Mộng du
Người mộng du không thể hiện tình cảm, không thể phản ứng được với những kích thích nhỏ, đôi khi đôi mắt còn ở trạng thái mở nửa mắt, nhưng rất khó có thể tỉnh dậy. Mộng du được xem là hành vi trong giấc mơ, trên thực tế nó lại không liên quan gì tới nằm mơ, mộng du được xảy ra ở giai đoạn chìm vào giấc ngủ. Ở giai đoạn này con người không thể nằm mơ, vì vậy mà gọi mộng du là hành động bước đi khi ngủ là rất hợp lý.
Về nguyên nhân mộng du, các nhà nghiên cứu khoa học đã tổng kết trên 4 phương diện như sau:
Nhân tố tâm lý xã hội: Cuộc sống thường ngày của một số người không theo quy luật, áp lực môi trường quá lớn, lo lắng bất an có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh mộng du.
Nhân tố phát dục: Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh mộng du khá cao, sau khi trẻ nhỏ phát triển tới thời kỳ trưởng thành sẽ dần hồi phục lại bình thường.
Ngủ quá sâu: Chứng mộng du thường xảy ra vào 1/3 khoảng thời gian trước khi vào giấc ngủ sâu. Nếu ban ngày làm việc quá mệt, trước khi ngủ uống thuốc an thần giúp tạo giấc ngủ sâu, càng dễ xảy ra mộng du.
Nhân tố di truyền: Mộng du thực sự cũng là một chứng bệnh, hơn nữa nó cũng có nhân tố di truyền. Theo những bằng chứng khoa học cho thấy, trong gia tộc của người mắc chứng mộng du cũng có rất nhiều người mắc chứng này. Hơn nữa sinh đôi cùng trứng cũng có tỷ lệ mắc bệnh mộng du cao hơn rất nhiều với những cặp sinh đôi khác trứng.
Leave a Reply