Tục cầu hỷ kính thần có nguồn gốc thế nào?
Theo lành tránh dữ, truy cầu hạnh phúc vui vẻ là bản năng tự nhiên của con người. Do đó, người xưa thường sùng kính thần cát tường, cầu may mắn và tốt lành. Thần cát tường chính là hỷ thần mà chúng ta đang đề cập đến, hoạt động cầu hỷ kính thần khởi nguyên từ thời thượng cổ.
Tương truyền, trong thần thoại cổ có một vị thần tên là Thái Phùng, được ghi trong Sơn hải kinh. Trung sơn kinh. Hòa Sơn: “Hòa sơn chủ quản cát thần Thái Phùng. Dáng vẻ như người nhưng có đuôi hổ. Sống ở sườn phía Nam núi Phụ, ra vào có ánh sáng. Thần Thái Phùng động đến khí thiên địa vậy”. Đoạn văn trên có nghĩa là hình dáng của thần Thái phùng giống người, nhưng có đuôi hổ. Thần ở sườn phía Nam núi Phụ, mỗi lần thần đi hay về đều phát ra ánh sáng thần kỳ. Nguyên nhân thần cát tường Thái Phùng có pháp lực thần thông, biến hóa khôn lường, có thể động đến khí thiên địa. Thần cát tường hoặc hỷ thần đời sau hoặc nhiều hoặc ít đều có nguồn gốc này.
Hình tượng hỷ thầm sớm nhất là ai?
Thần Phúc, Lộc, Thọ khác nhau, hỷ thần thần bí, thuyết về các chòm sao không đề cập đến hình dáng của thần, nếu có cũng rất chung chung. Nhưng, chúng ta kính phụ hỷ thần đã không ngại khắc hình dáng ngài trong tâm tưởng.
Khảo cứu trong tranh tết, thấy hỷ thần có tượng Thần tài, Thiên quan. Tranh “song hỷ lâm môn” vẽ Thiên quan một tay cầm Hốt, một tay cầm chữ “hỷ”, đồng tử phái sau cầm tranh “song hỷ lâm môn”. Có tranh vẽ thần cầm ngọc như ý. Sau này chúng ta lấy hình tượng tổ tiên hoặc Trụ vương nhà Thương làm hỷ thần để thờ phụng. Người huyện Nội Khâu tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc rất sùng bái hỷ thần. Họ cụ thể hóa hỷ thần là một người phụ nữ, mũi cao mắt to, tóc mây uốn lượn, ôm đàn tỳ bà, cười tươi như hoa nở, được in trên giấy đỏ hoặc giấy vàng, dán trong phòng hoặc đình viện. Cạnh bên đặt một hộp gỗ, cắm mấy nén hương, mong cầu có thể tránh dữ theo lành, được cát tường.
Nhưng đây không phải là hình tượng hỷ thầm sớm nhất.
Thực ra, hỷ thần lưu truyền sớm nhất trong dân gian là một vị nữ thần râu dài. Bà vốn là người sùng bái thần Bắc Đẩu, khi đắc đạo thành tiên, Bắc Đẩu Tinh Quân hỏi bà cầu điều gì, bà đưa tay che miệng, cười mà không nói. Bắc Đẩu tinh Quân hiểu lầm, cho rằng bà muốn có bộ râu dài nên ban cho. Đồng thời khi ngài thấy bà cười hiện tướng vui vẻ, bèn phong làm hỷ thần. Bởi có râu, hỷ thần không muốn người phàm thấy. Do đó, tuy hỷ thần chuyên quản việc cát khánh nhưng không bao giờ hiển lộ hình tướng.
Hình vẽ tổ tiên và hỷ thần có quan hệ như thế nào?
Tiên sinh Dũ Minh trong bộ Ngũ muộn cửu mộng khi chép về những chuyện cũ nhà họ Bàn có đoạn: “Sau đêm ngày 24, nhà trang trí toàn màu đỏ, phòng khách treo 4 đèn lồng, lại thêm vào đèn kéo quân. Đồ cúng trên bàn thỉnh mời Hỷ thần, Hỷ thần chính là bức trang vẽ tổ tông, chính giữa là bức chữ hỷ lớn màu đỏ, đây chính là ngự bút hoàng đế Hàm phong ban cho Bành Khải Phong”.
Tại sao hình vẽ tổ tiên lại được coi là Hỷ thần, điều này phải nhắc đến cội nguồn văn hóa.
Thời Tống, Hỷ thần là câu tục ngữ phổ thông chỉ hình vẽ. Họa gia nổi danh thời Tống là Tống Bá Nhân cả đời yêu thích tranh hoa mai, từng vẽ hoa mai từ khi đương nụ đến hé nở, rực rỡ đến khi tàn rụng, hợp thành một bộ là Mai hoa hỷ thần phổ. Trong bộ này, mỗi bức mai đều điểm một bài thơ ngũ ngôn tuyệt vời, lời tựa viết ”Hỷ thần”. Có thể thấy, thời đó hỷ thần chỉ bức tranh.
Từ thời Tống về sau, Hỷ thần chỉ hình vẽ tổ tiên. Đây là lý do chúng ta sùng bái tổ tiên, xưng là “Thần tổ”, bài vị cũng được gọi là “Thần chủ”, những hình ảnh còn lại của tổ tiên cũng được gọi là “Hỷ thần”.
Ngô Kiển Nhân người cuối đời Thanh, tác giả bộ tiểu thuyết Hai mươi năm tận mắt chứng kiến một hiện tượng quái lạ, có đoạn: “Ngày mùng một đầu năm, Bá Minh tự mình bày biện phòng thời, khi hoàn tất ông ta hỏi Nhã Cầm: Có thể hỏi bác giá, hỷ thần có nguồn gốc thế nào không?
Nhã Cầm đáp: Hỷ thần là ai?
Bá Minh trả lời: Là chân dung.
Nhã Cầm lại hỏi: Thế là thế nào?
Bá Minh trả lời: Người đã mất, vẽ lại diện mạo của họ, đó là chân dung, sang năm treo lên để thờ phụng, cũng làm lễ chúc thọ cho họ”.
Trong các vị tổ tiên nhận cúng phụng, những vị thủy tổ có công đặt nền móng hoặc cống hiến cho phát triển cảu gia tộc, thường được xưng là “chí tôn”, thứ bậc cao, đó là vị thần bảo hộ gia tộc, được sùng kính.
Cần chú ý, phục sức của tổ tiên phải được nghiên cứu, mô phỏng hình ảnh tổ tiên trong tranh. Thông thường, căn cứ vào phục sức lúc còn sống hay dùng, người dân thường không quan chức thì mặc lễ phục. Cuối đời Thanh đã có máy ảnh, nhưng chưa thể thay thế toàn bộ tranh vẽ. Thời nay vẫn thịnh hành tranh hỷ thần, súng bái hỷ thần. Hơn nữa, hỷ thần vẫn dùng phục sức tiền triều, nam mặc áo bào màu xanh cổ đỏ, có hình hạc và châu báu, tay được ống áo rộng che kín; nữ thì đội mũ và áo choàng của phi hậu trong hoàng cung, tay áo rộng màu đỏ son, thắt dây lưng.
Nói khái quat, thờ cúng tổ tiên là tập tục cầu mong sự che chở, giáng phúc ban ơn. Do đó, hình vẽ tổ tiên tượng trưng cho “hỷ thần”.
Tại sao hôn quan Trụ vương tượng trưng cho hỷ thần?
Hỷ thần không có hình tượng cụ thể, dân gian thường lấy một vài nhân vật là hỷ thần, hỷ thần Trụ vương chính là như vậy.
Chúng ta không thể không nghi ngờ, Trụ vương tàn bạo, hoang dâm vô độ, không việc ác nào không làm, là một hôn quân sao có thể thành hỷ thần?
Thuyết này cho rằng, khi Khương Tử Nha phụng lệnh Nguyên Thủy Thiên Tôn đăng đàn điểm tướng phong thần, phong Trụ vương làm hỷ thần, quản lý hôn sự dưới trần gian, nhà nào có hôn sự đều thỉnh mời. Truyền thuyết dân gian cho rằng, Tru vương là người thích hôn sự đến mức mê nghiện. Các phi tử của ông, theo cách nói của chúng ta ngày nay đều được mai mối cưới hỏi đúng lễ tiết, đàng hoàng tiến cung. Xét lại sở thích này, Trụ vương được phong Hỷ thần.
