Hãy kể lại sự tích Bánh chưng, bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyền thuyết.
BÀI LÀM
Bấy giờ vua Hùng đã nhiều lần chiến thắng giặc Ân, giữ được hạnh phúc cho muôn dân. Đất nước thái bình. Vua có hai mươi người con trai, lúc về già, vua muốn chọn người nối ngôi. Ý định của vua là người nối ngôi phải nối được chí mình, mà chí của vua là hướng về sự bền vững của nước, dân ấm no, hạnh phuc. Chọn ai đây? Biết ai có chí, ai không? Vua bèn nghĩ ra cuộc thi tài: hễ con nào làm vừa ý vua, vua sẽ truyền ngôi. Cuộc thi lại nhằm vào ngày lễ Tiên vương (vua đời trước) để biết ơn công lao của tổ tiên, ông cha và cũng là để tổ tiên, ông cha chứng giám. Một ý định thật đẹp, sáng ý, lại trọn tình. Không phân biệt con trưởng con thứ, chỉ cần người tài đức.
Hầu hết những người con trai của vua Hùng đều náo nức thi tài, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Họ đã làm những mâm cỗ thật hậu, thật ngon dâng vua.
So với những anh em khác, Lang Liêu thiệt thòi nhiều nhất, Liêu là con thứ mười tám, lại chịu nhiều bất hạnh nhất. Từ khi lớn lên đã ra ở riêng, Liêu chỉ biết làm bạn với ruộng đồng, cây lúa, củ khoai. Liêu có cuộc đời, thân phận rất giống với người em út trong truyện cổ tích thần kì, một loại nhân vật cần cù, chịu thương chịu khó, thật thà nhưng cô đơn, bị thua thiệt nhất trong gia đình. Lang Liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi với những người dân nghèo khổ.
Lang Liêu đã được thần giúp đỡ. Thần đây cũng chính là nhân dân. Suy nghĩ của thần chính là kết tinh những suy nghĩ, tâm tư của dân.
Lang Liêu đã ngẫm nghĩ, làm theo lời thần. Liêu chọn những hạt gạo nếp đẹp, thơm nhất, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói lại thành hình vuong, luộc kĩ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đổ lên, giả nhuyễn, nặn thành hình tròn. Với tất cả suy nghĩ, tình cảm, tài năng, phẩm chất của mình, Liêu đã làm những chiếc bánh ngon và đẹp giàu ý nghĩa hơn tất cả những sơn hào hải vị, nem công chả phượng do những người khác mang tới. Những nem công chả phượng, sơn hào hải vị kia rực sắc màu, giàu vật chất nhưng nghèo ý nghĩa tinh thần. Vua Hùng, với con mắt tinh đời, đã biết hướng về cái bình dị, chân chất nhưng sâu sắc. Chồng bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu đã được chọn để tế trời đất, Tiên vương và Lang Liêu được cha cho nối ngôi.
Bánh chưng, bánh giầy còn có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu, nhân vật chính trong truyện hiện lên như một người hung văn hóa. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu.
Bánh chứng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Phong tục ấy mang biểu tượng về trời đất, cầm thú, muôn loài, tài năng, tình cảm của nhân dân.
Nhân dân ta đã xây dựng phong tục của mình từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa.
Leave a Reply