Sự khác nhau giữa ý niệm thuật và khí công
Trong thư tịch cổ của Trung Quốc, không có danh từ “ý niệm”, nó được sản sinh trong sự hình thành và phát triển hưng thịnh của khí công, là một danh từ hiện đại, dùng để chỉ phương pháp làm việc mà chỉ cần thông qua tư tưởng đã đạt đến mục tiêu. Ý niệm chỉ là một loại tư tưởng hay sức mạnh chú ý tập trung cao độ, gọi là “ý niệm lực”.
“Ý niệm lực” được các học giả đánh giá là sức mạnh tự nhiên sản sinh từ tư tưởng, khi tư tưởng tập trung cao độ nó sẽ tạo thành sức mạnh, làm cho việc chúng ta muốn thực hiện trong ý niệm lại trở thành kết quả trong hiện thực.
Vậy “Ý niệm thuật” là gì?
Trong sách vở cổ xưa cũng không có khái niệm “ý niệm thuật”, sách vở thời cận đại cũng không có, đây là thuật ngữ mới được các học giả dùng gần đây, chỉ các phương thức ý niệm và phương pháp tạo thành sức mạnh của ý niệm.
Tuy “ý niệm thuật” không có trong sách vở cổ xưa, nhưng phương pháp vận dụng sức mạnh của ý niệm thi đã có từ 2000 năm trước và được người luyện khí công sử dụng.
Khí công là luyện khí để rèn luyện công năng của cơ thể. Vì thế “khí” trong Trung y cổ đại dùng để chỉ cho tất cả công năng hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, “ý niệm thuật” không giống như vậy. Ý niệm theo Trung y, là hoạt động thuộc lĩnh vực tinh thần. Điều ý niệm thuật muốn luyện là “thần”, là con đường nâng cao “tâm lực”. Điều này có những nét khác biệt nhất định với khí công, cho dù cách luyện tập của chúng có nét tương đồng, song trọng tâm hoàn toàn khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau, đặc biệt là mục đích sử dụng hoàn toàn không có gì giống nhau cả.
“Xích Tùng Tử Phục Khí Tử” viết: “Trời đất mênh mông, vạn vật đều khác nhau, con người là quý nhất… Người lấy ngũ cốc nuôi thân là người trí, người lấy khí nuôi thân là bậc thánh thần.”
Trong “Thánh Tề Tổng Lục” của đời Tống có đề cập đến tác dụng của luyện khí và việc chuẩn bị trước khi luyện. Đối với cơ thể, luyện khí công là để cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Có nhiều phương pháp luyện khí khác nhau, nhưng chủ yếu là luyện khí – thần tương hợp, đồng thời thông qua luyện khí để “thần minh” (tinh thần sáng suốt), như trong “Thánh Tề Tổng Lục” cũng viết “đạo, ấy chính là khí, trọng khí thì sẽ đắc đạo, đắc đạo thì được trường sinh. Tinh ấy chính là thần. Giữ tinh thì tinh thần sáng suốt, tinh thần sáng suốt thì sống lâu. Hành khí còn có tên là luyện khí, luyện lâu dần thì trừ bách bệnh”.
Khí công hiện đại cũng chủ yếu luyện khí theo hơi thở ra vào là chính, đồng thời phối hợp dùng ý dẫn khí hay ý thủ đan điền.
Tuy nhiên, còn một phương pháp luyện công khác, tức luyện tinh thần là chủ yếu, như trong “Hoàng Đế nội kinh” có viết: “hô hấp tinh khí, độc lập thủ thẫn”, phương pháp này lấy ý niệm là chính, vượt qua mọi vọng tưởng, tập trung ý niệm dẫn khí.
Trong “Thái Bình kinh” đời Hán có ghi: “khí sinh tinh, tinh sinh thần, thần sinh minh. Vốn dĩ khí âm dương, khí chuyển thành tinh, tinh chuyển thành thần, thần chuyển thành minh (sáng suốt). Nếu muôn sống lâu thì nên giữ khí để thần và tinh hội tụ, làm cho tinh – khí – thần hợp nhất, lâu dần thân thể tráng kiện, tinh thần an lạc.”
