn, vì thế lộc thần trở thành vị thần quan trọng của các sỹ tử. Không chỉ có vậy, những người dân tôn sùng văn hóa và văn tài cũng thờ phụng lộc thần, coi đó là vị thần tốt lành, còn gọi ông là văn thần.
Rất nhiều người trong nhân gian luôn đi theo đuổi công danh lợi lộc, tầng lớp thống trị cũng lợi dụng cao quan bổng lộc để lung lạc những người đọc sách, phục vụ cho họ. Dù vậy, một vài kẻ sỹ có kiến thức nhìn thấu được trò này của những người thống trị, gọi đó là “lộc nhử”. Có nghĩa là dùng bổng lộc chức quyền làm mồi nhử, dụ dỗ người đọc sách cắn câu. Kẻ sỹ có tri thức còn đưa ra những câu nói có hàm ý, Tống sử – trần trọng vi truyền ghi lại: “Lộc nhĩ khả dĩ điếu thiên hạ chi trung tài, nhi bất khả dĩ đạm thiên hạ chi hào kiệt”. Trong Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại danh trứ, Giả Bảo Ngọc mắng những người đam mê lợi lộc là “con mọt lộc”.
Dù vậy trong dân gian, lộc thần vẫn rất được đón nhận, vì đại đa số con người đề không muốn từ bỏ “lộc nhử”. Trong thời kỳ dài của xã hội phong kiến, rất nhiều người thèm muốn cao quan bổng lộc, số người bị lộc nhử cắn câu không sao đếm xuể. Cổ nhân tại sao lại đặc biệt chú trọng tới chuyện “lộc” như vậy? nguyên nhân là quan chức ở thời cổ đại không chỉ được hưởng bổng lộc của triều đình mà còn có thể lợi dụng quyền hành trong tay sưu cao thuế nặng ăn tiền bất nghĩa. Chính vì vậy, “tam niên thanh chi phủ, thập vạn tuyết hoa ngân”. Người người đều hướng tới “quan vận hưởng thông”, hy vọng trên sự nghiệp quan trường một bước lên mây xanh.
Từ khoa cử Đại Hưng đời Tùy Đường, tư tưởng “đọc sách làm quan” luôn có ảnh hưởng to lớn với sỹ nhân. Đến cả Tống Chân Tông trong Khuyến học thi cũng nói:
Phú gia bất dụng mãi lương điền, thư trung tự hữu thiên chung túc
An cư bất dụng giá cao đường, thư trung tự hữu hoàng kim ốc
Xuất môn mạc hận vô nhân tùy, thư trung xa mã đa như thốc
Thú thê mạc hận vô lương môi, thư trung tự hữu nhan như ngọc
Nam nhi nhược trục bình sinh chí, lục kinh cần hướng song tiền độc
Chỉ cần đọc sách làm quan, vinh hoa phú quý đều có cả. Đây cũng là lý do dễ hiểu tại sao các sỹ nhân coi thời khác vinh danh bảng vàng là một chuyện đại hỷ của cuộc đời.
Cũng có thể hiểu được tại sao trong Nho lâm ngoại sử Phạm Tiến sau khi trúng cử lại vui sướng quá tới mức bị điên. Vì vậy, người ta cho rằng, chỉ cần có chức quyền và bổng lộc, phúc thọ hỷ tài đều sẽ có được, thực hiện được ngũ phú tề toàn.
Còn về việc tôn sùng lộc thần của thế nhân, dân gian lưu truyền một bài thơ Lộc biểu đạt rất rõ tâm lý này của người đời. Toàn bài thơ như sau:
Lộc trọng như sơn thái phượng minh, lộc tùy thời thái chúc trưởng canh.
Lộc thiên vạn hộc thân kiện khang, lộc hưởng thiên chung thế thái bình.
Lộc bổng tề thiên hoàn vĩnh cố, lộc danh tự hải canh trừng thanh.
Lộc tư viễn kế đa chiêm ngưỡng, lộc trước vô biên vạn quốc vinh.
Lộc là văn hóa dân tộc được lưu giữ cho đến nay, đã ngấm sâu vào tâm niệm của mỗi con người. Vì vậy, người ta tạo ra thần lộc nắm giữ vận mệnh, thờ cúng cùng với các vị thần khác.
