Tự thôi miên nghe có vẻ rất lạ lùng? Thế nhưng, trong cuộc sống chúng ta hay vận dụng nguyên lý này, chẳng hạn khi tự khích lệ mình “hãy tin chính mình.”
Bạn có thể là người bình thường, nhưng bạn phải biết cách tin vào chính mình, phải xây dựng một chiếc cầu giữa hư ảo và hiện thực. Cho dù một chút nghi ngờ, chiếc cầu này cũng sụp đổ. Nếu nói sức mạnh của niềm tin là sức mạnh để sáng tạo kì tích, vậy thì, tự thôi miên là viên đá tạo ra phép lạ. Học tự thôi miên là để củng cố những ám thị có ích, khai thác nguồn sức mạnh và trí tuệ trong tiềm thức. Bầy giờ, chứng ta hãy bắt đầu!
Tự thôi miên là gì?
Rất nhiều chuyên gia cho rằng, về bản chất tất cả các kiểu thôi miên đều là tự thôi miên, bạn không nhất định phải nhờ nhà thôi miên mởí có thể đi vào trạng thái thôi miên, bạn hoàn toàn có thể dựa vào sức mình để thực hiện tự thôi miên.
Giữa tự thôi miên và người khác thôi miên không khác nhau về mặt bản chất, bởi vì chính nhà thôi miên dẫn dắt bạn đi vào trạng thái thôi miên, nhưng cuối cùng chính bạn mới chính là người có thay đồi trong tiềm thức, chứ không phải là nhà thôi miên; chính bạn rơi vào trạng thái thôi miên chứ không phải là nhà thòi miên. Tuy hai phương pháp này có một vài điểm khác nhau, nhưng các yếu tố trong thôi miên bao gồm cả nội dung tự dẫn dắt. Nói một cách cụ thể, tự thôi miên cỏ những điểm không giống so với được người khác thôi miên:
Thứ nhất, khi tự thôi miên, bạn đi vào trạng thái thôi miên, không ai ám thị cho tiềm thức của bạn; còn khi được người khác thôi miên, nhà thôi miên sẽ đưa ra những ám thị tích cực cho người được thôi miên.
Thứ hai, trong quá trình tự thôi miên, không ai dẫn dắt bạn vào trạng thái thôi miên, đây là điều tương đối khó khăn; còn trong khi được người khác thôi miên, đã có nhà thôi miên giúp đỡ. Hai điểm khác biệt này cũng chính là hai điểm khó khăn khi tự thôi miên. Nhưng không có nghĩa là không làm
được.
Thứ ba, bản thân phải có động cơ tốt đẹp. Dù là tự thôi miên hay được người khác thôi miên, nếu muốn thành công, người được thôi miên phải tin vào thuật thôi miên, đồng ý thôi miên, không phải ai củng có thể làm được điều này. Thông thường những ai tin vào thuật thôi miên, động cơ cũng mạnh hơn, bởi vì nếu họ nghi ngờ hoặc không muốn bị thôi miên thì không thể nào tự thôi miên.
Vậy tại sao phải tự thôi miên? Làm gì để củng cố hiệu quả trị liệu, nhà thôi miên sẽ khích lệ thân chủ tự thôi miên. Bởi vì thôi miên không phải là thuốc tiên, nếu chúng ta không tiếp tục đưa ra những ám thị tích cực, thi có thể bệnh sẽ tái phát. Cho nên, tự thôi miên là phương pháp tốt để củng cố hiệu quả trị liệu.
Trước khi tự thôi miên, cần phải nhớ kĩ những yêu cầu căn bản sau đây:
Thứ nhất, phải chuẩn bị tâm lý. Muốn tự thôi miên thành công phải có khát vọng tự thôi miên mạnh mẽ. Nhiều người tưởng rằng chỉ cần nằm trên giường, mở (ha CD thôi miên, thì sẽ tự thôi miên được. Thật sự không phải vậy, tự thôi miên không thể vừa học đã biết, nó đòi hỏi phải luyện tập không ngừng mới có thể ứng dụng được. Mong muốn phát huy sức mạnh của thôi miên; hoặc ít nhất tin rằng thôi miên có lợi cho mình, đó là điều kiện cần thiết để tự thôi miên thành công. Đồng thời, phải bỏ đi cặp mắt phê phán, hoàn toàn chấp nhận thuật thôi miên. Trạng thái tâm lý này giúp bạn mở rộng tiềm thức, tiếp nhận ám thị tâm lý, đây là bí quyết để tự thôi miên thành công.
Phương pháp thả lỏng đơn giản nhất trong tự thôi miên đó chính là nhắm mắt lại, tập trung ý thức ở một điểm, để ám thị có thể phát huy sức mạnh, dùng những lời nói tích cực để đưa ra thông tin ám thị. Mục đích của thả lỏng là để cho phần lớn ý thức đi vào giấc ngủ, mục đích của tập trung là giữ một phần ý thức được tỉnh tảo; lúc này ám thị có thể phát huy sức mạnh của nó. Nếu muốn thành công cần phải thường xuyên luyện tập, càng trải nghiệm càng thông thạo.
Thứ hai, nơi chốn và tư thế luyện tập. Nơi chốn luyện tập phải yên tỉnh để bạn có thể lắng đọng tâm trí. Sau một thời gian luyện tập quen rồi, có thể luyện tập ở văn phòng, trong công viên hoặc bất cứ nơi nào khác. Nhưng hãy nhớ, dù nơi nào, cũng chi một khoảng thời gian nhất định, giữ một tư thế y như nhau.
Thứ ba, số lần và thời gian luyện tập. Luyện tự thôi miên từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, tỉnh dậy, diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, khoảng tử 30 đến 90 giây (sau khi quen rồi có thể tăng lên 2 đến 3 phút). Trong khoảng thời gian ngắn đó có thể tập đi tập lại, kéo dài 5 phút đến 2 tiếng đồng hổ. Trong một ngày tập 3 lần, sáng, trưa, tối. Nếu điều kiện không cho phép nên tập buổi sáng, buổi tối. Nhưng điều quan trọng là phải kiên trì, ngày nào cũng tập.
Mỗi lần tập xong, phải vươn vai, co duỗi tay chân, hít thở sâu, nếu không sẽ có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
Thứ tư, khi thực hiện tự thôi miên, có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân gây ra đau đớn cho mình, thì đừng nên tự thôi miên để giảm đau, trừ khi được bác sĩ đồng ý. Chẳng hạn, nếu bị gãy chân, bạn tự thôi miên để giảm đau mà không quan tâm đến chổ bị thương, kéo dài thời gian phải chữa trị. Kịp thời, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bạn.