Đấy là nói về mối quan hệ của tinh — khí – thần, cho rằng phải luyện đồng thời cả ba yếu tố này thì cuộc sống sẽ không có gì đáng phàn nàn cả.
Trong “Thiên Tôn Tạo Tả Huyền Chân Nhân” viết: Người muốn tu đạo, trước tiên phải buông xả mọi việc, dứt tuyệt các việc phiền phức bên ngoài không để nó vướng bận tâm trí, sau đó tĩnh tọa, quán sát sự khỏi niệm của tâm, diệt trừ hỏa khí, phải làm cho tâm an tịnh. Sau đó diệt trừ mọi tham chấp loạn tưởng, ngày đêm tinh tấn không lơi. Chỉ trừ tâm vọng, không bỏ tâm quán chiếu, chỉ để tâm không, không trụ tâm vào đâu cả, không tựa vào bất cứ pháp nào, nhưng tâm vẫn trong trạng thái tự nhiên”.
Người sơ học rất khó điều tâm, khó điều hòa hơi thở, vọng niệm liên tục nổi lên, nhưng nếu luyện lâu dần thì hô hấp lẫn tâm niệm đều sẽ thuần thục. Muốn giữ trạng thái này ổn định lâu dài trong cuộc sống, nên giảm tranh chấp, cãi vã với người khác; đi đứng, nằm, ngồi đều giữ tâm trong trạng thái an nhiên định tĩnh. Gặp việc thì hãy xem như chưa từng gặp, không nói đúng sai phải quấy về nó, việc đến thì làm, không oán trách, không vui mừng, không trễ nải, không vội vàng, vạn sự tùy duyên. Từ xưa đến nay, các bậc tu hành chân chính đều có cuộc sống nhẹ nhàng thanh thoát. Khi tâm không khởi vọng thì nghiệp cũ dần tiêu mòn, tuy không có ý tạo thiện nghiệp cứ táng dần, cuộc sống không bị vật gì làm chướng ngại, giải thoát khỏi mọi phiền não buộc ràng. Tùy theo trình độ tu tập, công năng sẽ thuần thục theo các cấp độ sau:
1. Tâm an định, dễ quán chiếu mọi trần lao.
2. Không bệnh tật, thân tâm an lạc
3. Lấy dư bù thiếu
4. Sống lâu như thần tiên
5. Luyện thân thể thành khí, được người đời gọi là chân nhân
6. Luyện khí thành thần, được gọi là thần nhân
7. Luyện thần hợp đạo, được gọi là chí nhân (đấng tối cao)
Luyện công theo phương pháp này phần lớn thuộc về Đạo gia, lấy “hư vô” làm chủ. Và tùy theo trình độ tu tập của từng người khác nhau mà có những mức độ thành tựu khác nhau. Tu tập theo hư vô thì phải luyện thân tịnh tâm an sao cho có mắt nhưng như không thấy, có tai như không nghe, có tâm nhưng không nghĩ tưởng gì. Phương pháp luyện công này không giống với luyện khí công nhưng những điểm chính yếu lại không có gì khác nhau.
Về hình thức, chúng ta thấy dường như luyện theo phương pháp hư vô không liên quan gì đến ý niệm cả. Thật ra, khi cố gắng để tâm tập trung vào “hư vô” cũng là một quá trình của tư tưởng – ý niệm!
Ý niệm thuật không giống với khí công không những trên phương pháp luyện tập mà còn trên cả phương pháp ứng dụng.
Đầu tiên, xét về mặt “thôi miên” thì luyện ý niệm thuật có thể thấy, nghe những âm thanh, sự việc mà người thường không thấy được, nghe được, từ đó họ hiểu được thế giới nội tâm của người khác và đây chính là yếu tố đầu tiên để khống chế người khác.
Trên phương diện khống chế thì ý niệm có một lực khống chế tuy vô hình nhưng rất mãnh liệt, khống chế người nhưng người không hề biết đã bị khống chế. Như “Đạo Tạng Thái Thượng Lão nội quán kinh” có viết: “Đạo quý trường tồn, gìn giữ cái thần làm gốc, tỉnh khí không thất tán… tiên thiên đã sinh, hậu thiên vững chắc, ra vào tự tại không bị ngăn ngại, xua đuổi âm, chiếu sáng thiên hạ, khống chế tà ma, mời đến thánh thần”. Rõ ràng, người đắc đạo ở đây được xem là người có năng lực thông thiên, ra vào tự tại giữa hai cõi âm dương, khống chế linh hồn người khác.