Người đọc sách tại sao thờ văn xương cung?
Học sử gia đời Tây Hán Tư Mã Thiên trong tác phẩm Sử thi – Thiên quản thư của mình đã nói: “Đẩu khôi đới khuôn lục tinh viết Văn xương cung: Nhất viết thương tướng, nhị viết thứ tướng, tam viết quý tương, tứ viết tư mệnh, ngủ viết tư trung, lục viết tư lộc”. Dùng ngôn ngữ hiện đại giải thích nghĩa là: Phía trên sao Bắc đẩu, có một chòm sao hình giỏ, do 6 ngôi sao tạo thành, nó chính là cung Văn xương lục tinh, trong đó tên gnooi sao cuối cùng là tư lộc tinh. Xuân thu nguyên mệnh bao cũng ghi chếp lại về “Tư lộc thưởng công tiến sĩ”.
Có nghĩa là chức trách của tư lộc tinh là nắm giữ công danh của nhân gian và đưa sỹ nhân lên làm quan. Đối với người thường, 5 ngôi sao khác trong cung Văn xương không có liên quan gì đến quan lộc, mà thăng quan tăng lộc là quan trọng nhất, vì vậy so với 5 sao khác thì địa vị tư lộc tinh quan trọng và nổi bật hơn cả. Cuối cùng, chức năng và chức trách của cung Văn xương trở thành chỉ quản văn vận.
Thay đổi vận mệnh cung Văn xương chính là kỳ thi khoa cử thời cổ đại. Đại đa số người đọc sách thời xưa đều coi kỳ thi khoa cử là con đường duy nhất để làm quan. Trạng nguyên của khoa cử cũng là đối tượng khiến người ta ngưỡng mộ. Thời Tùy Đường, cùng với sự phát triển của chết độ thi khoa cử, người đọc sách để thực hiện ước mơ trạng nguyên đã thành kính tôn thờ và quỳ bái Văn xương cung.
Người đọc sách quỳ bái Văn xương cung, khi vui, khi lại u sầu. Tại sao lại xuất hiện trường hợp này? Nguyên nhân là người đọc sách nhìn thấy Văn xương cung tự nhiên phát sáng, sẽ cho rằng văn vận tinh đạt, là điềm may mắn được thăng quan thưởng lộc. Nếu gặp phải Văn xương cung ảm đạm, ánh sáng yếu, nghĩa là văn vận suy tuyệt, là điềm không tốt lành. Vì vậy, người đọc sách có khi thì vui vẻ, mừng rỡ, có khi lại đăm chiêu, ủ rột. Vì vậy dù nói thế nào, địa vị Văn xương cung trong lòng mọi người vẫn rất quan trọng.
Người đọc sách thờ Văn xương cung là thần minh, cho rằng Văn xương quản văn vận, tuy không có bằng chứng khoa học, nhưng người tin vào điều đó không phải số ít. Ngoài bách tính dân gian còn có nhà lịch sử học, nhà văn học, thậm chí đến cả các quan văn võ và hoàng thượng cũng đều tin vào điều đó. Như đời Đường đã từng gọi tắt Thượng thư là Văn xương đài, Văn xương thiên phủ,… Chu Mật học giả đầu đời Nguyên cuối đời Tống trong Quý tân tạp thức có ghi chép lại: “Hữu thừa Diệp Diệc Ngu vì phạm tội mà bị giáng chức. Một buổi tối, Diệp Diệc Ngu mơ thấy một vị tự xưng là sứ giả chòm sao Văn xương, nói với ông ta: “Ngươi trước đây là thừa tướng ở cung Văn xương, chỉ vì để lộ thiên cơ mà bị giáng chức. Nếu ngươi có thể tự sửa sai, có thể phục hồi chức vị”. Quả nhiên, không lâu sau, Diệp Diệc Ngu lại được làm Hữu thừa”.
Tuy chuyện này chỉ là tin đồn, nhưng đã phản ánh được Văn xương cung chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong lòng quan sử lúc bấy giờ.