Có thuyết khác cho rằng, vốn Trụ vương được Khương Tử Nha phong làm Vũ Khúc tinh. Một hôm, thiên đình xe lại kiếp trước, phát hiện trước khi tự thiêu trên đài đã cười vui vẻ, bèn đổi phong lại làm Hỷ thần.
Dù truyền thuyết thế nào, nhưng Trụ vương chính xác là hỷ thần.
Thời đó nhà nào có chuyện cưới gả đều thỉnh Trụ vương, hơn nũa mời một lần là đến ngay. Nhưng không may, tính háo sắc không đổi, chỉ cần thấy cô dâu nào xinh đẹp liền nổi gió cuốn đi, hưởng trước, qua giờ Tý tức 12 giờ đêm mới trả về.
Dân chúng không đồng ý, tìm Khương Tử Nha tố cao, dẫu sao Khương Tử Nha cũng là người phong Trụ vương làm hỷ thần. Sau khi biết rõ sự tình đã nổi giận, ngài liền nghĩ ra một cách – đó là trùm khăn đỏ lên đầu và đốt pháo khi cô dâu vào cửa. Phương pháp này rất hiệu nghiệm, hỷ thần Trụ vương bực tức cưỡi mây đi mất.
Vũ Vương phạt Trụ đã cầm cờ lớn màu đỏ vào kinh, khi chết Trụ vương bị buộc lên cờ này, lại từng bị đánh bởi roi thần của Khương Tử Nha. Do đó, nhìn thấy người trùm khăn đỏ, nghe tiếng pháo, nhớ lại trước khi bị cờ, roi thần đánh, sợ hãi bỏ chạy. Từ đó về sau có tục co dâu trùm khăn đỏ che mặt và đốt pháo trong đám cưới.
Có thể thấy, Hỷ thần Trụ vương có vai trò quan trọng trong hôn sự, được coi là thần mang lại thuận lợi cát tướng, nhận được sự kính bái của dân chúng.
Truyền thuyết Nữ oa và hỷ thần
Nữ Oa là vị nữ thần được dân tộc Trung Hoa tôn sùng từ xa xưa, được xưng là “thần sáng thế” và “thần thủy tổ”.
Chúng ta đều biết, Nữ Oa có hai công lớn:
Thứ nhất là, luyện đá vá trời; thứ hai là, đào đất nặn người. Tương truyền, ngày đầu tiên của tháng 1 nặn gà, ngày thứ 2 nặn chó, ngày thứ 3 nặn dê, ngày thứ 4 nặn lợn, ngày thứ 5 nặn bò, ngày thứ 6 nặn ngựa, đến ngày thứ 7 bắt đầu dùng đất và nước nặn người.
Vậy, Nữ Oa và Hỷ thần có quan hệ với nhau như thế nào?
Sau khi nặn người thành công, vì cho phép con người đời đời nối tiếp sinh sôi nảy nở, định ra chế độ hôn nhân, khiến người nam và người nữ sau khi kết hôn mới được sinh con. Do đó, Nữ Oa là người mai mối đầu tiên trong lịch sử, về sau được hậu thế tôn là “thần mai mối”, mang lại hôn sự cho nam nữ.
Ngoài ra, Nữ Oa giữ trọng trách là “thần mai mối”, thần hôn nhân”, cũng phản ánh xã hội thị tộc mẫu hệ, nữ trưởng tộc nắm quyền quản lý hôn nhân đại sự của toàn tộc.
Nguồn góc ông già dưới trăng
Chương 15 hồi thứ 7 trong Hồng Lâu Mộng có đoạn “Tuệ Tử quyên tình từ thức mang Ngọc, tiết phu nhân ái ngữ úy si tần”. Phu nhân Tiết nói với Đại Ngọc, Bảo Thoa: “Từ xưa đã có câu “Nếu có duyên thì ngàn dặm xa xôi cũng có sợi chỉ buộc lại”. Ông già dưới trăng quản chuyện hôn nhân, đã định trước, ngầm dùng sợi chỉ đỏ buộc hai người với nhau, dù hai nhà cách biển, khác nước, hat có thù từ đời trước, nhưng cuối cùng trở thành vợ chồng. Đây là việc ngoài ý, đều là mong muốn của cha mẹ, hoặc là ở cùng một nơi, chuyện thành thần đã định rồi, nếu ông già dưới trăng không dùng chỉ đỏ buộc lại không thành”.
“Ông già dưới trăng” nhắc đến trong đoạn trích này chính là thần chuyên quản việc hôn nhân dưới nhân gian, tục gọi là Nguyệt lão. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, phần lớn thanh niên nam nữ đều tin có Nguyệt lão định hôn sự nhân gian, hy vọng mang đến cho họ cuộc hôn nhân hạnh phúc. Đây là nguyên nhân trăm ngàn năm nay Nguyệt lão được thờ phụng.
Vậy, Nguyệt lão có hình dáng thế nào mà ngài được tôn làm thần mai mối, thần hôn nhân?
Đời Thanh có một người tên là Thẩm Phục, từng miêu tả qua hình tượng Nguyệt lão trong Phù sinh lục ký như sau: “Một tay se tơ đỏ, một tay cầm quyển sổ to, mặt hồng hào tóc bạc trắng, mờ ảo sương khói”. Mục tiêu tả của Thẩm Phục dựa theo tiểu thuyết Tục u quái lục của Lý Phục đời Đường; Năm đầu niên hiệu Trinh Quán đời Đường Thái Tông, có người thanh niên tên Vi Cố muốn sớm thành hôn, nhưng nhiều lần cầu duyên không thành. Môt hôm chàng dạo chơi trong đêm ở Tống thành, gần quán trọ thấy một cụ già xem sách dưới trăng. Vi Cố suy nghĩ rất lâu không thể đoán được đó là sách gì, cụ già liền bảo đây là “sổ hôn nhân trong thiên hạ”. Vi Cố nghe xong mừng rỡ, bèn hỏi nhân duyên của mình thì được biết, vợ mình đang là đứa bé 3 tuổi, đến năm 17 mới gả cho, trong lòng thất vọng.
Vi Cố lại hỏi trong túi đựng gì, cụ già nói: “Tơ hồng, dùng để buộc chân đôi nam nữ là vợ chồng. Khi họ ngồi xuống, ta sẽ dùng sợi chỉ này buộc vào, dù là ai cũng không thể thoát. Hiện nay, chân ngươi đã bị buộc, tìm người khác cũng vô ích”. Vi Cố cầu xin cụ già cho mình gặp vợ tương lại, ai ngờ vợ chàng là đứa bén con bà Trần ở phía Bắc thành.
Vi Cố đến gần thấy bà Trần mù một mắt đang ôm đứa bé 3 tuổi, đứa bé rách rưới, vô cùng tức giận. Sau khi quay về quán trọ, Vi Cố sai gia nô sát hại đứa bé. Gia nô giấu dao trong người, đến đâm đứa bé một nhát rồi bỏ chạy. Sau này, Vi Cố nhiều lần đi cầu hôn nhưng không thành.
14 năm sau, Vi Cố nhậm chức thám quân Tương Châu, lấy con gái Vương Thứ Sử. Vương tiểu thư 17 tuổi, dung mạo như ngọc, chỉ tiếc giữa trán có vết sẹo nhỏ, không có người đến dạm hỏi. Vi Cố nhiều lần hỏi nguyên do, phu nhân mới buồn bà nói: “Thiếp là con gái nuôi của Thứ Sử không phải là con gái ruột. Khi còn trong nôi, gia nghiệp suy bại, người thân dần qua đời, chỉ còn lại thiếp và vú nuôi Trần thị sống ở phía Nam Tống thành. Trần thị thương xót thiếp còn nhỏ, thường ôm vào lòng ra chợ ăn xin. Một hôm, không may bị tên cuồng dại đâm một dao giữa trán, vết đâm sâu, giờ vẫn còn sẹo”.
Vi Cố nghe xong vô cùng bất ngờ, hỏi: “Trần thị có phải là người đàn bà mù một mắt không?, phu nhân trả lời đúng như vậy. Lúc này Vi Cố thành thật thú nhận: “Người đâm nàng năm đó do ta sai khiến”. Lúc này Vi Cố mới nhận ra, lời nói của ông già dưới trăng là thật. Vợ chồng nên duyên là ý trời, từ đó càng trân trọng nhau hơn.
Quan huyện Tống thành sau khi biết chuyện, đặt quán trọ là “quán định hôn”, gọi cụ già se chỉ đó là “Nguyệt lão”.
Hiện nay, nhiều nơi ở Trung Quốc có miếu thờ Nguyệt lão, nam nữ đều đến đây cầu nhân duyên. Tiên sinh Đinh Tùng nhà tàng thư nổi danh niên hiệu Quang Tự đời Thanh đã dựa theo chuyện này dựng Nguyệt lão trên Cô Sơn ở Hàng Châu. Chính diện đặt tường Nguyệt lão bằng ngọc, hai bên có kỳ lân tống tử và kỳ lân hiến bảo, bên cạnh có câu đối nói lên nguyện vọng của Nguyệt lão: “Nguyện thiên hại hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc; Thị tiền sinh chú định sư, mạc thác quá nhân duyên” (Nguyện cho những đôi tình nhân trong thiên hạ sẽ thành người một nhà; Nếu đã định từ kiếp trước, thì đừng để lầm bỏ qua nhân duyên). Theo truyền lại, khi cử hành hôn lễ nếu được Nguyệt lão chứng hôn, đôi vợ chồng ấy có hạnh phúc mỹ mãn.
Ngoài ra dây đỏ, khăn trùm đầu đỏ đều bắt nguồn từ chuyện ông già dưới trăng.
Nguồn gốc nhị tiên hòa hợp.
Thời xưa khi cử hành hôn lễ, hỷ đường thường treo tranh cát tường. Hai đồng tử cười hạnh phúc, một người mặc áo đỏ, một người mặc áo xanh, một người tay cầm hoa sen, một vị nâng hộp tròn có hình 5 con dơi, sinh động đáng yêu. Đây chính là hai vị tiên hòa hợp thể hiện tình cảm và hòa hợp trong nhân gian, còn được gọi là “thần tình yêu”. Trong hình là hai vị tiên cầm hoa sen, thể hiện ý “sen cùng cuống”; hộp tượng trưng “hòa hợp”; năm con dơi ngụ ý ngũ Ngũ phúc lâm môn, đại cát đại lợi. Treo tranh này có ngụ ý chúc cho vợ chồng sống cùng nhau đến bạc đầu giai lão, vĩnh kết đồng tâm.
Nhưng sơ khởi thần “hòa hợp” không phải là hai vị tiên, cũng không phải là Hỷ thần tượng trưng hôn nhân hòa hợp, vợ chồng ân ái, mà là “anh Vạn Hồi” thần hoan hỷ, tượng trưng gia đình đoàn tụ, bình an hạnh phúc.
Căn cứ trong Thiên khải truyền tín ký cau Trịnh Khải người đời Đường, chó ghi, thời Đường có Tăng nhân tên Vạn Hồi, họ Trương, anh của vị tang nhân này tòng quân ở Tây An, đã lâu không có tin tức gì, cha mẹ nhớ thuơng thường khóc thầm. Vạn Hồi thấy vậy đi tìm anh. Vạn dặm xa xôi, cuối cùng mang về một phong thư, do đó được gọi là “Vạn Hồi”. Sau này Vạn Hồi được xem là “thần đoàn viên”, xưng là “hòa hợp”.
Thời Tống, Vạn Hồi là thần cát tường được cho là có thể bảo vệ sự hòa hợp gia đình, hạnh phúc bình an. Thời xưa, vào tháng 12 dân gian thường tổ chức tế lễ Vạn Hồi, che chở người thân ở xa được về sum họp.
Nhưng sau này dân gian suy xét ý nghĩa của “hòa hợp”, cho rằng “hòa” tức là hai bên cùng hài hòa; “hợp” cũng hai bên cùng hòa hợp. Do đó, thần hòa hợp được chia làm hai, do “anh Vạn Hồi” trở thành cao tăng Hàn Sơn, Thập Đắc. Mai thị có đoạn “làm mai mối, hai người hòa hợp”, do đó thần hòa hợp từ tượng trưng gia đình đoàn viên trở thành tượng trưng hôn nhân hạnh phúc. Theo thuật lại, khoảng niên hiệu Ung Chính đời Thanh, hoàng đế Ung Chính bày tỏ sự tán thưởng “nhị thánh hòa hợp” Hàn Sơn, Thập Đắc.
Nhưng rõ ràng Hàn Sơn và thập Đắc là tăng nhân tại sao lại được coi là nhị tiên hòa hợp, là Hỷ thần tượng trưng hôn nhân hạnh phúc? Dưới đây là một vài truyền thuyết dân gian có liên quan.
Thuyết thứ nhất cho rằng, Hàn Sơn và Thập Đắc lfa hai vị tăng nhân ẩn cư trên núi Thiên Đài, hai người vừa gặp như đã quen biết từ lâu, tình như tay chân, thường cùng nhau ca ngâm phú vịnh. Dân gian cho rằng hai người có tính ý, suy tôn họ thành thần tình yêu, cai quản ái tình dân gian. Ngày nay, nơi hai vị nhị tiên hòa hợp thành tiên – trong chùa Hàn sơn ngoại thành Cô Tô, còn tượng thờ Hàn Sơn, Thập Đắc, một người tay cầm cành sen, một người tay cầm hộp, sống động như thật.
Truyền thuyết thứ hai, Hàn Sơn, Thập Đắc vốn là người nơ thôn dã, tình như anh em, lại cùng yêu một người con gái. Sau này Thập Đắc muốn thành thân với người con giá đó, Hàn Sơn biết được xuống tóc đi tu. Thập Đắc biết rõ sự tình, cũng bỏ cô gái đó đi tìm Hàn Sơn. Khi hai gười gặp lại, tay Thập Đắc cầm bông sen nở rộ. Hàn Sơn cầm chiếc hộp, cười rồi khóc, cuối cùng Thập Đắc cũng xuất gia. Sau này họ được phong là nhị tiên hòa hợp, dẫn được coi là Hỷ thần chủ qản chuyện hôn nhân.
Thuyết thứ ba, Hàn Sơn, thập Đắc hành động và lời nói đều hóm hỉnh sâu sắc, tính cách chân thực, thường cười lớn. Chúng ta cho rằng, Hàn Sơn, Thập Đắc là hình tượng của tinh thần “không thiên lệch” vui vẻ khoái hoạt. Sau này coi họ là nhị tiên hòa hợp, hàm ý vợ chồng hòa hợp thì nhiều phúc lộc.
Nhưng nhị tiên hòa hợp, Hàn Sơn và Thập Đắc trong tranh tết là hai đồng tử, tay cầm một chiếc hộp, bên trong có con cóc màu xanh, hoặc từ trong hộp bốc ra luồng khí, trên khí đó có hai đồng tiền vàng. Đây chính là hai đồng tử theo hầu Hàn Tương Tử trong tryền thuyết Bát Tiên.
Ngoài ra, nhị tiên hòa hợp thuộc vùng Nam Gián, Bảo Sươn tỉnh Vân Nam và các nơi khác nhau. Nhị tiên hòa hợp của vùng này là một đôi nam nữ, thân thể hòa hợp như một, cạnh bên có hai đồng tử, dáng vẻ độc đáo.
Có thể thấy, theo thời gian, thần “hòa hợp” từ thần hoan hỷ “anh Vạn Hồi” biến thành một đôi “nhị thánh hòa hợp”. Hàn Sơn và Thập Đắc, ở nơi khác hai đồng tử của Hàn Tương Tử trở thành “Nhị tiên hòa hợp” một chủ đề của tranh tết. Phòng tân hôn treo tranh Nhị tiên hòa hợp, ngụ ý gia đình hòa hợp, vợ chồng hạnh phúc.
Khởi nguồn của truyền thuyết Quán Âm tổng hỷ.
Quán  hay còn gọi là Bồ Tát Quán Thế Âm, từ mặt chữ có thể thấy, đây là Bồ Tát “quan sát thanh âm chúng sinh”. Theo truyền lại, Quán Âm tướng mạo đoan trang, có đầy đủ trí tuệ, thần thông vô lượng, đại từ đại bi, cứu chúng sinh khỏi khổ nạn. Khu chúng ta gặp tai nạn chỉ cần niệm danh hiệu ngài, Quán Âm sẽ cầm tịnh bình cắm cành dương liễu đến trước độ trì, ngày trở thành niềm hy vọng và tín ngưỡng vĩnh viễn trong lòng chúng sinh.
Truyền thuyết Quán Âm tổng hỷ có hai vấn đề: Thứ nhất là Quán Âm cứu nạn, thứ hai là Quán Âm tống hỷ.