Người cổ đại nói đến linh hồn là có ý chỉ những hoạt động tâm lý. Một khi linh hồn đã bị khống chế thì chĩ còn cách làm theo sự sai khiến của người đang khống chế ấy mà thôi.
Trên phương diện vận dụng phổ biến, thông qua ý niệm con người có thể thực hiện được rất nhiều lý tưởng cho cuộc đời mình. Khí làm một việc gì đó, chúng ta đều cần có năng lực phán đoán, năng lực này càng cao thì kết quả càng khả quan. Người có ý niệm lực mạnh mẽ luôn có năng lực cảm trì (cảm giác, nhận biết trước) rất cao. Xem ra, cái gọi là “tiên tri” mà người xưa nói thật sự tồn tại. Về vấn đề này, chúng ta sẽ bàn ở phần sau.
Dùng ý nệm thôi mên như thế nào?
Mục tiêu sống của con người có hai loại: mục tiêu gần và mục tiêu xa. Ý niệm lực sử dụng trong mục tiêu gần cho khoảng thời gian ngắn. Nhưng cũng có khi tác dụng của nó kéo dài đến nhiều năm sau.
Ý niệm lực do bẩm sinh, có học giả cho rằng nó là một loại tiềm năng của con người chưa được phát hiện. Điều này cũng có nghĩa rằng ý niệm lực vốn có khi con người được sinh ra đủ để chúng ta thực hiện những mục tiêu bình thường trong cuộc sống. Sở dĩ chúng ta chưa phát huy hết tác dụng của nó vì chúng ta chưa “mở cửa” cho nó, chưa biết cách khai thác tài nguyên vô tận này. Những người có ý niệm lực mạnh mẽ là những người đã khai phóng được tiềm năng này. Từ ý nghĩa này chúng ta thấy chỉ cần thường xuyên chú ý, vận dụng ý niệm sẽ phát huy được ý niệm lực.
Khi làm thực nghiệm cảm ứng tâm linh, chúng ta đã từng nói đến việc anh A nắm lấy tay anh B mà biết được anh B đang cầm vật gì. Tuy nhiên, mức độ cảm ứng này sẽ khác nhau với từng đối tượng. Có một lần, vài nữ sinh đã làm thực nghiệm cảm ứng giữa họ với nhau và nhờ tôi chỉ dẫn. Kết quả là khi họ nắm tay nhau, tỷ lệ đoán đúng vật được cầm trên tay còn lại của đối phương rất thấp, nhưng khi nắm tay tôi thì tỷ lệ đoán đúng rất cao. Tai sao lại thế?
Tôi nghĩ, vì một số nguyên nhân sau đây:
1. Họ chưa hiểu lắm về cảm ứng tâm linh, vi thế tín hiệu phát đi chưa đủ mạnh, chưa đủ niềm tin về năng lực cảm ứng của chính mình.
2. Người có nhiệm vụ đoán vật đã không tập trung vào việc vận tin tức từ tâm linh, của đối phương mà chỉ để tâm trí suy đoán xem đối phương đang cầm vật gì.
3. Nguyên nhân chủ yếu nhất là từ nơi tôi. Tôi thường dùng ý niệm nên ý niệm lực đương nhiên mạnh hơn họ, vì thế khi họ thực nghiệm với tôi thì vô tình đã rơi vào tình trạng bị ý niệm khống chế. Nói cách khác, tin tức từ ý niệm của tôi phóng đi quá mạnh nên đã bị đối phương cảm ứng được. Và đối phương phát đi tin tức tôi cũng nắm bắt được.
Đây chính là lợi thế của những ai thường dùng ý niệm lực.
