Nhà thơ trào phúng Tú Mỡ đã có lần nghĩ về nội dung và nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương: “Tú Xương không phải chỉcười để mà cười, cười đấy mà đau xót đấy. Nhà thơ không cần phải nói rõ nỗi đau xót mà người đọc tự thấy đau xót với nhà thơ. Thuật truyền cảm của Tú Xương thật tuyệt diệu“. (Tạp chí Văn học số 11 – 1969)
Anh (chị) có nghĩ như vậy không?
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài bình luận văn học, cụ thể là bình luận về một khía cạnh văn chương của một tác giả văn học.
– Nội dung
Nội dung trữ tình và nghệ thuật diễn đạt truyền cảm trong thơ trào phúng của Tú Xương.
GỢI ý
– Có thể vừa giải thích vừa khẳng định nhận xét của Tú Mỡ về nội dung trữ tình ẩn chứa, bàng bạc trong phần lớn các bài thơ trào phúng của Tú Xương là “nỗi đau xót”. Tình cảm đó không bộc lộ trực tiếp mà ẩn đằng sau, bên trong tiếng cười nhưng người đọc vẫn nhận ra và đồng cảm (bình).
– Sau đó, mở rộng vấn đề (luận).
A. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung trữ tình ẩn chứa, bàng bạc trong phần lớn các bài thơ trữ tình của Tú Xương là nỗi đau xót (cười đấy mà đau xót đấy).
– Trong tiếng cười đùa vui đối với cảnh ngộ riêng của mình, tác giả không giấu được người đọc nỗi buồn bã của cuộc sống quanh quẩn, ao tù (Quan tại gia). Tiếng cười về sự bất lực, về cảnh ăn nhờ vợ nghe sao xót xá, dằn vặt (Thương vợ).
– Cười mà đau đớn thấu lòng trước sự suy đồi về đạo lí của người đời, cười mỉa mai khinh bỉ bọn quan lại dốt nát, tham lam (Mồng hai tết viếng cô Kí, Ông Cử Nhu, Đùa ông Phú, Năm mới chúc nhau…)
– Thơ Tú Xương cười trước những cảnh chướng tai gai mắt, những cảnh lố bịch trong khoa thi cuối mùa. Cười mà tê tái trong lòng, mà đau đớn bởi cái nhục mất nước. Bên trong tiếng cười là tấm lòng đối với đất nước (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ…)
2. Tú Xương không nói rõ niềm đau xót, không bộc lộ trực tiếp nỗi buồn, dù những tình cảm ấy là có thật trong lòng ông, trong thơ ông. Nói cách khác, nhà thơ có cách nói riêng về nỗi đau. Mỗi người có một cách bộc lộ tình cảm. Thường tình người dời thổ lộ nỗi buồn đau bằng nước mắt, tiếng khóc; còn ông, ông nói lên nỗi đau bằng tiếng cười ẩn sau lời thơ.
B. MỞ RỘNG
1. Thơ Tú Xương cười nhiều thứ, đặc biệt nói nhiều về thi cử một cách mỉa mai, đau xót. Chuyện thi cử trong thơ ông không còn là chuyện được mất của cá nhân mà là chuyện lớn hơn, chuyện thời thế, đất nước. Bởi vậy trong tiếng cười và nỗi đau xót này, còn là vấn đề lương tâm, sĩ khí.
2. Thuật truyền cảm ở thơ Tú Xươngvđược tạo nên bởi sự kết hợp giữa cái tâm và cái tài của người cầm bút. Tài năng trào phúng bậc thầy này đã để lại một dấu ấn rất sâu đậm về một phong cách nghệ thuật độc đáo. Sau Tú Xương, trong làng thơ trào phúng tiếp tục xuất hiện: Tú Mỡ, Tú Nạc…
Phải chăng những nhà thơ lớp sau đã tìm thấy những bài học về thuật truyền cảm trong thơ trào phúng từ một tài năng bậc thầy?
Leave a Reply