LỘC TINH TRONG NAM ĐẨU LỤC TINH LÀ GÌ?
Cổ nhân cho rằng, lộc thần ban đầu là do sao trên trời biến đổi thành, vì thế lộc thần còn được gọi là lộc tinh.
Nhà thiên văn học cổ đại cho rằng, ngôi sao trên trời vận hành theo một quy luật nhất định, tên tinh quản cũng tương ứng với quan chức trong nhân gian. Tư lộc chính là lộc tinh nắm giữ công danh lợi lộc.
Lộc thần là ngôi sao trên trời, có quan hệ vô cùng mật thiết với Nam đẩu lục tinh. Nam đẩu lục tinh thông thường chỉ có thể nhìn thấy ở khoảng không phía Nam, kết hợp với Bắc đẩu thất tinh. Tên của 6 ngôi sao đó lần lượt là: Thiên phủ, Thiên tướng, Thiên lương, Thiên đồng, Thiên khu, Thiên cơ. Người xưa cho rằng, tinh quân trên trời nắm giữ vận mệnh con người trên trái đất, Nam đẩu lục tinh chủ quản tuổi thọ thiên tử và chức tước, bổng lộc của tể tướng.
Theo tư liệu lịch sử, Nam đẩu tinh quân bao gồm 6 quan, lần lượt là thiên phủ tư mệnh tinh quân, thiên tướng tư lộc tinh quân, thiên lương nghiêm thọ tinh quân, thiên đồng ích toán tinh quân, thiên khu độ ách tinh quân, thiên cơ thượng sinh tinh quân. Theo cách nói này, sao thứ 2 trong Nam đẩu lục tinh chính là lộc tinh.
Nam đẩu tinh quân chủ quản tước vị bổng lộc của con người, tăng giảm sỹ nhân và phú quý quan lộc của thứ dân, còn nắm giữ phúc thọ sinh tử của con người. Do đó người xưa cho rằng, phải dùng tấm lòng thành kính, lễ phép mới có thể tăng được phúc thọ, thăng quan hưởng lộc.
KHÔI TINH TRONG BẮC ĐẨU THẤT TINH CÓ BAO NHIÊU SAO?
Ngoài lộc tinh trong Văn xương cung và Nam đẩu lục tinh, Bắc đẩu thất tinh cũng có chức trách nắm giữ quan lộc của người trong thế gian. Theo Hà đồ đế lãm hi viết: “Đẩu thất tinh, phú quý chi quan dã. Kỳ bàng nhị tinh, chủ tước lộc. Kỳ trung nhất tinh, chủ thọ yểu, đẩu chủ tuế thời phong khiển”. Bắc dẩu thất tinh chiếm địa vị tương đối cao trong việc sùng bái các chòm sao, sớm được phong là thần minh. Nó không chỉ có thể chỉ đường trong đêm, mà còn có mối quan hệ mật thiết với mùa, khí hậu, và nắm giữ tuổi thọ, mùa màng thu hoạch trong dân gian. Tuy chức năng quan lộc của nó không được tập trung như Văn xương cung, nhưng vẫn được mọi người tín ngưỡng và sùng bái.
Cổ nhân cho rằng, khôi đẩu tinh quân là một trong Bắc đẩu thất tinh. Bắc đẩu thất tinh là một phần của chòm sao con gấu. Cổ nhân tưởng tượng Bắc đẩu thất tinh thành hình phễu múc rượu, trong đó 4 sao Thiên khu, Thiên toàn, Thiên cơ, Thiên quyền cấu tạo thành đẩu khôi, cũng chính là đẩu thân; Ngọc hằng, Khai dương, Dao quang cấu thành đẩu bính cũng chính là chòm sao Bắc đẩu.
Trong hệ thống Đạo giáo, Bắc đẩu thất tinh là thất nguyên giải ách tinh quân, ở Bắc đẩu thất cung. Chúng lần lượt là: Thiên khu cung tham ngận tinh quân, Thiên toàn cung cự môn tinh quân, Thiên cơ cung lộc tồn tinh quân, Thiên quyền cung văn khúc tinh quân, Ngọc hằng cung liêm trinh tinh quân, Khai dương cung vũ khúc tinh quân, Dao quang cung phá quân tinh quân.
Khôi tinh chỉ đẩu khôi tứ tinh là Thiên khu, Thiên toàn, Thiên cơ, Thiên quyền, cũng là tên thường gọi của “Khuê tinh” trong nhị thập bát tú. Đạo giáo coi Khôi tinh là vị thần nắm giữ văn vận, là vị thần của Văn xương đế quân.
Ý nghĩa của từ “Khôi” là đệ nhất, quán quân, Trạng nguyên, đạt khôi nghĩa là đoạt lấy danh hiệu đứng đầu. Thời cổ đại, trạng nguyên còn được gọi là “Khôi giáp”, gọi thi đỗ trạng nguyên là “Đại khôi thiên hạ”. Đối với người đọc sách thời cổ đại, Khôi tinh nắm giữ khoa cử văn sự, là vị thần chủ quản văn vận, địa vị tương đương với sao Văn xương, do vậy đều thờ cúng khôi tinh, cầu thi đỗ khoa cử.
Trong những người đọc sách thời cổ đại thịnh hành một bài thơ khoa trương của Khôi tinh: “Nhị thập bát tú ngã vi khôi, văn chương hưng thoái ngã chủ tể. Trạng nguyên cập đệ do ngã điểm, đắc trúng trạng nguyên kháo Khôi tinh”. Tuy nói rằng bài thơ này có ý nghĩa được tâm lý sùng bái Khôi tinh của người cổ xưa.
Cổ nhân thành kính thờ cúng Khôi tinh, mục đích chính là cầu khôi đẩu tinh quân giúp họ ghi danh trên bảng vàng, làm rạng rỡ tổ tông. Ở đời Tống, tín ngưỡng Khôi tinh của dân gian tương đối thịnh, hơn nữa lưu truyền mãi về sau.
TRONG THIÊN CAN CÓ NHỮNG VĂN HÓA GÌ VỀ LỘC?
Trong Thiên tự văn có nói: “Học ưu đăng sỹ, nhiếp chức thung chính”. Nghĩa là, chỉ có học thật tốt mới có thể làm quan, nắm quyền tham gia vào quốc chính. Trong Luận ngữ cũng nói: “Học nhi ưu tắc sỹ”. Có thể thấy, trong xã hội phong kiến, văn nhân coi việc đọc sách liên quan mật thiết với việc làm quan. Câu nói “học dã, lộc tại kỳ trung” của đại thánh nhân Khổng Tử cũng nói nên được tư tưởng công lợi của việc đọc sách thời đó. Tổng Chân Tông cũng đề cập đến trong Khuyến học thi: Thư trung tự hữu thiên chung túc, thư trung tự hữu nhan như ngọc, thư trung tự hữu hoàng kim ốc. Ông trực tiếp chỉ ra bản chất công lợi của việc đọc sách thời cổ xưa.
Học tử cổ đại coi những ngôn luận của những bậc thánh hiền này là châm ngôn cầu lộc, thê nhưng những châm ngôn này vẫn không đủ để khiến sỹ nhân có được nhận thức về mối quan hệ thân thiết với mình. Người đọc sách còn phải hiểu và nắm được vận mệnh của ản thân, vì vậy xuất hiện văn hóa lộc trong thiên can.
Thiên can địa chi là thành phần cấu tạo quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Cổ nhân đã đưa ra cách nói “thập can lộc” trên cơ sở này. Theo Uyên hải tử minh viết: “Giả lộc tại Dần, Ất lộc tại Mão, Bính Tuất lộc tại Tỵ, Đinh Tỵ lộc tại Ngọ, bổng lộc tại Thân, tân lộc tại Dậu, nhâm lộc tại Hợi, quý lộc tại tử:. Cách nói này dựa vào nhật can ngũ hành là chính, đồng thời kết hợp với địa chi niên, nguyệt, nhật, thời.
