Cảm nhận về hai bài ca dao sau:
Em nghiêng vành nón Gò Găng
Để anh sửa lại vầng trăng đêm rằm.
(Ca dao Trung Bộ)
Đưa tay ngắt một ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ!
(Ca dao Nam Bộ)
Bài làm
Bài ca dao thứ nhất ở vùng Bình Định, miền Trung nước ta. Gò Găng ngày nay là một thị trấn thuộc huyện An Nhơn. Vùng này có nhiều danh lam thắng cảnh, địa chỉ văn hoá. Ở cách đó không xa trên Quốc lộ I là thị trấn Bình Định, nơi đó có Bến Mi Lăng của Yến Lan và ngược lên là thành Đồ Bàn, kinh đô cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành. Gò Găng không xa nơi phát tích nhà Nguyễn – Quang Trung là bao.
Trở lại với bài ca dao trên. Không biết xưa ở Gò Găng chiếc nón lá cógì đặc biệt hơn những nơi khác mà ca dao lại sosánh như thế. Có thể là rất đẹp! Nhưng chắc chắn đây không phải là sự ngợi ca chiếc nón. Nhân chiếc nón, nói đến người đó thôi.
Em nghiêng vành nón Gò Găng
Để anh sửa lại vầng trăng đêm rằm.
Câu ca không nói gì về vẻ đẹp của cô gái, song ai cũng biết cô xinh đến độ nào. Trăng đêm rằm sáng nhất, tròn nhất, nhưng vành nón của em còn tuyệt hơn! Chàng trai khen cô gái rất tế nhị và hết lời. Nhưng ở đây, ta thấy anh là người “đáo để” lắm. Em nghiêng vành nón Gò Găng nhưng để anh sửa lại vầng trăng đêm rằm, chứ đâu phải em – chủ nhân chiếc nón quý kia. Cũng như em, làm duyên là để cho người khác, mà thật ra là anh. Cách nói vòng sâu sắc chẳng khác gì cách hỏi khéo léo của chàng trai để quên chiếc nón trên cành hoa sen ở một bài ca dao khác.
Còn đây là một chàng trai khác, cũng hết sức đáng yêu:
Đưa tay ngắt một ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ!
Bề ngoài âm thầm (giả đò ngó lơ) nhưng bên trong thiết tha đến cháy bỏng (thương em đứt ruột). Câu sau cho thấy tính cách thường thấy ở những người mới yêu và đang yêu hết mình! Kín đáo mà dữ dội. Vì thế, xưa nay người ta biết chàng trai có nói quá một chút (thương em đứt ruột), nhưng vẫn cảm thông và yêu thích bài ca dao. Chàng trai ấy còn là người thanh lịch và phong nhã biết bao, bởi có bông ngò đứng ra giúp anh làm cớ ngó lơ trong phút giây bối rối của lòng mình.
Hai bài ca dao ở hai vùng quê khác nhau nhưng không khác biệt nhau về màu sắc biểu hiện. Nội dung bai ca dao rất dễ thương, khó có thể có câu ca nào hay hơn để biểu hiện tâm trạng đang yêu của chàng trai, bởi đây là tâm tình rất chân thật của tất cả những người trai trẻ Việt Nam hồn nhiên và nhiệt thành.
Bình giảng bài ca dao:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài làm
Có câu hát nào đẹp như ca dao, dân ca? Ca dao, dân ca đã hòa nhập một cách hồn nhiên, kì diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao, dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình, nơi ruộng vườn, nơi bến cũ đò xưa, lưu luyến trong dân gian,phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương cần mẫn, hiền lành, đáng yêu, với cánh cò “bay lả bay la”, có đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”, với hình ảnh cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương, nỗi nhớ.
Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc, đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẹn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh đồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thẳng cánh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú, tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
“Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía.. Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kĩ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng, tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là từ mà bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, nó thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!
Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nóilên sự giàu có của quê hương. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay, nhà thơ dân gian đã viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, đọc lên làm xao xuyến lòng người. Câu ca không hề nói đến màu xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương côm mới” nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:
Đất hiền như tuổi thơ,
Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ.
(Lê Anh Xuân)
Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong lòng. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”… như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn nhựa sống. Đây là hình ảnh về cô gái Việt Nam trẻ trung, khỏe khoắn, hồn nhiên:
Thân em như chẹn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
“Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh mơn mởn.
Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Đó là vẻ đẹp màu xanh của lúa, màu hồng của nắng ban mai, vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ. Đọcbài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận đây là hình ảnh cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.
Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa đẹp, vừa nên thơ, không gian và thời gian “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”, đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta tình yêu và mơ ước.
Cảm nhận về bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Bài làm
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Những vần thơ dân dã ngọt ngào ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, lòng kiên nhẫn của người dân cày quê ta. Hình ảnh người nông dân sao mà đáng yêu thế:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Hai câu đầu miêu tả cảnh cày đồng. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng “ban trưa” chang chang của mùa hạ. Người và con trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi tuôn ra như mưa. Từ tượng thanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là hình ảnh so sánh thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. “Mưa” làm cho lúa xanh tươi, cũng như “mồ hôi” đổ xuống luông cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật so sánh “mồ hôi” với “mưa” thật là sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, bà con nông dân đã đổ biết baomồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Câu ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là những con người khỏe mạnh dẻo dai, cần mẫn và chịu khó:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Hai tiếng cảm thán “ai ơi!” vang lên một cách tha thiết, tạo nên âm điệu êm ái, ngọt ngào. Nhà thơ dân gian nhắn gửi mọi người gần xa một ý nghĩ với bao tình cảm đẹp. Mỗi khi “bưng” bát cơm đầy chúng ta ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất ra lúa gạo cho nhân dân no ấm. Câu ca sâu lắng, thấm thía:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Câu cuối bài ca dao được tạo nên bằng nghệ thuật tương phản đặc sắc. Câu tám chữ chia làm hai vế đối nhau: “Dẻo thơm một hạt // đắng cay muôn phần”. Tính từ “dẻo thơm” đối lập với tính từ “đắng cay”, “một hạt” đối lập với “muôn phần”, làm nổi bật sức lao động sáng tạo của nhà nông. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được hưởng thụ hàng ngày thật đáng quý vô ngần. Cho nên, nhân dân ta mới gọi hạt gạo là “hạt vàng”, “hạt ngọc” với tất cả lòng tự hào, trân trọng. “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” (Nguyễn Duy).
Cũng như phần lớn ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa..” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu tính gợi hình, vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,… Các biện pháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.
Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, hiền lành, dũng cảm và giàu lòng yêu nước.
Với đức tính cần mẫn, dẻo dai và sáng tạo, người nông dân đã làm nên những mùa vàng bát ngát, đem đến sự ấm no cho xã hội. Mọi gia đình có bát cơm dẻo thơm, đất nước có nhiều lương thực xuất khẩu là nhờ vào công sức người nông dân. Thời điểm chiến tranh, hạt gạo mang nặng tình hậu phương, ai mà quên được: “Hạt gạo làng ta – Gửi ra tiền tuyến – Gửi về phương xa – Em vui em hát – Hạt vàng làng ta” (Trần Đăng Khoa). Yêu kính và biết ơn, mỗi chúng ta khắc vào tâm hồn lởi nhắn gọi thiết tha:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!
Phát biểu cảm nghĩ về lao động của người nông dân trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài làm
Cuốn mình theo dòng đời vội vã, ta mê mải với những ham muốn, ước vọng. Bỗng một tiếng mẹ ru hời đánh thức ta dậy và đưa ta trở về với con người đích thực của ta để đối mặt với những điều mà lâu nay ta đã vô tình. Lời tâm giao của ca dao, qua lời ru của mẹ đã trao gửi và bồi đắp cho ta cả biển trời kiến thức, tình cảm mênh mông, vô tận. Âm điệu êm ru ngọt ngào của ca dao đã làm sống dậy trong ta tình nhân ái bao la và khơi gợi lên những rung cảm diệu kì. Chính những điều đó đã khiến ta khẳng định rằng: Không chỉ trước đây, hôm nay mà mãi mãi sau này không một ai có thể khép cửa lòng mình được trước áng ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài ca dao nói về một vấn đề đơn giản nhưng ý nghĩa thì lớn lao vô cùng. Vẽ ra trước mắt ta là một bức tranh lao động với con người đang miệt mài hăng say giữa trưa hè gay gắt. Và thành quả lao động là những hạt cơm thơm dẻo mà ta ăn hàng ngày. Lời lẽ dung dị đằm thắm, bài ca dao như một luồng chảy trữ tình dạt dào mãi trong tâm hồn ta.
Công việc của người nông dân vô cùng cực nhọc, vất vả:
“Cày đồng đang buổi ban trưa”.
Từ sáng sớm tinh mơ người và trâu đã ra đồng làm việc. Còn sớm, sức đang sung, người nông dân cày khỏe, thế nhưng lúc này trời đã về trưa, chắc chắn bụng dã đói, sức đã kiệt và thấm mệt, tưởng như bao nhiêu thớ đất bật lên là bấy nhiêu gian khổ kết đọng, thế mà người nông dân ở đây vẫn đang miệt mài với công việc của mình. Họ làm việc hết mình. Phải chăng họ muốn được hiến dâng cho đời chút dẻo thơm của hạt cơm chắt lọc ra từ những khó khăn gian khổ?
Cho nên giữa trưa hè gay gắt mà người nông dân vẫn không quản mệt nhọc, vẫn yêu công việc của mình, dầu cho đến lúc này.
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Cái nắng như đổ lửa soi lên tấm thân đen khỏe của người cày. Mỗi bước đi của họ, mồ hôi rơi “thánh thót như mưa”. Nắng trưa kết đọng lạitạo nên những giọt mồ hôi. Bao nhiêu giọt mồ hôi là bấy nhiêu gian lao vất vả. Thế nhưng ta không hề thấy họ trách phận, than thân. Đọc câu ca dao lên, ta như nghe thấy được cả những âm thanh và nhìn rõ ánh sắc của những giọt mồ hôi đang rơi. Không phải một, hai, ba., mà là hàng ngàn vạn giọt mồ hôi rơi như một cơn mưa mùa hạ. Dân gian đã sáng tạo ra được một hình ảnh so sánh thật diệu kì.
Bao nhiêu hạt mồ hôi, bao nhiêu vất vả cực nhọc bỏ ra để đổi lấy được thành quả là những hạt cơm thơm dẻo. Dân gian ân tình nhắc nhủ:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đấng cay muôn phần.
Phải trải qua muôn phần đắng cay người nông dân mới có được một hạt cơm thơm dẻo. Một hạt cơm, một chút tinh bột ấy được chắt lọc ra từ bao nhiêu khó khăn vất vả, từ bao nhiêu những giọt mồ hôi. Dân gian đã dùng phép đối lập làm nổi bật lên những gian nan, vất vả cực nhọc mà người nông dân đã phải từng chịu đựng. Ta nghe tiếng gọi “ai ơi” mà nghe như tiếng gọi thiết tha của cả một lớp người từ ngàn xưa vọng đến hôm nay. Tiếng gọi ấy cất lên từ những tâm tư sâu kín, từ những tâm hồn lao động chân chất, thật thà, dung dị. Thời gian như một lớp bụi dễ phủ lên trí nhớ của ta, dễ làm ta quên đi những điều bình dị, đơn giản. Có lúc, cầm bát cơm trên tay, ta dằn mạnh xuống, dỗi hờn, ta đâu có nhớ bố mẹ ta cùng biết bao nhiêu người lao động khác đã phải một nắng hai sương mới có được bát cơm dẻo cho ta ăn? May mà lúc ấy, bài ca dao này cùng tiếng ru của mẹ đã vang vọng về làm ta kịp bừng tỉnh, ân hận. Lúc đó ta càng thấm thía hơn công lao, nghĩa tình của cha mẹ ta, của những con người lao động.
Mỗi khi đọc lại bài ca dao, ta lại được lắng nghe từng âm thanh êm dịu lời ru của mẹ. Âm điệu nhịp nhàng của thể thơ lục bát đã đưa ta trở về lắng mình trong tình yêu của mẹ, trong điệu hồn dìu dặt thiết tha của dân tộc ta, khiến lòng ta trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn. Lúc đó bài ca dao là sợi dây nối cho lòng ta gắn với lòng mọi người, khơi gợi trong ta tình nhân ái bao la và đưa ta trở về với đạo lí sống truyền thống rất đẹp của dân tộc ta: “Uống nước nhớ nguồn”.
Phân tích bài ca dao:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Gợi ý viết bài
Bài ca dao giới thiệu cho chúng ta một thắng cảnh ở Hà Nội gắn liền với lịch sử của vùng đất này, đó là hồ Hoàn Kiếm.
Bài ca dao mở đầu bằng một từ rất thân thiết, vừa như mời gọi, vừa như níu kéo. Hai tiếng rủ nhau thường sử dụng cho những đối tượng đã thân thiết nhau và cùng trang lứa. Trong nền văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng hai từ rủ nhau như thế:
Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Trong hai câu ca dao trên, hai từ rủ nhau được sử dụng trong trường hợp đồng trang lứa và cùng cảnh ngộ. Hai từ rủ nhau còn thể hiện sự tự nguyện của cả hai phía. Từ rủ có tác dụng làm cho động tác hài hòa và ăn ý nhau hơn. Trong câu ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, từ rủ đã thể hiện sự mong muốn của cả hai phía về việc đi xem cảnh đẹp. Chắc chắn rằng ở Kiếm Hồ phải có điều gì hấp dẫn mới có thể tạo ra tình huống rủ nhau như vậy.
Những địa danh được nhắc đến sau đó đã lí giải cho hành động rủ của hai đối tượng trong câu ca dao. Kiếm Hồ không chỉ là một cảnh đẹp mà còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần sau khi đánh thắng giặc Minh. Không những thế, ở đây còn có hàng loạt các địa điểm vừa là danh thắng vừa là di tích lịch sử của thủ đô như cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, tháp Bút, đài Nghiên. Việc gợi ra hàng loạt các danh thắng đã thể hiện niềm tự hào của người dân thủ đô đối với truyền thống và vẻ đẹp của đất nước. Các danh thắng được nêu ra như một nét chấm phá, hợp với không gian bao la của mặt hồ, tạo thành một bức tranh phong cảnh nên thơ và hữu tình. Câu ca dao chỉ gợi mà không tả. Chỉ gợi ra một vài điểm nhấn thôi nhưng bài ca dao đã gợi lại biết bao giá trị về lịch sử, về truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Bài ca dao được kết thúc bằng một câu hỏi nhưng không có câu trả lời.
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?
Câu ca dao hỏi nhưng không phải để hỏi. Hàm ý của câu ca dao trên là lời nhắn nhủ đối với thế hệ sau về công lao to lớn của những người đi trước trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhắc nhở lớp con cháu phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị do cha ông để lại, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc ta.
Toàn bộ bài ca dao nói chung và đặc biệt là câu thơ cuối nói riêng đã làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam.
Em hiểu thế nào về lời khuyên của nhân dân trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bài làm
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, cao dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt nguồn từ tinh thần ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là khác giống nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, có chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy, chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung một địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thi khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình. Bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng nhân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân”) nhưng lại sống chung trong một làng, một xã. Hình ảnh giàn bầu và bí gợi cho ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị, tổ, nhóm hãy đoàn kết, gắn bó và yêu thương nhau.
Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn đi học, ai cũng có bạn bè cùng lứa tuổi, cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung ấy đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau,nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người.
Lờikhuyên nhủ, kêu gọi yêu thương, đoàn kết không chỉ được nhắc đến trong câu ca dao trên mà chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết, gắn bó của nhân dân ta mỗi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em, ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam, cùng chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.
Hiện nay đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mọi người cũng khác biệt. Có những người quanh năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Theo truyền thống yêu thương của dân tộc, cần phải giúp đỡ người nghèo xóa đói giảm nghèo. Những người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thông nhân ái “nhường cơm xẻ áo” của cha ông. Nếu không giúp đỡ, nương tựa vào nhau như vậy làm sao con người có thể cùng nhau vươn lên trong cuộc sống?
Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và tinh thần đoàn kết của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho cuộc đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.
Viết cảm nhận ngắn gọn về câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài làm
Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.
Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.
Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.
Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.
Suy nghĩ của em về công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con qua bài ca dao:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bàilàm
Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của người dân quê Việt Nam. Tiếng đàn ngọt ngào, vời vợi lan xa theo hương lúa và cánh cò, trầm bổng ngân nga trên sóng nước theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, thiết tha âu yếm qua lời ru của mẹ hiền, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt trưa hè… Khúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta mà năm tháng không thể phai mờ. Ta nhớ mãi lời ru của bà, của mẹ…
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao chứa chan nghĩa tình đó đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Giọng điệu của bài ca dao sao thân thương thế! Hai câu đầu nói về công cha nghĩa mẹ. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, sóng đôi nhau: công cha đi liền với nghĩa mẹ, câu trên nói về núi Thái Sơn thì câu dưới mượn nước trong nguồn…, tạo ra một sự đăng đối hài hòa. Núi Thái Sơn theo quan niệm của dân gian là ngọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong những ngọn núi. Nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, vừa trong mát, ngọt lành như dòng sữa mẹ, thầm lặng mà cao cả! Lấy núi Thái Sơn và nước trong nguồn chảy ra để làm ví với công cha, nghĩa mẹ, ca ngợi công ơn cha mẹ to lớn, sâu nặng là một cách nói sâu sắc, thấm thìa vô cùng. Có con người Việt Nam nào không thuộc câu ca dao này? Nhớ, thuộc từ lâu, nhưng mỗi lần ngâm lên, ta vẫn thấy mới mẻ, xúc động:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, lo cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Dòng sữangọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên? Lúc con ốm đau bệnh tật…, cha mẹ lo lắng; lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn…, cha mẹ vui sướng, tự hào. Thật vậy, công ơn của cha mẹ không thể nào kể xiết. Vì thế nhân dân ta có biết bao câu ca, bài hát ca ngợi công ơn cha mẹ:
Mẹ già như chuối ba lương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Hai câu ba và bôn nói về đạo làm con. Nhân dân ta muôn nhắc nhở mọi người một bài học về chữ hiếu. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; phải thể hiện bằng hành động cụ thể, tình cảm cụ thể là phải thờ mẹ, kính cha nghĩa là săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là sự đền ơn đáp nghĩa. Hai chữ một lòng nói lên sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi. Chữ tròn diễn tả sự trọn vẹn, con cái ăn ở thuỷ chung, tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. Mỗi câu, mỗi chữ chứa đựng bao tình cảm:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Có làm tròn chữ hiếu mới xứng đáng là đạo làm con. Hiếu thảo là cái đức của con cháu. Đạo lí của dân tộc ta đề cao chữ hiếu và chữ trung. Kẻ bất hiếu, bất trung bị nhân dân nguyền rủa, lên án. Bài học về đạo lí đượcdiễn tả một cách ngắn gọn, bình dị mà sâu sắc, thấm thía. Câu ca dao có tính giáo dục rất cao, làm ta cảm động.
Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn… cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca khác đã được sáng tác bằng thể thơ lục bát của dân tộc. Nghệ thuật so sánh ví von, cách dùng từ chọn lọc, chính xác, lời thơ cân xứng hài hòa, giọng thơ êm ái nhẹ nhàng… đã tạo nên bản sắc của bài thơ dân gian này. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình cảm gia đình. Nó xứng đáng là viên ngọc của thơ ca dân gian. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục của bài ca dao tạo nên giá trị nhân bản và tính nhân văn lâu bền, sông mãi qua hàng ngàn năm với đất nước và con người Việt Nam.
Viết cảm nhận ngắn gọn về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Bài ca dao là lời của người mẹ nói với con. Mẹ trở thành nhân vật trữ tình trong câu ca dao, con người con trở thành đối tượng để câu ca dao hướng đến. Phải biết rằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không chỉ thể hiện trong việc lo cho con có được những điều kiện hàng ngày như ăn, ở, mặc, học hành… mà còn thể hiện trong cả lời ru của mẹ. Lời ru là để đưa con vào giấc ngủ nhưng cũng chứa đựng trong đó biết bao tình yêu thương chan chứa, bao mong ước và hi vọng vào con trong tương lai. Bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
là lời ru ngọt ngào của mẹ nhưng cũng ẩn chứa biết bao điều. Hai câu đầu trong bài ca dao nói về công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Câu ca dao đã khéo sử dụng phép so sánh để làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. Công cha được so sánh với núi ngất trời và nghĩa mẹ sánh với nước ngoài biển Đông. Những hình ảnh so sánh thật cụ thể và gần gũi: núi ngất trời cho thấy một hình ảnh kì vĩ, uy nghi và lớn lao. Người cha trở thành chỗ dựa vững chắc trong từng bước con đi. Cha thương con không vồn vã, dâng trào như mẹ nhưng rất sâu nặng và nhiều tình cảm. Núi ngất trời trở thành người dẫn đường cho con đi đến tương lai, như ngọn núi kia mãi đứng ở trên cao nhìn xuống từng bước đi của người con.
Nghĩa mẹ được sánh với nước ngoài biển Đông. Nước ở ngoài biển Đông là vô tận và không bao giờ cạn. Tình mẹ dành cho con cũng thế, dạt dào, vô tận và ngàn năm sau không cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi con khôn lớn không quản gian lao. Điều này chỉ có mẹ mới làm được và tình mẹ dành cho con cũng như nước ngoài biển Đông không bao giờ vơi cạn.
Hai câu sau là lời khuyên nhủ của mẹ đối với con:
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hai câu này tiếp ý hai câu trước và nâng lên thành một bài học đạo lí sâu sắc. Trong hai câu này, công cha và nghĩa mẹ lại được nhấn mạnh thêm một lần nữa và khái quát hơn bằng phép ẩn dụ núi cao, biển rộng mênh mông. Cuối cùng là lời khuyên bảo, nhắn nhủ của mẹ đối với con. Người mẹ thông qua lời ru của mình để làm cho con thấy được những gì cha mẹ đã dành cho con. Công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, biển rộng, do vậy con phải ghi lòng. Có như thế con mới giữ trọn đạo làm con, đạo làm người khi mai này con lớn. Lời ru của mẹ thật sự là bài học đạo lí sâu sắc đối với con.
Trình bày cảm nhận về bài ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông,
Thân em như chèn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Gợi ý viết bài:
Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ ni, te trở thành quen thuộc trong cách chỉ nơi chốn của người dân nơi đây. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la, bát ngát, là sự trù phú của quê hương; ẩn hiện trong đó là bóng dáng cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng đang hòa quyện với ruộng đồng bao la tạo thêm sức sông cho quê hương.
Hai câu đầu trong bài ca dao có kết cấu không giống, với những bài ca dao khác:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Một không gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác hai câu là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy càng làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng quê hương dù nhìn từ góc độ nào. Nếu bài ca dao chỉ có hai câu thôi thì mới diễn tả được một khung cảnh rất chung chung và chưa nói lên được điều gì. Chỉ đến khi đọc hai câu tiếp theo thì cái hồn của câu ca dao mới hiện ra:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Yếu tố làm cho bài ca có thêm sức sống chính là sự xuất hiện của cô thôn nữ. Cô thôn nữ với nhựa sống tràn trề như chẽn lúa đòng đòng dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hình ảnh này đã làm nổi bật cô gái trong một cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Hình ảnh cô gái chỉ là một chẽn lúa trong cả một cánh đồng mênh mông bát ngát nhưng vẫn vượt lên trên tất cả.
Đứng trước một cánh đồng mênh mông bát ngát, cô gái chợt nghĩ về thân phận của mình. Câu cuối cùng chính là sự bâng khuâng, lo lắng của cô gái về thân phận của mình. Từ thân em trong câu ca dao thứ ba đã gợi lên thân phận của người con gái trong xã hội. Có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng hai từ thân em, và những câu ca dao đó đều thể hiện thân phận của người con gái:
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Cô gái trong bài ca dao trên cũng lo lắng cho số phận của mình. Cô gái xuất hiện thật là đẹp, nhưng hồng nhan bạc phận, cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình.
Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò làm chủ bản thân, tự định đoạt số mệnh của họ hầu như không có. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các đấng cha mẹ, đức lang quân.
Nói về cái hay cái đẹp trong bài ca dao:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài làm
Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét vàsống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.
Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.
Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên”.
Em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Ví dụ:
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu.
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.
Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng” và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.
Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này,
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Bài làm
Ca dao, dân ca là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm mát như hương đồng gió nội, làm say đắm lòng người. Tiếng hát tâm tình trong ca dao, dân ca vời vợi cùng với sữa mẹ, lời ru êm ái dịu ngọt của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta tự thuở nằm trong nôi. Có không ít bài ca dao nói về đạo lí, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru, câu hát ấy là những kỉ vật trong hành trang của một đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai mà không xúc động nhắc lại bài ca dao:
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Đây cũng là bài học về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên bảo mọi người hãy khắc sâu vào trái tim mình công ơn to lớn của mẹ cha và thầy cô giáo.
Hai câu đầu nói lên một quá trình trưởng thành của em, đứa con trong gia đình, người học trò dưới mái trường. Câu ca như một lời tâm tình. Em đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta:
Ngày nào em bé cỏ con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh: ngày nào với hây giờ, bé cỏn con với lớn khôn thế này, em nhớ lại một chặng đường đã qua, từ ngày còn thơ ấu đến hiện tại đã lớn khôn, trưởng thành. Bé cỏn con nghĩa là rất bé. Ngôn từ bình dị, đậm đà màu sắc dân dã. Tác giả không dùng từ ngữ: bé tí hon, bé tí xíu mà lại nói bé cỏn con. Bé cỏn con không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi lên tính ngây thơ, hồn nhiên của một em bé. Qua đó, ta thấy cách lựa chọn từ ngữ của nhân dân rất chính xác, tinh tế và giàu biểu cảm. Hai chữ thế này là từ để trỏ, em bé tự chỉ về mình và nói về mình nên đã làm cho lời ca, niềm tâm sự được bộc lộ một cách chân thành. Năm tháng đã trôi qua, trên bước đường trưởng thành, em bé hồi tưởng lại, mới ngày nào đó còn bé cỏn con thế mà nay đã lớn khôn thế này. Thân hình cao lớn thêm, mặt mũi rạng rỡ thêm, có văn hóa, mỗi năm lên một lớp, trí tuệ phát triển, sự hiểu biết được mở mang, có nhân cách, biết sông theo đạo lí… Càng nghĩ lại, hồi tưởng lại, em càng thấy xúc động, tự hào. Đại từem trong bài ca dao được điệp lại hai lần cho thấy nhân vật trữ tình tuy đã khôn lớn, đã có những ý nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn trong tuổi học trò hồn nhiên. Nếu trong câu thứ hai, từ em được thay thế bằng từ tôi (Bây giờ tôi đã lớn khôn thế này) thì ý nghĩa và màu sắc biểu cảm của lời ca không còn như trước nữa.
Hai câu tiếp theo nói rõ nguyên nhân đem đến sự lớn khôn của em, đâu chỉ là năm tháng thời gian?
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Câu ca đẹp, đẹp về đạo lí làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu lục thứ ba chia làm ba vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hòa: cơm cha – áo mẹ – chữ thầy. Nhịp thơ như những nốt nhấn vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của mẹ cha,của thầy như đinh ninh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được? Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của em, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Đọc câu ca lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thía: Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy.
Cơm, áo, chữ là ba hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biển của mẹ cha và thầy cô giáo. Một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là cơm và áo? Cơm và áo mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương, lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nên người. Con là hạnh phúc và hi vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thể nào kể xiết. Bởi vậy mới có câu ca:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trên đời này, cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn, trưởng thành mà không có sự giáo dục của người thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kĩ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà học sinh, thế hệ trẻ của đất nước mới trở nên tài giỏi, có nhân cách, có văn hóa, biết đem tài năng góp phần xây dựng Tổ quốc phồn vinh sánh vai các cường quốc năm châu.
Đây là bài ca dao ra đời trong xã hội phong kiến. Thời kì vốn lấy trung hiếu và ân nghĩa làm cơ sở, nền tảng của đạo lí xã hội. Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập đã viết:
Nợ cũ trước nào báo bổ, ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha.
(Tự thán – Bài số 24)
Thế nhưng, trong bài ca dao này, không nói đến ơn vua chúa mà lại khẳng định công ơn của mẹ cùng với công ơncủa cha, của thầy, điều đó nói lên quan điểm của nhân dân lao động về ân nghĩa, tình nghĩa ở đời.
Câu cuối như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. Em nói với em, lòng tự dặn lòng, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Cho bõ nghĩa là cho xứng đáng. Ước ao là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao conkhôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho nhà trường. Và em ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan trò giỏi, để đền đáp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và thầy cô giáo. Chỉ một từ ước ao mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương và tình nghĩa. Thế mới hay rằng tâm hồn đẹp mới có hi vọng đẹp (Vôn-te).
Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đối với thầy giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều có chung một nội dung là khẳng định và ngợi ca lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, với người thầy:
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ và thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ trẻ. ơn sinh thành của cha mẹ, ơn giáo dục của thầy cô giáo đối với chúng ta vô cùng sâu nặng.
Nhà thơ dân gian đã đề cao chữ hiếu và sự tôn sư trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lí làm người. Tôn sư trọng đạo là truyền thông cao đẹp củadân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng trong bài ca dao này bởi lẽ, tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo học. Lời tâm sự của em cũng là của mỗi chúng ta vì đó là nỗi lòng, điều tâm sự. Nó mãi mãi như một thông điệp màu xanh gửi đến mọi đứa con, gửi đến mỗi người học trò… Nó như một kỉ vật đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên lộ trình đi tới mọi chân trời xa xôi và hi vọng.
Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về chủ đề tình nghĩa và lòng biết ơn. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Âm điệu của vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái như lời ru, điệu hát tâm tình. Chính vì thế nó rất gần gũi với mỗi chúng ta.
Cảm nghĩ về bài ca dao
Con cò mà đi ăn đêm:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bài làm
Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng… Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chất phác, siêng năng, cần mẫn, vất vả, gieo neo. Cánh cò từ ngàn năm xưa đã đi vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nạn để nói lên thân phận vất vả, bất hạnh của người nông dân, ca ngợi một tâm hồn đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.
Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu đầu đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán: Con cò mà đi ăn đêm. Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đi ăn đêm, đó là một nghịch lí trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ mà trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! (Tác giả Vũ Ngọc Phan trong bộ sưutập về ca dao, tục ngữ ghi là Con cò mày đi ăn đêm).
Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ tha mồi về tổ nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truân thế, cò còn phải trải qua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ lộn cổ nói lên tai họa mà cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị lộn cổ xuống ao. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò:
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Ba từ ông, hai từ tôi được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, xót thương. Tôi có lòng nào… là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.
Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân hai sương một nắng. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò lộn cổ xuống ao cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ – Nửa công đứa ở, nửa thuê bò (Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thân phận con cò trong bài ca dao này. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao dã gieo vào lòng sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với số phận người nông dân Việt Nam đêm trước Cách mạng tháng Tám.
Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thía khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.
Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử đói cho sạch, rách cho thơm. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm hồn thanh cao gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lí nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ trong và đục tương phản nhau, lời cầu mong của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ xáo được điệp lại bốn lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả hoàn cảnh không thể thay đổi của một người bất hạnh.
Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò lộn cổ xuống ao trong bài ca dao này? Lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con trai tha hương chưa về, gửi lại tiền choông giáo để lo việc tang ma.. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng nhân cách của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.
Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca đều được viết bằng thể thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo, độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ sáu câu tám như thường lệ mà lại vần với chữ thứ tư câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vát tôi nao.
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…
Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.
Thương con cò lâm nạn lộn cổ xuống ao…, thương con cò đi đón cơn mưa…, thương con cò chết rũ trên cây…, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Phần đông người dân nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,
(…) Cái kèo cái cột thành tên,
Hạt gạo phải một nắng hai sương Xay giã giần sàng,
Đất nước có từ ngày đó…
LUYỆN TẬP
Đề 1:Từ bài ca dao sau, em hãy nói về vai trò của người nông dân trong việc làm ra hạt gạo nuôisống con người:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Đề 2. Phân tích tâm trạng của cô gái trong câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Đề 3. Niềm tự hào vềquê hương đất nước được thể hiện như thế nào qua những câu ca dao sau:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Đề 4. Phân tích giá trị của lời khuyên trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Để 5. Cảm nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài ca dao:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.
Đề 6. Phát biểu cảm nghĩ của em vềcông cha, nghĩa mẹ, ơn thầy qua bài ca dao sau:
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này,
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Đề 7. Phân tích bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm.
Để 8. Em hãy phân tích tính chất hài hước và châm biếm trong bài ca dao Thằng Bờm. Đề 9. Tâm trạng của chàng trai và cô gái thể hiện như thế nào trong bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
Để 10. Phân tích nội dung của bài ca dao Con cò chết rũ trên cây…
Đề 11. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết thể hiện như thế nào qua câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đề 12. Phẩm chất cao đẹp củangười nông dân lam lũ thể hiện như thế nào qua bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm.
Để 13. Trình bày ý kiến của em về đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trổng cây. Liên hệ với thực tế cuộc sống hiệnnay.
Đề 14. Trình bày ý kiến của em về câu nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Đề 15. Phát biểu cảm nghĩ về một bài hoặc một câu ca dao mà em thích.
Leave a Reply