Những học giả xem trọng sự “phát triển” cho rằng người cổ đại vì sống trong cảnh hồng hoang thiên tai lũ lụt, đối diện với sức mạnh của thiên nhiên nên phát huy tối đa bản năng sinh tồn, vì thế khả năng cảm ứng của họ rất cao. Theo đà văn minh tiến hóa, cuộc sống con người ngày càng được ổn định, được an toàn, họ có cách đối phó với thiên nhiên nên không còn sợ hãi thiên nhiên vì thế khả năng cảm ứng của họ giảm dần, có thể nói là đã bị đóng lại, biến thành một loại tiềm năng. Một khi sinh mạng bị đe dọa nghiêm trọng, tiềm năng sẽ bộc phát, ví dụ lúc bình thường, chúng ta không thể chui vào trong bụi tre gai, nhưng khi bị kẻ thù rượt đuổi, chúng ta có thể chui vào đó một cách dễ dàng. Khi chui vào, trong đầu chúng ta chỉ có một ý niệm là làm sao để bảo tồn sinh mạng chứ không hề nghĩ bụi tre kia đầy gai nhọn.
Người thường luyện tập ý niệm lực sẽ phát huy công năng của ý niệm lực một cách cao nhất họ có thể. Vận dụng ý niệm lực thường xuyên trong các sinh hoạt đời thường cũng là một cách rèn luyện ý niệm lực.
Nhưng vận dụng bằng cách nào? Làm sao để khai thông tiềm năng này trong bản thân chúng ta? Theo các học giả thì chúng ta có thể phát huy ý niệm lực ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng vấn đề chúng ta muốn bàn đến là “thôi miên”, vì thế chúng ta bắt đầu từ đây.
Ý niệm thôi miên không giống với ám thị hay tín ngưỡng. Ám thị thuật đề cập đến việc giao tiếp đối mặt nhau, lợi dụng ám thi để khiến người khác tiếp nhận ý kiến của mình. Thôi miên thuật lợi dụng mức độ của hậu thôi miên ám thị để khống chế con người, chúc do thuật tuy có liên quan đến ám thị thuật và tin thuật, nhưng nó hoàn toàn được xây dựng bằng phương pháp thôi miên trên tín ngưỡng của con người. Tín ngưỡng là nhân tố quyết định thành công của chúc do thuật.
Ý niệm thôi miên lợi dụng tiềm năng siêu hình phi thường của con người, nó có tính cưỡng bức.
Đương nhiên muốn dùng ý niệm lực thành công phải có điều kiện vì khi điều kiện hợp lý, hai bên đều có thể chấp nhận được thì ý niệm lực mới có hiệu quả cao nhất.
Lòng tin, nói tuy dễ nhưng làm được thật không dễ. Trong cuộc sống của một con người, không biết có bao nhiêu kế hoạch bao nhiêu tính toán, nhưng mấy lần đã thực hiện, mấy lần đã thành công? Đấy là vì đã thiếu lòng tin, cũng tức là đã đánh mất tiềm năng của bản thân – sức mạnh của ý niệm lực.
Có thể nói ý niệm chính là quyết tâm của con người, là tinh thần kiên định, yếu tố quan trọng của thành công. Trong cuộc sống, cũng có người dùng ý niệm lực để làm điều bất thiện như đoạt tài sản, xâm hại đời sống của người khác… Các học giả thuật thôi miên chân chính luôn phản đối điều này.
Phương pháp làm tăng trưởng ý niệm lực
Người xưa đã thông qua ý niệm quá trình thực nghiệm lâu dài để sáng tạo ra nhiều phương pháp rèn luyện ý niệm khác nhau. Những hành giả thông qua tự rèn luyện, trở thành người có ý niệm lực mãnh liệt đã được người cổ đại gọi là “đắc đạo”, “thành tiên”. Có thể nói, các thuật “tu đạo”, “dưỡng tính” của người xưa đều liên quan mật thiết đến việc rèn luyện ý niệm. Có những phương pháp “tu đạo” thuần túy thuộc lĩnh vực ý niệm, còn được gọi là “tu tâm”.
Trong các phương pháp huấn luyện xưa nay, thông qua nghiên cứu thực chất một cách khá đầy đủ, có thể quy về các loại sau đây:
1, Hư vô pháp
“Nội kinh” khuyên chúng ta nên để tâm an tĩnh nơi hư vô, không để tâm tạp loạn, lấy hư vô làm đạo, nhàn nhã thiểu dục, tuy làm việc cực khổ nhưng tâm an lành, không mệt mỏi. Khi tu tâm phải đạt đến “hư vô”, trong cuộc sống phải biết tiết chế dục vọng, tâm không ham muốn thì không lo sợ, không phiền não, có như thế thì chân khí điều hòa, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái.
