Tại sao mọi người phải sùng kính thần tài
Tại sao có người cả đời tiền bạc chảy vào cuồn cuộn, hưởng hết vinh hoa phú quý mà cũng có người lại suốt đời nghèo khó chán chường, không có duyên với giàu sang? Đối với những người ở thời cổ đại có cuộc sống quẫn bách, kiến thức hạn chế thì đây là một việc khó có thể tìm ra được lời giải đáp. Vì thế, họ chỉ có thể quy tất cả những thứ này thuộc về sức mạnh siêu nhiên – thần linh.
So với các thần linh khác, thần tài xuất hiện muộn hơn một chút. Đó là bởi thời kỳ kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp của Trung Quốc tương đối dài, sản vật phong phú lắm, dục vọng của cải của mọi người không quá mạnh liệt. Cho đến đời Tống hoặc sớm hơn một chút, mọi người mới đưa lộc mã và tài mã vào trong phong tục của năm mới. Người cổ đại coi trọng lộc, có được công danh, giành được quan chức thì sẽ có bổng lộc cố định, nhờ lộc mà phát tài, lộc mã đã trở thành hình thức ban đầu của thần tài. Đến thời kỳ Bắc Tống, giao lưu kinh tế dân gian phồn vinh chưa từng có, phong tục dùng thần tài làm tranh tết bắt đầu phổ biến trong các ngày lễ. Thần tài được coi trọng là tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ đó. Sau khi tín ngưỡng thần tài ra đời, đã được lưu truyền một cách nhanh chóng trong xã hội. Nó không chỉ là thần tượng của người buôn bán, mà còn trở thành tín ngưỡng chung của các tầng lớp xã hội. Cho đến nay, phong tục kính thần tài nghiễm nhiên đã trở thành một sự bảo vệ và gửi gắm tinh thần theo đuổi giàu sang của con người.
Khi đến thời nhà Minh, thần tài được cố định ở một hoặc mấy vị thần, trong đó quan trọng nhất là Triệu Công Minh. Phạm Lãi, Tý Can và Quan Công … là hình tượng quá đỗi quen thuộc với chúng ta.
Nguồn gốc truyền thuyết về thần tài Triệu Minh công.
Thần tài là tục thần của Đạo Giáo. Trong dân gian lưu truyền nhiều quan điểm khác nhau, thường cho rằng được phân chia thành “Chính thần tài”, “Thiên thần tài”, “Chuẩn thần tài”. Dựa vào tính phổ biến của tín ngưỡng, thuộc về “Chính thần tài” là Triệu Công Minh.
Triệu Công Minh họ Triệu, tên Lăng, Huyền Lăng, tự Công Minh, còn gọi là Triệu Công nguyên soái, Triệu Huyền Đàn. Ông là người thôn Triệu Đại, huyện Chu Trí dưới chân núi Chung Nam. Ở đời Tần, Triệu Công Minh ẩn cư trong núi, tính tu chí đạo, được Ngọc Đế phong làm thần tiêu phó sứ, chỉ huy tam giới, tuần sát Cửu châu. Vào thời nhà Hán, Trương Thiên Sư của Đạo giáo luyện đan ở núi Thanh Thành, thu nhận Triệu Công Minh về bảo vệ đan thất, đan đục luyện thành công. Trương Thiên Sứ chia đan cho ông. Sau khi ăn đan, Triệu Công Minh ngoại hình trở nên giống với Trương Thiên Sứ. Vậy nên Trương Thiên Sứ lệnh cho ông trấn giữ mãi mãi ở Huyền Đàn, vì thế gọi là “Huyền Đàn nguyên soái”. Nghe nói Triệu nguyên soái có thể điều khiển sấm chớp, hô mưa gọi gió, đuổi trừ ôn dịch, cứu khổ cứu nạn, còn nắm giữ công bằng chính nghĩa, tất cả các cuộc mua bán cầu tài, chỉ cần cầu khấn ông thì không có gì không được như ý. Trong Phong thần diễn nghĩa, Khương Tử Nha phong Triệu Công Minh làm Kim Long Như ý chính Nhất Hổ Huyền Đan Chân Quân, thống lĩnh bốn vị thần tiên là: Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng, Nạp Trần Thiên Tôn Tấn Bảo, Chiêu Tài Sứ Giả Đặng Cửu Công, Lợi thị tiêu quan Diêu Thiều Tư, ty chức phụ trách tài khố bốn phương trong thiên hạ. Do đó, dân gian liền tôn ông thần tài.
Ngày nay hình tượng thần tài Triệu Công Minh trong cung quán Đạo giáo đa phần là mặt đen, râu rậm, đậu đội mũ sắc, cưỡi cọp đen, cầm roi bạc, bắm nguyên bảo, mặt mũi hung dữ. Cho nên Triệu Công Minh thường được coi là thần tài võ, chuyên đón may mắn, nạp phúc lọc, buôn bán lợi nhuận. Về sau, Nhật xuân thần Thanh Đế và Nguyệt thần tài Triệu Công Minh được gọi gộp lại là “xuân phúc”. Hai vị thần Nhật, Nguyệt thường được dán trên cửa nhà vào dịp năm mới.
Tại sao Tỷ Can được gọi là Thần Tài văn?
Thần tài có phần văn võ, người sùng văn sẽ tôn sùng thần tài văn, người thượng võ sẽ thờ thần tài tài võ.
Tỷ can chính là một vị thần tài văn. Ông người Mạt Ấp (nay thuộc về phía Bắc thành phố Vệ Huy, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), là con thứ của Thương Vương Thái Đinh quý tộc Ân Thương, em trai của Đế Ất, chú của Đế Tân (tức Trụ Vương). Tỷ Can có tư chất thông minh nhanh nhẹn, lại chăm chỉ hiếu học. Vì thế 20 tuổi đã giữ chức Thiếu sư (Thừa tướng) phò tá Đế Ất. Sau khi Đế Ất qua đời, lại được giao phó phụ giúp người cháu – vị vua nhỏ tuổi Trụ Vương. Tỷ Can hoạt động trên chốn quan trường hơn 40 năm, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, chủ trương giảm bớt thuế má lao dịch, khởi xưởng luyện đúc, khiến đất nước giàu có, binh lực phát triển mạnh, được biết đến là “đệ nhất trung thần đời đời”.
Tuy nhiên Thương Trụ Vương bạo ngược hoang dâm, vơ vét cướp bóc bằng sưu cao thuế nặng. Tỷ Can dám dùng lời nói thẳng đển can gián. Ông đến lầu Trích Tình cố gắng khuyên can, ba ngày không đi. Trụ Vương vì thế tức giận giết chết Tỷ Can, còn mổ bụng để xem tim của ông. Tỷ Can chết khi 64 tuổi.
