Thuyết minh về thể thơĐường luật thất ngôn bát cú (dùng một bài thơ để minh họa).
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Trong văn chương thời trung đại của nước ta, thể thơ phổvbiến là thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Thể thơ này được quy định chặt chẽ từ đời Đường, Trung Quốc, thường được gọi là thơ luật, để phân biệt với thơ cổ phong. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú chẳng những là một loại văn bài thi cử ngày xưa mà còn là thể loại sáng tác chủ yếu được các nhà thơ nước ta ưa chuộng.
– Ta hãy thuyết minh thể thơ trên với bài minh họa Cuốc kêu cảm hứng của Nguyễn Khuyến:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ẩy hồn Thục Đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan hóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay lànhớ nước vẫn nằm mơ.
Ban đêm ròng rã kêu ai đó,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
II. THÂN BÀI
Bài thư được hình thành dựa trên một điển cố và một biểu tượng: điển cố vua Thục khi chết hóa thành chim cuốc, biểu tượng tiếng kêu chim cuốc thể hiện lòng yêu nước. Đối với Nguyễn Khuyến, tiếng cuốc kêu khơi gợi một tâm sự, một tâm trạng: tâm sự đau xót vì nước mất, tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn. Đặc biệt là suốt bài thơ không có một chữ “cuốc” nào, nghĩa là không phạm đề. Nhưng ta vẫn hiểu, nói về tiếng kêu của chim cuốc là có kí thác tâm sự yêu nước thầm kín trong bài thơ.
Trong thơ, thanh âm giữ vai trò quan trọng hàng đầu, thể hiện nhạc điệu thơ, tức là tiết tấu và vẩn, sau đó là ngôn ngữ thơ.
A. TIẾT TẤU
1. Yếu tố đầu tiên của tiết tấu là lượng thơ
Mỗi dòng thơ trong bài Cuốc kêu cảm hứng đều có 7 lời (thất ngôn) và mỗi dòng thơ đều trọn ý; bài thơ gồm 8 câu thơ (bát cú). Chính lượng thơ cùng với những yếu tố thi luật sẽ giúp ta phân biệt thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú với các thể thơ khác.
2. Trên độ dài của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện bằng cách phản nhịp. Các dòng thơ trong bài thất ngôn bát cú phân theo nhịp chẵn – lẻ. Hai câu 3, 4 có nhịp 4/3
Năm canh máu chảy / đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan / bóng nguyệt mờ.
Để không trùng lặp, hai câu kế tiếp dù vẫn có nhịp chẵn – lẻ nhưng được thay đổi để không trùng nhịp với hai câu trên, nên có nhịp 2/2/3:
Có phải / tiếc xuân / mà đứng gọi
Hay là / nhớ nước / vẫn nằm mơ.
3. Nhịp thơ chẳng những được tổ chức theo lượng thơ, mà chủ yếu là theo luật phối thanh, gồm luật bằng trắc và phép niêm.
– Từng câu trong bài thơ phải theo luật bằng trắc nhất định. Đó là cách sắp xếp đúng vị trí những lời mang thanh bằng, trắc trong câu thơ:
· Nếu lời thứ 2, thứ 6 thanh bằng thì lời thứ 4 thanh trắc, câu thơ có luật bằng:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
B T B
· Nếu lời thứ 2, thứ 6 thanh trắc thì lời thứ 4 thanh bằng, câu thơ có luật trắc:
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
T B T
Còn luật thơ toàn bài căn cứ vào luật của câu 1: bài Cuốc kêu cảm hứng có luật trắc vì câu 1 theo luật trắc.
– Ngoài ra, luật bằng trắc của các dòng thơ hòa hợp, cân xứng nhau tạo thành phép niêm. Trong bài bát cú, từng đôi câu thơ niêm với nhau: câu 1 niêm câu 8, câu 2 niêm câu3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7.
Chính luật bằng trắc và phép niêm tạo nên sự hài hòa về nhạc điệu, góp phần tạo sức rung cảm và bố cục chặt chẽ cho bài thơ khi dược ngâm lên.
4. Vừa tạo nên sự cân đối cho bài thơ, vừa cân đối ý thơ là phép đối. Đó là sự bố trí hai dòng thơ song song về số lời, đối lập về bằng trắc nhưng tương đồng về cú pháp. Trong thơ Đường luật thất ngôn bát cú, phép đối được thực hiện nghiêm ngặt ở hai câu thực (3, 4):
Năm canh / máu chảy / đêm. hè / vắng,
Sáu khắc / hồn tan / bóng nguyệt / mở.
Ý thơ đối nhau, cùng bàn về tâm sự. Câu trên hoài tưởng nơi yên vui ngày xưa mà gợi nhớ. Câu dưới nằm mơ thấy đất nước thanh bình ngày cũ mà xót xa.
5. Bố cục của bài Đường luật thất ngôn bát cú gồm 4 đoạn: đề, thực, luận, kết. Trong bài thơ Cuốc kêu cảm hứng này:
– Câu phá đề (1) nêu cảm xúc mở đầu qua tiếng kêu (của chim cuốc) gợi nỗi sầu khắc khoải.
– Câu phá đề (2) gợi điển cố Thục Đế – đỗ quyên để đưa xuống ý các câu dưới.
– Hai câu thực (3, 4) tả tiếng kêu bi thương và cái chết thảm thiết của chim cuốc.
– Hai câu luận (5, 6) bàn về tâm sự tiếc xuân và nhớ nước.
– Hai câu kết (7, 8) nói lên cái tình của người nghe để kết thúc bài.
II. VẦN THƠ
Vần làhiện tượng hiệp các khuôn vần giữa các âm tiết trên những dòng thơ, có tác dụng liên kết các dòng thơ, tạo nên sự hòa âm, đồng thời giúp ta dễ nhớ, dễ thuộc thơ.
Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần (độc vận) cho toàn bài, ở âm tiết cuối dòng 1 và các dòng chẵn 2, 4, 6, 8. Ta thấy bài Cuốc kêu cảm hứng chỉ gieo một vần chính “o” trong tiếng la u hoài, chuyển xuống trong các tiếng giờ, mờ trầm lắng, rồi đưa lên mất hút trong những tiếng mơ, ngơ chơi vơi…
C. NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ và cú pháp bài thơ cũng ghi nhận nhiều nét đặc sắc. về ngôn ngữ, Nguyễn Khuyến sử dụng những trạng từ gợi cảm xúc: khắc khoải, lửng lơ, ròng rã, ngẩn ngơ. Nhà thơ cũng lược bỏ những giới từ, chỉ giữ lại một chuỗi thực từ: năm canh, máu chảy, đêm hè vắng… càng làm tăng thêm cảm giác thê thảm về cái chết của chim cuốc. Biện pháp đảo trang trong các câu thơ 1, 3, 4 thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn…
III. KẾT BÀI
– Thơ làm ta xúc cảm vì ý và rung động vì lời. Khi cảm thông tâm sự của nhà thơ, thì trong một chừng mực nào đó, ta rung động với những vần thơ êm ái, lời thơ gợi cảm, âm điệu du dương trầm bổng. Đó chính là sự đóng góp của nhạc điệu cho bài thơ.
– Tâm sự ưu quốc của Nguyễn Khuyên kí thác vào tiếng kêu của chim cuốc đã làm đau lòng một lớp người đồng cảnh ngộ với nhà thơ, và có lẽ cho tất cả mọi người dân mất nước, được diễn đạt bằng thể thơ niêm luật chặt chẽ mà phóng khoáng, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Leave a Reply