Kinh phật có viết, khi chúng sinh gặp khổ nạn, chỉ cần niệm danh hiệu cảu ngài sẽ hóa giải tất thảy, được may mắn. Trong Cao tâng truyện sơ tập có ghi: “Năm đầu tiên niên hiệu Nguyên Gia đời Tống, tăng nhân Đàm Võ Kiệt cùng hơn 20 đệ tử, đến Phật quốc cầu kinh, trên đường chịu bao hiểm nguy. Sau khi đến thiên Trúc, lúc quay về gặp một bầy voi rừng, họ thành tụng niệm danh hiệu Quán Âm”. Một lát sau voi đầu đàn từ trong rừng xa gọi cả đàn rời đi. Sau đó lại gặp bầy trầu rừng, cả đàn gầm lên, khi chúng sắp tấn công, họ lại thành tâm tụng niệm danh hiệu ngài, lúc này, bỗn nhiêu trên trời xuất hiện đại bàng, đàn trâu sợ hãi tản đi, cả đoàn tránh được kiếp nạn”.
Trong tiểu thuyết, kịch hay phim ảnh, chúng ta thường thấy Bồ Tát Quán Âm tay cầm bình Quán Âm cứu khổ cứu nạn, cũng có truyền thuyết về bình Quán Âm. Năm đó, trời làm đại hạn, vùng Dương Địch mặt đất nứt nẻ, cỏ cây khô héo, Quán Âm muốn dùng pháp lực lấy nước biển Đông giáng mưa cứu lấy bách tính, nhưng không có đồ đựng nước. Vừa hay Đương Địch là nơi chuyên sản xuất bảo bình. Quán Âm mượng bảo bình nhà Thái Hồng, thái Hồng thành tâm dâng tặng ngài.
Bồ Tát Quán Âm dùng bảo bình hút nước Đông hải, sau đó quay về Dương Địch làm mưa. Mưa lớn như trút, cây cỏ xanh tươi trở lại. Dân chúng thành Dương Địch bảo nhau, cùng cảm tạ Bồ Tát Quán Âm. Sau này, trong dân gian Bồ Tát Quán Âm có hình tượng tay cầm bảo bình trích thủy. Bình Quán Âm cung trở thành vật cát tường, còn được gọi là “bình được mùa”, ngụ ý mong được mùa.
Quán Âm tống hỷ, chữ hỷ ở đây là con cái. Thời xưa, đặc biết là phụ nữ, tôn sùng Quán Âm, nguyên nhân chính do Quán Âm tặng con. Họ tin rằng, chỉ cần người phụ nữ chạm tay lên tượng “Quán Âm tống tử” hoặc thường xuyên tụng niệm và mặc niệm Quán Âm sẽ có con.
Trong Dị tường ký có viết, ở Tế âm đời Nam triều Bắc Tống có cư sĩ, tên là Biện Duyệt chi, tuổi đã ngoài 50 mà chưa có con. Ông ta nạp thêm thiếp đã nhiều năm, người thiếp cũng không con, ông cầu Bồ Tát Quán Âm ban cho người con kế tự, phát nguyện tụng một ngàn lượt “kinh Quán Âm” hàng ngày đều niệm kinh. Sau khi niệm đủ một ngàn lượt, người thiếp mang thai, sau 10 tháng thì sinh.
Thực ra, Quán Âm khi mới du nhập vào Trung Quốc, không mang chức năng tống tử (tặng con), hoàn toàn do truyền thuyết tạo nên. Theo truyền thuyết, có vị đạo sĩ luyện đan trường sinh, cần 100 trái tim hài nhi dẫn thuốc, Ông ta đi khắp phương viên 100 dặm, bắt về 100 đứa trẻ, chuẩn bị moi tim. Đúng lúc đó Bồ Tát Quán Âm đi ngang qua biết chuyện, nhốt tên đạo sỹ vào phòng tối, cứu tất cả những đứa trẻ này.
Nhưng làm thế nào để đưa những đứa trẻ này về nhà? Quán Âm nghĩ mãi không ra, chợt nghĩ quan huyện Châu ăn hối lộ làm điều phạm pháp, đến nay vẫn chưa có con, quyết định trừng trị hắn, ngài mang tất cả những đứa trẻ này đến nha môn châu Phủ. Qun Châu phủ biết chuyện, mang 100 đứa trẻ về nuôi. Phu nhân Châu phủ không đồng ý, sau khi bàn bạc quyết định nuôi 3 đứa, còn lại lệnh cho dân chúng đến nhân, hơn nữa còn bắt cha mẹ những đứa trẻ đó nộp 2 đinh bạc. Không ngờ Quán Âm đã ngầm thông báo, còn hóa thành cô gái trẻ dẫn cha mẹ chúng đến nhân con. Quan phủ Châu rất tức giận, bắt giam cô gái trẻ, sau khi biết đó là Quán Âm ở núi Phổ Đầ Nam hải, đã vô cùng sợ hãi.
Từ đó, chuyện Quán Âm tống tử bắt đầu truyền lưu. Tam sao thất bản, ý nghĩa dần biến đổi, người phụ nữ nào chưa có con đều cầu mong ngài tặng cho đứa trẻ đáng yêu.
Dưới góc độ ngày nay, chúng ta thấy rằng, Quán Âm tống tử ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, cho rằng, con cháu đầy nhà, hương hỏa cực thịnh mới là có phúc. Vợ chồng mới cưới muốn sớm có con nên treo tranh hoặc bái tượng Quán Âm tống tử.
Ngoài ra, dân gian thường đeo trang sức bằng ngọc hoặc vàng bạc, có câu “nam dùng hình Quán Âm nữ dùng hình Phật”. Một trong những nguyên nhân này là do tính cách nam giới mạnh mẽ, Bồ Tát Quán Âm hiền dịu từ bi có tác dụng khắc chế; nguyên nhân thứ hai là, Quán Âm có thể bảo vệ được bình an. Thực tế, điều này thể hiện sư cầu nguyện của dân chúng.
Tam đa cửu như là gì?
Trên đồ gốm đời Thanh, chúng ta thường thấy có hoa văn cát tường – phật thủ, quả đào, quả lựu và 9 miếng ngọc như ý. Hình vẽ cát tường này chính là Tam đa cửu như đồ.
Phật thử cùm âm với chữ “phúc”; đào ngụ ý là “thọ”; thạch lựu ngụ ý đông con nhiều cháu, tượng trưng “đa phúc, đa thọ, đông con” đó gọi là “tam đa”. Ý này được lấy từ Trang tử. Thiên địa.
Mà 9 khối ngọc như ý, đồng âm với “cửu như” (9 lời chúc trong kinh thi), cụ thể: như sơn, như phụ, như lang, như cương, như dòng nước chảy của sông, vĩnh hằng như mặt trăng, lên cao như mặt trời, tươi tốt như tùng bách, thọ như Nam Sơn. Trong Thi kinh. Tiểu nhã. Thiên bảo có viết “Trời giúp người (vua), không gì không hưng thịnh. Như núi như gò, như sườn non không tăng thêm, như trăng mãi còn, lên cao như mặt trời, thọ như Nam Sơn, không sụp không đổ. Tươi tốt như tùng bách, chẳng lúc nào không nối tiếp”; ý là cầu mong trời xanh phù hợp cho ngài, vạn sự hưng thịnh, rộng lớn như dây núi, cao như gò đống. Lại như sông vừa khắp để cho chẳng đâu không tăng thêm, phúc lộc hưng thịnh. Như trăng lên trời, như mặt trời mọc từ phương Đông, hằng tồn như núi Nam không bao giờ sụt đổ. Như cây tùng cây bách, vĩnh viễn xanh tốt. Có thể thây, “Cửu như” thể hiện phúc thọ liên miên, tất thảy đều hoàn mỹ như ý.
Thực tế, “Tam đa cửu như” vồn là lợi chúc thường thấy trong nền văn hóa Trung Quốc, ngụ ý phúc thọ song toàn, con cháy đầy đủ, viên mãn. Thời xưa thường dùng từ này để chúc bề trên hoặc người có đức. Tranh “Tam đa cửu như” ý như họa, thể hiện cát tường, tranh này thịnh hành vào đời Thanh, thường được vẽ trên đồ dùng bằng vàng, ngọc, đồ gốm niên hiệu Càn Long đời Thanh, Trung Quốc.
Nguồn gốc truyền thuyết hỷ thước tống hỷ.
“Hỷ thước hót, việc tốt lành đến”. Chúng ta nghe tiếng khót “khách khách”, lại thấy chim nhảy nhót trên cành, trong lòng vui vẻ biết việc tốt sắp đến.
Nhưng có người hỏi, hỷ thước là loài gì, sao lại gọi là chim thần, chim hỷ, chim cát tường?