Tỷ Can tính tình ngay thẳng, chí công vô tư, cho dù bị moi tim, trở thành người không có trái tim nhưng vẫn công bằng chính trực, làm việ công đạo. Người đời sau đều tôn kính nhân phẩm của ông, tôn ông làm thần tài không có trái tim. Dân gian tôn sùng, hương hỏa thờ cúng. Nghe nói, dưới sự che chở và phụ giúp của Tỷ Can, những người làm ăn đều có thể thực hiện giao dịch công bằng, không lệch hướng, không lừa gạt lẫn nhau.
Vì thế sau khi Tỷ Can qua đời được phong làm sao Văn khúc, chòm sao thứ tư trong Bắc đẩu. Trong tranh tết dân gian, hình tượng của Tỷ Can là ăn mặc như quan văn, có năm chòm râu dài, người mặc măng bào, đầu đội mũ Tể tướng, tay cầm như ý, chân giẫm nguyên bảo. Vì thế Tỷ Can cũng được gọi là thần tài văn. Hình dáng của thần tài văn giống như thiên quan nhưng thiên quan thường được thể hiện với nét mặt hiền từ, khuôn mặt luôn tươi cười. Còn hình tượng của thần tài văn Tý Can mặt mũi nghiêm túc, khuôn mặt sáng chói.
Lai lịch của thần tài văn Phạm Lãi.
Phạm Lãi tự là Thiếu Bá, người Tam Hộ (nay là huyện Tích Xuyên – Hà Nam) nước Sở những năm cuối Xuân Thu, là nhà chính trị, tư tưởng và thương gia nổi tiếng, được hậu thế tôn làm “thương thánh”. Mặc dù Phạm Lãi xuất thân bần hàn, nhưng học rộng, tài cao, ôm chí lớn, lại bất mãn với nền chính trị đen tối của nước Sở. Do đó chán ghét thời thế, giả điên giả ngốc, lang bạt giang hồ, bị tưởng nhầm là “người điên”. Sau được đại phu Văn Chủng của nước Việt tìm gặp. kêt giao làm tri kỷ, cùng rời nước Sở tới Việt, trở thành đại thần tâm phúc của Việt Vương Câu Tiễn, phò tá Việt Vương làm nước giàu binh mạnh. Cuối cùng tiêu diệt nước Ngô, giúp Việt Vương trở thành bá vương.
Trong lúc nước Việt dang phát triển cực thịnh. Phạm Lãi hiểu thuật xem tướng, ý thức được Câu Tiễn chỉ có thể cùng chung hoạn nạn, chứ không thể cùng hưởng phú quý. Bởi vậy, công thần thanh toán, từ quan ở ẩn. Phạm Lãi tinh thông đạo kinh doanh, giỏi quản lý tiền bạc. Sau khi bỏ nước Việt tới nước Tề, ông toàn lực trồng trọt, gây dựng gia sản mấy chục vạn. Dân chúng nước Tề nghe nói đến đức hạnh và tài năng muốn mời ông làm Tướng quốc, nhưng ông hoàn trả lại ấn tướng, phân phát toàn bộ gia sản của mình, lặng lẽ rời đi. Sau này, ông đế đất Đào, coi vùng đất này là yếu đạo buôn bán, chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được số vốn lớn, được gọi là “Đào Chu Công”.
Phạm Lãi cả đời có ba lần giàu có, giàu nhất thiên hạ, nhưng lại hiển đạt nhân nghĩa, ba lần phân phát hết tài sản của mình. Phạm Lãi luôn giữ được đầu ốc tỉnh táo trước danh lợi, tiến thoái tự nhiên, coi công danh phú quý là phù du. Dân gian tôn sùng trí làm giàu, tán dương nghĩa khí phân phát tài sản của ông, tôn ông làm thần tài văn cũng là lẽ đương nhiên.
Quan công trở thần thần tài từ khi nào?
Quan Vũ vốn là một võ tường thời Tam Quốc, vì trung nghĩa nhân dũng nên được hậu thế gọi là “Quan Vũ”. Vào đời Thanh lại được tôn sùng là “Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Uy Hiển Quan Thánh Đại Đế”, gọi là “Võ Thánh”. Tuy nhiên ông có liên quan gì đến “thần tài”?
Quan Vũ cả đời trung nghĩa dũng mãnh, trung trinh bất khuất, từ sau khi kết nghĩa vườn đào với Lưu bị, Trương Phu, ông luôn tận lực trung thành với Lưu Bị. Dù Tào Tháo và Tôn Quyền dụ dỗ bằng danh lợi, ép bức bằng cái chết, Quan Công trước sau như một, không hề bị khuất phục, phẩm chất trung, nghĩa, vô dũng của quan Công được nhiều người thống trị nhiều đời sau ca tụng, cũng được ba môn pháo Phật, Đạo, Nho tôn sùng. Những người thống trị phong kiến các đời đều cần nhân vật điển hình như thế để làm thần bảo vệ giữ gìn sự thống trị của mình, hy vọng có nhiều văn thần võ tướng hơn có thể tận trung nghĩa với quân vương như Quan Công hy sinh cho xã tắc. Đồng thời, ngày càng nhiều thương nhân coi trọng nghĩa khí và chữ tín, quan Công tín nghĩa song toàn nên được tôn sùng. Như vậy, Quan công được mọi người coi là thần nghĩa, thần tài và là vị thần bảo vệ người buôn bán. Khi mọi người có tranh chấp, liền cầu ông phán xét.
Quan vũ là người Giải Châu, Hà Đông (nay là Vận Thành, Sơn Tây), một số thương nhân Sơn Tây coi Quan Công là thần bảo vệ. Mọi người xây dựng miếu thờ ông ở khắp nơi trên cả nước, đồng thời học theo “kết nghĩa đào viên” để kết thành liên minh huynh đệ kết nghĩa với đối tác làm ăn, sùng kính mỹ đức trung thành và nghĩa khí của Quan Công. Sau này, thương nhân Sơn Tây giàu nhất thiên hạ, những người buôn bán khác cũng làm theo. Quan Công đã trở thành thần tài được công nhân.
Quán Âm đã trở thành thần tượng trưng cho giàu có như thế nào?
Người đời luôn hướng tới và theo đuổi giàu sang, Phật giáo cũng dựa vào đó làm phương tiện để hóa độ chúng sinh theo chính đạo. Do trong Phật pháp có lý giải sâu sắc về phúc đức, tài bảo. Trong Phật giáo cũng đã xuất hiện rất nhiều thần tài quan trọng, để đáp ứng nguyện vọng cầu xin phúc đức tài bảo của tín đồ thành kính. Thần tài nổi tiếng nhất trong Phật giáo chính là 5 vị thần tài Lục, Bạch, Hồng, Hoàng, Hắc. Trong đó, Bạch thần tài, tức là Bạch Ngọc Tạng Vương được xem là hóa thân từ bi của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Truyền thuyết có một vị tôn kính tên là A Để Hiệp, trên đường triều lễ đến đất thánh của Bồ Tát Quán Thế Âm đã gặp một người nghèo nằm bên đường đang sắp chết đói. A Để Hiệp rất muốn giúp đỡ người này, không biết làm sao. Lúc đó, nhìn vào túi của mình, không có lấy một đồng xu, cuối cùng ông ta định dùng cách cắt thịt của mình để bố thí. Tuy nhiên, người bị đói này thà chết đói cũng không nhẫn tâm ăn thịt ông ta. Trong lòng A Để Hiệp càng thêm áy náy, ông ta vô cùng lấy làm tiếc vì mình đứng nhìn người khác chết mà không thể cứu giúp, nên không khỏi rơi lệ thương tâm.
Lúc này, một người không biết từ dầu bất ngờ tới. Người này có lòng tốt hỏi rõ nguyên nhân, sau đó biến thành Bồ Tát Quan Thế Âm. Chỉ thấy nước mắt trái của Bồ Tát hóa hiện là Độ Mẫu, nước mắt phải hóa là Bạch thần tài. Quán Âm cứu người bệnh, còn dặn dò Bạch thần tài đích thân quán đỉnh cho A Để Hiệp, truyền dạy kinh pháp để phổ độ chúng sinh.
Từ đó, Quán Âm đã trở thành tượng trưng cho giàu sang và từ bi.
Táo quân trở thành thần Tài như thế nào?
Vào thời cổ đại Trung Quốc, từ sau khi con người phát minh ra lửa, thoát khỏi cuộc sống ăn hang ở lỗ, bắt đầu dùng lửa để nấu ăn. Bếp nấu đã dần dần có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống thường ngày của con người. Trung Quốc là quốc gia có tín ngưỡng đa thần. Trong đó, thần lửa là một trong những vị thần được con người sùng bái sớm nhất. Về sau do xuất hiện bếp lò nên tín ngưỡng của con người liền chuyển từ thần lửa thành thần bếp. Thần bếp còn được gọi là Táo quân, Táo vương, Táo vương gia, Đông trù tư mệnh, “Bồ Tát thần lửa” …, thần bếp tương truyền là vị thần cái quần ăn uống của các gia đình do Ngọc Hoàng đại đế phái đến. Từ sau đời Tấn được xếp vào thần tư mệnh xem xét thiện ác trong nhân gian. Sách Thái thượng cảm ứng thiên viết: “Bếp có ba mươi sáu vị thần, có thể chuyển họa thành phúc, trừ tử định sinh, đuổi gian tà, thiên quan ích lộc”. Theo đó, thần bếp đã trở thành đại thần nắm giữ được phúc họa sinh tử trong nhân gian.
Sau Ngụy Tấn, thần bếp đã có họ tên, nhưng họ tên của thần bếp lại mỗi chỗ một khác. Sách Ngọc Chúc bảo điển của Tùy Đỗ Đài Khanh dẫn Táo Thư nói: “Thần bếp họ Tô, tên là Cát Lợi, tên vợ là Bác Giasp”. Sách “lại viết: “Thần Bếp tên Ngôi … lại họ Trương tên Đơn, tự là Tử Quách … “. Còn Thần bếp là nam hay nữ, thời xưa cũng có những cách nói khác nhau. Theo sử sách ghi chép, thần bến được Trung Quốc tôn sùng đầu tiên là một vị nữ thần. Sách Trang Tử viết: “Thần bếp, mặc áo đỏ, đẹp như mỹ nữ”. Có lẽ là vì e mọi người có cảm giác không đủ trang trọng, vì thế trong đạo thư sau này đã nói thần bếp là một vị lão mẫu trên núi Côn Sơn. Đông trù tư mệnh định phúc Táo quân được dân gian hiện nay thờ cúng là một đôi vợ chồng già, tức là Táo quân và vợ Táo quân.
Trong gia tộc phong kiến cổ đại Trung Quốc, thần bếp được cho là chủ của tài sản gia đình, thống trị tài sản sinh mạng của gia đình hoặc gia tộc, nên được gọi là “Tư mệnh”. Đến đây, thần bếp cũng diễn biến trở thành thần tài.
Nguồn gốc của Phúc Đức chính thần là ở đâu?
Phúc Đức chính thần cũng chính là thổ địa công, bá công, Phúc Đức gia mà dân gian thường gọi. Phúc Đức chính thần tên là Trương Phúc Đức, từ nhỏ thông minh, hiếu nghĩa, khi 36 tuổi đã trở thành Tống thuế quan của triều đình. Ông là người công bằng, là vị quan thanh liêm, vô cùng thương xót cho nỗi khổ của bách tính, cả đời làm rất nhiều việc thiện cho dân chúng, sống đến 102 tuổi. Sau khi Trương Phúc Đức chết, những quan lại kế nhiệm ai cũng là người thấy tiền là mở to mắt, họ ngang ngược vơ vét của cải, không làm được điều gì có lợi cho nhân dân. Bởi thế, bách tính sống trong nỗi thống khổ không thể nói hết. Mọi người tưởng nhớ những điều tốt đẹp về Trương Phúc Đức nên đã xây miếu thờ ở nơi có phong cảnh đẹp nhất trong cánh đồng, tôn là Phúc Đức chính thần. Nói cách khác là thổ địa công trông coi đất đai.
Do trời đất sinh ra vạn vất nên trong lòng mọi người, công đức của “đât” là to lớn nhất, mọi người trong đất lập xã, cũng tế thần đất năm phương để cầu phúc.”Thổ có thể sinh ra ngọc trắng, địa có thể sinh ra vàng ròng”. Cùng với sự biến thiên của bối cảnh thời đại, thổ địa công được trao cho ý nghĩa mới, ông không chỉ là vị thần mà nông dân cúng bái, mà còn trở thành “thần tài” giúp nông dân giàu có.
Tạo hình của Phúc Đức chính thần ở các nơi gần như đều được khắc họa tương đồng giống nhau râu trắng, tóc trắng, mỉm cười, một tay cầm nguyên bảo, một tay cầm như ý hoặc cây trượng, thể hiện được đầy đủ phong thái phúc tướng hiền hậu ôn hòa.
Ngày tốt kính những vị thần tài nào?
Thần minh chủ quản tiền bạc tổng cộng chia làm hai loại chính: một là phong tặng theo Đạo giáo, hai là tín ngưỡng dân gian. Phong tặng theo Đạo giáo là thiên quan thượng thân, còn tín ngưỡng dân gian là thiên quan thiên tiên. Phong tặng theo Đạo giáo không gọi là thần tài mà gia phong thêm thần mình ở trên chức quan. Thần tài của phong tặng theo Đạo giaso chủ yếu có thần tài võ Triệu Công Minh, thần tài văn Tỷ Can, Phạm Lãi, thần tài nghĩa Quan Vũ. Thần tài mà dân gian phổ biến thờ cúng gồm Lợi Thị tiên quan, Phúc Lộc Thọ tam tinh, Tài Bạch tinh quân, Ngũ hiển thần tài, Phúc thần tài, Táo quân, Phúc Đức chính thần, Hòa Hợp nhị tiên và Lưu Hải Thiềm …
Phật giáo cũng có thần tài, thần tài trong Tạng truyền Phật giáo chủ yếu gồm năm vị thần tài: Liên Sư thần tài, Thần tài Tượng Đầu Vương, Tài Bảo thiên vương và Tài Nguyên thiên mẫu, Thiện Tài Đồng Tử …
Hiện nay để đón hợp với tâm lý của mọi người, còn đưa ra thần tài mạng, thần tài điện tử …
Chính thần tài, thiên thần tài, chuẩn thần tài lần lượt là ai?
Có rất nhiều loại thần tài, thông thường mà nói, được chia làm “Chính thần tài”, “Thiên thần tài”, “Chuẩn thần tài”. Chính thần tài trong dân gian chủ yếu là thần tài võ Triệu Công Minh chuyên cai quản tiền bạch của dân gian, thần tàu văn Tỷ Can chính trực vô tư, thần tài Phạm Lãi có đạo làm giàu và thần tài nghĩa Quan Vũ trung thành tín nghĩa.
Ngoài Chính thần tài ra, còn có Thiên thần tài, đây chính là nói về vị trí tượng thần ở nơi thần tài xuất hiện. Thiên thần tài của dân gian thường chỉ Lợi Thị tiên quan, Tài Bạch tinh quân, Phúc Lộc Thọ tam tinh, Ngũ hiền thần tài và Phúc thần tài.
Trong nhiều thần tài, còn có một loại thần tài được gọi là Chuẩn thần tài. Thần tài loại này chưa được phong hiệu nhưng do họ có thể mang đến tài vận và vận may nhất định cho con người, đảm nhận một phần chức trách của thần tài, do đó mọi người cũng xem họ là thần tại. Đó chính là Chuẩn thần tài. Chuẩn thần tài chúng ta thường nghe đến là Táo vương gia, Phúc Đức chính thần. Hòa Hợp nhị tiên là cóc Lưu Hải.
Thần tài trong Phật giáo gồm những ai?
Tạng truyền Phật giáo là có thần tài. Thần tài theo tiếng Tạng được gọi “tán bố lộc” hoặc “bố lộc kim cang”, có nhiều hình tượng như xanh, đỏ, vàng, đen và ba đầu sáu tay. Nổi tiếng nhất trong các thần tài Phật là 5 vị thần tài. Họ là 5 thần tài được các giáo phái lớn của Tạng truyền Phật giáo cũng bái. Họ theo màu sắc cơ thể lần lượt là Lục thần tài, Bạch thần tài, Hồng thần tài, Hoàng thần tài và Hắc thần tài.
Trong 5 vị thần tài, Hoàng thần tài là hình tượng phổ biến nhất, thường có hình tượng kim cang thấp bé, vạm vỡ, giận dữ, tay cầm “chồn trắng ngậm vật báu” là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Hoàng thần tài là tử Đa Văn thiên vương trong tứ đại thiên vương phân hóa ra, thân, ngữ, phúc nghiệp, ý, công đức của ông loại hóa thân thành ngũ sắc thần tài, tức Bạch thần tài là thân, Hồng thần tài là ngữ, Hắc thần là là phúc nghiệp, Hoàng thần tài là ý, Lục thần tài là công đức hóa thân, trong đó Hoàng thần tài là tổng hợp hóa hiện của tất cả thần tài.
Ngoài 5 vị thần tài ra, trong thần tài Phật giáo còn có Liên Sư thần tài, Thần tài Tượng Đầu Vương, Tài Bảo thiên vương, Tài Nguyên thiên mẫu và Thiện Tài, Đồng Tử.
Tài bạch tinh quân có phải là thái Bạch Kim Tinh trên trời?
Tài Bạch tinh quân còn gọi là “tăng phúc tướng công”, “tăng phúc thần tài”, tượng của Tài Bạch tinh quân được xếp ngang hàng với Phúc Lộc Thọ ta tinh và Hi thần hợp lại là phúc, lộc, thọ, hí, tài. Tương truyền rằng Tài Bạch tinh quan họ Lý, tên là Quỷ Tổ, người Truy Bắc, Sơn Đông. Vào thời Ngụy Hiếu Văn Đế được giữ chức Huyện lệnh Khúc Lượng. Trong thời gian làm huyện lệnh, ông chăm chỉ yêu dân, được mọi người yêu quý. Sau khi qua đời mọi người đã lập tự xây miếu tưởng nhớ ông. Năm thứ hai Đường Vũ Đức, Lý Quý Tổ được Đường Cao Tổ tứ phong là “Tài Bạch tinh quân”. Nghe nói, Tài Bạch tinh quân là Thái Bạch kim tinh dưới quyền Ngọc Hoàng đại đế, chức quan trên thiên đình là “Đô Thiên Trí Phú Tài Bạch tinh quân”, chuyên quản vàng bạc của cải trong thiên hạ.
Tài Bạch tinh quân do có tướng mạo hiền hậu, có phúc tướng, tính tình đôn hậu, thích giúp đỡ người khác nên được dân chúng vô cùng yêu quý. Ông mặt trắng tóc dài, gương mặt như phú ông, thường mặc áo gấm thêu, thắt lưng đeo đai ngọc, tay trái cầm thỏi vàng nguyên bảo viết bốn chữ “chiêu tài nạp phúc”, tay phải cầm quyển sách viết “chiêu tài nhập bảo” toát lên sự phú quý, mặt mũi tươi vui. Mọi người thường treo hình của ông trong phòng khách khi tết đến, cầu mong tài vận, phúc vận hanh thông trong một năm.
Ngũ hiển thần tài
Theo ghi chép, Ngũ hiển thần tài có nguồn gốc từ 5 anh em trong một nhà ở đời Đường. Họ vốn là những hiệp đạo cướp của người giàu chia cho người nghèo, hơn nữa thường đánh đuổi mãnh thú, hái cây thuốc trị thương chữa bệnh cho dân, vì thế được nhân dân vô yêu mến. 5 anh em sau khi bị giết không đi đầu thai, vẫn trừng trị cái ác, bảo vệ bách tính nghèo khổ. Bách tính để cảm tạ đại ân đại đức của họ đã tôn họ làm thần tiên. 5 anh em được phong vương vào đời Tống. Do chữ đầu tiên trong phong hiệu cảu 5 anh em đều là “Hiển”, vậy nên được gọi là Ngũ hiển thân. Dân chúng còn lập tự xây miếu cho họ. Điều kỳ lạ là, chỉ cần người nghèo khổ tới miếu cầu tài đều rất linh nghiệm, còn kẻ giàu cso bất nhân lại thường bị phá tài. Từ đó, mỹ danh Ngũ hiển thần tài cướp của người giàu giúp người nghèo, trừng ác khuyến thiện được truyền đi.
Bên ngoài An Định Môn của Bắc Kinh từng có miếu thờ Ngũ hiển thần tài, bài vị cúng trong đại điện gọi là nguyên soái, tổng cộng có 5 bài vị. Chính giữa là anh cả Hiển Thông Vương, tên là Nhân Quảng, người Hà Nam. Anh thứ hai là Hiển Minh Vương, tên là Nghĩa Quảng, người An Huy. Anh thứ ba là Hiển Đức Vương, tên là Thành Quảng, người Thiểm Tây. Anh thứ tư là Hiển Chân Vương, tên là Tín Quảng, người bộ lạc du mục Thiểm Tây. Anh thứ năm là Hiển Chính Vương, tên là Trí Quảng, người Sơn Đông. Mặc dù khác họ nhưng anh em họ tình nghĩa sâu nặng, từng kết nghĩa huynh đệ. Truyền thuyết kể rằng ngày mùng 2 tháng 1 là ngày sinh cảu người anh cả, do đó hương hỏa trong miếu của Ngũ hiển thần tài đông đúc nhất vào ngày này.
Lợi Thị tiên quan mà các Thương nhân kính trọng là ai?
“Tiên quan” là từ xuất phát từ điển tích Đạo giáo, ý nghĩa ban đầu của nó là chức vị thần tiên trong chế độ tầng lớp giáo phái. Về sau đặc chỉ thần tài Lợi Thị. Lợi Thị tiên quan là một vị thần tài nhỏ lưu truyền trong dân gian. Lợi Thị ý là “vận may, may mắn”, vì vậy Lợi Thị tiên quan rất được các thương nhân sùng kính. Mỗi khi năm mới đến các thương hộ lớn nhỏ đều dán Lợi Thị tiên quan ở cửa, đều cầu buôn bán ngày càng phát đạt, tiền bạc ngày càng nhiều.
Trong thời Tống Nguyên, Lợi Thị tiên quan đã trở thành lưu hành nhưng lúc đó ông còn chưa có họ tên. Thời Minh, Lợi Thị tiên quan được cho là đồ đệ của thần tài võ Triệu Công Minh, hơn nữa còn có một cái tên rất kêu – Diêu Thiếu Tư. Từ đó Lợi Thị tiên quan từ câu tục ngũ “kiếm được lợi thị”. Cuối cùng đã diễn biến thành một vị thần tài dân gian chính thức có tên có họ.
Diêu Thiếu Tư vì được đặt cái tên vô cùng may mắn, nên rất được dan gian yêu thích, mức độ sùng kính ông thậm chí còn vượt xa các Chính thần tài như: Triệu Công Minh, Tỷ Can, Phạm Lãi và Quan Vũ.
Phúc Lộc Thọ tam tinh trong như thế nào?
Nghe nói vào đời Đường, ở Đạo Châu xuất hiện người lùn. Những người lùn này các đời đều bị coi là đồ vật mùa vui tuyển chọn đưa đến triều đình. Thời Đường Đức Tông, Thứ sử Đạo Châu là Dương Thành lên nắm quyền. Ông cho rằng việc này không đúng với đạo lý con người, liền mạo hiểm phạm thượng, yêu cầu Đường Đức Tông hủy bỏ trò tiến cống này. Người Đạo Châu cảm tạ ân đức của ông, nghĩ ông là phúc tinh hạ phàm nên đời đời cúng bái vị quan phụ mẫu cứu dân khỏi tai họa này, đồng thời xây miếu thờ ông làm phúc thần. Phúc tinh có thân phận thanh quan ra đời từ đó. Tạo hình của Phúc tinh công thường thấy là: Mặt mũi hiền lành, luôn mỉm cười, ôm một đứa bé trong tay. Đứa bé trong tay Phúc tinh công có ý nghĩa gì? Chúng ta đều biết, truyền thống của Trung Quốc luôn coi trọng hiếu đạo, cho rằng con cháu hưng thịnh, nhà cửa hòa thuận, chính là có phúc trạch. Ôm đứa trẻ nhỏ là để thể hiện ý nghĩa này.
Lộc tinh cai quảnh vinh lộc quý tiện trong nhân gian, là ngôi sao cuối cùng trong Văn Xương cung trước 7 sao Bắc đẩu. Lộc thần có ảnh hưởng nhất là thần tử đồng Trương Á Tử đời Tống. Lộc tức là cong danh lợi lọc, trượng trưng cho giàu sang. Vì vậy dân gian thường mượn tả ông. Do đó tạo hình của Lôc tinh là đai ngọc quanh thắt lưng, tay cầm ngọc như ý, tượng trưng cho tài lộc, vật may mắn theo đúng ý nguyện.
Thọ tinh còn được gọi là Nam Cực lão nhân tinh, ông chủ quản tuổi thọ dài ngắn của nhà vua và đất nước, là tương trưng của trường thọ. Hình tượng điển hình của Thọ tinh là ông già râu trắng, cầm trượng, trán trước nhô ra, thường có thêm con hươu, hạc, đào tiên, tượng trưng cho trường thọ. Phần trán lồi ra của Thọ tinh đại diện cho trường thọ. Điều này có liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa trường thọ mà thuật dưỡng sinh cổ đại tạo ra, ví dụ như phần đầu của con hạc trường thọ được nhô cao lên.
Phúc Lộc Thọ tam tinh là 3 ngôi sao may mắn được lưu truyền trong dân gian. Khi Đạo giáo hưng thịnh, họ cũng đuowjc thăng chức, gọi chung là tinh quan. Họ là một trong những thần tài được yêu mến nhất mấy ngàn năm trở lại đây trong dân gian Trung Quốc.
Hòa hợp nhị tiên là hai cô Tiên nào?
Hòa Hợp nhị tiên còn gọi là “Hòa Hợp nhị thánh”, là vị thần của hòa mỹ đoàn viên trong thần thoại dân gian Trung Quốc. Trong tranh tết dân gian, chúng ta thường nhìn thấy tượng thần tài cảu Hòa Hợp nhị tiên. Một người cầm hoa sen, một người cầm hộp bảo vật. Điều này thể hiện ý nghĩa hài hòa, hòa hợp. Trong hộp báu có 5 con dơi bay ra. Vì “con dơi” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với “phúc”. Do đó, 5 con dơi đại diện cho ngũ phúc lâm môn. Hòa Hợp nhị tiên đầu tiên là thần minh tượng trưng cho vợ chồng yêu thương nhau. Khi tổ chức hôn lễ, mọi người thường bày hoặc treo trong nhà, có ý “hòa thuận may mắn”, vợ chồng ân ái đoàn kết, cùng nhau giữ gìn gia đình.
Bởi vì “hòa khí sinh tài”, “gia hòa vạn sự hưng”, cho nên Hoà Hợp nhị tiên không chỉ được dân gian tôn làm vị thần của hôn nhân, thần của đoàn viên, thần của niềm vui, mà còn được coi là vị thần của giàu sang. Mọi người tin rằng tích lũy của giàu sang phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan con người tốt đẹp, theo đó lấy “Hòa Hợp” làm tên gọi cho thần tài là vô cùng phù hợp.
Vậy thì, Hòa Hợp nhị tiên là chỉ ai? Đọc xong câu chuyện bên dưới bạn sẽ biết.
Đời Đường có hai vị cao tăng, một người tên Hàn Sơn, một người là Thập Đắc, Hàn Sơn là thi tăng, từng ẩn cư ở Hàn Nham, núi Thiên Thai, vị thế có tên là Hàn Sơn. Thập Đắc là người số khổ, vừa sinh ra đã bị cha mẹ vứt bỏ ở đồng hoang, may mà cao tăng từ bi Phong Can và Thượng Hóa của núi Thiên Đài đi qua đây, đã đưa ông về chùa nuôi dưỡng thành người, đặt tên là Thập Đắc. Thập Đắc lớn lên được thụ giới làm tăng ở chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai và được cử đến nhà bếp làm những việc vặt.
Trước khi Hàn Sơn còn chưa đến Quốc Thanh, vẫn luôn sống cuộc sống thanh bần ở Hàn Nham, Thập Đắc có lòng tốt thường xuyên đem một số thức ăn thừa cho Hàn Sơn ăn. Hai người biết nhau trong nghèo khổ, dần dần xây dựng tình bạn sâu đậm. Tình bạn này về sau bọ Phong Can và Thượng Hóa ở chùa Quốc Thanh phát hiện, liền cho Hàn Sơn vào chùa cùng Thập Đắc làm tăng trông coi trong bếp. Từ đó hai người càng thêm gắn kết.
Hàn Sơn làm thơ cực hay, nhưng tính tình vô cùng quái dị, ông thường chạy tới các chùa miếu nhìn lên trời gào hét ầm ĩ, bị hòa thượng trong chùa xem là kẻ điên. Thập Đắc biết rất rõ tài thơ của Hàn Sơn, bất chấp ánh mắt khinh bỉ của mọi người, thường cùng ông đọc thơ đáp đối, cùng học Phật học, văn học, đạt đến trình độ cao thâm. Về sau, hai người được chuyển từ núi Thiên Thai đến tháp viện Diệu Lợi Phổ Minh (sau này đổi tên là chùa Hàn Sơn, Tô Châu) ở Tô Châu làm chủ trì trong những năm Trình Quan đời Đường. Người đời sau thu nhập các bài thơi cảu họ và chép thành cuốn Hàn Sơn Tử tập, lưu truyền rộng rãi trong chùa.
Dân gian yêu quý tình cảm khăng khít như sơn thủy hữu tình của hai người, suy tôn họ làm thần tình yêu dân gian hòa thuận hữu ái. Hoàng đế Ung Chính đời Thanh từng phong Hàn Sơn làm “Hòa thánh”, Thập Đắc là “Hợp Thánh”, Hòa Hợp nhị tiên từ đó nổi danh khắp thiên hạ.
Lưu Hải Thiềm tại sao được coi là thần tài?
Lưu Hải là người Quản Lăng (nay thuộc Hà Nam) đất Yên vào thời Ngũ đại, tên là Lưu Tháo, tự Huyền Anh, đạo hiệu “Hải Thiềm từ”. Vì thế, người đời thường gọi là Lưu Hải Thiềm. Lưu Hải vốn là tiến sĩ triều Liêu về sau vua của nước Yên là Lưu Thủ Quang bái ông làm Thừa tướng. Lưu Hải hay can gián, nhiều lần không được vua nước Yên chấp nhận, vậy nên giả bệnh treo ấn ra đi.
Nghe nói, Lưu Hải thường học “Hoàng Lão chi học”. Sau khi từ quan, ông đi khắp nơi tìm đạo, bái Chung Ly Quyền, Lã Động Tân làm thầy, theo họ ẩn tích dưới núi Chung Nam – tố đình của phái Toàn Chân trong Đạo giáo. Tại đó, tu đạo thành tiên, được phái Toàn Chân Đạo giáo phong là một trong Bắc Ngũ tướng.
Ban đầu Lưu Hải không có liên quan tới thần tài. Việc trở thành thần tài có lẽ là bắt nguồn từ đạo hiệu của ông – Hải Thiềm tử. “Thiềm” tức là con cóc, hình dạng xấu xí, nước bot có kịch độc, có hại đối với con người, được xếp vào một trong năm chất kịch độc. Nhưng nước bọt của nó có tác dụng cường tâm, trị đau, cầm máu … Do đó, mọi người coi nó là con vật may mắn tránh ngũ binh, trấn hung tà, trợ trường sinh, chủ phú quý. Cóc vàng ăn vàng, theo truyền thuyết, Lưu Hải từng lấy một xâu tiền vàng ra dụ thu phục cóc vàng tu hành nhiều năm, đắc đạo thành tiền. Về sau, dân gian có câu “Lưu Hải trêu cóc vàng, từng bước cầu tiền vàng”. Thế là, “Lưu Hải trêu cóc vàng” đã xuất hiện trong phần lớn tranh tết và giấy cắt dân gian. Trong những tác phẩm nghệ thuật này. Lưu Hải đều là hình tượng đứa bé bướng bỉnh đang tươi cười rạng rỡ, khoa chân múa tay, tóc rủ trước trán, đầu tóc xóa tung, tay múa xâu tiền. Con cóc mà Lưu Hải trêu đùa không phải là con cóc bình thường, mà là con cóc vàng lớn ba chân, cực kỳ hiếm gặp, vì thế con cóc vàng này được xem là một linh vật. Người xưa cho rằng có được nó sẽ giàu có. Trong Phong hạ bút đàm của Mạnh Lãi Phủ thời Thanh có thuật lại câu chuyện liên quan đến “Lưu Hải trêu cóc vàng”: Lưu Hải “xuống giếng bắt được con cóc lớn có ba chân, lấy dây thừng màu mấy thước trói lại, khênh trên vai, vui mừng nói với mọi người: “con vật này trốn đi, năm đó không bắt được, hôm nay mới tìm được nó”. Vậy là người trong vùng truyền tai nhau … tranh nhau đến xem chen chúc không có cả chỗ đi”. Ngoài ra, trong Kiên hổ tập đầu thời Thanh cũng có ghi lại: Lưu Hải trêu cóc, mọi người đều biết tên của ông, về người tóc xõa đi chân đất cười hớn hở, đó chính là Lưu Hải, cầm cóc ba chân trêu chọc nó. Ngoài tranh tết và giấy cắt dân gian ra, trong múa dân gian cũng xuất hiện màn biểu diễn Lưu Hải lấy tiền vàng trên cóc ba chân, mọi người tranh nhau đến xem, vì thế được cho là điềm báo may mắn.
Lưu Hải trêu cóc vàng, cóc vàng ngậm tiền vàng. Nghe nói Lưu Hải đi đến đâu vứt tiền đến đó, cứu tế cho rất nhiều người nghèo, mọi người tôn kính và cảm kích ông, gọi là “thần tiên sống”. Đời sau, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt từng phong ông làm “Hải Thiêm Minh Ngộ Hoằng Đạo Chân Quân”, Võ Tông Hoàng đế gia phong là “Hải Thiềm Minh Ngộ Hoằng Đạo Thuần Hưu Đế Quân”. Ngoài ra, mọi người còn xây dựng miếu Lưu Hải cho ông, đem câu chuyện của ông viết thành kịch, ca ngợi khắp nơi.
Thần tài tượng đầu vương có đặc điểm gì?
Thần tài Tượng Đầu Vương còn gọi là “Tượng Tỉ Thiên” hoặc “thần Chướng Ngại”, là con trai trưởng của thần hủy diệt và khai sáng Hiển Bà (Phật giáo gọi là Đại Tự Tại thiên) và nữ thần Tuyết Sơn 16 hóa thân Ông tên là Nga Ni Sa, tên tiếng Phạm là Na Bắt Đề, dịch là Đại thánh Hoan Hỉ Thiên, gọi tắt là Thánh Thiên. Tượng Đầu Vương, nghe tên đã hiểu được nghĩa hình người đầu voi, mũi dài mắt rộng, tướng tĩnh lặng. Điều kỳ lạ là, ông có hình tượng cơ thể 1 mặt 4 cánh tay, 2 cánh tay, 12 cánh tay. Thân hình 1 mặt 4 cánh tay của ông, 2 tay trái cầm búa hoặc qur Thiên Diệu, 2 tay phải cầm mấy viên ngọc và củ cải, chân phải gập lại, tư thế múa giẫm trên một con chuột to lớn. Ở thân hình 12 cánh tay của ông, cánh tay trái lần lượt cầm các pháp khí như gậy đầu lâu, bát đầu lâu đầy máu, bát đầu lâu đầy thịt người, chày, cung, kích tam xoa, cánh tay phải lần lượt cầm mũi tên, móc, rìu, kiếm chày kim cương, mâu, chân trái gập lại, tư thế múa giẫm trên một con chuột to lớn.
Thần tài đầu voi với búi tóc (thần tài Tượng Đầu Vương) nổi danh lừng lẫy là thần tài lâu đời nhất trong lịch sử tất cả thần tài, cũng là một vị thần tài phi phàm tuyệt vời. Trước khi Phật giáo còn chưa ra đời đã tồn tại tín ngưỡng với ông. Ông cai quản thiên khố, tính tình từ bi, mọi người khẩn cầu là đều được như ý. Sau này, chiến thần Đại Hắc Thiên nổi giận vì ông không phân biệt thiện ác, thi ân lung tung nên trừng phạt bằng cách chặt thủ cấp. Về sau, thần hối hần, Đại Hắc Thiên cảm nhận được lòng chân thành của ông nên đã trả lại đầu voi cho ông, còn nhận ông làm quyến thuộc.
Liên Sư thần tài chủ yếu cai quản những công việc gì?
Liên Sư thần tại tên là đại sư Liên Hoa Sinh, dịch âm tên Tạng: Thập Vạn Kim Cương Khải Giáp. Thế kỷ thứ VIII sau CN, nhận lời mời của Thổ Phiên Tán Phổ Xích Tùng Đức Tán, Liên Sư thần tài và 2 đại sỹ Tịch Hộ và Liên Hoa Giới cùng nhập Tạng ở chùa Na Lạn Đà và sống ở chùa Tang Da ở phía Đông Nam Lhasa. Đại sư Liên Hoa Sinh phiên dịch thần chú, phát triển mạnh mẽ Mặt pháp ở Tây Tạng, còn giáng phục quỷ thần yêu quái, thể hiện các kỳ tích thần biến … là những điều người Tây Tạng hướng đến.
Đại sư Liên Hoa Sinh truyền dạy Mật pháp, 25 đệ tử ủa ông đã thực hiện công việc dịch thuật các Phật điển Phạn Hán, cuối cùng biên soạn thành Tây Tạng đại tạng kính – Cam Châu Nhĩ.
Hình tượng của Liên Sư thần tài có hai dạng, một là Liên Sư thần tài bình thường, người ông mặc thiên y trang trí xâu chuỗi ngọc, toàn thân màu vàng, nhíu mày giận dữ, uy danh hiển tướng, tay trái cầm bình trường thọ Ma Ni, trong bình chứa đầy cam lộ, tay phải giơ cao cờ màu ngũ sắc, ngồi kết già trong ánh cầu vòng tỏa khắp. Một dạng khác là Liên Sư Kim Cương Khải Giáp nét mặt giận dữ, người màu xanh thẫm như than đá, 1 mặt 2 cánh tay 3 mắt, tướng mạo nửa vui nửa giận, nhíu mày như lửa, thân là đồ trang trí từ xương vô cùng trang nghiêm, đầu đeo búi tóc đầu người tươi mới, tay trái chuyển động chùy Phổ Ba thiên thiết, tay phải giơ cao chuỳ Kim cang được chế từ sét thiên thiết, đồ trang sức như rắn là vòng xuyến, dưới là váy da hổ, chân trái gập lại đứng uy nghiêm trên mình con lợn sắt 9 mặt.
Công đức của Liên Sư thần tài rộng lớn, chủ yếu cai quản các tu pháp đặc biệt như cầu tài, điều phục oán địch, dục tốc sinh thiền định, bảo vệ che chắn hủy duyên, điều trị mất ngủ, tinh thần tỉnh táo, cầu thọ, tịnh trừ thời dịch, trị mụn nhọt, che chắn chòm sao xung sát, giải độc, bảo vệ cây trồng tránh bị sâu hại, khiến quỷ thần buồn bực, vâng sinh tịnh thổ.
Tại sao nói Bảo Thiên Vương là thần bảo hộ của Quân đội?
Tài Bảo Thiên Vương là một trong tứ đại thiên vương của Phật giáo, còn gọi là người hộ thế, có thể hộ trì cho bốn phương trong thế gian. Tài Bảo thiên vương có tên tiếng Phạn là Tỳ Sa Môn, dịch là “nghe nhiều”, cái tên thể hiện phúc đức của ông. Tài Bảo thiên vương là thần bảo hộ phương Bác, còn kiêm chức tư tài, là thiện thần hộ trì Phật pháp, nắm giữ của cải giàu sang. Ông sống ở phía Bắc núi Tu Di, thống lĩnh các bộ Nguyệt Xoa. Theo Tạng Mật kể lại, 5 vị thần tài: Lục, Bạch, Hồng, Hoàng, Hắc và bộ xung quanh Tài Bảo thiên vương được các giáo phái lớn trong Trạng truyền Phật giáo cúng bái thường xuyên trợ giúp Tài Bảo thiên vương phổ độ chúng sinh để đáp ứng nguyện vọng của chúng sinh.
Tài Bảo thiên vương vốn là một vị thiên thần của Ấn Độ giáo cổ còn gọi là Tỳ Sa Môn. Ở Trung Quốc là ông thần tài danh tiếng đúng với thực tế. Ông có rất nhiều tín đồ, có danh tiếng rất cao trong Tứ đại thiên vương. Bình thường Tài Bảo thiên vương mặc giáp trụ, người toàn vũ khí, tay phải cầm ô báu, tay trái nắm chuột thần, ý là có thể trấn tà chế sát, trị yêu trừ ma, bảo vệ quyền lợi của chúng sinh không bị xâm phạm.
Tương truyền, sau khi Tỳ Sa Môn tới Trung thổ, còn giúp đỡ nhà Đường đánh bại sự xâm lược của quân Phiên, giành được sự tán thưởng rất lớn của quân đội. Vào đời Đường, trong quan doanh đều có hình tượng của ông, còn xây dựng miếu và bàn thờ thiên vương. Có một số quân đội để chấn hưng quân uy, còn thêu hình tượng của ông trên quân kỳ, thể hiện bất khả chiến bại. Từ đó, Tài Bảo thiên vương Tỳ Sa Môn đã trở thành thần bảo hộ của quân đội. Tương truyền, Thác Tháp thiên vương xuất hiện sau này chính là hóa thân của Tỳ Sa Môn.
Thiện Tài Đồng Tử trở thành thị vệ kề cận của Quan thế Âm Bồ Tát như thế nào?
Thiện Tài Đồng Tử là tên Bồ Tát của Phật Giáo. Trong đó, “Thiện Tài” là dịch ý của tiếng Phạn, người thiện sẽ được nhiều thứ, ý chỉ thuận lợi nhiều tiền của, may mắn an khang.
Hoa nghiêm kinh – Nhập pháp giới phẩm ghi, trong Phúc Thành mà Bồ Tát Văn Thù từng ở có vị trưởng giả sinh được 500 đồng tử. Trong 500 đồng tử này có một đồng tử khi sinh ra, trong nhà liền có vô số châu báu đổ ra, thầy tướng thấy điềm lạ nên đặt tên là Thiện Tài. Tuy nhiên Thiện Tài lại nhìn thấu hồng trần, coi tiền bạc hư ảo, quyể định tiềm tu đạo hạnh, trở thành Bồ Tát. Về sau ông đã gặp được Bồ Tát Văn Thu trong rừng cây Sa la của tòa Trang Minh ở thành đông của Phúc Thành. Ông rất ngưỡng mộ đạo hạnh của Bồ Tát Văn Thù nên đã thỉnh giáo Văn Thù về Phật pháp chân đế. Văn Thù đã chỉ dẫn ông đi về phía Nam, lần lượt cầu giáo các vị thiện tri thức. Thế nào là “thiện tri thức?”. Hóa ra, Phật gia gọi bạn bè là tri thức, giải thích là “người quen biết”. Thiện tri thức chính là bạn bè có thiện tâm, lương thiện hữu hảo. Nhân thiện tức là thiện hữu thiện tri thức; Nhân ác tức là ác nhân ác tri thức. Thiện Tài Đồng Tử dưới sự chỉ dẫn của Bồ Tát Văn Thù đã tham bái 53 vị thiện tri thức như Tỳ khưu Đức Vân, Hải Vân, Thiện TRụ, đại sỹ Di Già, trưởng giả Giải Thoát, Tỳ khưu Hải Chàng, Ưu bà di Hưu Xả … Cuối cùng chứng nhập pháp giới. Thiện căn của Thiện Tài Đồng Tử vô cùng thâm hậu và có lòng tin kiên định, thường hoài niệm sự vĩ đại của chư Phật, được Bồ Tát Văn Thù chỉ dạy, phát đại thừa tâm, chu du khắp thiên hạ, than bái danh sư, được nghe các loại pháp môn. Cuối cùng đã đạt được đạo tràng của Bồ Tát Thiện Hiền, chứng nhập pháp giới vô sinh, được công thành viên mãn.
Thiện Tài tổng cộng đã đi qua 110 thành phố, tham bái 53 vị thiện tri thức. Do đó còn được gọi là “Thiện Tài 53 lần tham vấn”. Trong kinh Phật cũng có ghi chép những lời tốt đẹp về “Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn”. Đại sỹ Quán Âm là vị thứu 37 trong số 53 tri thức mà Thiện Tài Đồng Tử tham bái. Khi Thiện Tài Đồng Tử mới tới núi Phổ Đà Lạc Già bái yết Bồ Tát Quán Âm. Để nghiệm chứng lòng thành của ông, Bồ Tát đã hóa thân thành phu thuyền và nổi sóng to gió lớn, khuyên Thiện Tài quay về, đừng vượt biển. Nhưng ý chí của Thiện Tài kiên định, suy nghĩ không hề bị lung lay, dưới sự kiên trì và thành ý một lòng tham bái Quán Âm của ông, cuối cùng Quán Âm Bồ Tát đã giáo hóa, khiến ông hiện thành Bồ Tát.
Cuối cùng, Thiện Tài để phụ giúp Quán Thế Âm phổ độ chúng sinh, hiện thành Đồng tử, trở thành thị giả kề cận của Bồ Tát Quán Âm.
Leave a Reply