Từ thiên can, lộc trong niên chi gọi là tuế lộc, lộc trong nguyệt chi gọi là kiện lộc, lộc trong nhật chi gọi là tọa lộc, lộc trong thời chi gọi là quy lộc. Ví dụ, người sinh ngày Giáp, họ niên chi phùng Dần là tuế lộc, nguyệt chi phùng Dần là kiến lộc, nhật chi phùng Dần là tọa lộc, thời chi phùng Dần là quy lộc. Thiên can khác xem lộc cũng tương đối như vậy.
Văn hóa lộc trong thiên can củng cố cảm giác vận mệnh của văn nhân, rút ngắn khoảng cách của văn nhân với lộc thần. Do vậy, văn nhân học sỹ luôn cần cù đọc sách, theo đuổi lộc ở nơi không xa.
TRANH TẾT CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI VIỆC SÙNG BÁI LỘC THẦN?
Lộc thần tại sao lại có ảnh hưởng lớn như vậy đối với văn hóa cổ đại Trung Quốc, trở thành thần thánh được mọi người sùng bái? Thời cổ đại không có ti vi, mạng, báo hay các phương tiện truyền thông như bây giờ, vật có tác dụng như truyền thông tinh chính là tranh tết. Tranh tết thời xưa không chỉ phát hành với số lượng lớn, mà còn có sức ảnh hưởng rộng rãi. Lộc thần được sùng bái rộng rãi, cũng một phần là do tác dụng mang tính quyết định của tranh tết.
Sỹ nhân luôn hướng về thế tập quan lộc, trong tranh tết dân gian đã thể hiện điều này một cách sâu sắc. Như: Các bức vẽ tranh tết thái sư thiếu sư, ngũ tử đăng khoa, ngũ tử đoạt khôi, bối bối phong hầu,… dùng nội hàm cầu lộc khác nhau để phản ánh tâm nguyện tốt đẹp được làm quan của mọi người.
Chế độ khoa cử phong kiến là con đường duy nhất để văn nhân nhập sỹ làm quan. Một khi ghi danh bảng vàng, văn nhân sẽ có thể được làm quan, ăn bổng lộc của quốc gia, hưởng thụ cuộc sống vinh hoa phú quý. Đến đời nhà Tống, dân gian có truyền thuyết về “cá chép vượt long môn”. Thời Minh Thanh, dân gian càng thịnh hành hơn bức tranh tết cá chép vượt long môn, và từ đó biến tấu nhiều bức tranh tết có ngụ ý về công danh lợi lộc. Các bức tranh cầu lộc như:: Liên trung tam nguyên, kim bảng đề danh, Khôi tinh thích đẩu,… đều thể hiện ngụ ý về lộc và sự theo đuổi lộc của con người. Ngoài ra, do “tuần lộc” và “lộc” đồng âm, vì vậy vằn lộc trở thành phù hiệu kinh điển của văn hóa lộc, được trang trí rộng rãi ở các thư phòng hay văn phẩm.
Không khó để nhận ra, “khoa cử cập đệ” và “thăng quan tiến tước” là hai chủ đề lớn của văn hóa cầu lộc. Những bức tranh lộc tết này cũng thể hiện được kỳ vọng và sự theo đuổi cao quan bổng lộc của sỹ nhân cổ đại.
BẢN LĨNH CỦA KHÔI TINH LỚN CHỪNG NÀO?
Sau khi Khôi tinh được hình tượng hóa, tức là xuất hiện dưới khuôn mặt của thần trong mắt của con người, thực hiện chức trách của Văn xương. Dân gian có rất nhiều câu chuyện liên quan tới Khôi tinh:
Những năm Thuần Hi Nam Tống, triều đình cử hành cuộc thi đình, kỳ thi đã kết thúc, trước khi chưa có yết bảng, rất nhiều người tụ tập lại với nhau, dự đoán xem ai có thể trở thành trạng nguyên tân khoa năm nay. Lúc đó, Đặng Thái Sử là người tinh thông tinh tượng, sau khi quan sát tình trạng vận hành của Khôi tinh, nói với Châu Ích Công: “Khôi tinh đang ở khoảng không trên đất Thục, vì vậy trạng nguyên tân khoa năm nay chắc chắn là người Thục”. Trong khi trước ngày dán yết bảng một ngày, Đặng Thái Sử nói: “Tối nay, tôi quan sát thien tượng, phát hiện Khôi tinh từ đất Thục chuyển dịch đến đất Ngô, trạng nguyên tân khoa năm nay nhất định là học tử đất Ngô”. Ngày thứ hai, sau khi danh sách được công bố, chỉ thấy trạng nguyên đứng đầu quả nhiên là học tử đất Ngô, bảng nhãn là học tử đất Thục. Một vị quan viên thân tín bên hoàng đế tiết lộ, đáng nhẽ đã xác định người Thục là trạng nguyên và người nước Ngô là bảng nhãn. Nhưng đêm trước khi công bố, hoàng đế đọc lại bài của ba thí sinh đầu và đổi thứ tự của người đứng đầu và người đứng thứ 2. Vì vậy mới có kết quả như ngày hôm nay.
Khôi tinh có thể bên cạnh hoàng đế, có thể thấy bản lĩnh thực sự lớn tới mức nào, đây cũng là lý do dễ hiểu tại sao sỹ nhân lại thành kính tôn thờ Khôi tinh như vậy.
TẠI SAO MONG ĐỢI “KHÔI TINH ĐIỂM ĐẨU”?
Chữ “khôi” trong tiến Hán khi tách hai bộ ra là chữ “quỷ” và chữ “đẩu”. Chữ “quỷ” rất dễ hiểu, là chỉ hình tượng của Khôi tinh (sao quỷ). Vậy chữ “đẩu” (cái đấu) có tác dụng gì? Bên trong chứa đựng ý nghĩa gì? Đáp án trong đó chỉ có Khôi tinh mới biết. Nhưng trong mắt những người đọc sách, trong chiếc đấu bé nhỏ kia lại chứa đựng cả vận mệnh tiền đồ, công danh lợi lộc của họ. Được chiếc bút trong tay Khôi tinh điểm trúng, có nghĩa là có thể thi đậu khoa cử, lập tức thăng quan tiến chức, quyền cao lộc hậu. Cũng như câu nói: “Tự cổ văn chương vô bằng cư, đãn nguyện Khôi tinh nhất điểm đẩu”. Người đọc sách cổ đại phong Khôi tinh là thần bảo hộ, khát vọng “Khôi tinh điểm đẩu”, chủ yếu là do trên con đường văn chương cầu sỹ này họ không có cách nào nắm giữ vận mệnh của bản thân. Có kẻ mười năm đèn sách gian khổ, đầy một bụng kinh luận, tài cao bát đẩu, đến cuối cùng cũng khó có thể đỗ đạt. Trình độ quan giám thị và các mối quan hệ khác đều trở thành nguyên nhân đánh trượt các thí sinh.
Tương truyền, tại một tỉnh nào đó thời cổ đại có một vị quan chủ khảo ở kỳ thi hương, chẵng những không có tài năng gì, mà còn không hiểu về chữ. Ông ta nhìn thấy trên bảng vẫn chưa đủ số người, bèn chọn bừa vài tờ trong tập bài thi, điền tên thí sinh lên bảng. Sau khi các học tử có tài năng thực sự bị rớt biết được việc này vô cùng tức giận, nhưng cũng không thể làm gì.
Thông qua văn chương để cầu sỹ, có khi còn vì lợi ích của người nào đó có quyền lớn trong triều đình mà xuất hiện chuyện không ngờ.
Dân gian lưu truyền câu chuyện sau. Thời Vạn Lịch Minh triều, đại học sỹ Trương Cư CHính nắm giữ đại quyền quốc gia, thanh thế lẫy lừng. Con trai ông ta Trương Tự Tu dường như không cần bỏ ra công sức gì có thể đổ được nhất giả tiến sĩ đứng thứ 2, 3 năm sau, con trai khác của Trương Cư Chính, Trương Mậu Tu trước khi thi, quan chủ khảo đã định hắn là trạng nguyên.
Trương Cư Chính để tạo ra tính công bằng trong kỳ thi, liền để con trai mình Trương Mậu Tu kết giao với hai cử lĩ nổi tiếng là Thẩm Quân Khúc và Thang Hiển Tổ, dự định để cả ba người cùng thi đậu. Dưới sự cám dỗ của quyền quý, Thẩm Quân Khúc chọn con đường thỏa hiệp, đi lại cùng Trương Mậu Tu. Còn Thang Hiển Tổ chính trực, ngay thẳng không coi Trương Mậu Tu ra gì, không chấp nhận cùng hắn làm chuyện xấu hổ ở trường thi. Đến hôm công bố, Trương Mậu Tu đương nhiên đứng đầu trạng nguyên, còn Thang Hiển Tổ vì không khuất phục trước quyền quý nên không được ghi danh. Số đông sỹ nhân cảm thấy không công bằng trong chuyện này, nên đã viết một bài thơ viết lên nỗi tức giận trong lòng: “Trạng nguyên bảng nhãn tính câu trương, vị tất Văn xương chiếu sở bang. Nhược thị tướng công kiên bất khứ, lục lang hoàng tác thám hoa lang”. Bài thơ thể hiện sự bất mãn đối với Trương Cư Chính, cũng bộc lộ sự bi thương bất lực của sĩ tử.
Người đọc sách không thể nắm giữ được vận mệnh trên con đường làm quan, vì vậy mới đoạt hy vọng lên Khôi tinh đang chủ quan văn vận, hy vọng Khôi tinh có thể điểm trúng tên mình, để mình ghi danh bảng vàng.
Ngũ Văn xương là 5 vị thần đạo giáo thờ cúng, là “Khôi tinh tinh quân”, “Tử đồng đế quân”, “Văn hằng thánh quân”, “Chu y thần quân”, “Thuần dương đế quân”. Tương truyền, 5 vị thần nhân này đều có chức năng nắm giữ văn vận, do đó là đối tượng tôn sùng của sĩ nhân học tử. Họ được gọi chung là “Ngũ Văn xương”, “ngũ Văn xương đế quân” hoặc “ngũ Văn xương phu tử”.
– Khôi tinh tinh quân
Khôi tinh tinh quân còn được gọi là “đại khôi phu tử” “đại Khôi tinh quân”. Do Khôi tinh :khuất khúc tướng quân, tự văn tự chi thư”, vì vậy được dân gian cho là thần nhân nắm giữ văn vận. Khôi tinh tinh quân có tướng hung dữ, mặt xanh, tay trái nâng ống mực, tay phải cầm bút; chân phải giẫm lên đầu con trạch, chân trái đá sao. Ý nghĩa của việc cầm bút là dùng bút chấm người thi đậu khoa cử, giẫm lên đầu trạch có nghĩa độc chiếm ngao đầu, cả hai đều là điềm may đỗ đạt.
– Tử đồng đế quân
Tử đồng đế quân tương truyền là hiếu tử Trương Á Tử nổi tiếng trong lịch sử. Người này từng là quan viên thời Tây Tấn, sau vì chiến sự mà hi sinh cho tổ quốc, trở thành thần hương thổ ở khu vực Tử Đồng Tứ Xuyên. Vào thời điểm loạn An Sử đời Đường, Đường Huyền Tông Lý Long Cơ trốn đến Tứ Xuyên tránh nạn, tương truyền thần Tử Đồng đã đón ông ta ở cầu vạn lý. Thần tử đồng dự đoán Đường Huyền Tông có thể trở thành thái thượng hoàng. Nghe thấy vậy, Đường Huyền Tông phong ông là Tả thừa tướng. Sau này, Đường Hi Tông cũng đến tránh nạn, phong Tử đồng thần vang khắp thiên hạ, dần dần hợp thành một với Văn xương thần, được dân gian coi là thần linh bảo hộ văn vận và thi cử. Nhân Tông hoàng đế đời Nguyên phong Tử đồng thần là “phụ nguyên khai hóa Văn xương tư lộc hồng nhân đế quân”, gọi tắt là “Văn xương đế quân”.
– Văn hằng đế quân
Văn hằng đế quân chính là Đại tướng Quan Vũ nước Thục thời kỳ Tam quốc, còn gọi là “Quan thánh đế quân”, dân gian tôn kính gọi ông là Quan công. Quan công thường ngày thích đọc Tả thị xuân thu, tay không rời sách. Vì người này lại coi trọng trung nghĩa, nên các học sĩ nho gia tôn thờ. Dân gian lưu truyền Quan công tiếp quản Văn xương võ khúc tinh và tôn ông làm ngũ Văn xương.
– Chu y thần quân
Chu y thần quân còn được gọi là “Văn xương chu y công”, “chu y tinh quân”, “tử dương thiên tử”,… Tương truyền Chu y thần quân mặc một chiếc áo màu đỏ, có khả năng phân biệt ưu nhược điểm cuủa ăn chương. Truyền rằng đại văn hào đời Tống Âu Dương Tu từng gặp Chu y thần quân so tài và đã thở dài: “Văn chương tự cổ vô bằng cứ, duy nguyện Chu y ám điểm đầu”. Sau này do nhiều nhầm lẫn, lý học gia nổi tiếng đời Tống Chu Hi bị cho là Chu y công.
– Thuần dương đế quân
“Thuần dương đế quân” là Cung Động Tân, một trong bát tiên. Tương truyền, Cung Động Tân thời thiếu niên thích đọc kinh sử, khi thăng thiên tu luyện thường bảo hộ những sỹ tử đi thi. Ngoài dùng hoàng lương mộng điểm tỉnh Lư sinh, sau được người đời tôn làm phù hựu thánh đế. Người ta thường ngủ cạnh tượng thần này để mong đợi thuần dương đế quân có thể hiện vào giấc mơ của họ.
CÓ TRUYỀN THUYẾT GÌ VỀ KHÔI TINH?
Khôi tinh là thần tiên được người đọc sách thời cổ thờ cúng. Dân gian có rất nhiều truyền thuyết liên quan tới Khôi tinh, trong đó có một vài bản được lưu truyền rộng rãi khắp dân gian.
Một truyền thuyết dân gian lưu truyền như sau: Khôi tinh khi còn sống là một tú tài, không chỉ thông minh mà còn có tài. Tương truyền, ông xem qua là nhớ, có thể xuất khẩu thành thơ. Nhưng ngoại hình lại tương phản với tài năng tri thức và sự thông minh của ông. Ông không chỉ có hình dạng xấu xí, mà còn bị què một chân. Cho dù có tài cao tới đâu, nhưng do ngoại hình nên hết lần này tới lần khác đều không đỗ đạt. Người đương thời đều chế nhạo ông, thậm chí còn viết một bài thơ làm nhục ông:
“Bất dương hà dụng sức diên hóa, túng sử diên hóa dã mạc già.
Thú đắc ma cô thành lưỡng mĩ, bỉ lai phong thất quả vô sai.
Tu mi dĩ hạ hồng lưu qua, khẩu tì chi bàng nhạn đạp sa.
Mạc thị thiềm tiền tham ngọ thụy, phong xuy ngạch thượng lạc mai hoa.
Tướng quân ngọc chỉ tối li kỳ, nhất bộ cao lai nhất bộ đê.
Khoản khoản hành thời thân dục vũ, phiêu phiêu độ đạc xử hồ như khẩu.
Chỉ duyên thế lộ giai khuynh hiểm, luy đắc phương tung tẫn trắc kì.
Mạc tiếu yêu chi thường bán chiết, lâm thì diêu duệ diệc đa tư”.
Nhưng Khôi tinh không để ý cách nhìn của người khác, một lòng phấn đấu đọc sách, kết quả là đứng đầu cao trung. Ngày thi tại điện, hoàng đế đích thân tới đặt câu hỏi, nhìn thấy ngoại hình Khôi tinh thật sự quá tồi, trong lòng lập tức không vui. Hoàng đế hỏi: “Mặt người tại sao lại rỗ nhiều như vậy?”. Khôi tinh đáp: “Mặt rỗ đầy sao”. Hoàng đế lại hỏi: “Chân người sao lại què?”, Khôi tinh đáp: “Một chân vượt long môn” Hoàng đế nghe rất vui, liền đọc bài văn của ông, quả nhiên viết rất hay. Cuối cùng, hoàng đế thu nhận ông, để ông đứng đầu trạng nguyên. Sau này, Khôi tinh về trời, trở thành thần chủ quản công danh lợi lộc.
Leave a Reply