Thực ra, ngay thời kỳ đầu hỷ thước đã được coi là thần nữ, “thần” có thể dự báo thời tiết. Trong Ly kinh có đoạn: “Ngẩng đầu lên hót thì trời râm, cúi đầu hót thiwf trời mưa, người nghe được tiếng chim này tất có chuyện mừng”. Ngày nay, loài chim này được coi là có khả năng dự báo. Có cây “Hỷ thước báo hỷ, quạ báo tang” cũng đề cập đến khía cạnh này. Theo truyền lại, hỷ thước là loài nhạy cảm với mùi thịt và hoa quả tươi, biết nhà nào bày yến tiệc, chúng thường kéo bầy đến, khiến chúng ta có ấn tượng “hỷ thước trượng trưng cát tường”.
Trong dân gian cũng lưu truyền câu truyện hỷ thước báo hỷ, cuốn Triều dã thiêm tải, quyển 4 thước tháo ngục lầu cò đoạn: khoảng cuối niên hiện Trinh Quán, Lê Cảnh Dật người Nam Đường ở núi Không Thanh. Trên cành cây trước nhà có tổ chim thước, ông thường mang thức ăn cho chim. Một thời gian sau, người và chim thân, thiết. Sau này có người vu cáo Lê Cảnh Dật là kẻ trộn, ông bị bắt tống vào ngục. Một hôm, con chim ông thường cho ăn đến trước cửa sổ hót không ngừng. Ông nghĩ chắc sắp có tin vui. Quan nhiên 3 ngày sau ông được phán vô tội và thả về, do chim thước biến thành người, giả truyền thánh chỉ cứu ân nhân.
Còn với tình cảm nam nữ, chim thước tượng trưng cát tường. Phon tục về truyền thuyết dân gian trong bộ Phong tục thông, có đoạn: “Ngày thất tích Chức nữ muốn vượt sông, lệnh chim thước làm cầu”. Có thể thấy trong truyện Ngưu lang, chức nữ, hỷ thước là tiên nữ thiên cung. Cứ đến ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, chúng lại nối nhau tạo thành cầu, để Ngưu lang và Chúc nữ vượt Ngân hà gặp nhau. Do là cầu nối nhân duyên nam nữ, hỷ thước còn được gọi là “giá thước kiều”.
Hiện nay, trong hôn lễ vùng nông thôn vẫn treo trong phòng tân hôn. Cửa sổ treo “Hỷ thước đăng mai” (Hỷ thước đậu cành mai), ngụ ý hỷ tước tống hỷ, niềm vui hiện lên khóe mắt.
Có một truyền thuyết liên quan, trước đây mùa đông không có hoa, hỷ thước trên thiên cung lấy trộm một nhành mai, phái một con chim hỷ thước mang xuống trần, từ đó nhân dan có hoa mai mùa đông. Do đó đắc tội với Vương Mẫu nương nương, bị nhốt vào lồng. Chim 3 chân cai quản các loài chim trên thiên cung biết chuyện này, bèn lén thả nó ra. Con chim này bay xuống nhân gian, nhìn thấy đóa hoa mai tuyệt sắc, đậu lên cành vui mừng nhảy múa, hót “khách khách” không ngừng.
Khung cảnh này được một cô gái sắp lấy chồng nhìn thấy, cô vui mừng, vộ lấy kéo à giấy đỏ, mô phỏng cảnh đó, cắt được bức rèm giấy và gọi chú chịm thước đó là hỷ thước. Cô gái đó lên cầu, được gả cho một thương gia phương nhuộm. Nhà chồng thấy cô cầm bức rèm “Hỷ thước đăng mai” rất vừa ý, theo đó vẽ lại, và thêm vào một con nữa, ngụ ý thành đôi thành lứa, song hỷ lâm môn, thêu trên rèm của bức “Hỷ thước đăng mai”.
Sau này có phong tục vẽ chim thước là điềm báo hỷ, đôi chim thước quay mặt vào nhau là “hỷ tương phùng”; đôi chim tước lại thêm một đồng tiền cổ gọi là “Hỷ tại nhãn tiền”; con chồn dưới gốc, chim thước trên cây gọi là “Hoan thiên hỷ địa” … tuy nhiên, bức chim thước đâu cành mai báo hỷ được lưu truyên rộng rãi và được coi là tranh mang lại phúc khí và vận may.
Dù có nhiều truyền thuyết dị bản, hỷ thước tống hỷ đã trở thành biểu tượng trong tâm trí của chúng ta, từ đó, được coi là chim cát tường, chim hỷ, mang lại hạnh phúc và may mắn cho mọi người.
Tại sao hoàng kim lại tượng trưng hỷ sự?
Khi yêu, bất kỳ đôi nam nữ nào cũng muốn tiến đến hôn nhân. Kim cương thể hiện tình yêu vĩnh cửu, nhưng vàng được gọi là trang sức truyền thống hàng đầu trong hôn lễ Trung Quốc. Trong lễ đính hôn hoặc kết hôn, theo phong tục, nhà trai mang sính lễ “tam kim” đến nhà nữ, bao gồm dây chuyền, nhẫn và hoa tai vàng. Nếu hai bên khá giải có thể mang thêm vòng tay, dây xích vàng.
Nhưng, tại sao vàng lại tượng trưng hỷ sự?
Chúng ta biết, từ xưa đến nay vàng tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, người giàu, uy quyền thường thích dùng trang sức vàng để biểu thị tôn quý và vị trí xã hội. Nếu người nam nằm mộng thấy vàng, biểu thị thành công và như ý.
Quan trọng hơn cả là tính phản quang, độ dày và độ bền của vàng, ẩn chứa tài khí, phúc khí, hỷ khí, thích hợp dùng lời cát tường cho cặp đôi mới cưới. Hơn nữa, trang sức vàng thích hợp phối với lễ phục hay kỳ bào. Ngoài ra, người con gái nằm mộng thấy vàng sẽ sớm có hỷ sự.
Có bao nhiêu hỷ thần?
Hỷ thần có ghi trong danh mục các vị thần Đạo giáo, chính là Hỷ thần chúng tôi đè cập đầu tiên – vị nữ thần có râu dài. Tuy chúng ta không biết dáng vẻ cụ thể, nhưng ngài chính xác là vị thần cai quản chuyện hôn nhân.
Ngoài ra, đối với nguyện ước mong cầu tình yêu hôn nhân nam nữ. Nhị tiên hòa hợp, Nguyệt lão, Thần tinh hồng loan, cũng dược coi là Hỷ thần hôn nhân.
Thực ra, thần tinh Thiên hỷ là Trụ vương, sau khi tự thiên trên lầu Trích Tinh, được Khương Tử Nha phong làm “Thiên hỷ tinh”, phụ trách hôn sự nhân gian. Nhưng căn cứ vào biểu hiện khác nhau của hỷ thần luân phiên đương nhiệ, có thể thấy hỷ thần chia làm 5 loại là: Thần tiếu hỷ, thần bi hỷ, thần thùy hỷ, thần túy hỷ và thần tọa hỷ. Tương truyền, có nhiều hỷ thần khác nhau và có liên quan đến tính mê nữ sắc của Trụ Vương nhà Thương. Phương Tốn thuộc Đông Nam tượng trưng trưởng nữ, Trụ vương vui mừng, mặt mày rạng rỡ, được coi là thần tiếu hỷ; phương Khôn hướng Tây Nam tượng trưng người mẹ, là người phụ nữ cao tuổi, Trụ vương không vui, nhăn trán, được coi là thần bi hỷ. Đương nhiên, phần lớn chúng ta yêu thích thần tiếu hỷ.
Thần Hồng Loan, theo tryền thuyết, Hồng Loan vốn là đệ tử của Nữ Oa nương nương. Vì Hồng Loan không tu luyện đắc đạo, khi Nữ Oa bay về thuợng giới, phó thác cho nhân vương Nghi hoàn, từ đó Hồng Loan trở thành đại để tử của ngài.
Căn cứ theo ghi chép trong Phong thần bảng, thần tinh Hồng Loan là công chúa Long Cát quyết đấu Thanh Loan trên núi Phượng Hoàng. Nàng vốn là tiên nữ Nhụy Cung, con của Đại đế Hạo Thiên và Tây vương Mẫu, vì lưu luyến phàm trần, bị phạt xuống hạ giới, tu đạo quyết đấu Thanh Loan trên núi Phượng Hoàng. Người ta thường thấy nàng đội mũ đuôi cá, mặc áo lụa đỏ, cưỡi Thanh Loan.
Khi Khương Tử Nha thảo phạt vua Trụ, công chúa Long Cát xuống núi tương trợ, từng hóa mưa cứu Tây Kỳ khỏi biển lửa, bắt đại tướng Hồng Cẩm trong doanh trại quân Trụ. Đúng lúc đó, Nguyệt Lão xuất hiện nói hai người có nhân duyên thế tục, từng hẹn ước tơ hồng nên duyên phu thê một kiếp. Công chúa Long Cát bị phạt hạ phàm, có thể vì đoạn tục duyên này, cuối cùng có thể trở về ban đầu. Thiên mệnh không thể trái, công chúa Long Cát và Hồng Cẩm thành thân, cùng hiệp lực tương trợ quân Chu. Sau khi mất, nàng được phong làm Hồng Loan tinh.
Dù các truyền thuyết có dị bản thế nào, cuối cùng Hồng Loan tinh vẫn tượng trưng cho hỷ sự. Theo truyền thuyết, tất cả các vị tiên gặp Hồng Loan đều được vui mừng. Theo ghi chép về 20 chủ tinh, nếu sao Hồng Loan chuyển động thì “nam gặp tài thần nữ gặp quan, hông phải nhân duyên, cũng thêm nhân đinh”. Hơn nữa, người xưa tin rằng “sao Hồng Loan động, ắt nhân duyên đến”, cho rằng người nam nữ chưa kêt hôn hay đã ly hôn, nếu được sao Hồng Loan chiếu mệnh, sẽ giúp họ tìm được nữa kia của mình.
Đạo gia có phù chú nhân duyên, theo truyền lại nếu hiểu được vận hành của Hỷ thần, có thể đầy thần tinh Thiên Hỷ, thần tinh Hồng Loan, Nhị tiên hòa hợp, đẩy thần tình yêu và các vị thần tương trợ, nhân duyên trong mệnh tăng, trợ giúp những người tình cảm không như ý, nhân duyên bạc mỏng tìm được đối tượng thích hợp, hoặc năm nữ chưa tìm được tình yêu. Hơn nữa với người đã kết hôn, giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn bó, bền vững.
Nguồn gốc bát tiên báo hỷ
“Bát tiên” là 8 vị tiên Đạo gia trong truyền thuyết dân gian, từ thời Đường Tống, trong dân gian đã có tranh Bát tiên. Nhưng có nhiều thuyết khác nhau về các thành viên “Bát tiên”, không ổn định. Ngô Nguyên Thái người đời Minh trong bộ Bát tiên xuất xứ đông du ký, tức trong bộ Đông du ký, 8 vị tiên là Chung Ly Quyền, Thương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Thiết Quái Ly, Lã Động Tân, Hà Tiên Cô, Lam Thái Hoàn và Tào Quốc Cửu.
Trong bộ Lịch đại thần tiên thôn giám có ghi, vốn Thiết Quản Ly là bậc trượng phu tài mạo giỏi đạo thuật. Thường dùng thuật “Nguyên thần xuất xác” đi thăm sư phụ, lúc quay về mới biết thân thể của mình bị đồ để mang đi hỏa thiêu, đành nhập vào xác người chết đói, thành kẻ rách rưới, mặt đen mắt lớn, hơn nữa còn bị tật chân phải. Chung Ly Quyền là người Hàm Dương thời Đông Hán, đắc đạo thành tiên. Trương Quả Lão vồn tên là Trương Quả, trong bộ Đường Thư thấy chép hưởng hơn trăm tuổi, do đó được tôn xưng làm Trương Quả Lão. Truyện Lã Động Tân được lưu truyền rộng rãi, cho rằng ngài là một người tu đạo cuối đời Đường, sau này được dân gian thuần hóa thành tiên. Hà Tiên Cô là vị tiên nữ duy nhất trong Bát tiên. Có nhiều truyền thuyết khách nhau, trong bút tích của người đời Tống cho rằng, ngãi là người giỏi chiêm bốc. Lam Thái Hoàn là đạo tiên hành khất hay trêu đùa người đời, tính cách ngông cuồng, nhưng thường cứu giúp kẻ nghèo khó, được dân gian yêu mến, thần hòa thành tiên. Theo truyền lại Hàn Tương Tự là cháu của nhà văn học Hàn Dũ đời Đường, trong 7 ngày có thể khiến hoa Mẫu đơn đổi màu. Tào Quốc Cữu là vị được nhắc đến cuối cùng trong Bát tiên. Trong bộ Tống sử có ghi, ngài là là em trai Tào hoàng hậu đời vua Tống Nhân Tông, một đời cát lành.
Thực ra, 8 vị tiên này lần lượt tượng trưng nam , nữ, lão, ấu, bần, tiện, phú, quý. Phần lớn trong ssoo họ là phàm nhân đắc đạo, để gần gũi hơn với phàm nhân bách tính, trong lòng dân chúng, thần tiên có vai trò quan trọng. Do đó, rất nhiều nơi ở Trung Quốc lập điện thờ Bát tiên.
Thuyết “Bát tiên báo hỷ” và truyền thuyết Bát tiên hiến thọ cùng chuyện Bát tiên vượt biển có mối liên hệ Truyền thuyết Bát tiên cùng đén Dao Trì chúc thọ Tây vương Mẫu. Có thuyết khác cho rằng, khi Bát tiên đến ba sơn thần Bồng Lai, Phương Trượng, Ứng Châu, không ngồi thuyền mà dùng pháp khí của mình, vượt biển. Theo thuyết này, dân gian cho rằng Bát tiên tượng trưng hỷ sự, có thuyết “Bát tiên báo hỷ”.
Trong kịch của người Mãn, thường hay diễn vở Quần tiên chúc mừng, hay còn gọi là Bái Bát tiên, bối cảnh trong lễ chúc thọ Tây Vương Mẫu, tất cả các vị thần tiên đều tham dự. Do đó, diễn viên trong đoàn kịch hóa trang thành Tây Vương Mẫu, Ngọc Hoàng Đại Đế và các vị thần tiên. Sau khi bái thỉnh Tây Vưng Mẫu có một vị chủ trì nghi lễ chúc bình an cho tất cả các thành viên, sau khi bái bát tiên thường nói câu: “Bát tiên bát tiên, phát tài phát nhân đnh, tiễn tiễn ai cũng có tiền cũng phát tài …”, các thành viên trong đoàn thả thóc gạo, lá bưởi, tiền bạc xuống đài, họ tin rằng những vật đó mang lại may mắn. Ngụ ý “bái Bát Tiên” là thiên thượng nhân gian, hoa nở trăng tròn, bát tiên khánh chúc, bình an cát tường.
Vào ngày 18 tháng 8 âm lịch, Thái Lan có lễ “Cầu khấn mặt trăng”, thường khấn nguyện “Bát động thần tiên”. Tượng từng vị sống động như thật, người khấn nguyện hiểu chuyện “Bát tiên quá hải”, dần hiển lộ thần thông. Theo truyền thuyết, người Thái Lan khi cầu khấn mặt trăng trong tiết trung thu, Bát tiên sẽ mang đào đến cung nguyệt chúc thọ quán Âm, chúng bồ Tát thần tiên “giáng phúc sinh linh, thọ bán nhân gian”.
Ngoài ra, trong hôn lễ có 8 món thịt nguội và được xưng là “Bát tiên chúc mừng”, chính là chuyện bát tiên này. Theo truyền lại Bát tiên từng tụ hội uống rượu trên gác Bồn lai, mỗi vị đều chuẩn bị một món, bày thành 8 món thịt nguội. Lại dùng bảo vật của mình tạo hình vẽ trên món ăn, sinh động bắt mắt, mỗi món đều kể về một câu truyện thần thoại, không chỉ mùi vị tươi ngon mà còn tăng nhã thú. Do đó, ngày nay chúng ta cho rằng đó là món ăn tượng trưng may mắn, nên gọi là “Bát tiên chúc mừng”.
Phật gia có bao nhiêu hỷ thần?
Giờ xem bảng tiên phật trong Tây Sơn Linh Sơn, tượng trưng Hỷ thần của Phật gian là một trong tám vị Bồ Tát – Bồ Tát Quán Thế Âm; 2 trong 18 vị La Hán tức La Hán Hỷ Khánh và La Hán Bố Đại.
Khởi nguồn từ truyền thuyết Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi tống hỷ, chúng ta đã xem ở phần trên, phần dưới đây nhấn mạnh đến La Hán Hỷ Khánh và La Hán Bố Đại.
La Hán Hỷ Khánh vốn là công tử nhà giàu thuộc Ấn Độ cổ, ngài có khuynh hướng tôn kính Phật đà, nhất tâm tu hành, lại là người có kiến giải uyên bác. Có người hỏi ngài làm thế nào để được vui vẻ, ngài trả lời. Do thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác va xúc giác cảm nhận khoái lạc. Khi ngài diễn thuyết và biện luận thường mỉm cười, vì luận chuyện “hỷ khánh” mà nổi tiếng gần xa, nên được gọi là “La Hán hỷ khánh”.
La Hán Bố Đại vốn là một người bắt rắn ở Ấn Độ cổ, ngài bắt rắn vì muốn tránh cho con người khỏ họa bị rắn độc cắn, ngài bỏ chúng vào lồng, rút hết nọc độc, sau đó thải vào rừng sâu. Sau cùng ngài phát thiện và tu hành chính quả.
Quan trọng hơn, ngày là vị La Hán mang lại vui vẻ, như ý, luôn tươi cười.
Nhưng thông thường, chúng ta không cúng phụng đơn lẻ hai vị La Hán trên, mà thường cúng phụng 18 vị, cầu bảo trợ được bình an.
Tại sao nói hòa thượng bố đại lá Phật hoan hỷ?
Dường như trong chùa nào cũng bày tượng Phật Di Lặc, ngàu cười tươi, dáng vẽ tươi tốt. Ngài không bao giờ phiền não, khiến người khác vui vẻ, mọi buồn đau đều tan biến. Chúng ta căn cứ hình tượng hòa thượng Bố Đại tạc tượng Phật Di Lặc.
Hòa thượng Bố Đại người Phụng Hóa – Minh Châu, hiệu Trương Thinh Tử. Truyền rằng ngài là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc, cơ thể béo tốt, lời nói không câu nể, ăn ngủ tùy chốn. Ngài thường mang bên mình túi vải lớn, thầy đồ là xin, đồ được cúng dường như cho cả vào túi, chưa từng ai biết hành tung của ngài.
Sự tích về hòa thượng Bố dại không thể kể hết, dưới đây xin kể ra một vài chuyện.
Có người hỏi hòa thượng có pháp hiệu không? Ngài bèn ứng bài kệ: “Ngã hữu nhất Bố Đại, hư không vô quải ngại. Đả khai biến thập phương, bát thời quán tự ai”. Từng có vị cư sỹ, cung kính thình ngài lưu ại trai phòng, có ý muốn thể hiện sự cung kính của người để tự. Sớm hôm nay hòa thượng viết một bài kệ trên cửa: “Ngô hữu nhất khu Phật, thế nhân giai bất thức. Bất sóc diệc bất trang, bất điêu diệc bất khắc. Vô nhất khối nên thổ, vô nhất điểm thái sắc. Cộng họa họa bất thành, tặc thâu thâu bất đắc. Thế tướng bản tự nhiên, thanh tịnh thường giảo khiết. Tuy nhiên thị nhất khu, phân thân thiên bách ức”. (ta có một cốt Phật, người đời đâu có biết. Không cần tạc với chuốt, khỏi cần chạm với khắc. Không một ngấn bụi tro, không một điểm màu sắc. Thợ vẽ vẽ chả xong, trộm mong mong chẳng được. Thế tướng vuốn tự nhiên, thanh tinh thường sáng trong. Tuy chỉ một cốt thôi, phân thân trăm ngàn ức).
Năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh nhà Lương (năm 916), hòa thượng Bố Đại ngồi trên đá tinh tâm, phụng hóa ở chùa Nhạc Lâm, lưu lại một bài kệ “Rằng ta thật Di Lặc, phân thân muôn ngàn ức, thường hiện tước mọi nguwofi, mọi người tự không biết”. Sau đó an nhiên mã hóa. Từ đó người đời cho rằng, hòa thượng Bố dại là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc. Về sau, ngài thường được tạc dưới hình dáng cát tường, nét mặt cười tươi, đại lượng từ bi, lộ bụng tròn à đến ngày nay, Phật Di LẶc được xem Phật Tiếu, Phật Hoan Hỷ.
Phật Di Lặc và hỷ sự có quan hệ như thế nào?
Ban đầu, Phật Di Lặc tượng trưng pháp môn Hoan hỷ. Thế gian khổ nhiều vu ít, nhưng trong lòng luôn tin vào hỷ thần. Nếu ngày nào cũng được vui vẻ tùy tâm, chính là dưỡng sinh, cũng phù hợp câu tục ngữ “cười một cái, trẻ ra 10 tuổi, buồn một nỗi, bạc đầu thêm bạc”.
Hơn nữa, ngài có bụng lớn, tượng trưng phúc khí độ lượng. Độ lượng như vậy, có thể không màng danh lợi, gặp lúc khó khăn, khó cười cũng có thể cười. Do đó, Phật Di Lặc có bài thơ: Hé miệng là cười, cười xưa cười nay, mọi sự phó cho nụ cười, bụng lớn bao dung, dung trời dung đất, với người chỗ nào chẳng dung.
Phật Di Lặc thường nở nụ cười, tạo cảm giác thân thiết, khaon dung, hơn nữa ngài có dàng vẻ: “Hé miệng là cười, bụng lớn bao dung”, gần với hình tượng hỷ thần, khiến chúng ta cảm thấy tinh thần thư thái, cát tường như ý.
Thiết nghĩ, Phật Di Lặc có thái độ vui vẻ, độ lượng, ai nhìn vào cũng cởi bỏ phiền não, mang lại vận may và hỷ sự.
Truyền thuyết hỷ thần của dân tộc Miêu
Dân tộc Miêu có từ xa xưa, được tìm thấy sớm nhất trong Giáp cốt văn, Miêu tộc và thủy tổ của Miêu gia là Xuy Vưu có quan hệ chặt chẽ từ xã hội nguyên thủy. Trải qua quá trình di cư trong lịch sử, người dân tộc Miêu đã sống rải rác ở các tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam.
Người Miêu tin rằng vạn vật hữu linh, sùng bái tự nhiên, thờ phụng tổ tiên, do đó hỷ thần và các tín ngưỡng khác có quan hệ mật thiết.
Họ cho rằng linh hồn bất điệt, ảnh hưởng và bảo vệ người đời sau, cát hung họa phúc cũng vậy. Do đó “Thiện thần” được tổ tiên người Miêu coi là thần chí cao vô thượng, sùng bái và thành kính.
Nhà nhà người người đều thờ phụng tiên tổ, theo họ lập bàn thờ thần, có thể tạo phúc. Thông thường, bài vị tổ tiên được đặt ở vị trí giữa phòng chính, dùng tiền giấy dán lên giữa tường nhà, cách mặt đất khoảng 1.8m, lại đóng vào đó một miếng gỗ nhỏ, trên mặt đặt bát hương, đây được coi là “Gia thần”.
Trong tất cả các dịp lễ tết, cưới hỏi, xây nhà, chuyển nhà, sửa nhà, thậm chí là dịp cơm mới mỗi năm, người Miêu dùng cơm cúng tổ tiên, sau đó mới thụ lộc, nếu không được cho là vô lễ, sẽ gặp chuyện bất hạnh.
Đêm trừ tịch hoặc sáng sớm đầu năm, người Miêu thường đặt bánh dày hoặc các món ăn lên bàn, thầy cúng ngồi trước, tay nắn nhẹ hoặc cầm muôi canh, kính cẩn cầu khấn. Đại ý nghĩa bài cúng như sau: Năm mới đến, chúng con đã làm bánh dày, các món ăn ngon, muốn cúng tế liệt tổ liệt tông. Thỉnh mời tổ tông hưởng, xin bảo vệ tránh khỏi mọi rắc rối, bệnh tật cũng như khổ đau, bảo vệ con cháu khỏe mạnh như núi đá, phúc quý lâu dài như dòng nước; bảo vệ cho con cháu đời sau, được mùa ngũ cốc, trâu bò đầy chuồng, có ăn có mặc, mọi việc như ý. Sau đó thầy cúng lần lượt mời tổ tông các đời và những người đã mất về thụ hưởng.
Khi nam nữ thành hôn, phải cúng tế tổ tiên ông bà. Khi cô dâu ra khỏi nhà, phải cúng rượu thịt lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên bảo vệ co dâu bình an về nhà chồng. Về đến nhà trai, người Miêu còn có tục cúng tổ tiên, thể hiện ý nghĩa người con gái đã xuất giá, cảm tạ tổ tiên đã che chở, lúc này thỉnh mời tận hưởng mỹ vị, sau đó trở vè bảo vệ vợ chồng trẻ được hạnh phúc mỹ mãn, gia nghiệp hưng vượng, sống đến đầu bạc.
Tín ngưỡng thờ thần của người Miêu, phân làm hai loại lớn là thiện thần và ác thần, trong đó thiện thần có lẽ là hỷ thần, là thần chính trực, nhân từ, thông minh, lương thiện, pháp lực vô biên, là thần linh luôn giúp đỡ con người trong cảnh khốn cùng. Như tổ tông, môn thần, thiên thần, thổ địa … nên cúng tế định kỳ, cầu xin sự che chở. Trong khoảng thời gian tết, tất cả các vị thiện thân, hỷ thần đều đăng đài lộ diện, như Thủy thần, Hỏa thần, thần bếp, thần muối, thần bùn, thần Bắc Đẩu, thần đòn gánh, thần khỉ, thần ma nương … Họ thỉnh những vị thần này vào nhà, tế tự hoặc thực hiện các hoạt động có ý nghĩa.
Người dân tộc Miêu sùng bái tự nhiên, họ cho rằng cây cổ thụ, núi lớn, tảng đá đo đều có thể bảo trợ con người được an khang, thuận lợi. Do đó, nhiều người cần xin chở che cho con cái, mong cầu con cái họ có thể sống tốt như cây cổ thụ, cành lá rậm rạp; có thể như núi lớn, tảng đá to, kiên cố và ổn định. Đây cũng là một loại hình thức cầu xin hạnh phúc, tốt lành.
Ngoài ra, người Miêu có cảm tình đặc biết với loài chó và trâu. Trong truyền thuyết, chó là loài mang ngũ cốc cho con người, mà không có trâu cày ruộng, thóc lúa không thể dồi dào được. Do đó, vào vụ gặt đầu tiên trong năm, họ thường tổ chức tết “cơm bới”, sau khi tế trời, lấy phần cơm kính cẩn mời chó ăn, sau đó người mới được dùng. Ngày 10 tháng 1 là ngày sinh nhật của loài trâu, mọi người magn bánh dày mời trâu ăn, hơn nữa còn treo cân lên hai sừng, ngụ ý cầu mùa màng bội thu và cát tường may mắn.
Truyền thuyết hỷ thần của dân tộc Mãn
Đây là một trong những tộc người lâu dời nhất Trung Quốc. Túc Thận người dân tộc Mãn được ghi trong lịch sử tịch từ thế kỷ XXII TCN, cùng thời Thuấn Vũ, sách Sơn Hải kinh có ghi: “Trong Đại hoang có nút Bất Hàm, có nước họ Túc Thận”. Trong bộ Trúc thư kỷ niên có đoạn: “Đế Thuấn có Ngu Thị 20 năm, Túc Thhận đến chầu, cống nộp cung tên”. Ngày này gười Mãn phân bố chủ yếu ở khu Đông Bắc, Trung Quốc, sống du mục, tập trung đông dân cư nhất ở vùng Liêu Ninh.
Người Mãn sùng bái hỷ thần, mỗi năm vào địp lễ thường dán câu đối, nội dung cầu chúc an lành cát khánh, phú quý, phát tài, bình an. Ví dụ, ở cửa hoặc ngẩng đầu đễ thấy thường dán “Xuất môn gặp hỷ” hoặc “Ngẩng đầu thấy hỷ”. Có thể thấy trong khoảng thời gian này, những chữ như “Ngũ Phúc lâm môn”, “phúc tinh cao chiếu”, “Quan cao lộc hậu”, “Đề tên bảng vàng”, “Hỷ khí đầy nhà”, và “Thần tài đến nhà”, ngụ ý cầu mong thần linh ban phúc, lộc thọ, hỷ tài.
Điểm quan trọng chính là, người Mãn coi hỷ thần chính là hỷ thước và ô nha (quạ đen).
Hỷ thần, hỷ thước:
Người Mãn sùng bái hỷ thước, vì vẻ ngoài đẹp đẽ, là loài chim nhạy cảm, thông minh, thanh âm dễ nghe, không ảnh hưởng đến con người, quan trọng hơn tính cánh giác của loài chim này mang đến linh cảm cho người Mãn. Người Mãn cho rằng, loài này có khả năng dự đoán, có thể tìm được con người.
Người Mãn có câu chuyện dân gian Cách cách Đa Long, nội dung câu chuyện kể về cách cách Đa Long muốn người chế phục yêu quái đại bàng, đúng lúc đó bay đến một con chim hỷ thước có hai màu đen trắng rất đẹp, biết nói tiếng người, chỉ rõ biết sai lầm, hiến cách cách được như ý nguyện. Trong truyện Định thủy bảo châu, vợ chồng Hoàng Đạt, Chân Nữ dưới sự hướng dẫn của chim hỷ thước, trải qua bao nhiêu khó khăn gian khổ cuối cùng tìm được rồng ác, anh dũng chiếm được định thủy bảo châu, phá giải được họa lũ lụt. Có thể thấy tính linh của hỷ thước trong lòng người dân tộc Mãn.
Người Mãn sùng bái hỷ thước, còn vì hỷ thước có chức năng thúc đẩy sự kết hợp lưỡng tính của dân tộc, vùng lưu vực Hắc Long Giang có chuyện Tìm được vợ trong tổ hỷ thước. Có người cha muốn tìm cho con gái một người chồng tốt, đã vài người đến ướng thử nhưng chưa đồng ý ai. Một ngày, có một cậu bé khôi ngô, anh tuần đến gặp cha cô gái. Cha cô gái nói: “Có ba tổ chin trên cây du và cây liễu cổ thụ ở sườn núi phía sau, nếu cậu có thể tìm thấy con gái ta trong tổ hỷ thước, ta sẽ gả cho”. Cậu bé đến sườn núi, lấy đất đá ném vào 3 tổ chim, sau đó cẩn thận quan sát xem tổ nào không có chim. Cuối cùng cậu phát hiện tổ thứ ba không có hỷ thước bay ra, vui mừng trèo lên cây, tìm được một cô bé.
Chúng ta đều biết, người Mãn sùng bái Tát Mãn giáo, tin rằng thần linh trời cao. Vậy ai có thể truyền tin của thần linh? Chính là hỷ thước là trợ thủ đắc lực cảu Tát Mãn giáo, nó tự do bay lượn trong không trung, mang lại cát tường may mắn cho nhân gian. Vùng Hắc Long Giang truyền câu chuyện thần thoại Sa Khắc Sa, cho rằng thiên thần phái Sa Khắc Sa xuống hạ giới báo họa phúc cát hung, Sa Khắc Sa đầu thai xuống một gia đình chuyên săn bán, trở thành nửa người nửa chim thước, cả ngày làm bạn với chim thước, có thể dự báo lũ lụt, dịch bệnh, khiến người trong bộ lạc được an toàn. Do đó, hỷ thước trở thành thần điêu của tộc người này.
Người Mãn sùng bái tổ tiên, theo thần thoại, chim thần hỷ thước ngậm quả sơ ri khiến người Mãn có tổ tiên, từ đó đến nay con cháu dời đời sinh sối nảy nở. Trong bộ thanh thái tổ Vũ Hoàng đế thự lục có ghi: Phía Đông Bắc núi Trường Bạch, có hồ Bố Nhĩ Hồ Lý. Ba nàng tiên thường đến nơi này tắm gội. Khi lên bờ, nàng thiên thứ ba là Phật Cổ Luân nhìn thấy chim hỷ thước ngậm Chu quả để lên xiêm áo mình. Sơ ri màu sắc lóng lánh hương thơm, ngào ngạt, nàng yêu thích cầm lên, đưa miệng căn, không ngờ trôi thẳng xuống bụng. Phật Cổ Luân cảm thấy mình có mang, không thể theo hai chị về thượng giới. Không lâu sau nàng sinh hạ một đứa trẻ. Đứa trẻ này vừa sinh ra đã biết nói, tướng mão kỳ vĩ, theo truyền lại đây chính là Ái Tân Giác La Bố Khố Lý Ung Thuận, là hoàng đế đầu tiên của triều Thanh.
Hỷ thước cũng từng cứu mệnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích . Theo truyên lại Nỗ Nhĩ Cáp Xích bị quân Minh truy đuổi, đến lúc sắp bị bắt bỗng một bầy hỷ thước đâu lên đầu và vai, vây xung quanh, quân Minh chỉ thấy hỷ thước mà không thấy Nỗ Nhĩ Xáp Xích, bèn đuổi theo hướng khác. Có thể thấy trong lòng người dân tộc Mãn, hỷ thuớc cứu hoàng đế cũng là cứu con cháu đời sau, do đó họ coi hỷ thước là hỷ thần.
Leave a Reply