Phương pháp hư vô này đòi hỏi phải tu tập sao cho tâm “không”, như trong “dưỡng sinh luận” có nói: “Tu tính và dưỡng thần khoan khoái chẳng buồn lo, tịch nhiên bặt suy tâm”, có nghĩa là khi tu tập chỉ cần giữ cho tâm an tịnh như hư vô, không có bất kỳ tư tưởng nào làm cho tạp loạn.
Đây là phương pháp tu tập có chút tương đồng với pháp môn tọa thiền nhà Phật.
Khi luyện hư vô pháp, trước tiên tìm nơi thanh tịnh ngồi ngay ngắn hoặc tìm nơi thích hợp nằm xuống, buông lỏng toàn thân, khép nhẹ hai mắt, hô hấp điều hòa, bắt đầu tư tâm, như trong “tu chân mật quyết” có nói: “Nếu muốn tu đạo trước tiên phải xả bỏ mọi sự việc. Mọi việc bên ngoài đều ngưng dứt, không để nó ràng buộc vào tâm, sau đó dễ dàng tịnh tọa, nếu có suy nghĩ khởi lên lập tức dừng nó lại, như vậy tức “liễu tri tính bổn không”.
Phương pháp tu tâm này xuất phát từ “thần luận” của Đạo gia. Đạo gia cho rằng trước khi sinh ra, thần của con người vốn thanh tịnh, trong sáng, không hề có tạp nhiễm, nhưng sau đó lực tình trỗi dậy, mắt thích sắc đẹp, tai thích nghe tiếng hay, lưỡi muốn nếm vị ngon, mũi muốn ngửi hương thơm, từ đó, phát sinh vô số phiền não, cuộc sống không ngày nào an lạc…
Tất cả việc làm tàn ác, xấu xa của con người đều xuất phát từ tâm, vì thế mới có phép tu “hư vô” để làm lắng đọng mọi tham vọng, giải trừ mọi thấy biết sai lầm, hạn chế mọi phiền não, các bậc thánh hiền từ bi thương xót chúng sinh, chỉ bày giáo hóa, khuyên hãy quay lại quán tự tâm mình để hiểu về mình hơn, sau đó thông cảm đến tha nhân, dẹp bỏ mọi chướng ngại đưa tâm về trạng thái thanh tịnh ban đầu chưa khởi niệm. Đấy chính là nội dung của câu: “Hư tâm tĩnh thần đạo tự lai dã” (để tâm thanh tịnh như hư không thì đạo tự thành). Thân con người là vật quý, tinh thần con người là thứ cao cả, thế nhưng nếu không biết cách nuôi dưỡng, dạy bảo nó thì thân sẽ là nơi chứa tội ác, tinh thần sẽ trở thành vũng bùn ô uế. Mỗi con người nếu không tự ý thức để rèn luyện chính mình sẽ không hiểu được mình là ai, từ đó cũng không thể sống tốt được với cuộc đời.
Tuy nhiên, muốn tự rèn luyện, tự giáo dục phải nắm được cương lĩnh, tức những phương pháp cốt yếu nhất. Khi quán nội tâm thì phải tĩnh thần, định tâm, không chạy theo những tư tưởng ô nhiễm, không chạy theo sức hấp dẫn của dục lạc, nhắm mắt định thần, biểu hiện một trạng thái thanh thoát tịch nhiên. Bên ngoài thì không bị nhiễm trần, bên trong thì tự thanh tịnh. Kỳ thật đạo không phải là gì quá cao xa, chỉ cần một chữ tâm là đủ.
2. Thủ nhất pháp
“Thủ nhất” là phương pháp tu luyện của người cổ đại. Có người giải thích “nhất” là cái ban đầu, là cái nguyên thủy, là nguồn gốc, cũng có thể xem là chữ “nhất” trong ý niệm. Cũng có người cho rằng chữ “nhất” ấy là “Ngọc đài” (dài báu), là kim ngân, là pha lê. Nhất còn là sự thống nhất của tư tưởng. Như vậy, “thủ nhất” là giữ gìn tất cả những gì quý báu của thuở ban đầu; là giữ gìn sự chuyên nhất của tư tưởng, ý niệm.
Trong phần “Tồn thủ tam nhất luận” của tác phẩm “Y phương loại” có giải thích về chữ nhất như sau: “Nhất không có hình tướng, vô dục, vô vi, cầu khó được, giữ dễ mất. Mất là do ý thức mê ám, không thể lý giải rõ ràng mọi việc, tham dục làm tâm nặng nề, tạo ra bao sự mệt mỏi, già cỗi yếu hèn. Được mừng mất lo thành bao nhiêu bệnh tật… Muốn khỏe mạnh sống lâu thì phải thủ nhất, đi đứng nằm ngồi đều phải giữ gìn sự chuyên nhất. Nếu khi hồi nguyên thì đó là châu bảo, không cần ăn vẫn no, thân thể khỏe mạnh sống lâu, hợp cùng đạo thánh”.
Cổ nhân cũng cho rằng, chỉ cần ý niệm chuyên nhất sẽ thấy biết mọi sự mọi vật một cách rõ ràng sáng suốt, không có gì là không thấy biết, tức có thể “thông thần”, siêu vượt qua cảnh giới phàm tính.
Trong sinh hoạt hàng ngày, bất luận làm việc gì, chỉ cần “thủ nhất” thì việc việc đều tốt đẹp, sự sự được hanh thông. Luyện “thủ nhất” yêu cầu đầu tiên là phải tĩnh tâm, vậy nên chọn sống nơi yên tịnh, bớt tiếp xúc trần duyên. “Nhất” còn được gọi là “ngọc đài” vì ngọc đài là nơi thần tiên cư ngụ, còn “kim ngân”, “mê hoàn” v.v… đều là những bảo vật cõi trời, quý giá vô cùng.
Người xưa cho rằng, con người có tam đan điền là: Thượng đan điền (minh đường), Trung đan điền (tim) và Hạ đan điền (dưới rốn). Ba đan điền này mỗi nơi đều có “thần”. Thượng đan điền là nơi của Xích Tử, Trung đan điền là nơi của Chân Nhân, Hạ đan điền là nơi của ấu nhi. “Thủ nhất” tức là quán tam đan điền ấy có thần cư ngụ, tức quán thần không hề cách biệt với thân thể con người. Nếu một khi “thần” không còn thì con người mất chủ, sinh mạng cũng diệt vong. Hơn nữa, nếu thần khí hỗn tạp, ô nhiễm thì con người không còn sáng suốt, không biện phân được thế sự. Chính vì thế đạo gia chủ trương “tồn thủ tam nhất”, đề cao tu cái “thần” của tự thân để đạt đến cảnh giới “thần minh”.
3. Tồn thủ cửu cung thái nhất tử phòng pháp
Người xưa cho rằng, não con người có “cửu cung” (chín khu) để trăm thần cư ngụ. Tồn thủ (giữ gìn) cửu cung có nghĩa là tu luyện ý niệm để các niệm ác không còn, mọi việc lành đều thành tựu, mọi ước nguyện đều viên mãn. Hơn nữa, khi tồn thủ cửu cung tốt thì không chỉ đạt ước nguyện của mình mà còn có thể khống chế cả quỷ thần, giáng ma trừ tà, chế ước tâm linh kẻ khác. Tuy nhiên, để đạt trình độ này thì nội công tu luyện phải cực kỳ cao thâm.
“Tồn thủ cửu cung thái nhất tử phòng quyết” có nói: “Trong đầu con người có cửu cung, thân có cửu huyệt âm dương, bụng có ngũ thành thập nhị lâu, mỗi cung đều có thần giữ gìn sinh mạng”. Điều này có nghĩa là cửu cung sẽ có cửu thần cư ngụ, thần này giữ gìn cung để sinh mạng được dài lâu, khỏe mạnh.
Muốn giữ gìn cửu cung phải rèn luyện cho tâm được chuyên nhất, tuy nhìn thấy mọi vật nhưng tâm không tạp loạn, không vướng mắc vào chuyện thị phi thế sự. Giữ gìn sự thanh tịnh của cửu cung thì trăm bệnh đều không thể xâm phạm vào thân, phước báo tự nhiên tìm đến. Ở an ổn trong ngôi nhà thanh tịnh của mình, quán xét ngũ uẩn giai không (ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, sắc là tên gọi của thân vật chất, thọ là cảm nhận, hành là sự vận động của nghiệp, thức là hoạt động của ý thức). Quán ngũ uẩn giai không là quán thân, tâm của con người vốn không có thực thể, tất cả đều do duyên sinh. Đủ duyên thì chúng hội tụ, thiếu duyên thì chúng tan rã. Một khi quán thông ngũ uẩn giai không thì thần minh hiển hiện, quỷ thần hộ trì.
Khi tu luyện ý niệm, người tu hành còn có thể cảm nhận được phản ứng của cơ thể, đồng thời phối hợp những phản ứng với một số hành động tương ứng. Ví dụ, khi tai bỗng nghe tiếng khua của chiêng vàng khánh ngọc, đấy là lúc chân khí lưu biến vào cửu cung, nên ngồi tĩnh tọa vào giữa trưa, cắn răng vào nhau chín lần, nuốt nước bọt chín lần, dùng tay xoa hai bên mũi vài mươi lần.
Khi quán ý niệm ở cửu cung có thể làm cho “nhĩ mục sanh linh” (tai, mắt thông linh, tức có thần thông). Người hiện đại thường bảo rằng một ai đó tu hành đã khai thiên nhãn, ấy chính là do thành tựu ý niệm ở mê hoàn.
Trước nên luyện thành một cung, sau đó luyện tiếp các cung khác. Đây là cách rèn luyện cho tai thính, mắt sáng, trí minh, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, nâng cao tuổi thọ.
Điều kiện tất yếu để thành công trong ý niệm thuật
Khi thực hiện ý niệm thuật, không phải người nào cũng thành công. Ý niệm thuật cũng có sự thích nghi của riêng nó. Tỷ lệ thành công phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khách quan như hoàn cảnh môi trường, đối tượng được chọn để thực nghiệm, thời điểm thực hiện và trạng thái tâm sinh lý của người thực hiện.
Đầu tiên, nói về ngưòi thực hiện ý niệm thuật. Người ấy phải có một ý niệm lực thâm hậu và đầy đủ những điều kiện căn bản nhất. Điều này cần phải kiên trì rèn luyện. Khi rèn luyện phải chọn địa điểm, thời gian thích hợp. Rèn luyện lâu dần thì nội lực sẽ tăng. Không con đường nào biết một người bình thường thành một chuyên gia ý niệm thuật được cả. Muốn thành công phải siêng năng rèn luyện. Đây là lời khuyên chân thành nhất cho tất cả những ai đang muốn thành công trong lĩnh vực này.
Mặt khác, khi đã rèn luyện thì phải thực hành, có đối diện với các tình huống thực tế mới rút ra được những bài học kinh nghiệm. Nên chọn đối tượng thích hợp để tiến hành thực nghiệm, xem mình đã đủ năng lực để khống chế ý thức của người khác hay chưa. Tuy không phải lần nào thực nghiệm cũng thành công nhưng theo thời gian lâu dần, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Có những người bẩm sinh đã có ý niệm lực mạnh mẽ. Họ là những bậc thầy thiên tài của ý niệm thuật, tỷ lệ thành công khi thực hiện ý niệm thật của họ dĩ nhiên cao hơn người thường rất nhiều. Người thường xuyên dùng ý niệm thuật ứng dụng vào cuộc sống thì trình độ, kinh nghiệm cũng sẽ cao hơn người không thường xuyên luyện tập. Không còn cách nào khác ngoài việc phải rèn luyện thường xuyên.
Khi thực hiện ý niệm thuật, ý niệm gia cần bảo đảm rằng tâm sinh lý của mình đang ở trạng thái tốt nhất.
Khi thực hiện, tinh thần ý niệm gia phải thoải mái, không được phép có bất kỳ vọng động, nóng vội, tạp loạn nào cả, có như thế mới giữ được sự chuyên nhất của ý niệm một cách lâu dài. Dù là thiên tài, nhưng họ vẫn phải cần một thời gian nhất định mới vận dụng được ý niệm lực. Cũng không thể vội vàng mong muôn sớm thành công, bởi như vậy tâm sẽ loạn động. Phải bình tĩnh tiến hành tuần tự theo quy luật tiệm tiến dần lên của ý niệm lực, càng có thời gian tập trung ý niệm lâu dài thì lực sẽ càng mạnh.
Với từng đối tượng khác nhau, thời gian cho hiệu quả cũng khác nhau. Ví dụ có đối tượng chỉ cần ý niệm gia để ra 15 phút đã có thể khống chế được, nhưng cũng có đối tượng phải cần đến 20, 30 phút v.v… đấy là do tâm linh cảm ứng của ý niệm gia với từng đối tượng khác nhau. Nếu hai người là anh chị em song sinh thì mức độ cảm ứng giữa họ rất cao.
Người có sức khỏe tốt, cơ thể không có bệnh hoạn gì thì hiệu quả thực hiện ý niệm lực sẽ cao hơn người có thể lực yếu ớt, bởi tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có tác động hỗ tương nhau, tinh thần và thân thể vật chất ảnh hưởng nhau rất lớn. Người không khỏe mạnh rất khó tập trung tinh thần, khó giữ vững ý niệm trong thời gian lâu dài vì họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt lực, choáng váng v.v… Thế nên muốn trở thành một ý niệm gia, chúng ta phải rền luyện sức khỏe, phải trang bị cho mình một thân thể tràn đầy năng lượng.
Mặt khác, hiệu quả thực hiện ý niệm thuật còn phụ thuộc vào đối tượng được thực hiện. Với những đổi tượng độ cảm ứng cao hơn người bình thường hiệu quả sẽ cao hơn nhất là với những đối tượng mẫn cảm về tâm lý. Với người khéo hiểu tâm lý của người khác, hiệu quả cũng rất khả quan. Đối tượng khi bị ý niệm lực của ý niệm gia khống chế, làm theo lời sai bảo của ý niệm gia nhưng cứ tưởng đó là làm theo ý
muốn chủ quan của mình.
Trình độ văn hóa của đối tượng không ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện ý niệm thuật, mà chính tâm lý mới là yếu tố quan trọng. Thông thường, khi tâm lý của đối tượng đang trong trạng thái bình ổn, dễ chịu, không có gì quá lo lắng, quá vui mừng v.v… thì dễ dàng bị khống chế, bởi khi ấy tri giác của họ cảm ứng rất tốt, dễ dàng bắt được tín hiệu từ phía ý niệm gia.
Trạng thái tốt nhất của tâm là khi tâm ở trong cảnh giới không phiền não, không nóng giận, an tĩnh hoàn toàn. Nếu đối tượng đang ở trong trạng thái tâm lý tốt thì dễ dàng cảm ứng với ý niệm của ý niệm thuật gia.
Có học giả cho rằng, khi thực hiện ý niệm thuật không cần phải đối mặt với đối tượng, chỉ cần phát đi ý niệm của mình hướng đến đối tượng là được, đối tượng khi ấy sẽ tự nhiên cảm nhận được ý niệm lực của ý niệm gia. Ví dụ anh A muốn anh B đồng ý với quan điểm kinh doanh của mình, dù trước đó anh B phản đối quyết liệt. Anh A hạ quyết tâm chỉ nghĩ đến một việc, đó là anh B sẽ đồng ý và tìm những lý do hợp lý nhất mà anh B có thể dễ dàng chấp nhận. Quả nhiên, sau đó ít hôm, hai bên gặp lại, anh B đã vui vẻ tiếp nhận quan điểm, kế hoạch kinh doanh mà anh A đã đưa ra.
Khi đối tượng cảm thấy sức khỏe không tốt, như bị cảm, bị bệnh, đau đớn v.v… hoặc gặp những cảnh vui, buồn quá độ, tinh thần và thân thể đều không ổn định thì tâm của họ tập trung toàn bộ vào bản thân họ, không quan tâm gì đến cảnh vật xung quanh. Trong trường hợp này, ý niệm lực của ý niệm gia căn bản không thể khống chế được họ.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của ý niệm thuật. Chỉ cần ý niệm gia khéo loại trừ những nhân tố tiêu cực, tăng cường rèn luyện để nâng cao nội lực, nắm vững thời cơ thì trình độ sẽ được nâng cao, phát huy hết tiềm năng vốn có của tâm lực bản thân.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply