7 cách dẫn dắt thôi miên người khác
Dẫn dắt thôi miên là quá trình nhà thôi miên đưa bạn vào trạng thái mơ màng hoặc thôi miên. Nó là một mắt xích quan trọng nhất trong quá trình thôi miên. Nếu nhà thôi miên không thể dẫn dắt người chịu thôi miên vào trạng thái thôi miên, thì những hoạt động khác của thôi miên cũng không thể diễn ra được. Thông qua phương pháp này, nhà thôi miên có thể giúp thân chủ một cách bị động; giảm thiểu phản ứng; thu hẹp phạm vi chú ý; tăng cường ảo giác, dần dần đi vào trạng thái thôi miên. Có rất nhiều phương pháp dẫn dắt thôi miên như dẫn dắt kiểu truyền thống; kiểu nhìn chăm chú; kiểu hít thở sâu; kiểu hỗn hợp; kiểu trực tiếp; kiểu đóng mở cánh tay và kiểu thả lỏng dần dần.
– Thứ nhất cách thôi miên dẫn dắt kiểu truyền thống. Phương pháp này gồm có dẫn dắt cảm giác; dẫn dắt tự nhiên; dẫn dắt hồi ức tốt đẹp; dẫn dắt nhớ về thời đi học… Cần phải vận dụng một cách đúng đắn; thích hợp phương pháp này thi mới đạt hiệu quả. Hơn nữa không phải phương pháp nào cũng hoàn hảo mà cần phải áp dụng đúng lúc; đúng người. Phương pháp dẫn dắt cảm giác thích hợp với thân chủ đang tâm trạng rối bời; không biết bắt đầu nói từ đâu. Trong tình huống này cho thân chủ từ trải nghiệm cảm giác của mình đi vào trạng thái thôi miên; tiềm thức của họ tự động biết đáp án. Phương pháp dẫn dắt dựa vào cảm giác của người chịu thôi miên càng tăng nhanh; cũng càng chính xác. Phương pháp này thích ứng với người nhạy cảm tinh tế; nhưng hoàn toàn không thích hợp với người bị bệnh tâm lí nghiêm trọng. Nếu không được khỏe thì cảm giác của họ được xoa dịu; sẽ cản trở họ bước vào trạng thái thôi miên. Cho nên trước khi thực hành thôi miên trị liệu; cần phải tìm hiểu kĩ càng về thân chủ; để chọn đúng phương pháp dẫn dắt thôi miên thích hợp.
Điều quan trọng của phương pháp dẫn dắt tự nhiên này là tìm cách giúp người chịu thôi miên nảy sinh phản ứng một cách tự nhiên; rồi căn cứ vào những phản ứng này nhà thôi miên tiến thêm một bước hướng dẫn thân chủ bằng cả tấm lòng; không có bất cứ sự chống trả nào. Cụ thể như sau: “Bạn đang ngồi ở đây một cách thoải mái; tự nhiên…. Bạn chẳng cần phải cố gắng làm gì hết; chỉ ngồi một cách tự nhiên; thả lỏng; không suy nghĩ gì hết…. Tất cả đều tự nhiên xảy ra…. Bạn sẽ cảm thấy rất khoan khoái; rất thoải mái… Rất tự nhiên… rất thư giãn; rất an toàn… tiềm thức của bạn sẽ theo lời nói của tôi; bạn không cần phải cố tình làm gì hết; bạn chỉ ngồi đây một cách tự nhiên; thoải mái; chẳng muốn làm gi hết; chẳng muốn suy nghĩ gì hết…
Phương pháp dẫn dắt hồi ức tốt đẹp; giúp cho người chịu thôi miên nhớ về những chuyện đã xảy ra một cách rõ ràng, trải nghiệm tâm trạng lúc đó, trong đầu hiện lên tình cảnh lúc đó, phối hợp với động tác giơ tay lên, như thế sẽ dễ dàng bước vào trạng thái thôi miên vừa. Phương pháp này thích hợp với những người giỏi ăn nói, giàu tình cảm, nhất là những người cao tuổi có đặc điểm vừa kể. Cách thực hiện như sau; “Bây giờ, mời bạn hãy nhớ lại, nhớ lại những chuyện thời quá khứ khiến bạn cảm thấy vui mừng, tốt đẹp. Bạn nên quay về nơi sâu thấm trong kí ức của bạn, nhớ về những chuyện làm bạn vui sướng… Trong mỗi hơi thở, bạn có thể nhớ lại sâu sắc hơn… Trở về những chuyện tốt đẹp ấy, những trải nghiệm tuyệt vời, đi sâu vào, từng chi tiết, những hồi ức tốt đẹp đem lại những niềm vui, hạnh phúc cho bạn… Khi bạn chìm đắm trong hồi ức, bạn dần dần bước vào một thế giới tĩnh lặng không ai quấy rầy…. Tiếp tục hồi tưởng…. mở rộng lòng hồi tưởng, hồi tưởng những chuyện tốt đẹp, đi sâu vào hồi ức, nhớ lại những chuyện tốt đẹp, những trải nghiệm tốt đẹp… từ từ hạ tay xuống, từ từ hạ tay xuống, mỗi lần hạ tay xuống là lay động một tế bào thần kinh…. Bây giờ, bạn cảm thấy rất khoan khoái, rất nhẹ nhàng, bạn cảm thấy rất nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng…. Cảm giác này dần dần lan tỏa trong cơ thể bạn… cơ thể bạn rất thoải mái, rất dễ chịu … Thật ra không chỉ là nhớ lại những trải nghiệm tốt đẹp, những cảm giác và trải nghiệm bất an, lo lắng, sợ hãi, kinh hoàng, bồn chồn… đều có thể vận dụng trong trị liệu thôi miên. Khi người được thôi miên hiểu rõ ràng mình lo lắng, căng thẳng, bất an, sợ hại, bồn chồn vì ảnh hưởng của một số chuyện nào đó, có thể trực tiếp cho họ nhớ lại những chuyện xảy ra lúc đó. Một khi người được thôi miên kể lại một cách sinh động những chuyện xảy ra đã qua, hoàn toàn hoà nhập vào câu chuyện đáng kể, trải nghiệm lại câu chuyện lúc đó, thì cả bản thân của quá trình này chính là dẫn dắt thôi miên.
Phương pháp dẫn dắt trở về hồi ức thuở còn đi học làm cho người được thôi miên chìm đắm vào trong việc học tập mà mình từng trải qua. Còn nhớ lúc bạn tập chạy xe đạp không? Còn nhớ ngày đầu tiên bạn đi học không? Còn nhớ ngày đầu tiền bạn làm thí nghiệm hóa học không? Còn nhớ lần đầu tiên bạn học tiếng Anh không? Còn nhớ lần đầu tiên bạn tập nấu cơm không? Có còn nhớ… Lúc đó chắc là bạn hơi mừng, hơi lo lắng, hơi tò mò khi bước vào trạng thái thôi miên… chúng ta hãy trở lại hồi ức lần đầu tiên học được kiến thức mới… cảnh tượng đó như thế nào? Bạn đang học cái gì vậy… cảm giác lúc đó như thế nào? Có phải là thú vị lắm không, hay là cảm thấy rất khó, rất lo lắng… trong đầu bạn hiện lên cảnh tượng như thế, bạn đang học kiến thức mới, cảnh tưởng lúc đó hiện lên rõ ràng trong đầu bạn không,..” Phương pháp dẫn dắt nhớ về thời đi học là một kĩ thuật rất hiệu quả, rất nhiều vấn đề phức tạp, quy mô to lớn đều có thể sử dụng phương pháp tìm về kí ức này, nó được gọi là “phương pháp giải để thông dụng”, có thể dẫn dắt bất cứ ai bước vào trạng thái thôi miên ở các mức độ khác nhau.
– Thứ hai, cách thôi miên dẫn dắt nhìn chăm chú. Đây là phương pháp dẫn dắt thôi miên kích thích cơ quan cảm giác của người bị thôi miên (thị giác), để họ tập trung chú ý, Cũng nhờ sự tập trung về sinh lý này, khiến thị giác mệt mỏi, từ từ làm cho hệ thần kinh thị giác tê liệt, cuối cùng hệ thống thần kinh trung khu cũng mệt mỏi, từ đó đi vào trạng thái thôi miên cạn, với biểu hiện là ý thức mơ hồ, thâm tâm thả lỏng. Đây là phương pháp thường dùng trong thôi miên. Trong phương pháp này, vì đặc tính của người được thôi miên khác nhau, thích nhìn những vật khác nhau, cho nên cũng có nhiều biến hóa. Thật ra cũng có thể cho người chịu thôi miên nhìn bất cứ vật gì, nhưng chủ yếu là vật thể phát sáng, chẳng hạn như bóng đèn, gương, quả cầu thủy tinh, đốm lửa, trần nhà… hoặc vật thể cử động như đồng hồ quả lắc, ngón tay, chiếc nhẫn được cầm trong ngón tay, cũng có thể là những màu sắc đặc biệt, khuôn mặt hoặc đồng tử của nhà thôi miên…
Chẳng hạn khi cho người được thôi miên nhìn chăm chú lên trần nhà, kĩ thuật này thích hợp cho những người thích phân tích và phán đoán logic, nó có thể làm cho họ phân tán năng lực chú ý về ý thức của họ, để năng lượng tiềm thức được trỗi dậy, đi vào trạng thái thôi miên. Cụ thể như sau: Cho người được thôi miên vươn vai cơ thể, hít sâu rồi thả lỏng, sau đó ngồi xuống ghế vái tư thế thoải mái nhất, hoặc ngồi dựa trên ghế sô pha, hai tay đặt ở tư thế thoải mái, dễ chịu, cho họ chọn bất cứ một điểm nào ưên trần nhà, tập trung chú ý vào điểm đó, sau đó nhà thôi miên bắt đầu thực hiện dẫn dắt: “Bây giờ, thân thể của bạn đang rất thoải mái, rất dễ chịu, bạn chỉ chú ý vào một điểm đó, bạn hoàn toàn chú tâm vào điểm đó… Bạn dồn hết tấm trí chú ý vào điểm đó… Khi bạn nhìn thấy điểm đó, bạn cảm thấy mình rất mệt mỏi, mắt bạn cũng cảm thấy rất mệt mỏi, chân bạn cũng cảm thấy rất mệt mỏi, toàn thân bạn cũng cảm thấy rất mệt mỏi… Toàn thân bạn mau chóng mệt mỏi… Khi tôi đếm từ 1 đến 20, bạn từ từ nhắm mắt lại, đi vào trạng thái thư giãn sâu… Bây giờ, bạn nhìn điểm đó một cách nhẹ nhàng, toàn thân bạn thả lỏng, rồi trở nên mệt mỏi, mí mắt của bạn cũng trở nên nặng nề, mắt cùa bạn nhắm lạt rồi, khi nhắm mắt bạn cảm thấy rất dễ chịu, bạn tận hưởng cảm giác sau khi nhắm mắt, bạn tận hưởng cảm giác không còn một chút sức lực sau khi nhắm mắt…. Bạn không muốn mở mắt nữa, hơn nữa, bạn càng muốn mở mắt thi càng không mở được, không tin, bạn hãy thử xem.,. Khi tôi đếm từ 1 đến 20, bạn sẽ dần đi vào trạng thái thư giãn sâu, 1… 2… 3… 4… 5… bây giờ bạn càng lúc càng mệt, không mở mắt được nữa ố… 7… bạn càng lúc càng thư giãn, càng lúc càng thư giãn 8… 9… 10… 11…. càng lúc càng thư giãn, càng lúc càng thư giãn. 12… 13… 14…. 15…. 16…. Khi đếm tới 20, tôi khẽ chạm vai bạn, bạn sẽ đi vào trạng thái thư giãn rất sâu. 17… 18… 19… 20… Hoàn toàn thư giãn, đi vào trạng thái thư giãn rất sâu, rất sâu, rất thoải mái…. Hãy để đầu óc bạn yên tính, linh hồn và thân xác bạn hòa quyện lại làm một với nhau, chỉ cần bạn để cho đầu óc mình yên tĩnh, thân xác bạn thư giãn, tâm linh bạn và thân xác bạn hợp làm một. …”
– Thứ ba, cách thôi miên dẫn dắt hít thở sâu. Thực hiện hít thở sâu, có thể giải tỏa cảm giác căng thẳng, giải phóng áp lực tâm lý. Muốn giúp người chịu thôi miên đi vào trạng thái thôi miên, một điều kiện quan trọng là xua tan căng thẳng, do đó, hít thở sâu là một phương pháp dẫn dắt thôi miên rất hay. Nếu người được thôi miên biết cách kiểm soát hơi thở của mình sẽ rất có lợi. Nguyên lý của phương pháp hít thở sâu giúp cho người chịu thôi miên tập trung chú ý lắng nghe dẫn dắt và ám thị của người thôi miên. Cụ thể như sau: Đưa người được thôi miên đến một nơi rất thoải mái, yên tĩnh, có thể cho họ ngồi thoải mái trên một chiếc ghế thường hoặc ghế sô pha cũng được. Sau đó nhà thôi miên thực hiện ám thị. “Bây giờ, bạn ngồi ở đây, cảm thấy rất thoải mái, rất thư giãn… bạn hãy thả lỏng toàn thân, từ từ nhắm mắt lại, hít thở sâu…. Trước tiên hít sâu một hơi, sau đó thở ra chậm rãi, thở hết hơi ở trong ngực ra, rồi hít sâu trở vào, sau đó từ từ thở ra… Được rồi, bạn hãy tiếp tục làm, cứ mỗi lần hít sâu thì từ từ thở ra lại… trạng thái căng cứng trong bạn biến mất… Bạn càng thư giãn hơn mỗi lần hít thở sâu… Bạn cảm thấy thân thể mình thư giãn hơn, đi vào trạng thái thôi miên.” Phương pháp hít thở sâu yêu cầu người được thôi miên phải hít thở sâu một cách nhẹ nhạng, tự nhiên, nếu khi họ hít thở sâu mà dùng lực nhiều quá, khiến hơi thở trở nên mạnh hơn thì sẽ khiến khó chịu trong người. Nếu xuất hiện tình trạng này, nhà thôi miên phải lập tức hướng dẫn thân chủ của minh hít thở sâu một cách tự nhiên, từ từ, đừng quá nôn nóng, gấp gáp hay quá mạnh. Cần phải chú ý, thời gian hít thở sâu không nên quá dài, nếu không người chịu thôi miên sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thường, hít thở sâu khoảng 10 lần là được, sau đó, nhà thôi miên tiếp tục ám thị: “Toàn thân bạn thư giãn, toàn thân bạn thả lỏng…. bạn buồn ngủ, cơ thể bạn nặng nề, nặng nề… bạn cảm thấy rất buồn ngủ, cơ thể bạn rất nặng, rất nặng nề… bạn sắp ngủ rồi, bạn ngủ đi…. cơ thể bạn nặng, rất nặng, càng lúc càng nặng… bạn sắp ngủ rồi…” Lúc này, người được thôi miên rất dễ đi vào trạng thái thôi miên. Dường như người chịu thôi miên nghe giọng nói này từ xa truyền tới, truyền thẳng vào đại não, lan tỏa khắp toàn thân. Trong trạng thái này, người chịu thôi miên mất hẳn khả năng chống trả, thân tâm chìm ngập trong dư âm tuyệt diệu. Sau khi đột phá trạng thái, đừng quên cho họ trải nghiệm cảm giác thoải mái, nếu không hiệu quả thôi miên sẽ giảm sút.
Phương pháp dẫn dắt hít thở sâu có thể giúp người được thôi miên tập trung chú ý, đến một mức độ nhất định, từ đó đi vào trạng thái thôi miên. Nhưng cần lưu ý, tốc độ hít thở không nên lúc chậm lúc nhanh, phải chú ý cãn cứ vào tình hình cụ thể để xác định. Chẳng hạn như khi người bị thôi miên chống trả mạnh mẽ đối với ám thị của nhà thôi miên, lúc đó không nên hít thờ quá sâu.
– Thứ tư, cách thôi miên dẫn dắt hỗn hợp. Phương pháp này thích hợp cho những người chống trả tương đối mạnh, không chịu hợp tác. Dùng những phương pháp thôi miên bình thường rất khó đưa họ vào trạng thái thôi miên. Phương pháp này yêu cầu người chịu thôi miên chú tâm vào vài sự việc nào đó làm họ dễ sinh ra mệt mỏi, không còn suy nghĩ vẩn vơ.
Chẳng hạn như nhà thôi miên sử dụng một ngọn nến để làm dụng cụ phụ trợ. Phương pháp cụ thể là: Yêu cầu người được thôi miên vừa nhìn chăm chú vào ánh nến vừa tưởng tượng, để từ từ sẽ đi vào trạng thái thôi miên. Lời ám thị là: “Hãy nhìn vào ngọn nến, lắng nghe tiếng nói của tôi một cách thoải mái, tự nhiên, tiếng nói của tôi lướt nhẹ trong không trung… bạn không cần phải chú tâm lắng nghe tôi nói, bởi vì tiềm thức của bạn sẽ theo tôi, tiềm thức của bạn sẽ biết chọn lựa sao cho có lợi nhất cho bạn… Bây giờ, bạn hãy tiếp tục nhìn chăm chú, thả lỏng, nhìn ánh nến, trong lòng tưởng tượng đang dấy lên một cảm giác tốt đẹp, khoan khoái…. Cảm giác này từ tận đáy lòng lan tỏa, lan tỏa. toàn thân bạn, lên tới đầu… bạn có thể tưởng tượng đó là một làn nước trong lành, khoan khoái và dễ chịu từ đáy lòng của bạn tuôn tràn ra, lan tỏa… dòng nước đó chảy khắp toàn thân, dòng nước đó chảy lên tới đầu, đi vào từng bộ phận trong cơ thể của bạn, còn mắt của bạn vẫn nhìn chăm chú vào ngọn nến, dõi theo cảm giác tốt đẹp đó… Bây giờ, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Có một cô bé nọ, từ nhỏ đã thích chơi thú bông, vì thế khi lớn lên, cô ráng sức làm việc, cô làm đủ thứ công việc, cho đến một ngày nọ, cô bé có được một số tiền lớn, mở cho mình một cửa hàng bán thú bông. Cô bé rất mừng, vì cuối cùng cô có thể thực hiện được ước mơ thời ấu thơ… Cô nở nụ cười ngọt ngào… được rồi bạn có thể nhẹ nhàng nhắm mắt lại, bạn thấy càng thoải mái hơn… Nếu bây giờ bạn đã sẵn sàng nói chuyện với tiềm thức của mình, vậy thì bạn hãy khẽ gật đầu, mỗi lần gật đầu, bạn sẽ đi càng sâu, càng sâu một cách thoải mái và tự nhiên vào trong trạng thái thôi miên, được rồi, tiếp tục thả lỏng, tiếp tục cảm nhận…”
– Thứ năm, cách thôi miên dẫn dắt trực tiếp. Chúng ta biết rằng trước khi thực hiện dẫn dắt đi vào thôi miên, người chịu thôi miên phải trải qua những bài kiểm tra về ám thị, về mức độ nhạy cảm… Nếu vượt qua được những bài trắc nghiệm nào đó, thì nhà thôi miên mới có thể tiếp tục công việc của mình, đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên rồi kết hợp vói lời nói và hành động để sắp xếp lại tư duy với tình cảm của thân chủ, để trị liệu cho họ. Phương pháp dẫn dắt trực tiếp gồm có 3 cách: Mí mắt nặng trịch, cánh tay vươn thẳng và cánh tay giơ lên đưa xuống. Chẳng hạn: đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên bằng trắc nghiệm mí mắt nặng nề, thao tác cũng tương đối đơn giản, thời gian cũng tương đối ngắn. Trước tiên, yêu cầu thân chủ kẹp một đồng xu trong ngón trỏ và ngón giữa, tập trung vào một ngón tay, sau đó, nhà thôi miên đưa ra ám thị: “bây giờ, bạn có thể cảm giác ngón tay của bạn bóp chặt vào nhau, chúng đang dính vào nhau, sau đây sẽ có những chuyện thú vị xảy ra…. Không bao lâu sau, đồng xu trở nên càng lúc càng nặng, càng lúc càng nặng, đồng thời bạn sẽ cảm thấy mí mắt của mình càng lúc cũng càng nặng, nhưng vẫn chú tâm nhìn đồng xu, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, không thể nhìn được nữa, thì có thể nhắm mắt. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể tiếp tục nhìn chăm chăm, hãy chú tâm vào cảm giác này, bạn sẽ cảm thấy càng lúc càng thoải mái, càng lúc càng thoải mái, hơi thở bắt đầu thay đổi, hoặc càng lúc càng gấp, hoặc càng lúc càng chậm, nhưng, cơ thể bạn chỉ cảm thấy càng lúc càng thoải mái, càng lúc càng thoải mái, đồng xu càng lúc càng nặng, càng lúc càng nặng, nó sẽ rơi xuống, rơi xuống một cách tự nhiên, giống như bạn không cố tình chú ý đến nó… tiếng rơi của đồng xu nói cho bạn và tôi biết rằng, bạn đã đỉ vào trạng thái thả lỏng thoải mái… cứ để tất cả xảy ra một cách tự nhiên, cứ để xảy ra một cách tự nhiên… được rồi, cứ tiếp tục nhìn đồng xu… mí mắt của bạn càng lúc càng nặng… nặng hẳn”. Sau khi đồng xu rơi xuống, nhà thôi miên tiếp tục ám thị: “được, tốt lắm, tất cả đã xảy ra một cách tự nhiên, mí mắt của bạn nhắm lại một cách nặng nề… nhắm lại… được rồi, tay của bạn cũng càng lúc càng nặng, càng lúc càng nặng… đương nhiên cánh tay của bạn sẽ hạ xuống… từ từ đưa đến nơi bạn cảm thấy thoải mái… bạn sẽ đi vào trạng thái thôi miên thoải mái hơn, tự nhiên hơn, dễ chịu hơn…”
Phương pháp dẫn dắt trực tiếp rất đơn giản, đổng thời cũng rất ngắn gọn, do đó, thường được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này có thể thúc đẩy người chịu thôi miên tập trung chú ý một cách nhất định, rồi dần dần đi vào trạng thái thôi miên. Đương nhiên, trong thực tế nhà thôi miên cũng phải chọn phương pháp thích hợp cho thân chủ của mình.
– Thứ sáu, cách thôi miên dẫn dắt cử động tay. Đây là phương pháp dẫn dắt chủ yếu bằng động tác, chẳng hạn như hai tay nhấc cao hoặc nhấc thẳng về phái trước, hoặc mở rộng về hai bên, phương pháp này thích hợp sử dụng ở nơi có nhiều tiếng ồn, nhưng trong quá trình đó cần phải để ý chọn lựa ám thị hoặc lời nói cho thích hợp.
Trước khi thực hiện, nhà thôi miên yêu cầu thân chủ chọn một tư thế mà họ cảm thấy thoải mái, ngồi trên ghế, sau đó cho họ điều chỉnh hơi thở, thả lỏng toàn thân, hai tay đặt trên tay ghế, chú ý không để họ dựa vào lưng ghế, hai chân đặt tự nhiên xuống đất, không được nhón chân, toàn thân thả lỏng, cơ bắp không được căng cứng, giữ cho toàn thân thoải mái. Nhà thôi miên đứng trước mặt thân chủ, nắm tay thân chủ giơ lên, sau đó ám thị: “hít thở sâu, thả lỏng toàn thân… hít thở sâu, thả lỏng toàn thân, hít thở sâu, thả lỏng toàn thân… được, mở mắt ra, nhìn tay của bạn.” Rồi nhà thôi miên nắm bàn tay của thân chủ, ám thị: “khi tôi vừa buông ra, tay bạn cũng mở ra tự nhiên.” Lúc này người chịu thôi miên mở tay ra, sau đó, nhà thôi miên yêu cầu họ nhìn tay, tiếp tục ám thị: “thả lỏng… mở rộng hai tay… thả lỏng… mở rộng hai tay… tiếp tục thả lỏng… mở rộng hai tay… mở rộng… mở rộng… Lúc này, nhà thôi miên mở rộng tay của thân chủ vài lần, trong khi đó chú ý yêu cầu họ giữ trạng thái thả lỏng. Tiếp theo, nhà thôi miên nhẹ nhàng nâng hai tay thân chủ lên, giữ mở một vị trí cố định nào đó rồi tiếp tục ám thị: “Khi tôi buông ra, tay bạn cũng mở ra.” Lúc này, nhà thôi miên cũng mau chóng bỏ tay ra. Nếu tay của thân chủ đang ở trạng thái thả lỏng, khi nhà thôi miên vừa buông tay, tay của thân chủ sẽ nhẹ nhàng hạ xuống, mở ra tự nhiên. Khi thân chủ mở tay ra, nhà thôi miên ám thị tiếp : “Được, mở ra rồi, mở ra thêm, từ từ thôi, mở ra tự nhiên…. Tiếp tục mở ra như thế, cứ tiếp tục hạ xuống…” Khi tay của thân chủ mở ra hạ xuống bằng vai, thì nhà thôi miên ám thị: “Được, dừng lại… bây giờ khi tôi chạm vào tay của bạn, hai tay của bạn sẽ vươn thẳng lên…” Lúc này, nhà thôi miên chạm nhẹ vào hai tay của thân chủ, sau đó rút ra, tay của thân chủ từ từ nhấc lên cao, tiếp đó nhà thôi miên ám thị: “từ từ, vươn lên một cách thoải mái, cứ từ từ vươn lên như thế, đừng ngừng lại, tiếp tục vươn lên, cứ vươn lên thoải mái, được hai tay của bạn sắp chạm mặt bạn rồi… từ từ thôi nhấc tay lên một cách thoải mái, khi bạn nhấc tay lên tới mặt, bạn sẽ cảm thấy rất mệt, rất mệt… mí mắt của bạn rất mệt, rất mệt… bạn sẽ sụp xuống… được rồi, tiếp tục nhấc lên, mí mắt của bạn rất mệt, rất mệt… sắp sụp xuống rồi… được, tiếp tục nhấc lên… mí mắt của bạn rất mệt, nó rất mệt, sắp sụp xuống rồi, bây giờ bạn sắp nhắm mắt lại rồi… được, nhấc lên lần nữa… bạn cảm thấy rất mệt, rất mệt… mí mắt cũng rất mệt, rồi từ từ, bạn nhắm mắt lại… Lúc này, nếu thân chủ chưa nhắm mắt, nhà thôi miên tiếp tục ám thị: “Mắt của bạn rất mệt, mí mắt đã sụp xuống rồi, mí mắt chẳng còn sức nữa… từ từ nhắm mầt lại một cách tự nhiên, cứ từ từ, cứ tự nhiên, thoải mái nhắm mắt lại… hãy từ từ nhắm mắt lại… được rồi, nhắm mắt lại … nhắm mắt…” Khi thân chủ nhắm mắt lại hoàn toàn, nhà thôi miên ám thị: “bây giờ tôi sẽ đếm số, khi tôi đếm đến 5, hai tay bạn sẽ mở ra, 1, bây giờ bạn rất thoải mái… 2, bây giờ bạn rất thoải mái, chẳng muốn nghĩ gì hết, chẳng muốn nghĩ gi hết… 3, bây giờ bạn rất thư giãn, rất dễ chịu, chẳng muốn nghĩ ngợi gì hết… 4, chẳng muốn nghĩ gì hết, toàn thân thư giãn, tự nhiên, cảm giác tuyệt vời, 5, được rồi, mở hai tay ra, tay của bạn rất thoải mái… tay của bạn từ từ hạ xuống, hạ xuống một cách thoải mái, tự nhiên… tay của bạn hạ xuống thoải mái, hạ xuống đầu gối của bạn, khi tay của bạn hạ xuống đầu gối, toàn thân bạn hoàn toàn thả lỏng, đầu của bạn cũng trở nên rất nặng, tiếp tục gục xuống…. tiếp tục thư giãn đầu của bạn đi nào… như vậy toàn thân bạn hoàn toàn thả lỏng, thả lỏng… từ từ đi vào trạng thái thôi miên… thả lỏng… đi vào trạng thái thôi miên sâu, thoải mái…” Phương pháp này chủ yếu thực hiện động tác, có ưu điểm là dẫn dắt mau chóng, thân chủ đi vào trạng thái thôi miên rất nhanh.
– Thứ bảy, cách thôi miên dẫn dắt thư giãn dần dần. Trong dẫn dắt thôi miên không có vấn đề thất bại, tuyệt chiêu thành công của nhà thôi miên là kiên trì, đừng sợ đơn điệu, dần dần dẫn dắt thân chủ thả lỏng cho đến khi đi vào trạng thái thôi miên. Nếu gặp thân chủ khó thôi miên, nhà thôi miên phải kiên trì dẫn dắt. Với nghị lực mạnh mẽ, dần dần hướng dẫn thân chủ thư giãn, đi vào trạng thái thôi miên một cách tự nhiên. Đây là phương pháp dẫn dắt dần dần.
Phương pháp này căn cứ vào những thân chủ khác nhau, khả năng chịu ám thị khác nhau, để sử dụng những lời nói ám thị khác nhau. Nhà thôi miên phải biết vận dụng một cách linh hoạt. Cụ thể như sau: Trước tiên, nhà thôi miên yêu cầu thân chủ hít thở sâu, thả lỏng toàn thân, sau đó ngồi trên ghế với tư thế thoải mái nhất, hoặc có thể là ngồi trên sô pha. Sau đó, nhà thôi miên ám thị: “Bây giờ, bạn hãy nhắm mắt ỉại một cách tự nhiên, thoải mái, khi bạn nhắm mắt lại, bạn bắt đầu thư giãn… bây giờ hãy tưởng tượng mắt đang nhìn chóp mũi, tập trung chú ý ở chóp mũi… được rồi, bây giờ, hít thở sâu, chậm rãi và sâu, đều đặn hít thở sâu, hít không khí vô thật sâu, rồi từ từ thở ra thật sâu, khi hít vô thì tưởng tượng dưỡng khí đi vào mũi, cổ họng, và sau đó vào phổi, lan tỏa trong máu của bạn. Nguồn dưỡng khí này theo vòng tuần hoàn của máu, đi đến từng bộ phận, từng tế bào trong toàn thân, khiến bạn tràn ngập sức sống; khi thở ra, hãy tưởng tượng bạn đẩy toàn bộ khí cacbonic ra ngoài, và cũng thở ra toàn bộ nỗi lo lắng, áp lực, bất an, phiền não, mệt mỏi, nghi ngờ ở trong bạn, để tất cả những gì không thoải mái, những gì khó chịu rời xa bạn… được rồi, tiếp tục hít thở sau, mỗi lần hít thở sâu đều khiến bạn đi vào trạng thái thoải mái, tự nhiên… bạn vừa hít thở sâu, vừa lắng nghe lời hướng dẫn của tôi, rất tự nhiên, rất dễ chịu, rất thoải máí, bạn không cần nghĩ gì hết, không cần nghĩ gì hết, được rồi, tiếp tục hít thở sâu… được rồi, rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng, rất dễ chịu… không cần nghĩ gì hết, chi cần làm theo hướng dẫn của tôi, rồi bạn mau chóng bước vào trạng thái dễ chịu, thoải mái, bạn rất dễ chịu, rất thoải mái, da đầu bạn thả lỏng, xương sọ bạn thả lỏng, đôi tai bạn thả lỏng, cơ thịt gần tai bạn cũng thả lỏng… chân mày bạn thả lỏng, vùng cơ thịt gần chân mày thả lỏng… đôi mắt bạn thả lỏng, tai của bạn cũng rất thả lỏng, mũi của bạn thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng… gò má bạn cũng thả lỏng, thịt gần gó má cũng thả lỏng…. cằm của bạn thả lỏng, thịt gần cằm cũng thả lỏng… bình thường cằm của bạn chịu trách nhiệm nhai thức ăn và chịu áp lực khi nói, bây giờ tất cả đều được thả lỏng… tiếp theo, thả lỏng cổ của bạn, thả lỏng cổ họng, thả lỏng vùng thịt gần cổ họng… thả lỏng vai… vai của bạn chịu quá nhiều căng thẳng, áp lực, trách nhiệm, bây giờ hãy thả lỏng đi… thả lỏng tay trái, hãy để xương, cơ bên tay trái được thư giãn… thả lỏng tay phải, hãy để xương, cơ bên tay phải thả lỏng… thả lỏng cơ ngực… hãy để lưng, cột sống và cơ lưng của bạn được nghỉ ngơi… bình thường cơ lưng cùa bạn chịu quá nhiều cãng thẳng, áp lực, mệt mỏi, hãy để nó được nghỉ ngơi, thả lỏng bụng, để bụng nghỉ ngơi tuyệt đối… thả lỏng cơ bụng của bạn, không hề có một chút sức nào, cứ tự nhiên, thả lỏng bụng của bạn, sau đó bạn hít thở sâu hơn nhẹ nhàng hơn, thả lỏng nửa thân trên, thả lỏng nửa thân trên của bạn… hãy thư giãn, thả lỏng chân trái; hãy để cho xương chân trái; cơ chân trái được nghi ngơi… để chân phải; xương chân phải; cơ chân phải của bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn… hãy cho gót chân trái được nghi ngơi; gót chân phải được nghỉ ngơi… thả lỏng bàn chân trái; thả lỏng bàn chân phải… vẫn tiếp tục hít thở sâu; mỗi một lần hít thở; bạn cảm thấy mình càng thoải mái; dễ chịu, tự nhiên hơn… thả lỏng; tiếp tục thả lỏng… bạn đi vào trạng thái nhẹ nhàng; thoải mái..
Với phương pháp dẫn dắt thả lỏng dần dần; những người chịu thôi miên bình thường thần kinh quá căng thẳng; rất khó thả lỏng cơ thể nhờ tưởng tượng; còn có một số người sau khi thả lỏng thì cảm thấy tứ chi đau đớn; đầu óc căng lên; đây là do bình thường thần kinh họ hưng phấn quá độ. Gặp hai tình huống này nhà thôi miên có thể nói với thân chủ: “đây là tín hiệu trong cơ thể của bạn, thường ngày bạn không có thời gian quan tâm đến cảm giác của cơ thể; hoặc lắng nghe tiếng nói của cơ thể; bây giờ nó đang phát ra tín hiệu cầu cứu…” Đối với những thân chủ này nhà thôi miên phải kiên nhẫn dẫn dắt; ám thị; để thân chủ thư giãn càng nhiều càng tốt trước khi bước vào trạng thái thôi miên. Với phương pháp này người ta cũng có thể áp dụng kĩ thuật dẫn dắt bằng cách đưa họ vào một không gian âm nhạc; nhẹ nhàng để họ thư giãn; rồi dùng kĩ thuật dẫn dắt bằng âm nhạc mang sắc thái tâm trạng; đưa họ vào những trạng thái thôi miên khác nhau.
Kết luận về dẫn dắt thôi miên
Dẫn dắt thôi miên là một quá trình tuần hoàn phản hồi, quan sát dẫn dắt rồi phản hồi, đây cũng là một quá trình sáng tạo nghệ thuật bằng trải nghiệm. Nhà thôi miên có thể phát huy tự do, ứng dụng những phương pháp dìu dắt khác nhau. Trong quá trình thôi miên, nhà thôi miên cần kiên nhẫn và nghị lực, thất bại trong thôi miên không phải là thân chủ không có phản ứng mà là nhà thôi miên bỏ cuộc. Nhà thôi miên phải biết rõ mục đích của mình, để tiếp tục hướng dẫn thân chủ đi đến thành công.
Trải nghíệm độ sâu trong thôi miên
Sau khi dẫn dắt thân chủ vào trạng thái thôi miên, nhà thôi miên tiếp tục đưa thân chủ đi vào trạng thái thôi miên sâu. Dưới đây là những phương pháp thôi miên sâu.
– Thứ nhất, phương pháp lặp đi lặp lại động tác. Nhà thôi miên đưa ra ám thị như sau: “Khi tôi vỗ tay ba lần bạn tỉnh đậy…, nói xong, nhà thôi miên vỗ tay ba lần, thân chủ mở mắt ra, nhà thôi miên tiếp tục ám thị: “Bây giờ, hãy nhìn vào đầu ngón tay của tôi, nhìn một lúc… Đúng rồi, nhìn một cách tự nhiên, thoải mái, nhìn một lúc nữa… Bây giờ mí mắt của bạn bắt đầu nặng đến nỗi mở không ra, mở khống ra nữa, bạn đã bước vào trạng thái thôi miên sâu hơn lúc nãy, hãy thoải mái nhắm mắt đi, được rồi, nhắm mắt đi… Nhắm lại… Bạn thấy dễ chịu và thoải mái hơn lúc nãy…” Khi thân chủ nhắm mắt lại, nhà thôi miên vẫn tiếp tục ám thị: “Khi tôi vỗ tay 3 cái, bạn tỉnh dậy, mỗi lần vỗ một cái bạn càng tỉnh táo hơn…” Sau đó, nhà thôi miên vỗ tay 3 cái, lặp lại quá trình thôi miên lúc nãy. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, nhà thôi miên có thể đưa thân chủ vào trạng thái thôi
– Thứ hai, phương pháp thôi miên đếm số. Trong khi nhà thôi miên đếm số, thân chủ càng đi sâu vào trạng thái thôi miên hơn. Nhà thôi miên cần nói với ngữ điệu bình tĩnh, chậm rãi, đếm số theo nhịp thở của người chịu thôi miên, đây là điều kiện để quá trình đẫn dắt được thuận lợi.
Cuộc thôi miên diễn ra ở một nơi an toàn và yên tĩnh, nhà thôi miên ám thị: “Khi tôi đếm đến 20 (hoặc con số khác), bạn sẽ được dẫn vào trạng thái thôi miên sâu hơn… Nghe tiếng của tôi, bạn dần dần đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn, 1… 2… 3… Trước tiên thả lỏng, thả lỏng…. 4… 5… 6… Toàn thân thư giãn… Đừng nghĩ gì hết… 7… 8… 9… Theo sự dẫn dắt của tôi bạn mau chóng thả lỏng, rất thoải mái… được rồi, bạn càng thả lỏng hơn nữa… thả lỏng. 10… 11… 12… Bắt đầu ngáp rồi, bạn trở nên thoải mái hơn. 13… 14… 15… Tiếp tục thả lỏng đi… Bây giờ tôi vẫn tiếp tục đếm, mỗi khi tôi đếm một số bạn sẽ đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn. 16… 17… 18… Rất thoải mái… thoải mái 19… 20… Tốt, vậy là bạn đã đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn, thoải mái hơn rồi…” Có thể nhà thôi miên đếm số, nhưng cũng có thể người chịu thôi miên đếm số, nếu họ tự đếm, cũng theo trình tự như trên. Ngoài ra, việc đếm số cũng có thể bắt đầu bằng số 1, nhưng ngoài ra đảo ngược lại, ngoại trừ đếm từng nhóm ba số, cũng có thể đếm từng nhóm 5 số.
– Thứ ba, phương pháp thôi miên lắc lư người. Phương pháp này chủ yếu là dẫn dắt vào trạng thái thôi miên bằng vận động. Nó tương đối đơn giản, thực dụng, hiệu quả cũng rõ ràng, nên được sử dụng rộng rãi. Trước khi thực hiện, nhà thôi miên phải biết rõ thân chủ mình đã đi đến trạng thái thôi miên nào, để chọn lựa một phương pháp cho thích hợp. Bởi vì phương pháp thôi miên bằng lắc lư người phù hợp để dẫn dắt từ trạng thái thôi miên cạn đến trạng thái thôi miên sâu. Cho nên có thể được sử dụng riêng lẻ, nhưng cũng có thể sử dụng làm bước khởi động để bước vào thôi miên khác. Sau khi thực hiện phương pháp lắc lư người, nhà thôi miên phải quan sát nét mặt của thân chủ, xem thử đã trở nên bình an, nhịp thở có dài hơn haỵ cơ bắp đã thả lỏng hơn chưa. Đó là cách đánh giá xem thân chủ đã đi vào trạng thái thôi miên sâu hay chưa. Cụ thể như sau:
Trong quá trình này, nhà thôi miên phải đợi thân chủ hoàn toàn tự động lắc lư, mới được buông tay. Nếu buông tay quá sớm, thân chủ không lắc được hoặc ngừng lắc. Nếu như thế, nhà thôi miên cần phải giúp đỡ thần chủ.
Khi biên độ lắc lư của thân chủ tăng lên, nhà thôi miên tiếp tục ám thị: “Khi tôi đếm đến 3, thân người bạn gập về phía trước và ngửa ra phía sau. 1… 2… 3… Bây giờ, bạn bắt đầu gập ngửa…” Khi thân chủ gập ngửa, nhà thôi miên đặt tay lên vai thân chủ, ám thị: “Bây giờ, bạn vừa gập ngửa, đầu của bạn sẽ từ từ bị kéo ra phía sau, đúng rồi, đầu của bạn bị kéo ra phía sau.”Lúc này, nhà thôi miên ấn nhẹ vào sau vai của thân chủ, ám thị tiếp: “đầu của bạn sẽ bị kéo ra phía sau, đúng rồi, cứ kéo ra phía sau, thân người của bạn cũng bị kéo ra phía sau…” Nhà thôi miên vừa ám thị, vừa kéo thân chủ dựa ra sau, rồi lại tiếp tục ám thị: “Thân người bạn bị kéo ra phía sau rồi…” Vì người chịu thôi miên đang ngồi trên ghế, nên đầu của anh ta không ổn định. Nhà thôi miên kéo thân chủ ra phía sau, tiếp tục ám thị: “Cho dù đầu của bạn có bị kéo ra phía sau, tôi cũng có thể dùng tay chặn lại…” Câu nói này giúp người được thôi miên yên tâm, để anh ta có thể ngửa ra sau. Tiếp theo nhà thôi miên ám thị: “Bạn càng thả lỏng hơn nữa… Bây giờ, cúi đầu xuống, sau khi cúi đầu, bạn cảm thấy thoải mái hơn, bây giờ, đầu bạn đang gục xuống, sau khi gục xuống, bạn cảm thấy toàn thân nhẹ nhõm… trở nên nhẹ nhõm hơn, dễ chịu hơn… sau khi gục xuống, càng nhẹ nhõm hơn, càng dễ chịu hơn… bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, dễ chịu hơn…” Thế là, người chịu thôi miên có thể đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn.
– Thứ tư, phương pháp thôi miên tưởng tượng. Trong phương pháp này, tư duy chủ quan của người chịu thôi miên kết hợp với hoàn cảnh tự nhiên khách quan, khiến người chịu thôi miên đóng vai chính trong tưởng tượng, từ đó đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn. Cảnh trong tưởng tượng có thể là bất cứ hoàn cảnh trong tự nhiên nào. Thông thường là cầu thang, vườn hoa trong thung lũng sâu và bờ biển. Nhà thôi miên có trí tưởng tượng càng phong phú, miêu tả càng thật, thì càng có thể giúp thân chủ tưởng tượng ra những cảnh tượng cụ thể.
– Thứ năm, phương pháp thôi miên bậc thang. Nhà thôi miên thực hiện ám thị: “Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở bậc trên cùng của một chiếc cầu thang màu trắng… Trước mắt bạn có một tòa nhà màu đỏ, có bậc thang dẫn đi xuống… Đúng rồi, bạn có thể nhìn thấy bậc thang màu trắng rồi đó… Sau khi nhìn thấy bậc thang màu trắng, hãy đưa tay phải vẫy tôi đi… đúng rồi, bây giờ, từ từ, từng bước đi xuống bậc thang màu trắng… đúng rồi, từng bậc từng bậc một, đúng rồi… mỗi khi xuống một bậc thang, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn một tí, đúng rồi, xuống thêm một bậc nữa, từ từ bước xuống, bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng, rất thoải mái, rất nhẹ nhàng… rất thoải mái… dần dần, bạn có thể đi vào trạng thái thôi miên sâu… đúng rồi, hết bậc này đến bậc kia, cuối cùng bạn đến bậc thứ 10, đúng rồi, bạn cứ tiếp tục đi xuống, đi xuống bậc cuối cùng, dần dần, bạn đi vào trạng thái thôi miên sâu..
Có những nhà thôi miên thích sử dụng phương pháp bậc thang trong vườn hoa. Phương pháp này yêu cầu người được thôi miên tưởng tượng mình đang đứng trong một vườn hoa đẹp, ánh nắng ngập tràn, gió nhẹ hiu hiu, chim hót véo von, từng đàn bướm bay lượn, muôn hoa khoe sâc. Lớp đất dưới chân tươi xốp, mảnh rừng phía xa xanh thẳm, kéo dài đến tận chân trời, núi non xanh biếc, bầu trời xanh ngắt có những áng mây trắng lững lờ, khiến cho lòng người khoan khoái. Sau khi sắp xếp những hình ảnh tưởng tượng tốt đẹp, nhà thôi miên hướng dẫn thân chủ đi qua vườn hoa, đến bậc thang ở trong vườn. Lúc này, nhà thôi miên lại ám thị thân chủ, khi thân chủ đi xuống từng bậc, trạng thái thôi miên cũng dần dần tăng lên. Khi đến bậc cuối cùng, nhà thôi miên tự yêu cầu thân chủ đi thêm vài bậc nữa, đến bên hồ nước trong vắt, lặng như tờ. Mục đích sắp xếp hồ nước này là, người chịu thôi miên có thể nhìn thấy bất cứ vật gì mà nhà thôi miên ám thị, hoặc có thể nhìn thấy những thứ quan trọng của mình, hồ nước chính là tấm gương phản chiếu nội tâm của người chịu thôi miên, nhà thôi miên yêu cầu họ miêu tả chi tiết điều mà mình thấy được, sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể của thân chủ đế sắp xếp hợp lý.
– Thứ sáu, phương pháp thôi miên tưởng tượng bãi biển. Tưởng tượng trên bãi biển xinh đẹp có những gợn sóng trắng xóa, ánh nắng ấm áp, bên tai vẳng tiếng chim hải âu, chân bước trên bãi cát mịn màng. Trình tự của phương pháp thôi miên tưởng tượng bãi biển cũng cơ bản giống với phương pháp thôi miên bậc thang, chỉ có điều trọng điểm của phương pháp này là giúp người chịu thôi miên chú ý đến chân của mình, mỗi bước đi, đều cảm thấy chân của mình như lún xuống cát, đống thời cảm thấy thân thế đi vào trạng thái thôi miên càng lúc càng dễ chịu hơn.
Độ sâu trong thôi miên
Sau khi dẫn dắt thân chủ bước vào trạng thái thôi miên, nhà thôi miên tiếp tục hướng dẫn thân chủ trải nghiệm thôi miên một cách sâu sắc hơn với các mức độ khác nhau.
Giai đoạn này thường xảy ra vấn đề. Khi nhà thôi miên yêu cầu thân chủ thực hiện động tác trái tự nhiên, hoặc ám thị đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm, có thể thân chủ sẽ phục tùng tuyệt đối, hoặc cũng có thể sẽ phản kháng mạnh mẽ. Thân chủ phản kháng là do nhà thôi miên chưa nắm chắc thời cơ để đưa họ vào trạng thái thôi miên sâu. Do đó, nhà thôi miên phải cẩn thận, không được nôn nóng, để ý theo dõí từng phản ứng nhỏ nhặt của thân chủ để điều chỉnh cho hợp lý. Nói một cách cụ thể, nhà thôi miên phải đưa thân chủ trở về giai đoạn thân chủ cảm thấy dễ chịu nhất sau khi đưa ra ám thị lặp đi lặp lại, nhà thôi miên mới đi bước tiếp theo.
Muốn thôi miên người khác không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng muốn kiểm soát độ sâu thôi miên cũng không phải là chuyện dễ dàng, ứng dụng thôi miên vào điều trị không đơn giản như người ta nghĩ là chỉ cần đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên thì có thể tùy ý đưa vào hoặc lấy ra một phần kí ức của họ hay sửa kí ức của họ.
Một số căn bệnh chỉ có thể chữa lành khi thân chủ đi vào trạng thái thôi miên sâu, nếu không làm được như thế, không thể nào đạt được mục đích. Cũng có nhiều căn bệnh chỉ được chữa trị khi thân chủ ở trạng thái thôi miên vừa. Như vậy, nhà thôi miên phải nắm vững kĩ thuật kiểm soát độ sâu thôi miên cùa thân chủ thì mới có thể chữa trị cho thân chủ được.
Đánh thức thôi miên
Sau khi cuộc thôi miên thành công, cần phải kết thúc trạng thái thôi miên, khôi phục trạng thái tỉnh táo cho người được thôi miên.
Nếu không giúp người được thôi miên kết thúc trạng thái thôi miên, mà cứ để yên như thế, thông thường thì họ sẽ không tỉnh dậy tự nhiên trong thời gian ngắn. Trong tình huống này, một số người sẽ chuyển sang trạng thái ngủ bình thường, đến khi ngủ xong, mới thức dậy. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp khác là người được thôi miên cứ ở trong trạng thái thôi miên, cho đến khi bị đánh thức bởi âm thanh, động tác hoặc người khác kêu dậy, nhưng như thế sẽ khiến họ khó chịu. Cho nên, nhà thôi miên phải có phương pháp giúp thân chủ kết thúc trạng thái thôi miên.
Phương pháp đánh thức thôi miên tương đối đơn giản bao gồm:
– Thứ nhất, phương pháp vật lý: Phương pháp này có những kĩ thuật như sau, thổi nhẹ vào trán của người được thôi miên, hoặc day ẩn nhẹ vào mắt của họ, hoặc vỗ nhẹ lên mặt họ, đồng thời đưa ra ám thị. Chẳng hạn, trước khi nhà thôi miên vỗ vào mặt của thân chủ sẽ ám thị rằng: “Khi tôi vỗ 3 cái vào mặt anh; anh sẽ tỉnh dậy. Chú ý! Tôi bắt đầu vỗ.” Nhà thôi miên vỗ liền 3 cái, người chịu thôi miên sẽ lập tức tỉnh dậy. Dĩ nhiên, cũng có thể gọi lớn, hoặc thực hiện những động tác gây đau cho thân chủ; nếu họ vẫn chưa có phản ứng gì thì có thể phun nhẹ nước lạnh vào mặt; đồng thời phối hợp đưa ra ám thị đánh thức họ.
– Thứ hai; phương pháp ám thị ngôn ngữ tâm lý học. Đây là phương pháp hiệu quả; được sử dụng nhiều. Phương pháp này có những cách như sau:
Đếm số. Có những người đang được thôi miên mà nghe người khác đếm đến 5; 7 hoặc 10 thì sẽ tỉnh dậy. Để dùng phương pháp này; nhà thôi miên có thể phải lặp lại nhiều lần; hơn nữa. nhà thôi miên phải nói bằng giọng rõ ràng và lớn tiếng; cũng có thể vừa đếm vừa vỗ vào tay thân chủ. Khi đếm số cũng có thể đưa ám thị đánh thức; đếm số xong thì kêu thân chủ tỉnh dậy. Chẳng hạn: 1; bạn tỉnh dậy đây… 2; bây giờ bạn đang tỉnh dậy… 3; bạn sắp hoàn toàn tỉnh táo rồi… 4; bạn đã hoàn toàn tỉnh táo rồi… 5; bạn đã tỉnh táo rồi”. Nếu làm một lần mà thân chủ vẫn chưa hoàn toàn tính táo thì cứ tiếp tục tiến hành cho đến khi thân chủ hoàn toàn tỉnh táo mới thôi. Cũng có thể dùng phương pháp đếm ngược số. Chẳng hạn; nhà thôi miên đưa ra ám thị: “Bây giờ tôi bắt đầu đếm ngược số; khi tôi đếm đến 1; bạn sẽ tỉnh dậy. 10.. . tôi sắp đánh thức bạn… 9… bạn dần tỉnh dậy… 8.. . bạn sắp tỉnh dậy… 7… bạn đã tỉnh dậy rồi … 6… 5.. . 4… 3… 2… 1; được; bạn tỉnh hẳn rồi.” Ở đây có hai điều cần chú ý. Thứ nhất; nếu khi thân chủ vào trạng thái thôi miên sâu bằng cách nhà thôi miên đếm số từ nhỏ đến lớn; thi khi đánh thức phải làm ngược lại. Kế đến; nếu thân chủ đi vào trạng thái thôi miên tương đối sâu; đánh thức một lần mà khồng được; nhà thôi miên có thể nâng cao giọng điệu; lặp lại thêm vài lần, cho đến khi thân chủ tỉnh đậy.
Phương pháp vỗ tay. Nhà thôi miên ám thị: “Khi tôi vỗ tay 3 lần, bạn sẽ tỉnh hẳn. Tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tinh thần khoan khoái, tâm trạng vui vẻ.” Đưa ra ám thị như thế, có thể giúp thân chủ tỉnh dậy mà không có thay đổi gì khác thường. Giả sử thấy có gì thay đổi, những người nhạy cảm hoặc bệnh về thần kinh chức năng, sẽ lập tức cho rằng đó là do thuật thôi miên gây ra, từ đó nảy sinh ám thị tiêu cực. Nếu nhà thôi miên đưa ra ám thị tích cực cho họ trước khi đánh thức, sẽ giúp cho họ chú ý đến mặt tích cực.
Phương pháp đánh thức bằng cách kêu gọi cảm giác, đồng thời thông qua tưởng tượng để củng cố thôi miên. Như vậy, những hình ảnh tưởng tượng mới có thể ăn sâu vào tiềm thức để thân chủ có thể tiếp nhận quan điểm, đồng thời tràn đầy tự tin. Phương pháp này áp dụng cho những người được thôi miên đang dừng lại trong hình ảnh tưởng tượng, chẳng hạn, nhà thôi miên đưa ra ám thị: “Được rồi,hãy nhớ cảnh tượng tuyệt vời này, khi cần, lúc nào bạn cũng có thể quay lại nơi này… Được rồi, bây giờ, đi qua con đường mà bạn đã đi qua lúc nãy từ từ quay trở lự… từ từ quay trở lại căn phòng…. từ từ quay trở lại căn phòng này… Bây giờ, bạn lại ngồi xuống chiếc ghế rồi… được rồi, trong lần thôi miên sau, bạn sẽ dần đi sâu vào trạng thái thôi miên… bây giờ, cảm giác của bạn càng lúc càng tỉnh táo…. càng lúc càng tỉnh táo, từ từ động đậy ngón tay của bạn… Từ từ mở mắt ra, bây giờ bạn đã tỉnh táo, phải hoàn toàn tỉnh táo… trở về thực tế… trở về thực tế… Nào, chậm rãi đứng dậy, vươn vai cơ thể… vươn vai đi… rất tốt, khẽ vặn người xen vào…”
Phương pháp đánh thức bằng âm nhạc. Giả sử nhà thôi miên sử dụng âm nhạc trong quá trình thôi miên, khi kết thúc, cũng có thể đánh thức thân chủ bằng cách mở nhạc lớn lên. Nhà thôi miên có thể ám thị: “Được, hãy nhớ cảm giác thoải mái, khoan khoái này… sau này, bạn muốn thư giãn, bạn sẽ mau chóng thư giãn… được rồi, tôi sẽ bật nhạc lớn lên, trong tiếng nhạc này, bạn dần dần tỉnh dậy, được, tiếng nhạc càng lúc càng lớn… bạn sẽ dần dần tỉnh lại… trong tiếng nhạc du dương, bạn sẽ dần dần tỉnh lại… trở về thực tế… trong tiếng nhạc êm dịu, bạn sẽ dần dần mở mắt ra… từ từ mở mắt ra, trở về thực tế… từ từ vươn vai, cơ thể… trở về thực tế… hoàn toàn trở về thực tế rồi”
Trên đây là những phương pháp đánh thức bằng phương pháp ám thị ngôn ngữ tâm lý học, muốn ứng dụng cách nào, nhà thôi miên cần phải nắm chắc trong quá trình thực hành, để vận dụng cho linh hoạt. Có một điều cần chú ý, khi đánh thức có thể sẽ xảy ra tỉnh huống như sau: thân chủ muốn giải tỏa mệt mỏi bằng con đường thôi miên, cho nên không muốn tỉnh dậy. Nếu gặp tình huống này nhà thôi miên ám thị rằng: “Được, bây giờ bạn bắt đầu tận hưởng cảm giác thả lỏng và thoải mái… Bạn sẽ có thời gian cho cảm giác này…. 10 phút sau, (có thể là 15, 20 phút cũng được) bạn sẽ tỉnh dậy một cách tự nhiên. Sau khi tỉnh dậy, bạn không còn mệt mỏi, tâm trạng vui vẻ, cảm giác khoan khoái”. Lúc này, người được thôi miên sẽ hoàn toàn tinh dậy. “5 phút” trong ám thị hoàn toàn là thời gian tâm lý chủ quan của thân chủ mà thôi.
– Thứ 3, phương pháp đánh thức tự nhiên. Có hai cách, thứ nhất là chờ đợi thân chủ tỉnh dậy một cách tự nhiên; một dạng khác là nhà thôi miên khẽ nói với thân chủ tỉnh dậy Muốn người chịu thôi miên tỉnh dậy không phải là quá khó, nhưng nhà thôi miên cũng phải nói cho họ biết trước, lúc bắt đầu thôi miên sẽ áp dụng phương pháp nào để đánh thức khi cuộc thôi miên kết thúc.
Với những phương pháp đánh thức nêu trên nhà thôi miên áp dụng phương pháp nào, cũng phải thực hiện 4 điều sau đây:
– Thứ nhất, trong quá trình đánh thức, nên nhấn mạnh những ám thị đặc biệt đã đưa ra trong quá trình trị liệu. Mỗi cuộc thôi miên đều có mục đích trị liệu nào đó, nhà thôi miên đưa ra những ám thị phù hợp với mục đích này, cho nên khi đánh thức thân chủ, nhà thôi miên có thể nhấn mạnh những ám thị này, nâng cao hiệu quả trị liệu. Cần chú ý là ám thị phải rõ ràng, súc tích, không quá rườm rà. Nhà thôi miên cố gắng dùng một câu nói hoặc vài từ đơn giản để biểu đạt ám thị, giúp thân chủ hiểu rõ mục đích, dễ dàng tiếp nhận. Chẳng hạn, muốn giúp thân chủ bỏ thôi quen hút thuốc lá, thường cần phải tri liệu vài lần. Căn cứ vào mức độ nghiện thuốc khác nhau, mục đích mỗi lần trị liệu cũng khác nhau. Có lúc, mục đích trị liệu là tìm hiểu nguyên nhân gây nghiện thuốc lá, nguyên nhân này thường là do sự dẫn dắt của suy nghĩ sai lầm tiêu cực, bởi vậy cần phải uốn nắn suy nghĩ của thân chủ. Khi đánh thức, cần phải nhấn mạnh kiến thức đúng đắn mà thân chủ đã tiếp nhận trong khi được thôi miên. Trong lần thôi miên sau, trọng điểm là chữa trị cho thân chủ. Trong quá trình này, nhà thôi miên sẽ đưa ra những ám thị khiến thân chủ chán ghét hút thuốc, để họ bắt đầu loại bỏ thuốc lá về mặt tâm lý. Nên khi đánh thức thôi miên cũng phải lặp lại những ám thị khiến họ chán ghét hút thuốc, để thân chủ hiểu rõ hơn mục đích và yêu cầu của cuộc thôi miên này.
– Thứ hai, cần phải loại bỏ những ám thị tiêu cực trong quá trình thôi miên. Ám thị tiêu cực là những ám thị ảnh hưởng đến tri giác và hoạt động bình thường của thân chủ, chẳng hạn như sau khi thả lỏng thi không thể cử động được, nhấc chân lên không nổi, không thể khom người xuống được, không đếm được, không thấy được, không nghe được… Nếu không loại bỏ những ám thị tiêu cực này, thì khi thức dậy vẫn còn lại trong họ những dư âm tiêu cực đến một mức độ nào đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của họ. Cho nên, khi đánh thức, nhà thôi miên phải nhấn mạnh râng, tất cả những chức năng của thân chủ đã được khôi phục lại bình thường. Nếu có một ám thị tiêu cực nào được nhấn mạnh trong quá trình thôi miên, nhà thôi miên phải loại bỏ ám thị đó để thân chủ không phải tuân theo ám thị này khi kết thúc thôi miên.
– Thứ ba, đưa ra những ám thị thư giãn thân tâm. Mục đích của thôi miên chữa trị tâm lý là giúp thân chủ loại bỏ bệnh tật, tăng cường sức khỏe sinh lý và tâm lý. Cho nên, khi đánh thức, nhà thôi miên cần đưa ra những ám thị giúp tâm trạng của thân chủ thoải mái, thân tâm thư giãn, từ đó đạt đến mục đích điều chỉnh chức nãng cơ thể, giải tỏa áp lực, xua tan bệnh tật.
– Thứ tư, không nên đánh thức quá gấp. Thông thường, trước khi đánh thức, nhà thôi miên phải đưa ra ám thị cho thân chủ chuẩn bị, sau đó mới đánh thức. Có những người đã thức dậy rồi nhưng vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo, lúc này, nhà thôi miên cần đưa ra ám thị: “Lát nữa, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo, được rồi, khi tôi đếm đến 5 (hoặc bất cứ con số nào), bạn sẽ tỉnh dậy, sau khi tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng, thoải mái, tinh thần sung mãn. Được, bây giờ tôi bắt đầu đếm 1… tỉnh dậy… 2… sắp tỉnh dậy… 3. … đã tỉnh dậy rồi… 4… hoàn toàn tỉnh dậy… 5… thực sự tỉnh đậy”. Trong phương pháp đánh thức tự nhiên, nhà thôi miên chỉ cần nói “tỉnh dậy”, thân chủ sẽ tỉnh đậy. Nhưng nó không thích hợp cho tất cả những người chịu thôi miên, bởi vì từ trạng thái ý thức này lập tức chuyển sang trạng thái ý thức khác, rất có thể người chịu thôi miên sẽ thấy khó chịu, cho nên vẫn phải tuần tự làm từng bước một; không nên quá nôn nóng; nếu không sẽ gây khó chịu cho người chịu thôi miên. Ngoài ra; sau khi người chịu thôi miên tỉnh dậy cần phải chú ý cho họ giữ tư thế cũ trong vài phút; để đạt đến trạng thái thư giãn hoàn toàn.
Ảo giác tiêu cục trong trạng thái thôi miên
Trong trạng thái thôi miên có thể khiến thân chủ nảy sinh ảo giác “Nhất định phải bước tới nói tiếng cảm ơn với cô gái tặng hoa cho bạn, sau đó ăn luôn bó hoa.” Sau khi người chịu thôi miên tỉnh dậy, đúng là họ thật sự bước đến cô gái không tồn tại và nói: “chào cô, cảm ơn cô” rồi làm như ôm bó hoa, đưa lên miệng nhai nhổm nhoàm. Dưới tác dụng của ám thị, người chịu thôi miên cho rằng những sự vật không tồn tại là không tồn tại. Thế nhưng, đối với ảo giác tiêu cực, cho dù người đã được thôi miên lâu rồi, vẫn không hiểu một cách đúng đắn, đó không phải là do họ thật sự không nhìn thấy mà là họ thật sự đã nhìn thấy rồí, mà vẫn coi như chưa nhìn thấy. Chẳng hạn, bạn đưa ra ám thị: “sau khi mở mắt sẽ không thấy bàn ghế trong phòng”. Vì thế, sau khi thân chủ mở mắt ra, thì phát hiện bàn ghế không còn nữa, nên bưng ly nước đặt xuống đất, nhưng, khi họ đi lại trong phòng, có vấp phải bàn ghế hay không? Câu trả lời là, không vấp phải. Từ trong sâu thẳm tâm linh, họ có một “người quan sát bí ẩn” vẫn có thể thấy rõ tất cả, tuy về mặt chủ quan anh ta không hề thấy, nhưng thật ra anh ta thấy, cho nên sẽ không vấp phải.
Phương pháp huấn luyện tự sinh của schultz
Nãm 1932, một bác sĩ người Đức tên là Johannes Heinrich Schultz – người đặt nền móng cho phương pháp tự thôi miên, đã đưa ra giả thiết có thể tự mình di vào trạng thái thôi miên mà không cần sự tác động của người khác, vì thế, ông bắt tay vào nghiên cứu những người từng có trải nghiêm thôi miên, xây dựng một phương nháp gọi là huấn luyện tự sinh. Phương pháp này gồm có 6 bài tập như sau:
– Bài tập 1: Cảm giác nặng. Cố gắng chọn nơi yên tĩnh để tập luyện nhất là khi mới bắt đầu tập luyện, cần phải tỉnh táo, sau khi trải qua một thời gian, dù ở nơi ồn ào cũng có thể tập luyện được.
Người tập có thể chọn lựa hai tư thế, nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế. Nếu ngồi trên ghế, hai tay đặt trên đầu gối hoặc gác lên tay vịn của ghế. Phải ngồi thoải mái. Nếu nằm, thi nên nằm trên nệm, hai tay buông tự nhiên hai bên, tốt nhất không nên chạm vào người, lòng bàn tay hướng xuống, hai chân hơi mở ra, bàn tay không nên chạm vào bộ phận khác, mũi chân hướng ra ngoài.
Mỗi ngày sáng trưa tối tập một lần, khi bận rộn, có thể tập buổi sáng hoặc buổi tối cũng được, hoặc chỉ một buổi tối cũng không sao.
Bài tập này kéo dài khoảng 3 phút, vì phải lặp lại thêm một lần nữa, cho nên dài 6 phút, cộng với thời gian chuẩn bị, thông thường mỗi lần tập không quá 15 phút, có người muốn gặt hái thành quả mau chóng, nên thời gian tập một lần rất dài, nhưng tốt nhất nên chia ra tập nhiều lần, điều quan trọng là phải kiên trì.
Khi kết thúc trong lòng phải nói thầm 1, 2, 3, đồng thời tự ám thị “tâm trạng phải thoải mái” Nếu tập luyện trước khi ngủ, khi tập luyện đi vào giấc ngủ tự nhiên cũng không sao, nhưng khi buổi sáng thức dậy phải nói thầm 1, 2, 3, đồng thời tự ám thị “tâm trạng tinh táo”.
Bước chuẩn bị trước khi tập là hít thở sâu. Nằm ngửa trên giường hoặc ngồi trên ghế, nhắm mắt, trong lòng nghĩ thầm “tôi sắp bắt đầu tự huấn luyện” Cố gắng hít hơi vào, tự ám thị “hít thêm tí nữa, hít thêm tí nữa”. Sau đó giữ hơi, tự ám thị “giữ lâu thêm tí nữa, giữ lâu thêm tí nữa”. Cuối cùng, thở ra, cố gắng đấy hơi ra hết, tự ám thị “đẩy thêm tí nữa, đẩy thêm tí nữa.” khi hít vào, nên hít bằng mũi, đều đặn, nhẹ nhàng, dài hơi; khi thở ra nên dùng miệng, chú ý giữ hơi đều đặn, nhẹ nhàng, kéo dài. Hít thở sâu 3 lần.
Sau khi hít sâu xong, tự ám thị trong lòng từ 20 đến 30 giây: “Tay phải nặng dần, tay phải tê dần, tay phải nở ra dần” tự ám thị tiếp: “tay phải đã nặng rồi, thật sự nặng rồi, nặng lắm rồi, không có sức nữa, nó xụi xuống, nếu không có tay vịn của ghế hoặc không nằm trên giường, nó đã rơi xuống đất rồi. Nó rất nặng, có cảm giác hơi tê tê, tôi không còn sức đở lên được nữa.”
Lúc nàỵ tập trung chú ý tìm kiếm cảm giác của tay phải, đúng là cảm giác nặng nặng tê tê.
Sau đó tập trung chú ý ở chân phải, tự ám thị khoảng từ 20 đến 30 giây: “Chân phải nặng dần, chân phải tê dần, chân phải to lên dần.” trong khi ám thị, cũng tập trung chú ý tìm cảm giác của chân phải.
Tiếp theo là tay trái, rồi đến chân trái. Có thể điều chỉnh theo thói quen bản thân, chẳng hạn như là tay trái, chân trái, tay phải, chân phải, hoặc tay trái, tay phải, chân trái, chân phải hoặc tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, nhưng tốt nhất là bắt đầu từ tay.
Khi tìm kiếm cảm giác, có thể tập trung chú ý ở một bộ phận nào đó, chẳng hạn như ngón tay nặng dần, bàn tay nở to, cổ tay nặng dần, cẳng tay xụi xuống. Đây là bước thứ nhất, mỗi ngày tập từ 1 đến 3 lần đều được, nhưng phải kiên trì, mỗi lần tập luyện 3 lượt, thông thường, mỗi lần không quá 10 phút, sau 10 ngày bản thân sẽ có cảm giác, đó là cảm giác tay hoặc chân mau chóng trở nên nặng nề, tê rần, nở to. Lúc này, khi ở bên ngoài cũng có thể tập luyện được.
– Bài tập thứ 2: Cảm giác ấm. Sau 10 ngày, có thể bước vào bài tập thứ 2. Trước khi tập, thực hiện lại yêu cầu của tư thế chuẩn bị của bước thứ nhất rồi nằm trên giường, nói thầm trong vòng 20 giây “tay phải ấm dần, tay phải ấm dần, tay phải nóng lên.” Trong lòng ám thị: “Tay phải của tôi bắt đầu ấm dần, giống như được sưởi ấm vậy, giống như để trên bếp lửa vậy, ánh lửa bập bùng; táp lên ngón tay phải của tôi; ngón tay cái ấm dần; ngón trỏ ấm đần, ngón giữa ấm dần, ngón áp út ấm dần, ngón ứt ấm dần, cả bàn tay ấm dần, cổ tay ầm dần, cẳng tay ấm dần, khuỷa tay ấm dần, cả cánh tay ầm dần.” Tập trung chú ý tìm cảm giác của cánh tay phải, sau vài ngày tập luyện, sẽ cảm nhận được cảm giác ấm dần của cánh tay
Sau đó tập luyện tiếp bên trái.
– Bài tập thứ 3: Điều hòa hô hấp. Tập bài tập thứ 2 khoảng 10 ngày, sau đó bước sang bài tập thứ 3. Giai đoạn khởi động cũng giống như hai bài trước, sau khi khởi động xong, nằm trên giường, nói thầm trong vòng 20 đến 30 giây “hít thở đều đặn, hít thở nhẹ nhàng, hít thở chậm rãi.” Trong lòng tự ám thị: “Hệ thống hố hấp của tôi rất điều hòa, từ mũi đi đến khí quản vào đến phổi, hơi thở của tôi rất đều đặn, tôi cảm thấy không khí trong lành từ mũi đi vào khí quản rồi vào hai lá phồi, sau đó cacbonic từ hai lá phồi thoát ra, đi qua khí quản đến mũi rồi ra ngoài cơ thể. Kiểu hít thở này làm tôi thoải mái.” Thông thường sau khi luyện tập khoảng 1, 2 tuần, cơ thể bỗng trở nên chậm hơn, sâu hơn, đều đặn hơn…
Vì đường hô hấp không có nhiều dây thần kinh giống như tay chân, nên muốn tìm cảm giác khi hô hấp hơi khó khăn hơn. Nhưng chỉ cần bạn tập luyện bài tập thứ nhất và thứ hai theo đúng yêu cầu, thì khả năng phân tích cảm giác của bạn, sẽ được cải thiện, nhờ đó bạn sẽ mau chóng trải nghiệm được cảm giác của bài tập thứ 3.
– Bài tập thứ 4: Điều hòa nhịp tim. Bắt đầu từ ngày thứ 31; có thể bước sang bài tập thứ 4; giai đoạn đầu cũng giống như ba bài tập trước. Khởi động xong; nằm trên giường; nói thầm trong vòng 20 đến 30 giây: “Nhịp tim đều đặn, nhịp tim đều đặn; nhịp tim đều đặn”
Thông thường; muốn cảm nhận được nhịp tim của mình không phải là chuyện dễ; cho nên khi mới luyện tập; đặt tay lên lồng ngực kiểm tra nhịp tim; tập trung chú ý ở lồng ngực; rồi dần dần bỏ tay ra để cảm nhận.
Sau 1; 2 tuần tập luyện; nhịp tim của người tập sẽ được điều chỉnh. Đến lúc này kĩ thuật tự thôi miên đã đạt đến mức độ nhất định rồi.
– Bài tập thứ 5: Điều hòa nội tạng. Bắt đầu từ ngày thứ 41; có thể tập luyện bài tập thứ 5. Người tập cũng trải qua các bước khởi động giống như các bài tập trước. Khởi động xong; nằm trên giường; nói thầm trong vòng 20 đến 30 giây: “Bụng ấm dần; bụng ấm dần; bụng trống rỗng.” Bụng ở đây có nghĩa là vùng thượng vị; nơi đây tập trung dây thần kinh thực vật.
Lúc mới tập; có thể áp bàn tay vào bụng để cảm nhận cảm giác ấm đần; thật ra có một số người tương đối nhạy cảm; khi tập đến bài tập thứ 4 đã có cảm giác ấm ở bụng; sau khi có cảm giác này bỏ tay ra; ám thị rằng trong bụng mình có một túi chườm nóng; phải tập trung chú ý vào cảm giác ấm áp; trống rỗng ở bụng; và thân trên lâng lâng. Những người không khỏe ở bao tử hoặc đường ruột thì hơi chậm một tí vi bị phân tâm.
Nhưng trải qua một thời gian luyện tập, vẫn có thể khắc phục được nhược điểm này.
– Bài tập thứ 6: Điều hòa vùng trán. 10 ngày cuối cùng, có thể tập bài tập thứ 6. Giai đoạn khởi động cũng giống như những bài tập trước. Khởi động xong, nằm trên giường, nói thầm trong vòng 20 đến 30 giây: “Trán tôi mát dần, trán mát dần, trán rất dễ chịu.” Trong lòng ám thị đang đứng trên mũi thuyền, sau đó chạy xuống dốc, có làn gió mát thồi vào mặt, trong người khoan khoái, đầu óc tỉnh táo hơn.
Phương pháp này có thể tập luyện bất cứ lúc nào, ở đâu. Sau khi tập luyện 60 ngày, có thể căn cứ vào tình trạng của minh để quyết định tiếp tục tập luyện hay không. Sau này, bạn có thể rút ngắn thời gian, chỉ cần tập luyện bước thứ nhất hoặc vài bước đầu thôi cũng được.
Kiểu hoạt động của võ não trong quá trình thôi miên
Tuy trong quá trình thôi miên người chịu thôi miên bước vào trạng thái thư giãn thậm chí là ngủ tự nhiên nhưng trạng thái của nào vẫn không khác gì so với lúc tỉnh táo.
Não được chia làm não trái và não phải. Não trái quản lý hoạt động bên phải não trái có chức năng ngôn ngữ, khái niệm, toán học, phân tích và suy đoán logic… Não phải quản lý tết cả hoạt động bên trái, não phải có các chức năng âm nhạc, hội họa, hình học không gian, tưởng tượng, tổng hợp… trong quá trình thôi miên, hoạt động của não trái giảm bớt, còn hoạt động của não phải tăng lên. Người được thôi miên rất cần được hướng dẫn bằng lời nói, bởi vì như thế mới giúp cho hoạt động ở não trái không giảm đến múc thấp nhất.
Vỏ não phân tích tổng hợp nhũng thông tin tiếp nhận được, kí ức ở quá khứ, tình cảm kinh nghiệm, rồi sau đó mói đưa ra phản ứng thích hợp, đây là quá trình sắp xếp. Khi người ta tỉnh táo thì chức năng này bình thường, nhưng trong giấc mơ, đa số khu vực ở vỏ não đi vào trạng thái ức chế, chỉ có một số chức năng vẫn hoạt động bình thường, điều này khiến tính điều hòa, chức năng sắp xếp trong vỏ não rối loạn. Trong trạng thái này, những ám thị, tự ám thị, ham muốn nội tâm, lo lắng đều được sắp xếp và được trở thành trải nghiệm của người được thôi miên, bất cứ ai cũng tin vào cảm giác của mình, đa số người được thôi miên chỉ còn cứ vào cảm giác chủ quan để phán đoán thật giả đúng sai. Thuật thôi miên là phương pháp dẫn dất gây rối loạn chức năng sắp xếp, nó thường được ứng dụng để chữa trị bệnh Hysteria, khi loại bỏ hết tất cả suy nghĩ vẩn vơ, mắt nhìn chằm chằm vào đồng hồ quả lắc một thời gian, có người có thể bước vào trạng thái thôi miên, lúc này ám thị bằng lời nói của nhà thôi miên có thể được sắp xếp, từ đó đạt được mục đích chữa bệnh.
Trắc nghiệm khả năng nhận ám thị
Trước khi thực hiện dẫn dắt thôi miên, để biết được khả năng nhận ám thị của thân chủ, nhà thôi miên cần thực hiện một trắc nghiệm khả năng nhận ám thị. Có rất nhiều cách nhận kiểm tra, mỗi nhà thôi miên có thể chọn cho mình vài phương pháp để thực hiện. Dưới đâỵ là một số bài trắc nghiệm thường được dùng:
– Bài trắc nghiệm số 1: Người được trắc nghiệm toàn thân thả lỏng, đứng hay ngồi gì cũng được.
Nhà thôi miên nói vốỉ thân chủ: “Đưa hai tay ra trước ngực, 10 ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau, tập trung chú ý ở tay. Hãy tưởng tượng tay của bạn đã bị khóa chặt với nhau, càng lúc càng chặt, mở không ra được nữa, càng lúc càng chặt, không mở được nữa, càng lúc càng chặt, không mở được nữa, càng lúc càng chặt. Hãy thử xem, có mở được không?”
Nếu hai tay của thân chủ dính chặt vào nhau, vậy là anh ta đã vượt qua bài trắc nghiệm này
– Bài trắc nghiệm thứ 2: Thân chủ đứng hay ngồi gì cũng được, hai tay đưa lên trước ngực, lòng bàn tay hướng vào nhau, hai tay cách nhau khoảng một gang tay.
Nhà thôi miên nói với thân chủ: “Bay giờ bạn hãy ngồi (hoặc đứng) thật thoải mái, nhắm mắt lại, hai tay giữ yên, được, cứ như thế, bây giờ bạn cố gắng phát huy trí tưởng tượng nhé. Bây giờ hãy tập trung tưởng tượng có một lực hút rất mạnh đang tập trung trong lòng bàn tay của bạn, lực hút này kéo hai tay bạn lại với nhau. Được rồi, bạn cảm thấy lực hút này tăng lên, hút hai tay lại với nhau. Hai tay dần dần hút lại với nhau, hút dần dần. Ban đầu hơi chậm, nhưng bây giờ càng lúc càng nhanh, lực hút càng lớn hơn, lực hút rất mạnh, khiến hai tay bạn càng ép sát với nhau, càng lúc càng sát lại với nhau, lòng bàn tay càng gần nhau hơn, gần nhau hơn, giờ đã chạm vào nhau rồi, chạm vào nhau rồi.”
Người có khả năng nhận ám thị cao, trong thời gian ngắn hai tay đã khép lại với nhau. Có một số người hai tay có thể kéo gần nhau, nhưng vẫn chưa dính vào nhau. Điều này có thể cho thấy, khả năng nhận ám thị của họ cũng bình thường, những người vẫn giữ hai tay ở vị trí cũ, thì khả năng chịu ám thị tương đối kém.
– Bài trắc nghiệm thứ 3: Yêu cầu thân chủ đứng tự nhiên, hai chân hơi mở ra, toàn thân thả lỏng, mắt nhắm lại, tay phải giơ lên trước ngực, nắm thành nắm đấm, ngón tay cái vươn thẳng lên, không nên nắm quá chặt, cũng không nên gồng cơ tay, chỉ nắm lại một cách tự nhiên. Sau khi chuẩn bị, cho họ đứng yên một lúc, nhà thôi miên bắt đầu cuộc trắc nghiệm.
Nhà thôi miên nói: “Hãy tập trung chú ý ở ngón tay cái, hãy tưởng tượng ngón tay cái của bạn được buộc bằng một sợi dây thả từ trần nhà xuống. Được rồi, bây giờ sẽ có người kéo sợi dây lên, ngón tay cái của bạn cũng bị kéo lên, tay của bạn nhấc lên, sợi dây tiếp tục được kéo lên, ngón tay cái của bạn cũng bị kéo lên, càng lúc càng lên cao, bạn cảm thấy ngón tay của bạn bị kéo lên, ngón tay cái càng lúc càng lên cao, càng lúc càng lến cao, lên cao, lên cao.” Nếu ngón tay cái của thân chủ đưa lên cao, chứng tỏ khả năng chịu ám thị của họ tương đối cao, Đưa lên càng cao, khả năng chịu ám thị càng mạnh.
– Bài trắc nghiệm thứ 4: Bài trắc nghiệm này không yêu cầu thân chủ nhắm mắt, mở măt cũng có thể trắc nghiệm được. Thân chủ đứng hai chân hơi mở ra, toàn thân thả lỏng, hơi thở đều đặn, chờ một lát, sau đó, nhà thôi miên nắm tay phải của thân chủ, khống cần xiết chặt. Nhà thôi miên bắt đầu kéo tay của thân chủ đưa lên đưa xuống.
Nhà thôi miên nói với thân chủ: “Hãy tập trung chú ý nhìn tay của chúng ta. Được rồi, bạn thấy tay của chúng ta đang đưa lên đưa xuống. Tồi kéo tay của bạn đưa lên, thả xuống, đưa lên, thả xuống.”
Nhà thôi miên làm vầi lần, trong quá trình đưa lên thả xuống, nhà thôi miên buông nhẹ tay của thân chủ ra, rồi dần dần hai tay chỉ chạm một tí xíu, cuối cùng nhà thôi miên buông hẳn tay ra, nhưng tay của thân chủ vẫn tiếp tục đưa lên đưa xuống như bình thường, đồng thời không ngừng nói: “đưa lên, đưa xuống, đưa lên, đưa xuống…”
Khi nhà thôi miên buông tay ra, người bị thôi miên vẫn có thể đưa tay lên xuống theo nhịp lúc nãy, như vậy khả năng chịu ám thị của người này rất mạnh; nếu tốc độ giảm đi, động tác hơi ngập ngừng, cho thấy khả năng chịu ám thị của người này hơi kém; ngược lại, nếu họ không đưa lên đưa xuống nữa, thì cho thấy khả năng chịu ám thị của người này rất kém.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply