Trong hai hạn thiên khắc địa xung và thiên tỷ địa xung thì hạn nào lớn hơn?
Thiên khắc địa xung hạn lớn hơn so với thiên tỷ địa xung, bởi vì Thiên can đã chịu khắc, Địa chi lại gặp xung, can chi cùng bị khắc, không có yếu tố bổ cứu nào, cho nên thông tin thiên khắc địa xung là xấu nhất.
Thiên tỷ địa xung là Thiên can cùng loại còn Địa chi tương xung, trường hợp này hung họa nhẹ hơn một chút, bởi vì Ngũ hành của Thiên can tương đồng, không có thông tin không cát lợi, chỉ có do Địa chi gặp xung là phát sinh mâu thuẫn, nên vận hạn phát sinh sẽ tương đối nhẹ. Nhưng cả hai trường hợp bất kể là xung như thế nào, quan trọng vẫn là xem Hỷ dụng thần xung hay Kỵ thần xung. Thông thường, nếu Kỵ thần xung thì không có trở ngại gì, hoặc chỉ có ảnh hưởng nhẹ, nhưng Hỷ dụng thần thì nhất thiết không được gặp xung, nếu không sẽ vô cùng hung hiểm. Vì vậy, luận về thông tin cát hung, không thể luận một cách đại khái, mà phải phân tách rõ hỷ kỵ thì mới có thể tiến hành thu cát một cách chính xác được.
BùaThái tuế đã dùng xong thì nên xử lý như thế nào?
Đối với người phạm lưu niên Thái tuế, khi muốn thu cát thường vẽ một lá bùa Thái tuế thờ cúng để cầu bình an, nhưng đến CUỐI năm, chúng ta phải làm thế nào để tống tiễn Thái tuế? Phàm cúng bùa Thái tuế, sau một năm kết thúc tất phải thành kính làm lễ tông thần, nếu không sẽ bất lợi đối với bản thân. Nên tông thần Thái tuế như thế nào cho đúng?
Đối với việc tông tiễn Thái tuế một điểm đáng chú ý nhất là Thái tuế ở phương nào thì phải hướng phương đó để tống tiễn, tuyệt đối không được tiễn một cách bừa bãi, nếu không sẽ rước lấy phiền phức. Như năm 1998, Tuế quân là Mậu Dần, Dần chính là lưu niên Thái tuế của năm này, CUỐI năm khi cúng tế hoàn tất, nên chọn ngày Dần, tức ngày Thái tuế, hướng phương Thái tuế tống tiễn sẽ thu được đại cát. Như năm này Thái tuế là Dần, Dần là Đông Bắc. Cho nên, vào năm này nên hướng về phương Đông Bắc để tống tiễn, khi tiễn phải có đầy đủ các tế phẩm, khấn rằng: “Cảm tạ năm nay Tuế quân đã đến phù trợ, bảo hộ cho gia đình được bình an”. Phải thành tâm tổng tiễn. Sau cùng đem bùa Thái tuế hóa đi là được.
Vì sao Nhị hắc, Ngũ hoàng cùng đến lại phát sinh vận hạn?
Nếu bạn không có tri thức về Huyền không, thì khó có thể hiểu được phạm trù này. Ngày nay người học tập, nghiên cứu về phong thủy Huyền không phi tinh ngày càng nhiều, bởi vì nó được xem là môn thuật số có uy quyền nhất trong các học thuyết phong thủy, ứng nghiệm của nó tương đối cao, đặc biệt là phương diện thu cát, không có bất kỳ thuật phong thủy nào vượt qua được. Cho nên, bạn đọc yêu thích bộ môn này nên học tập nhiều về tri thức phong thủy Huyền không phi tinh, trên phương diện dương trạch, nó không những có thể khiến cho bạn biết được đâu là cát,đâu là hung, mà trên phương diện bố cục thu tài, nó còn có thể giúp bạn phát tài.
Ở đây chúng tôi chỉ luận bàn một cách đơn giản về quá trình của Huyền không phi tinh, trên phương diện dương trạch, phi tinh được phân thành Trạch tinh, Lưu niên tinh, Lưu nguyệt tinh, Lưu nhật tinh, Lưu thời tinh… Những trường hợp khác không bàn, ở đây chỉ luận thuật qua về quá trình của Lưu niên tinh. Nếu năm 1998 là vận Hạ nguyên chúng ta có thể tra được sao nhập trung cung năm 1998 (Mậu Dần) là Nhị hắc, cho nên năm này Nhị hắc nhập trung cung chủ sự, sau đó từ trung cung bay đến tám phương mà có thể hiểu được phương nào cát, phương nào hung.
Từ biểu đồ có thể thấy, Nhị hắc, Ngũ hoàng là Bệnh phù tinh, Nhị hắc tại trung cung, Ngũ hoàng đến phương Cấn (Đông Bắc), cho nên cả hai phương vị này vào năm này đều không thể động thổ, nếu không sẽ khiến cho nhân khẩu sinh nhiều bệnh tật. Nhưng làm sao có thể tra được vào tháng nào thì Nhị Hắc và Ngũ hoàng cùng đến? Khi hai sao này gặp nhau sẽ phát sinh tình huống nào?
Originally posted 2022-07-01 05:43:34.
Leave a Reply