Thứ năm, chú ý quan sát phản ứng sinh lý. Khi thực hiện tự thôi miên, về mặt sinh lý có thể xảy ra những phản ứng “không tự chủ” như run tay, chảy nước mắt… thậm chí mắt mờ; hoặc xảy ra tình trạng khó chịu về tâm lý chẳng hạn như lo lắng, bất an… đều là những hiện tượng tự nhiên do quá trình sắp xếp hoặc phục hồi thân tâm, đừng quá lo lắng, có thể tiếp tục luyện tập. Tuy nhiên, nếu thật sự cảm thấy không khỏe hoặc có điểu gì bất an lo lắng thì hãy hỏi chuyên gia. Tự thôi miên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhưng “trị liệu” vẫn là lĩnh vực chuyên môn, cần phải có ý kiến của người có chuyên môn.
Xin nhấn mạnh lại một lần cuối, cần phải chú ý vài vấn đề trong quá trình tự luyện tập thôi miên; Hoàn cảnh luyện tập phải cố định (thời gian, địa điểm, ám thị hỗ trợ; không khí…); trước khi luyện tập phải đi vệ sinh; nếu trong quá trình luyện tập mà ngủ quên thì khi tỉnh dậy phải làm lại từ đầu; phải tập theo trình tự từ đầu đến cuối; từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc và tỉnh dậy; nhất là phải co duỗi chân tay; ngoài ra khi phụ nữ hoặc trước hay sau khi có kinh thi phải ngừng tập luyện. Trong quá trình luyện tập; người tập luyện phải suy xét xem mình đã tập đến trinh độ nào? Có hiệu quả gì chưa? Nếu có thể; bạn nên có một cuốn nhật kí để ghi chép.
Ám thi kiểu cài đặt
Chúng ta thường sử dụng những từ ngữ mang tính khả năng hoặc uyển chuyển để đưa ra ám thị kiểu in sâu. Nên sử dụng nhũng từ ngữ mang tính in sâu như “có thể”, “có lẽ”… không nên dùng những từ như “nên”, “sẽ”, “phải”… những từ uyển chuyển thường sử dụng như “điều tôi rất tò mò là”, “tôi không biết…”.
Nhà thôi miên có thể dùng những câu nói trực tiếp để đưa ra ám thị, kể cả những câu mang tính khả năng như “bạn có thể bắt đầu thư giãn” và những câu uyển chuyển như “tôi không biết bạn mất bao nhiêu lâu mới có thể thoải mái hơn”; nhà thôi miên cũng có thể dùng những câu dẫn dắt gián tiếp như “tôi không biết bạn có để ý là đã bắt đầu đi vào trạng thái thôi miên hay chưa”, “có lẽ người ta cảm thấy tò mò một con người đi vào trạng thái thôi miên có thể học được điều gì.” “Bây giờ bạn có thể cảm thấy cánh tay của mình đã nhẹ hơn chưa”. Khi bạn đưa câu nói vào trong ám thị, có nghĩa là bạn đã truyền đạt một cách nhẹ nhàng để người ta thực hiện mệnh lệnh của bạn một cách vô thức.
Muốn đưa ra câu hỏi một cách uyển chuyển, nhà thôi miên có thể gài câu hỏi vào trong câu trần thuật, người được thôi miên sẽ có những phản ứng như là trả lời câu hỏí. Nhà thôi miên có thể hỏi một cách khéo kéo như: “Tôi rất tò mò muốn biết là bạn muốn nhận được điều gì trong thôi miên?” “tôi đang suy nghĩ bạn thích uống loại nước uống nào?” “Tôi rất muốn biết bạn muốn điều gì.” Thông thường người ta sẽ trả lời những câu hỏi “bạn muốn nhận được điều gì trong thôi miên?” chứ không để ý đến vế thứ nhất. Người nghe sẽ không từ chối nghe những câu hỏi loại này, bởi vì câu hỏi được gài trong một câu trần thuật nói về sự tò mò của người đặt câu hỏi, nó dễ nói hơn là một câu hỏi trực tiếp.
Các bước tự thôi miên căn bản
Sau khi đã hiểu biết toàn diện về thuật tự thôi miên, ta có thể tiến hành tập luyện. Tự thôi miên phải tập luyện theo trình tự cơ bản thông qua 3 bước, tức là phải chuẩn bị phòng ốc, tự dẫn dắt và tự đi sâu.
– Bước thứ nhất: Chuẩn bị phòng ốc. Trước khi tự thôi miên phải chọn lựa không gian có thể tăng thêm hiệu quả, đảm bảo bản thân rơi vào trạng thái thôi miên không bị ai quấy rầy, bạn phải cắt đứt tất cả mọi điều đem đến phiền toái, tốt nhất là mặc quần áo rộng rãi, cần phải chuẩn bị đồng hồ hẹn giờ để tự đánh thức bạn. Trước khi đi vào thôi miên có thể co duỗi chân tay cho thoải mái, sau đó chọn tư thế nằm hoặc ngồi, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được.
– Bước thứ 2: Tự dẫn dắt. Bạn có thể sử dụng đĩa CD, tưởng tượng hoặc đọc thầm những từ ngữ tự dẫn dắt thôi miên để đi vào trạng thái thôi miên. Có hai cách tự dẫn dắt, đó là phương pháp thả lỏng từng bước và nhìn chăm chú. Áp dụng phương pháp thả lỏng từng bước để thân thể bạn dần dần thư giãn từ đầu đến chân, ám thị bản thân bước vào trạng thái thôi miên để cảm giác chạy đến các bộ phận trong cơ thể, dẫn chính mình đi vào trạng thái thôi miên; phương pháp nhìn chăm chú có nghĩa là bạn nhìn chăm chú vào một vật nào đó, chẳng hạnn hưlà cánh quạt hoặc một điểm nào đó trên tường, sau đó tiếp tục dẫn dắt, tưởng tượng những nơi xinh đẹp, như thảo nguyên, bờ biển…
– Bước thứ 3: Tự đi sâu. Có nghĩa gia tăng ám thị đối với tiềm thức sau khi đã đi vào trạng thái thôi miên. Khi tự thôi miên, tự đi sâu là một quá trình tất yếu. Cũng có thể nói, tự đi sâu là giai đoạn chủ yếu trong quá trình tự thôi miên.
Điều cần lưu ý là tất cả các cuộc thôi miên đều là tự thôi miên bởi vì trong trạng thái thôi miên cũng phải giữ mức độ tỉnh táo nhất định. Nói cách khác, trước khi tập luyện đi sâu, bạn phải biết cách đi vào và thoát khỏi thôi miên, cho nên chúng ta cần phải thảo luận về vấn đề đánh thức. Thật ra, đánh thức là một bước rất đơn giản, bạn có thể đùng đồng hồ hẹn giờ, nói với bản thân rằng khi tiếng đồng hồ hẹn giờ reo lên thì bạn từ từ thức tỉnh, nếu không sử dụng đồng hồ hẹn giờ thì cũng có thể ám thị, tự ám thị minh bằng phương pháp đếm số, đếm tới một số nào đó thì thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo, khôi phục lại trạng thái bình thường. Trên thực tế, khi đã đi vào trạng thái thôi miên sâu, hiệu quả ám thị càng tốt hơn.
Bây giờ bắt đầu đi vào giai đoạn tự đi sâu. Điều chỉnh cơ thể ở tư thế thoải mái nhất, hít thở sâu 3 lần. Sau đó bắt đầu tợ dẫn dắt như sau:
Nhắm mắt lại, toàn thân thả lỏng.
Trước tiên gồng cơ mặt lên, chú ý cảm giác của bạn, rồi trước hết thả lỏng cơ mặt. Hãy tự nói mặt bắt đầu thả lỏng, thả lỏng mí mắt, để mí mắt có cảm giác muốn mở cũng không mở được, mí mắt khép chặt lại, thả lỏng gò má, thả lỏng cơ bắp hàm dưới, thả lỏng cổ, thả lỏng vai, thả lỏng hai tay, khuỷu tay, thả lỏng bàn tay và từng ngón tay
Thả lỏng ngực, để hơi thở của bạn chậm rãi hơn, đều đặn hơn, để buồng tim của bạn càng khỏe manh hơn.
Thả lỏng bụng để nội tạng lành mạnh hơn.
Thả lỏng lưng, thả lỏng từ sau ót cho đến xương cùng, mỗi một đốt xương đều được thả lỏng, cơ bắp trên lưng của bạn củng thả lỏng.
Bây giờ bạn nằm thoải mái trên giường hoặc ngồi trên ghế, hãy để cảm giác thả lỏng của bạn đi đến bắp đùi, đầu gối, trái chân, bàn chân, và từng ngón chần. Bạn phải để cảm giác thả lỏng này đi từ đầu đến chân. Bắt đầu từ bây giờ, nội tâm trở nên tĩnh lặng, như bước vào một thế giới kỳ diệu, rời xa cõi trần tục này. Nếu có tiếng nhạc, thì hãy nói với bản thân mình là chỉ nghe được tiếng nhạc này mà thôi, không biết gì đến tiếng ồn xung quanh nữa. Thậm chí, nếu bạn nghe được tiếng còi xe vọng vào, chẳng những bạn không bị quấy rẩy mà còn đi sâu vào trạng thái thôi miên dễ chịu hơn nữa.
Bây gìờ bạn sắp bắt đầu đì vào trạng thái thôi miên rồi, mỗi khi đếm một con số, bạn sẽ đi vào trạng thái thôi miên sâu gấp mười lần so với lúc trước. Khi bạn đếm đến 9, tiềm thức có thể bắt đầu tiếp nhận mệnh lệnh. Khi bạn đưa ra một mệnh lệnh nào đó, tiềm thức tiếp nhận mệnh lệnh và lập tức có tác dụng.
Sau khi đưa ra mệnh lệnh này khoảng 10 giây, bạn sẽ tự thoát khỏi trạng thái thôi miên, dần dần khôi phục ý thức. Khi mở mắt ra, tinh thần sảng khoái, thể lực sung mãn.
Trải qua 3 bước huấn luyện này, bạn có thể giải tỏa áp lực, chuyển hóa tinh thần, giữ trạng thái bình tĩnh, ổn định. Bạn có thể chủ động tích cực tập luyện để bản thân mau chóng đi vào trạng thái thoải mái, bình yên.
Tác dụng của thôi miên đối với sức khỏe
Về mặt ứng dụng thôi miên vào việc giữ gìn sức khỏe, trừ khi bạn rơi vào tình trạng cần nhà chuyên môn giúp đỡ, nếu không bạn có thể tự thôi miên để rèn luyện sức khỏe.
Ở nước ngoài, một số chuyên gia y tế và thể dục thể thao đã thực hiện nghiên cứu: mời một số bệnh nhân bị trúng gió, họ chia số bệnh nhân này làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất tập vật lý trị liệu, nhóm thứ hai thì tưởng tượng mình đang tập thể dục giống như thế. Sau một khoảng thời gian, người ta phát hiện tốc độ hồi phục sức khỏe ở hai nhóm bệnh nhân này cũng tương đương nhau. Chuyên gia thể dục thể thao cũng mời một đội bóng rổ nổi tiếng, cũng chia họ làm hai nhóm. Nhóm vận động viên thứ nhất vẫn tập luyện như thường íệ, nhóm còn íại chỉ tưởng tượng mình đang tập với đồng đội, sau một khoảng thời giam, khi ra sân thi đấu, nhóm thành viên tưởng tượng đạt thành tích nổi trội hơn nhóm vận động viên tập luyện thực tế. Hai thí nghiệm này cùng dẫn đến một kết quả, tuy họ chỉ thực hiện tưởng tượng nhưng có thể khiến cơ năng và kĩ thuật đều tiến bộ. Các nhà y học đã nghiên cứu và nhận ra rằng, khí chúng ta tưởng tượng, một phần của đại não (có thể là vùng não điều khiển tiềm thức) sẽ thay thế ngũ quan của chúng ta đưa ra nhũng tín hiệu cảm giác cho đại não, thân kinh đại não tưởng rằng, mình đang trong trạng thái vận động, đại não liền đưa ra tín hiệu “chuẩn bị” hoặc vận động cho cắc nhóm cơ bắp trong cơ thể, nhờ đó các nhóm cơ bắp luôn ở trong trạng thái tập luyện.
Trong quá trình tự thôi miên và thôi miên trị liệu, chúng ta nhận được kết quả lý tưởng hơn cuộc thí nghiệm đã kể trên. Bởi vì càng đi vào tiềm thức, bạn sẽ càng tin rằng bản thân đang ở trong hoàn cảnh này, bạn sẽ càng siêng năng “vận động”, bởi vì chỉ là ảo tưởng bạn có thể ảo tưởng rất chi tiết và đầy đủ, cho nên kiểu “vận động” này không hề gặp thất bại hoặc trắc trở, cũng không hề bị tổn thương, đối với người bệnh nặng, tàn tật, thai phụ, hoặc người bị tổn thương do vận động càng thu được hiệu quả tốt đẹp.
Kỹ thuật nhập môn tự học thôi miên
Trước khi đi vào tập luyện lã thuật tự thôi miên, cần phải phải chuẩn bị tốt những điều sau đây. Thứ nhất là phải chuẩn bị một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng mờ nhạt; thứ hai là ngồi trên ghế hoặc nằm trên giường, toàn thân thả lỏng, không nên mặc đó quá chật, hãy cởi bỏ tất cả những vật gây trở gại như mắt kính, cà vạt, đồng hồ, dây chuyền, nhẫn… Thứ ba là hít thở sâu bằng bụng, co duỗi chân tay, phối hợp với hoi thở. Sau khi chuẩn bị xong, bạn có thể tập luyện theo 4 yêu cẩu bắt buộc có phản xạ sau đây:
– Yêu cầu thứ 1: Nhắm mắt, điều hòa trạng thái bình thường, bước vào trạng thái thôi miên cạn, tự thôi miên mình bằng 5 câu nói: “Cổ tay phải nặng dần, nặng như chì vậy”, “Cổ tay phải rất nặng, nặng nề…” “Cổ tay trái nặng dần, nặng như chì vậy” “Cổ tay trái rất nặng, rất nặng ..“Hai cổ tay nặng như chì vậy”.
Lặp đi lặp lại ám thị kể trên, từ cổ tay cho đến ngón tay, từ ngón tay cho đến vai, đưa chúng vào trạng thái nghe lệnh bị động, thời gian yêu cầu khoảng 3 phút.
– Yêu cầu thứ 2: Phương pháp và tư thế thao tác cũng giống như bài tập 1 nhưng đổi cổ tay thành chân. Ám thị như sau: “Chân phải nặng đần, nặng như chì vậy” “Chân phải rất nặng; rất nặng”… “”Chân trái nặng dần; nặng như clù vậy” “Chân trái rất nặng; rất nặng”… “Hai chân rất nặng; nặng như chì vậy” Lặp đi lặp lại ám thị trên, thời gian yên cầu khoảng 3 đến 5 phút.
Sau khi kết thức bài tập thứ nhất và thứ hai; nghỉ ngơi một lúc; ám thị 3 lần: “tất cả bình thường…” sau đó; mở mắt ra; tỉnh lại.
Yêu cầu thứ 3: Hởi thở; tư thế và phương pháp cũng giống như các bài tập 1. Sau khi nhắm mắt; hãy tưởng tượng ngồi trong căn phòng bằng nam châm; căn phòng phát ra lực hút rất mạnh; tự ám thị bằng 5 câu sau đây: “mí mắt nặng nề…” “mí mắt rất nặng nề”; “mí mắt cứ như đeo chì vậy”; “mí mắt đóng lại”; “mí mắt đóng chặt lại”. Ám thị như trên 3 lần; sau đó giữ yên lặng từ 3 đến 5 phút. Phương pháp kết thúc luyện tập giống như bài luyện tập thứ 2.
Yêu cầu thứ 4: Áp dụng phương pháp hít thở bằng bụng. Có thể nằm trên giường; hai tay đặt lên rốn, tưởng tượng đang ở trong công viên tràn ngập ánh nắng; hoặc trên bãi biển ngày hè. Tự ám thị bằng những câu nói sau đây: “bụng ấm áp; ấm áp…” “cả khoang bụng ấm áp, rất ấm áp”, “có ánh nắng chiếu lên bụng, ấm áp, ấm áp”, “bụng ấm áp, rất thoải mái”; “bụng nhẹ nhõm, thoải mái, rất thoải mái”.
Lặp lại ám thị 3 lần, khi bụng có cám giác ấm áp thật sự, có thể kết thúc luyện lập, ám thị 3 lần; “Tất cả bình thường.
Sau đó, mở mắt ra, tỉnh dậy.
Tác dụng của ám thị trong trạng thái tự thôi miên
Trải qua nghiên cứu, các nhà y học rút ra kết lậu, thùy trước của não không chỉ liên quan đến các hoạt động tâm lý như ý thức và tư duy, mà còn có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với vùng đồi dưới chuyên điều tiết hoạt động của các cơ quan nội tạng. Mối liên hệ này có thể là nền tảng vật chất chủ yếu ám thị thôi miên có tác dụng to lớn trong cuộc sống con người. Tuy khi con người tỉnh táo, ám thị cũng có tác dụng. Nhưng khi trong trạng thái thôi miên, nội dung giám thị đi vào lĩnh vục tiềm thức có tác dụng to lớn trong việc điều tiết và kiểm soát hơi thở, tiêu hóa, sự tuần hoàn máu, hệ thống miễn dịch, sự trao đổi chất và các loại phản xạ vè phản ứng. Người ta chứng minh được rằng trong trạng thái thôi miên, ám thị bản thân đang ở trạng thái khác, quá trình trao đổi chất có sự thay đổi tương ứng, chẳng hạn như đang làm việc nặng nhọc, tỉ !ệ trao đổi chất tăng lên 25%…
Tóm lại, ám thị trong trạng thái thôi miên, không chỉ có thể thay đổi cảm giác, ý thức, hành vi, mà còn ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan nội tạng. Trong trạng thái tự thôi miên, theo nguyên lý củng cố, bạn nên liên tục nhấn mạnh tình cảm tích cực và quan niệm đúng đắn, để chúng in sâu, tồn tại trong tiềm thức và ý thức chiếm ưu thế trong bộ não, nhờ đó bạn có thể thông qua cơ chế tác dụng sính lý và tâm lý để điều tiết và kiểm soát hành vi và trạng thát của bản thân.
Khai thác tiềm năng
Khai thác tiềm năng là kĩ thuật tự thôi miên trung cấp. Yêu cầu về nơi chốn, tư thế cũng giống như kĩ thuật nhập môn. Trước tiên phải hô hấp theo kiểu tự nhiên, sau 3 phút thì đổi thành hô hấp bằng bụng.
Xoa nắm hai tay, xoa bóp mặt và đầu, sau đó xoa bóp từ vai xuống đến bàn tay, ngón tay, đi vào trạng thái mặc tưởng, tưởng tượng như sau: Có một quả bóng bay được cột trong cổ tay phải của bạn, kéo cổ tay lên. Bạn sẽ cảm thấy cổ tay mất dần trọng lực, cả cánh tay phải có cảm giác như bay lên. Tự ám thị “cổ tay rất nhẹ, rất nhẹ; bay lên, bay lên..
Sau đó tưởng tượng đến tay trái, tay trái ngâm vào chậu nước ấm, trọng lực tay trái giảm dần, nổi lên mặt nước, tự ám thị: “tay trái nổi lên trên mặt nước ấm áp, nổi lên,..
Cảm giác nổi lên dần dần trở thành trạng thái không có trọng lực, hai tay từ khuỷu tay, cổ tay cho đến vai dần dần nổi lên, dưới tác dụng của lực nổi trong nước và lực kéo của quả bóng bay, hai tay từ từ mở ra trước ngực, vươn thẳng, tiếp tục tưởng tượng, ở bụng và hai cổ chân của bạn đều cột quả bóng bay thật lớn, cả người bạn chơi vơi, như sắp bay lên không trung. Tự ám thị: “Thân thể trở nên nhẹ dần, nhẹ dần, nổi lên, nổi lên..
Tập trung trí tưởng tượng ở quá bóng bay, mỗi ám thị lặp đi lại 3 lần, hơi thở phải đều đặn, kéo dài.
Khi kết thúc luyện tập, tay trái “mở” quả bóng bay trên tay phải, bụng và hai cổ chân, để khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường, ám thị 3 lần: “Tất cả bình thường.”
Mở mắt ra, xoa bóp toàn thân một lượt.
Những người thuận tay trái có thể bắt đầu tập từ cổ tay trái.
Bài tập này có tác dụng điều tiết hệ thẩn kinh, đánh thức tiềm năng, trí tuệ
Tác dụng của thôi miên đối với bệnh tâm lý.
Từ khi ra đời, mỗi phút mỗi giây chúng ta đều sống bằng trải nghiệm, bất cứ kí ức, trải nghiệm và cảm nhận nào trong cuộc sống, đều đuợc cất giữ trong tiềm thức, dù đó là kí ức có ích hay vô ích, vui hay buồn, đều mãi mãi lưu trong tiềm thúc. Khi cần thiết ý thúc sẽ khơi gợi nhũng kí ức có lợi ra để sử dụng, nhưng kí ức không vui lại thường “nhảy xổ” ra khi chúng ta không muốn nhớ tới, hoặc lặng lẽ tác động tới bạn, làm bạn không vui. Trải qua sự phân tích của đại não, bạn cố gắng cải thiện mà vẫn không giải quyết được vấn đề thì cần phải đi vào “tiềm thức” sâu thẳm trong tâm linh, giải quyết nó bằng phương pháp thích hợp.
Tục ngữ có câu: “Tâm bệnh thì phải chữa bằng tâm dược.” Rất nhiều vấn đề mà ý thức không giải quyết được, thường có nguồn gốc từ trong tâm linh sâu thẳm, đó là tiềm thức của chúng ta; những mặc cảm này nằm sâu trong tiềm thức, muốn xử lý được nó, phải bắt tay từ gốc, thì mới có thể giải quyết một cách triệt để. Trên thực tế, thôi miên là con đường có thể đi sâu vào trong tiềm thức, giúp bạn tìm ra căn nguyên của vấn đề, để xử lý chúng. Do đó, thôi miên trị liệu có thể xử lý những vấn đề tâm lý mà ý thức không giải quyết được.
Trải nghiệm thế giới nội tâm
Trải nghiệm thế giới nội tâm là kĩ thuật thôi miên cao cấp. Phạm vi chữa trị của nó là những vấn đề tâm lý như trầm cảm, áp lực trong học tập và sự nghiệp), từ đó phát huy năng lực của cá nhân.
Trước khi bước vào luyện tập, cần phải chuẩn bị thật tốt: Chọn một nơi yên tĩnh, có ánh sáng, có thể tự do chọn lựa tư thế. Trước tiên phải tập luyện hít thở năng lượng không khí, sau đó chuyển thành hít thở sâu bằng bụng.
Chuẩn bị xong hãy tưởng tượng như sau: “Trước mắt và xung quanh bạn có một đám mây, trên áng mây là mặt trời. Áng mây đại diện cho trở ngại, khó khăn, áp lực; mặt trời đại diện cho thành công, sáng tạo và trí tuệ. Hãy tưởng tượng ban đầu mặt trời tương đối mờ nhạt, sau đó mây dần dần tan đi, mặt trời lộ rõ, chiếu rọi ánh sáng một cách tự do.”
Tiếp theo thực hiện ám thị, các bước như sau:
“Đếm ba tiếng 1, 2,3, trước mắt xuất hiện áng mây, áng mây bao phủ xung quanh, tôi thấy mây, mây mù”
“Ngón út tay phải khẽ cử động, đếm ba lần 1,2, 3”
“Mây mù đại diện cho bất mãn, thất bại, áp lực, trắc trở, ảnh hưởng đến cuộc sổng của tôi..
“Mây mù làm tôi cảm thấy bối rối, khó khăn làm tôi cảm thấy không vui
“Bây giờ, trên mây mù xuất hiện mặt trời, hơi mờ nhạt, có vẻ không nhìn rõ. Nhưng đúng là nó đang tồn tại…”
“Mặt trời dần dần sáng lên, nó tượng trưng cho sự thành công, sáng tạo và trí tuệ, ánh nắng xuyên qua mây mù, xuyên qua mây mù…”
“Mây mù bắt đầu bốc hơi, tôi cảm thấy trên vai nhẹ nhõm…”
“Mặt trời chiếu qua mây mù, mây mù hoàn toàn tan biến, tan biến, chi có một vầng mặt trời, một vầng mặt trời…”
“Ánh nắng rọi lên người tôi, ấm áp, ấm áp. Ánh nắng rọi qua đại não, đại não sáng tò, sáng tỏ…”
“Tôi gọi ánh nắng đỏ là “tự tin”, khả năng tập trung, thành công, sức sáng tạo và những tên gọi mang lại hy vọng cho tôi…”
“Tôi, tôi hấp thu ánh nắng vào người, khiến cơ thể tôi tràn ngập ánh sáng, thậm chí chói lòa ánh sáng…”
“Tôi đếm hai mươi tiếng 1,2… 20, mở mẳt ra, tỉnh dậy, tôi đã bình thường..
Bài tập này cần 15 đến 20 phút.
Thườngxuyên luyện tập có thể tăng trí nhớ và khiến tinh thần sung mãn, phát huy chức năng của đại não.
Đặc trưng tâm lý trong trạng thái thôi miên
Sau khi đi vào trạng thái thôi miên, ý thức vẫn còn hoạt động, nhưng mơ hồ và không tự chủ. Hoạt động tâm lý của ý thức có mấy đặc trưng chủ yếu sau: Thứ nhất là cảm giác tê liệt, có những người thử thôi miên, vậy mà cũng có cảm giác được giảm đau. Có một số bác sĩ dùng thuật thôi miên để
thay thế thuốc tê, nhưng hiệu quả rõ ràng không bằng thuốc giảm đau. Thứ hai là cảm giác lệch lạc, không có cảm giác. Trong trạng thái thôi miên, đại não có thể xuất hiện những hiện tượng ảo thính và ảo thị. Người ta không chỉ nghe được âm thanh và thấy hình tượng, trong trường hợp không có bất kỳ kích thích nào, có lúc cũng có thể xem ti vi như một chiếc hộp giấy theo lời hướng dẫn, hoặc có thể ngửi được mùi thơm. Thứ ba là giải trừ ức chế. Trong tình huống thông thường có những sự việc không thể làm được vì chịu sự kiềm chế của quỵ tắc xã hội. Nhưng trong trạng thái thôi miên, sự ức chế nấy được giải trừ, người ta có thể làm theo lời của nhà thôi miên, chẳng hạn như cởi quần áo, tấn công người khác… Thứ tư là kí ức đối với người được thôi miên biến mất. Một trường hợp thường thấy là nói với người được thôi miên là không được nhớ tất cả những gì đã xảy ra lúc đó, khiến cho sau khi tỉnh dậy, họ không còn kí ức gì về trạng thái thôi miên nữa.
Phương pháp rèn luyện hệ thần kinh thực vật
Có rất nhiều phương pháp thôi miên để tự hoàn thiện bản thân, nhưng một phương pháp tốt nhất, ứng dụng rộng rãi nhất là phương pháp tập luyện thần kinh thực vật. Trên thực tế, phương pháp tập luyện thần kinh thực vật và phương pháp gồm 6 giai đoạn của Schultz cũng có nhiều nét tương đồng nhau.
Các bước chuẩn bị cho bài tập này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn tư thế nào bạn thấy thoải mái nhất.
Sau khi chọn tư thế, bạn bắt đầu thả lỏng cơ mặt, hít thở đều đặn, mắt nhìn mũi, miệng hơi mở, hai hàm răng hơi chạm nhau, đầu lưỡi đặt ở hàm trên, bắt đầu hít hơi vào bằng bụng, giữ yên các bộ phận khác. Khi không khí đi vào, cảm giác bụng căng lên. Khi thở ra, cảm giác bụng hóp vào trở nên trống rỗng. Từ từ hít vào, thời gian thở ra bằng hai lần hít vào. Mỗi lần hít vào đều đếm số, hít vào, 2, 3, thở ra, 2, 3, 4, 5, 6; hít vào, 2, 3, 4; thở ra, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Bắt đầu hít vào khi đếm 1 hoặc 2, sau đó tăng lên 6 hoặc 7, sau đó quay lại từ đầu. Sau đó hít vào 6, thở ra 12; hít vào 5, thờ ra 10; hít vào 4, thở ra 8… rồi quay trở lại 1, tập trong vòng từ 2 đến 3 phút.
Phương pháp tập luyện thần kinh thực vật chia làm 2 giai đoạn.
– Giai đoạn thứ nhất được chia làm 7 bước sau:
Bước thứ nhất trải nghiệm cảm giác nặng nề. Bắt đầu tìm kiếm cảm giác nặng nề; khoan khoái ưong cơ thể; từ cánh tay phải; tự ám thị: “tay phải của tôi dần dần đuối sức; nặng nề (6 đến 8 lần); tay phải của tôi dần dần nặng nề; dần dần nặng nề (6 đến 8 lần); tay phải của tôi hoàn toàn nặng nề (6 đến 8 lần); tôi cảm thấy bình tĩnh vô cùng (1 lần). Mở mắt ra; thoát khỏi cảm giác nặng nề ở tay phải; co duỗi cánh tay phải vài lần. Hít thở sau vài lần, rồi thư giãn. Sau đó tiếp tục làm nóng cơ thể. Bài tập này kéo dài khoản 7 đến 10 phút; mỗi ngày tập 2 đến 3 lần. Nếu tưởng tượng cảm giác nặng nề khó khăn, thì có thể đeo một vật nặng lên tay phải; nói lớn: “Tay phải của tôi càng lúc càng nặng nề!” Sau đó tập luyện trình tự này với tay trái; cả hai tay; chân phải; chân trái; cả hai chân; cả tứ chi; mỗi ngày 3 lần. Bài tập này kéo dài 3 tuần. Nếu bạn trải nghiệm được cảm giác nặng nề thật sự; cho thấy bạn đã chuẩn bị tốt cho bước thứ 2; nếu không có thì tập thêm một thời gian nữa; cho đến khi đạt đến trạng thái lý tưởng mới thôi; có những người chỉ một ngày là có thể hoàn thành được bài tập này, nhưng nền tảng này vẫn còn thiếu vững chắc; cho nên phải tập thêm.
Bước thứ 2 là trải nghiệm cảm giác ấm áp. Một khi bạn cảm nhận được cảm giác nặng nề; thì có thể cảm nhận được cảm giác ấm áp; ám thị với bản thân: “tay phải của tôi dần dần đuối sức và ấm áp (6 đến 8 lần); tay phải của tôi càng lúc càng ấm áp, càng lúc càng ấm áp (6 đến 8 lần); tay phải của tôi đã hoàn toàn ấm áp (6 đến 8 lần); tôi cảm thấy ấm áp vô cùng ( 1 lần) ” Khi bạn lặp lại mức độ ấm áp, cố gắng tưởng tượng cánh tay được đưa vào một thùng nước ấm hoặc cánh tay được ánh nắng chiếu rọi. Tạp luyện tay phải 3 ngày, tay trái 3 ngày, chân trái, chân phải, hai chân, tứ chi, mỗi bộ phận đều tập luyện 3 ngày, tất cả mất hết 3 tuần. Sau đó ghép hai bài tập lại với nhau: “Tứ chi càng lúc càng đuối sức, nặng nè và ấm áp (6 đến 8 lần); tứ chi càng lúc càng nặng nề và ấm áp (6 đến 8 lẩn); tứ chi đã nặng nề và ấm áp (6 đến 8 lần); tôi cảm thấy bình tĩnh vô cùng ( 1 lần) ” Nếu bạn không cảm nhận được cảm giác ấm áp thì có thể lấy một ít nước ấm lên tứ chi, rồi nói với bản thân: “cánh tay tối ấm thật!” Hãy chú ý, phải có cảm giác cánh tay nặng nề rồi mới thực hiện bái tập cảm nhận cảm giác ấm áp. Mỗi lần xong một lượt, trước khi sang lượt khác, phải vận động tứ chi, cởi bỏ cảm giác nặng nề và ấm áp rồi mới tập lại.
Bước thứ 3 là trải nghiệm tĩnh tâm. Tốt nhất là nên nằm ngửa để thực hiện bài tập này. Cảm nhận nhịp tim của bạn, cảm nhận nó đang ở trong lồng ngực, cổ họng hay ở đâu đó, bạn có thể đặt tay phải lên ngực trái để cảm nhận, trong trạng thái cảm nhận thông thường, bạn có thể cảm nhận nhịp tim, sau đó tự ám thị và lần: “buồng ngực của tối cảm nhận được cảm giác ấm áp và khoan khoái (6 đến 8 lần); nhịp tim bình tĩnh và đều đặn (6 đến 8 lần); tồi cảm nhận được cảm giác tĩnh lặng (6 đến 8 lần). Thực hiện bài tập này trong 2 tuần, mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 7 đến 10 phút.
Bước thứ 4 là kiểm soát hơi thở. Làm nóng người, lặp lại lời ám thị sau đây: “tứ chi đuối dần, nặng dần, ấm dần (l đến 2 lần); tứ chi nặng dần, ấm dần (l đến 2 lân); tứ chi đã hoàn toàn nặng nề và ấm áp (l đến 2 lần); nhịp tim đã đều đặn và ổn định (l đến 2 lần); tôi cảm thấy tĩnh lặng vô cùng ( 1 đến 2 lần); hơi thở tĩnh lặng vô cùng ( 1 đến 2 lần). Mỗi lần tập luyện 7 đến 10 phút, tập 2 đến 3 lần, kiên trì tập trong 2 tuần. Khi bạn leo lầu và chạy một chặp mà vẫn hít thở đều đặn, xin chúc mừng bạn, bạn đã kiểm soát thành công hơi thở của mình rồi đó.
Bước thứ 5 là tập luyện làm ấm bụng. Trước tiên làm nóng người, sau đó tập điều hòa hơi thở giống như bước 1 và bước 2, sau đó cuối cùng tự ám thị: “Bụng của tôi đã trở nên ấm áp (6 đến 8 lần); tôi cảm thấy tĩnh lặng vô cùng (l lẩn). Để giúp bụng của bạn có cảm giác ấm áp, bạn có thể lấy tay xoa lên bụng. Dần dần bạn sẽ cảm thấy vùng bụng phát sinh nhiệt lượng. Kiên nhẫn tập luyện mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 7 đến 10 phút, kéo dài 2 tuần. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác ấm áp ở vùng bụng một cách dễ dàng.
Bước thứ 6 là tìm cảm giác mát lạnh ở trán, sau khi làm nóng người, tự ám thị: “trán của tôi mát lạnh dễ chịu (1 đến 2 lần); tôi cảm thấy tĩnh lặng vô cùng (l lần). Tưởng tượng có một làn gió mát thổi vào mặt bạn, nếu bạn không lập tức cảm nhận được cảm giác mát lạnh, thì có thể đứng trước quạt hoặc máy lạnh nói lớn với bản thân: “trán của tôi thật mát!” lạp luyện mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 7 đên 10 phút, kéo dài 2 tuần. Khi bạn trải nghiêm được cảm giác mát lạnh ở vùng trán, có nghĩa là bạn đã tập xong bước thứ 6.
Bước thứ 7 là tổng kết. Trước tiên là làm nóng người, tập lại một lần 6 bước trước, cuối cùng nói: “Nhịp tim nặng nề mà ấm áp. Nhịp tim và hơi thở bình tĩnh và ổn định. Bụng mềm mại và ấm áp, trán rất mát mẽ. Tôi cảm thấy tĩnh lặng vô cùng.” Lặp lại vài lần. Nếu bạn nắm được toàn bộ phương pháp này, có thể chỉ cần nói thầm 1 đến 2 lần thì có thể đạt đến trạng thái khoan khoái, tĩnh lặng, nhẹ nhõm, đồng thời kiểm soát được tâm trạng. Bạn càng luyện tập thì khả năng đi vào trạng thái này càng tốt. Luyện tập bước này mỗi ngày một lần, mỗi lần 5 phút.
Bất cứ lúc nào, cho dù gặp phải cạnh tranh, thi cử hoặc phải diễn thuyết, thử thách, nếu bạn muốn bước vào trạng thái này, chỉ cần nói với bản thân một cách đơn giãn: “Tứ chi nặng nề, ẩm áp; tim và hơi thở bình tĩnh, ổn định, bụng ấm áp, trán mát rượi, thân tâm tĩnh lặng.” Bạn sẽ không còn áp lực nữa
– Giai đoạn thứ hai của bài tập luyện tập thần kinh thực vật là bài tập tái sinh, khơi dậy năng lực và sức mạnh của bạn từ tầng lớp sâu hơn, giúp bạn đạt đến trạng thái khoan khoái hơn. Giai đoạn thứ hai được chia làm 4 bước như sau:
Bước thứ 1 là trải nghiệm cảm giác trọng tâm. Ngồi trên ghế hoặc xếp bằng trến giường; lưng thẳng; mặt hướng về phía trước; tập trung chú ý ở đan điền (phía dưới rốn 3 cm). Tưởng tượng bạn đang chạy xe đạp; muốn dừng lại cũng phải giữ thăng bằng. Cảm giác điểm trọng tâm. Sau đó cho tri giác trở về trạng thái bạn đang ngồi; tập trung ý niệm ở nơi dưới rốn 1 cm. Nếu cần có thể lấy ngón tay đặt ở đan điền; để tập trung chú ý. Bây giờ hãy trải nghiệm bạn đang ở vị trí trung tâm của vũ trụ. Tưởng tượng bạn đang hòa với đất trời và đang hòa với trung tâm của vũ trụ; giữ cảm giác này một khoảng thời gian; cho dù bạn ở đâu, trọng tâm của bạn vẫn là ở trung tâm của vũ trụ.
Bước thứ 2 là hoàn toàn thả lỏng. Bạn có thể ngồi, hoặc có thể đứng, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái, hai tay buông xuống hai bên, cố gắng rung lắc hai tay, để toàn thân rung lắc, khi thực hiện động tác này, vẫn tập trung chú ý ở đan điển, sau đó dừng lại, giữ yên,
Bước thứ 3 là tái sinh lực hút. Cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể rơi xuống giường hoặc ghế, để lực hút của trái đất giúp bạn thư giãn, cảm giác hai tay, hai vai, hai chân, lưng và mông được ghế hoặc giường nâng đỡ, còn bạn thi hoàn toàn không còn một chút trọng lượng nào. Bỏ mất trọng lượng, bạn cảm thấy nhẹ nhõm, hoàn toàn thư giãn và binh yên.
Bước thứ 4 là hai tay nạp khí. Hãy để năng lượng của sự sống đi hết toàn thân và đến hai tay, từ hai tay đi xuống rồi ra khỏi cơ thể. Hãy để năng lượng của vũ trụ đi vào thân thể; nạp năng lượng và cân bằng cho bạn. Nếu trên thân thể có chỗ nào đau nhức hoặc khó chịu, hãy đặt đôi tay đã “nạp khi” lên chỗ đó. Giữ trạng thái này một lúc, sau đó hít thở sâu, vặn người thư giãn, bạn sẽ cảm thấy năng lượng tràn trể, tinh thần phấn chấn.
Bài tập tái sinh ở giai đoạn 2 sẽ giúp cho tinh thần của bạn hợp nhất cùng với vũ trụ; động năng và khí năng. Một khi bạn đã có thể mau chóng bước vào trạng thái này, thỉ có thể tập luyện ở bất cứ đâu.
Bạn phải tập theo thứ tự, không được tập theo bước nhảy bậc.
Cơ chế sinh lý của hệ thống thần kinh thực vật
Hệ thống thân kinh thực vật là hệ thống thần kinh tự chủ, ít chịu sự kiểm soát của ý chí con người, được chia làm hai hệ thống lớn gọi là giao cảm và phó giao cảm, cả hai giữ cân bằng tuyệt đối. Khi thần kinh thực vật chịu áp lực bên ngoài, thần kinh giao cảm và phó giao cảm sẽ mất cân bằng. Nhũng người bị rối loạn hệ thống thần kinh thực vật cần phải giải phóng một lượng lớn hormone trong đại não để giải quyết tình trạng rối loạn này.
Trong trạng thái cân bằng bình thường, hệ thống thần kinh thực vật giữ cân bằng giữa hệ giao cảm và hệ phó giao cảm, đồng thời thực hiện kiểm soát các cơ quan trong nội tạng, và luôn đi theo một quy luật nhất định. Một ngày, một năm, một đời đều có chu kì như nhau. Chúng ta hãy xem xét trong chu kì một ngày, hệ thống thần kinh thực vật hoạt động như thế nào. Ban ngày chủ yếu là hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, chúc năng hô hấp và buồng tim đều rất mạnh mẽ, thân nhiệt và huyết áp tương đối cao; đến ban đêm, hệ thần kinh phó giao cảm phát huy tác dụng, nhịp tim và hô hấp giảm đi, thân nhiệt và huyết áp càng hạ xuống để cơ thể có thể nghỉ ngơi. Chúng ta lại xem xét chu kì một năm, mùa hè là mùa hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm để giảm bớt thân nhiệt; ngược lại vào mùa đông là mùa hoạt động của hệ thần kinh giao cảm để thân nhiệt ổn định, mạch máu nằm dưới da thu nhỏ lại, giảm bớt luu lượng máu lưu thông. Chúng ta có thể xem xét trong một đời, thời thơ ấu, hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh, thời thanh niên là thời hoàng kim của hệ thống thần kinh giao cảm, khi lớn tuổi thì hệ thần kinh phó giao cảm làm việc nổi trội hơn.
Bình thường chúng ta rất khó nhận ra sự tồn tại và chức năng của hệ thống thần kinh thực vật. Giả sử có một ngày nọ, hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn thì sẽ sinh ra lo sợ, hơi thở gấp gáp, đau dạ dày, đau đầu, nhịp tim không đều… chúng ta mới biết hệ thống thần kinh thực vật quan trọng biết bao. Một khi hệ thỗng thần kinh thục vật rối loạn, sẽ dẫn đến những căn bệnh thời đại như thần kinh giao cảm quá căng thẳng, dẫn đến cao huyết áp, bệnh tim, đường huyết tăng; hệ thần kinh phó giao cảm quá hưng phấn sẽ dẫn đến khí quản thu nhỏ (thành hen suyễn), dịch tiêu hóa tiết quá nhiều (loét dạ dày). Khi rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thực vật thì chỉ có điều chỉnh khôi phục hoạt động của dây dẫn truyền thần kinh có liên quan, mới có thể khôi phục lại chức năng của hệ thống thần kinh thực vật. Hệ thống thẫn kinh có cơ chế mềm dẻo, nếu trong một thời gian dài giữ cho nó hoạt động ở trạng thái lành mạnh, đương nhiên nó sẽ có phản ứng mang tính thích ứng và khả năng tự khôi phục ổn định. Lập luận này nhấn mạnh “cơ chế sinh lý” của hệ thần kinh, chứ không phải là do ảnh hưởng của nhân tố tâm lý, và cũng không liên quan gì đến áp lực tâm lý, do đó những người rối loạn hệ thống thần kinh thực vật không cần phải xin nghỉ việc để giảm bớt áp lực, mà vẫn có thề tiếp tục làm việc bình thường, chỉ cần phối hợp điều trị chức năng sinh lý của hệ thần kinh, vận động, ăn uống và nghỉ ngơi vừa phải, thì có thể hoàn toàn phục hồi. Nhiều năm trước, các nhà nghiên cứu phát hiện trong trường hợp hoàn toàn không có lo lắng căng thẳng gì, nếu cho người bệnh uống thuốc gây hưng phấn hệ thần kinh giao cảm, thì có thể lập tức khiến bệnh nặng hơn, Người ta phát hiện trong bệnh sử của người bệnh, thấy trong quá khứ bệnh nhân này thường gặp nhiều căng thẳng, lo lắng và áp lực, nhưng vẫn bình thường, không hề có triệu chứng của rối loạn hệ thồng thần kinh thực vật. Người bệnh đã nghỉ việc một thời gian để giảm bớt áp lực, nhưng bệnh tình lại trở nặng hơn. Tại sao khi gặp áp lực lớn nhất, người bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường, khi không còn áp lực thì bệnh trở nặng? Cuối cùng thì người ta phát hiện nhân tố cơ chế sinh lý thần kinh mới chính là nguyên nhân thực sự.
Trắc nghiệm độ tin cậy thôi miên
Một trong những điều kiện tiên quyết là người chịu thôi miên phải tin vào thuật thôi miên. Dưới đây xin giới thiệu bài trắc nghiệm độ tin cậy thôi miên. Trước khi trắc nghiệm, người được thôi miên phải bỏ hết tất cả những vật dụng nhọn, cứng, cây vướng víu như nhẫn, đồng hồ, điện thoại di động, để tránh bị tổn thương trong quá trình trắc nghiệm. Ngoài ra, trong bài trắc nghiệm này, có lúc có những sự đụng chạm thân thể, nếu người được thôi miên có tâm lý e ngại đối với người khác giới, thì nên thận trọng. Sau khi chuẩn bị xong, không cần dùng lời nói dẫn dắt thôi miên, vẫn có thể tiến hành trắc nghiệm.
Mời người được trắc nghiêm đứng thẳng, khẽ nhắm mắt, nhà thôi miên đặt hai tay lên vai người được trắc nghiệm, nói với giọng điệu khẳng định: “Đôi vai bạn trở nên cứng rắn và mạnh mẽ, toàn thân trở nên cứng như sắt, còn đôi tay của tôi, giống như hai tảng nam châm, hút chặt lấy cơ thể bạn, bây giờ hai tay của tôi từ từ đưa ra sau vai bạn, chuẩn bị đỡ lấy bạn. Bây giờ bạn bắt đầu ngã ra sau, ngã ra sau, ngã ra sau… Bạn tưởng tượng khi ngã ra sau, tôi đứng phía sau đỡ bạn… Bây giờ bạn thật sự đã cảm nhận được tôi đỡ lấy bạn rồi… Yên tâm, bạn rất an toàn, tôi đang đỡ bạn từ phía sau…” Thông thường, sau những lời ám thi này, nếu người được ám thị ngã ra sau, nhà thôi miên đỡ lấy và lúc này tuyên bố cuộc trắc nghiệm thành công. Nếu trắc nghiệm không thành công, người chịu thôi miên không ngã ra phía sau, nhà thôi miên có thể phán đoán được người này không tin cậy vào thuật thôi miên. Khi nhà thôi miên thực hiện thôi miên thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, mới có thể đưa người này vào trạng thái thôi miên.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply