Tâm lý và hành vi
Từ khi thuật thôi miên ra đời, nó đã có mối liên quan mật thiết đến tôn giáo và chính trị. Các nhà chính trị, tôn giáo, vu sư, giang hồ thuật sĩ, người bình thường… đều có nhu cầu sử dụng thuật thôi miên.
Để việc sử dụng có hiệu quả nhất, họ đã tăng hiệu lực và phức tạp hóa thuật thôi miên, làm cho nó ngày càng bị mê tín, thần bí, ma lực hóa. Chính vì thế, trong thời cổ đại, thuật thôi miên luôn bị xem là một loại tà thuật.
Đến ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã dùng con mắt khoa học để nhìn nó. Các nhà tâm lý học, y học, sinh lý học, xã hội học v.v… đã cố gắng tìm hiểu và cuối cùng hiểu được bản chất thực sự của thuật thôi miên, phát hiện ra giá trị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống thực tiễn, bắt đầu ứng dụng nó vào việc phục vụ con người trong nhiều lĩnh vực.
Các khoa học gia ở nhiều thời dại khác nhau, ở nhiều góc độ lý luận khác nhau, có cách giải thích về các hiện tượng này khác nhau. Hơn nữa, đôi khi trong cùng một thời đại nhưng ý kiến của họ lại trái ngược nhau.
Các nhà tâm lý học Tây phương giải thích thuật thôi miên trên lý luận phân tích thần kinh học.
Theo đà tiến hóa của xã hội, tâm lý học và sinh lý học phát triển, con người nhận thức về “tâm” chính xác hơn và hiểu rằng chỉ với một chuyên ngành thì không thể tìm hiểu hết về “tâm”. Phải trên lập trường hiện đại cao nhất để giải thích thuật thôi miên và hiện tượng thôi miên, chúng ta mới giải thích một cách tương đối sự quan hệ của tâm với sinh lý tâm lý và nhiều phương diện khác.
Hiện tượng tâm lý của con người còn được gọi là hiện tượng tinh thần. Con người tiếp xúc với sự vật thông qua các giác quan gọi là cảm giác. Hình tượng của sự vật còn lưu lại trong não được gọi là biểu tượng.
Những sự vật được lưu lại trong não gọi là ấn tượng. Những ấn tượng này sẽ được ghi nhớ và nhận ra, gọi là ký ức. Từ việc nhận thức sự vật, hiện tượng thông qua kinh nghiệm và kiến thức đã học hỏi được, chúng ta phán đoán, suy nghĩ trên nó, tìm sự khác biệt của nó với những sự vật hiện tượng khác v.v… gọi là tư duy cảm giác. Trí giác, ký ức, tư duy là những hoạt động tâm lý, đều là để nhận thức về thế giới, được gọi là các hoạt động tâm lý.
Khi con người đang tỉnh táo cũng không thể cảm tri được tất cả sự vật quanh mình cùng một lúc. Chỉ khi nào chúng ta chú ý vào vật nào thì mới cảm tri về vật đó, vì thế, chú ý là đặc tính hoạt động đồng thời với mọi hoạt động tâm lý.
Khi con người tiếp xúc và nhận thức sự vật, hiện tượng, đều có sự tham gia của các loại kinh nghiệm, thể nghiệm. Thể nghiệm ấy tuy do sự vật dẫn khởi nhưng thái độ của con người đối với sự vật dẫn khởi nhưng thái độ của con người đối với sự vật lại được quyết định bởi tình trạng quan hệ giữa con người ấy với người xung quanh. Vì thế, thái độ của con người đối với hiện tượng phản ánh mối quan hệ xã hội của con người nên thái độ thể nghiệm này được gọi là tình cảm.
Con người luôn căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của mình để nhận biết và cải tạo thế giới khách quan. Khi họ thực hiện một mục đích với động cơ nào đó gọi là tùy ý hoạt động. Trong quá trình tùy ý hoạt động sẽ có sự nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại và nỗ lực này được gọi là ý chí hành động.
Nhận thức phản ứng của nhận thức hoạt động, thể nghiệm, hoạt động ý chí … tạo thành hoạt động tâm lý và chúng phát triển theo cách riêng, có quá trình riêng của nó. Và các quá trình nhận thức, tình cảm, kinh nghiệm, ý chí … được gọi là quá trình tâm lý.
Các quá trình này không hoạt động độc lập mà tác động tương hỗ nhau. Chúng là những quá trình hoạt động hòan chỉnh của tâm lý ở từng khía cạnh khác nhau.
Hoạt động tinh thần bình thường của con người có mối liên hệ đồng điệu với thế giới khách quan, được thể hiện qua nội dung, hình thức và cường độ phản ứng của tâm lý. Khi thế giới khách quan tác động vào các cơ quan cảm ứng đều làm nảy sinh các phản ứng tâm lý tương ứng.
Một đặc điểm quan trọng của một hoạt động tinh thần bình thường là sự ổn định tương đối của cá tính tâm lý.
Đặc trưng cá tính tâm lý là sự biểu hiện khác biệt trong hoạt động tâm lý giữa người và người. Nó là sự khác nhau nảy sinh từ tố chất bẩm sinh dưới tác động của hoàn cảnh môi trường và nền tảng giáo dục. Cá tính tâm lý này thống nhất đồng điệu với mọi quá trình tâm lý, nó chế ước hoạt động tâm lý và biểu hiện qua các hoạt động tâm lý, làm cho các quá trình ấy mang tính đặc thù ở từng con người khác nhau nên nó có tính ổn định tương đối với từng cá nhân.
Hoạt động tinh thần bình thường cũng cần có tự giác tính và năng động tính.
Tự giác tính là chỉ cho sự nhận thức đầy đủ về hoạt động tinh thần và trạng thái của chính mình, biết mình đang nghĩ gì, cần biểu hiện như thế nào v.v…
Năng động tính biểu hiện ở hoạt động tinh thần chi phối hành vi của bản thân để hoàn thành các mục tiêu một cách hợp quy luật và có hiệu quả nhất.
Tự giác tính, năng động tính này có đủ hay không thì xem cá nhân ấy có một hoạt động tinh thần bình thường hay không. Nếu một cá nhân mất tự giác, mất năng động trong hoạt động tinh thần sẽ không còn bình thường nữa.
Người bị thôi miên là người đã mất tự giác tính và năng động tính, chẳng khác nào một người bệnh thần kinh, có thể gọi là bệnh thần kinh tạm thời.
Vậy thực chất của “tâm” là gì?
Nói đến thực chất của tâm lý, tâm lý học nghiên cứu trên hai phương diện:
– Một là sự quan hệ giữa tâm lý và hoàn cảnh khách quan.
– Hai là sự quan hệ giữa não bộ và tâm lý.
Trong tâm lý học hiện đại, đa số các nhà tâm lý học nghiên cứu tâm lý của một người thông qua hành vi cử chỉ bên ngoài của người đó, vì họ cho rằng hành vi là sự biểu hiện ra bên ngoài của quá trình hoạt động tâm lý.
Giữa thế kỷ XIX, tâm lý học đã dùng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu hoạt động tâm lý, nhưng đến đầu thế kỷ XX, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tâm lý vẫn là ý thức và kinh nghiệm của con người, vì thế nó được gọi là “ý thức tâm lý học”.
Đến những năm 20 của thế kỷ XX xuất hiện học thuyết hành vi chủ nghĩa tâm lý học. Những người theo học thuyết này cho rằng tâm lý học là một ngành khoa học tự nhiên thuần tính khách quan, loại trừ khái niệm ý thức, thay thế bằng khái niệm hành vi.
Từ quan niệm này, chủ nghĩa hành vi tâm lý học đã nghiên cứu tâm lý ở góc độ khác. Họ chú trọng vào phản ứng đáp trả của con người đối với sự kích thích của ngoại giới. Trào lưu này được xem là cuộc cách mạng trong tâm lý học. Họ không căn cứ vào sự phản ứng tuần tự của tâm lý theo tâm lý học truyền thống nữa, mà chỉ tập trung nghiên cứu phản ứng của con người trước các kích thích khác nhau để tìm ra các hoạt dộng khác nhau của tâm lý. Họ cho ra đời công thức (S) kích thích -> (R) phản ứng rất đơn giản. Sau đó, họ lại cho ra đời thêm một khái niệm (O) -> là sự biến lượng nằm giữa (S) và (R) tạo thành (S) -> (0) -> (R).
Theo đà phát triển không ngừng của tâm lý học, sinh lý học, các nhà tâm lý học bắt đầu nghiên cứu vào nội bộ cơ lý của tâm lý. Hành vi bên ngoài của con người chịu ảnh hưởng từ nhiều tầng nhiều lớp hoạt động của đại não, nếu chỉ độc lập căn cứ vào hành vi, không phối hợp với quá trình nhận thức thì rất khó giải thích một cách thuyết phục các hành vi được biểu hiện ra bên ngoài.
Vì thế, gần đây ở Mỹ lại xuất hiện trào lưu “nhận thức tâm lý học” và được giới nghiên cứu tâm lý nhiệt liệt hoan nghênh.
Các nhà tâm lý học Liên Xô đưa ra khái niệm “hoạt động” cho tâm lý học, đưa phạm trù “hoạt động” vào tâm lý học, thay đổi cả hệ thống nhận thức về tâm lý học.
Họ cho rằng, các hệ thống tâm lý học trước đó có cùng điểm chung, tức là có cùng sơ đồ phân tích:
Tác dụng của hệ thống cảm thụ chủ thể – hiện tượng hồi đáp từ tác dụng đó. Hoặc có thể khái quát thành tác dụng khách thể – sự biến đổi của hiện trạng chủ quan trong học phái chủ nghĩa hành vi, sơ đồ là sự thể hiện trực tiếp từ (S) -> (R). Cái gọi là “hoạt động” là chỉ hoạt động của đối tượng, lịch sử hoạt động của con người chính là bắt đầu từ quá trình sinh hoạt để sống còn. Trong hoạt động mang tính đối tượng sản sinh ra phản ứng tâm lý ở dạng thấp đến cảm nhận kích thích tính, sau đó biến thành cảm thụ tính, tức sản sinh ra năng lực cảm thụ. Phản ứng tâm lý và ý thức sản sinh ra từ hoạt động của đối tượng chủ
thể.
Họ cho rằng, tâm lý học trước kia đã đối lập giữa tâm và vật, làm trở ngại cho sự phát triển của tâm lý học. Vì thế, đem phạm trù “hoạt động” vào tâm lý học có thể tạo mối liên hệ hữu cơ giữa tâm lý và xã hội, tâm lý và cơ năng của não, tâm lý và hoạt động bên ngoài v.v…
Bệnh thần kinh và hiện tưọng thôi miên
Đối với một người bị thuật thôi miên khống chế, hành vi, ngôn ngữ đều không bình thường, chỉ biết tuân theo tính hiệu ám thị, chẳng khác gì bị bệnh thần kinh.
Vậy hoạt động tâm lý của người bình thường và người bệnh thần kinh khác nhau thế nào?
Tâm lý học phổ thông chỉ dạy mọi người một tâm lý bình thường là thế nào, đồng thời chỉ ra sự khác biệt tâm lý giữa những con người bình thường, rất ít đề cập đến các hiện tượng “bất thường”.
Có một số nhà tâm lý học đã chọn ra một số đối tượng có thần kinh và thân thể đều khoẻ mạnh, thế nhưng sau đó phát hiện ra rằng phân nửa trong số họ dã có triệu chứng bệnh thần kinh ở dạng nhẹ. Chính vì thế rất khó xác định đâu là giới hạn của sự “hình thường”. Hơn nữa, tự mình cảm giác về mình, tức cho rằng bản thân rất bình thường là điều không thể tin được. Ví dụ một người điên luôn bảo là mình bình thường. Cũng như vậy, một người bị thuật thôi miên khống chế sẽ có hành động, cử chỉ như một người bị bệnh thần kinh nhưng khi tỉnh lại họ hoàn toàn bình thường. Vậy có thể khiến cho một người vĩnh viễn ở trong trạng thái thôi miên không? Cho đến ngày nay vẫn chưa thấy trường hợp nào như vậy. Thậm chí những người bị chúc do thuật khống chế đức tin cũng không có bác sĩ thần kinh nào có thể nói họ bị bệnh thần kinh được.
Mỗi người đều sống trong một hoàn cảnh môi trường và hệ thống giáo dục của riêng mình nên việc hình thành những tri kiến, kiến giải về sự vật hiện tượng cũng rất khác nhau, tạo ra những thói quen, tập tục khác nhau. Nếu hành vi, cử chỉ của một người phù hợp với thói quen, tập tục thì được cho là bình thường, còn khác lạ đều bị cho là bất thường. Có khi sự “bình thường” của địa phương này lại là hiện tượng “bất bình thường” của địa phương khác. Như vậy ai là người có thần kinh bất bình thường? Đâu là ranh giới của bình thường và bất bình thường?
“Văn hóa thần kinh bệnh học” phát triển mạnh mẽ vào những nám 40 của thế kỷ XX, nó nghiên cứu mối quan hệ giữa vãn hóa với các chướng ngại tinh thần. Vì sự chướng ngại tinh thần của các bộ lạc nguyên thủy rất khác với ách tắc tinh thần của người hiện đại, nên có nhiều chuyên gia thần kinh học đi sâu vào nghiên cứu ách tắc tinh thần của các bộ lạc nguyên thủy, nghiên cứu phương pháp trị liệu của vu thuật.
Theo đà phát triển của văn hóa xă hội, các hiện tượng mê tín giảm dần, nhưng con người lại tường tượng ra đủ thứ huyễn hoặc khác như người ngoài hành tinh xâm lăng trái đất, thế giới bị diệt chủng v.v…
Trong một cộng đồng người mà ai cũng mê tín tột độ, người bị bệnh thần kinh có thể gây hại rất nhiều. Trong một bài báo được đăng từ năm 1983 có kể rằng một người bị tâm thần đã nhìn tất cả người thân lẫn người đi đường thành “ma quỷ”, “yêu quái” và vác dao rượt chém. Hằng ngày người ấy sống trong sự tin tưởng rằng có ma quỷ, khi thần kinh bị bệnh thì sự tin tưởng bộc phát thành hành động như thế, thật sự rất nguy hiểm. Cũng có người bị tâm thần phân liệt, cho rằng thân thể của mình bị thần thánh hay ma quỷ gì đó nhập vào rồi có những hành vi khác lạ. Đấy là do huyễn giác, huyễn tưởng tạo thành.
Có một bộ lạc ở phía bắc Canada, mỗi lần vào mùa đông giá rét, trong bộ lạc sẽ có “thần băng” nhập vào một ai đó. Đấy chính là những chứng bệnh thần kinh tổng hợp có liên quan đến văn hóa.
Nhiếp tâm thuật cũng làm ảnh hưởng đến hành vi của con người. Ví dụ với bệnh mất khả năng sinh lý … nhà thôi miên sẽ ám thị cho bệnh nhân nghĩ tưởng đến việc giao hợp trong trạng thái bị thôi miên để kích thích tiềm năng sinh dục của họ.
Thần kinh quan năng chứng, còn gọi là thần kinh chứng là bệnh mà ai cũng nghe nói đến. Thần kinh chứng chỉ cho những chứng bệnh chủ yếu xuất phát từ yếu tố thần kinh.
Trong thời đại Trung cổ, những người bị bệnh thần kinh mà có hành vi gây tổn hại hoặc sát hại người khác đã bị các giáo sĩ Tây Âu quy vào loại bị ma quỷ dựa nhập và đã bị trừng trị nghiêm khắc, thậm chí còn bị hỏa thiêu. Giữa thế kỷ XIX, Charcot của Pháp cho rằng đó là bệnh do thần kinh gây ra. Còn Berheim và Polinski cho rằng do ám thị mà ra.
Người bị bệnh thần kinh có nhiều biểu hiện khác nhau. Ví dụ, bệnh ở tinh thần thì tình cảm thất thường như lúc khóc thê thảm, lúc cười như điên. Người thì không xác định được phương hướng, có khi đi trên đường đất mà cho rằng mình đang lội dưới sông, đang ở ngoài trời mưa mà nói trong nhà v.v…
Nhân cách bị thay đổi cũng là một hiện tượng của bệnh thần kinh, là biểu hiện ách tắc của ý thức, ví dụ người bệnh tự xưng mình là trẻ con, có hành vi cử chỉ như trẻ con v.v…
Cũng có những bệnh thần kinh gây ra nhưng không tác động đến tinh thần mà tác động đến cơ thể như bị tê liệt tay chân, á khẩu, co quắp v.v…
Thuật ám thị từ lâu đã có hiệu nghiệm trong việc chữa trị các chứng bệnh về thần kinh, có thể trị lúc bệnh nhân tỉnh táo hoặc trong trạng thái thôi miên.
Tính chất của thuật thôi miên
Như đã trình bày, từ thế kỷ XIX giới y học đã tìm hiểu được thực chất của thuật thôi miên và có ý dùng nó vào công tác trị liệu, kết hợp thôi miên với y học hiện đại. Thôi miên lúc đó không còn là pháp thuật thần bí của các vu sư nữa, mà là một ngành khoa học thực nghiệm.
Thông qua nhiều năm nghiên cứu và đi khắp nơi quan sát, chúng tôi phát hiện chúc do thuật cổ xưa của Trung Quốc và thuật thôi miên của phương Tây đều dùng ám thị, nhưng chúc do thuật còn đi sâu hơn trong việc không chế đức tin của con người, có tác dụng cực kỳ to lớn đến sinh hoạt cộng đồng, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều so với thuật thôi miên. Cộng đồng có thể chịu ảnh hưởng của chúc do thuật trong thời gian lâu dài, nhưng thuật thôi miên chỉ khống chế người trong thời gian ngắn, tuy cả hai đều dùng ám thị để đạt mục đích của mình.
Tác dụng của ám thị lớn như vậy nên trước đây chúng tôi có tiến hành phân tích cơ chế tác dụng của nó từ góc độ tiềm thức và hiểu được phần nào cơ chế sinh lý ấy.
Chúng tôi đã dùng cơ chế phản xạ để tìm hiểu. Đối với con người, ngôn ngữ là một loại kích thích, cũng giống như mọi loại kích thích khác, nhưng ngôn ngữ lại là loại kích thích có nội dung phong phú cả về lượng và về chất, mạnh hơn rất nhiều so với loại kích thích khác.
Với người trưởng thành vì đã trải qua nhiều vấn đề trong cuộc sống nên sự kích thích của ngôn ngữ và các kích thích khác từ bên ngoài vào hai bán cầu đại não có mối tương tác với nhau tạo thành sợi dây liên hệ mật riêng tôi, với một số người bình thường khi bị thôi miên thì sự ảnh hưởng của ngôn ngữ (tín hiệu thôi miên) lớn hơn ảnh hưởng của hiện thực xung quanh, khi đó, các tình trạng không bình thường có thể xuất hiện, như trường hợp dùng ám thị ngôn ngữ “ngọt” thay cho vị đắng thực sự người đó đang nếm. Nếu tác dụng của từ “ngọt” đi vào thính giác và tạo kích thích mạnh hơn vị đắng thực thì đối tượng sẽ cảm thấy ngọt mà không thấy đắng.
Thông qua những gì đã trình bày, chúng ta đã hiểu được cơ chế tâm lý của ám thị, thôi miên, chúc do; hiểu được vì sao khi bị thôi miên, đối tượng thường có những hiện tượng sinh lý “siêu thường”.
Tuy nhiên với ý niệm thuật, khoa học ngày nay vẫn chưa đưa ra được một lời giải thích thỏa đáng nào, lĩnh vực này vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn.
Ý niệm thuật thật sự hiện hữư, không thể vì chưa có sự giải thích thỏa đáng mà vội phủ nhận sự tồn tại của nó.
Tất cả những hiện tượng của cơ thể người của thế giới tự nhiên, đều có thể tùy lúc tùy nơi xảy ra các hiện tượng bất bình thường, chúng ta không thể cùng một lúc hiểu được hết tất cả các nguyên nhân tạo ra chúng. Các bệnh nan y như ung thư, HIV hiện nay chưa tìm ra cách chữa tuyệt đối nhưng không vì thế mà chúng ta mất niềm tin vào khoa học. Những gì chưa hiểu, nhân loại sẽ dần tìm hiểu bởi khả năng của con người là vô cùng.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply