I. Định nghĩa về văn miêu tả:
– Miêu tả là mô tả.
– Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh…) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
II. Yêu cầu chung của một bài Tập làm văn miêu tả:
– Trình bày bài viết theo đúng dàn ý văn miêu tả.
– Nếu được hình ảnh bao quát và đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả.
– Nêu được hoạt động, sắc thái tình cảm của đối tượng được tả.
– Nêu được nhận xét, tình cảm của học sinh đối với đối tượng đang được miêu tả.
– Liên hệ được thực tế, bài học, tầm quan trọng, ích lợi của đối tượng được miêu tả trong đời sống con người.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh chuẩn xác (có so sánh, nhân hóa…).
– Viết câu văn đúng, gãy gọn. mạch lạc, súc tích.
– Viết đúng chính tả, ngắt câu và sử dụng dấu câu đúng.
– Trình bày bài viết sạch đẹp, đúng quy định.
III. Phương pháp thực hiện các yêu cầu của bài Tập làm văn miêu tả:
1. Quan sát đối tượng tả.
a) Quan sát hình ảnh bao quát: bên ngoài đến bên trong (đồ vật), từ xa đến gần (cây cối), tầm vóc (con vật).
– Màu sắc, hình ảnh nổi bật.
– Kích thước?; Làm bằng gì? (đồ vật); Tuổi?; Già hay non? (cây cối, con vật).
b) Quan sát bộ phận chi tiết:
– Quan sát từng bộ phận của đồ vật.
– Quan sát từng bộ phận của cây cối (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên: vòm lá, thân cây, cành, ngọn, chiếc lá, gốc, rễ – hoặc ngược lại). ,
– Quan sát từng bộ phận của con vật (đầu, mình, tứ chi, mắt. mõm…).
2. Ghi lại những điều quan sát được:
3. Vận dụng từ ngữ mô tả màu sắc, hình ảnh quan sát được. Các em cần liên tưởng những hình ảnh đẹp tương tự để mô phỏng, so sánh, ví von nhằm làm cho việc mô tả trở nên cụ thể sinh động; giúp người đọc hình dung được hình ảnh đối tượng đang được tả một cách sống động như xem một bức tranh vẽ.
Dùng từ láy, từ ghép để tả màu sắc, hình ảnh, tiếng động (dùng từ tượng hình, tượng thanh); dùng các tính từ chỉ mức độ để diễn đạt chính xác sắc thái của đối tượng được tả.
4. Lập dàn bài chi tiết:
5. Viết bài văn hoàn chỉnh:
IV. Cách viết các kiểu mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả:
Bài Tập làm văn nào cũng có ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Các em sẽ lập dàn bài cụ thể theo từng thể loại bài đang học. Bài Tập làm văn miêu tả nào cũng có hai cách mởbài và kết bài:
Mở bài: – Mở bài trực tiếp.
– Mở bài gián tiếp.
Kết bài: – Kết bài mở rộng.
– Kết bài không mở rộng.
Mởbài:
1) Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp đối tượng định tả.
2) Mở bài gián tiếp:
– Dùng hình ảnh khác để giới thiệu đối tượng tả.
– Nêu những mối tương quan xoay quanh đối tượng tả rồi giới thiệu đối tượng tả.
– Nêu sự vật tương tự với đối tượng tả và giới thiệu đối tượng tả.
– Có thể nêu bật tình cảm, cảm xúc để giới thiệu vật định tả.
Kết bài:
1) Kết bài không mở rộng:
– Nêu tình cảm, ích lợi cụ thể của em đối với các vật đang tả.
2) Kết bài mở rộng:
Nêu tình cảm tương quan của nhiều người đối với vật tả.
– Nêu bật được mối liên hệ thực tế của sự vật trong mọi phương tiện của cuộc sống.
3) Rút được hài học kinh nghiệm, việc làm cụ thể, ý nghĩa rộng rãi của đối tượng tả trong đời sống con người.
Nêu được mối tương quan của đối tượng tả với vật cùng loại (đồ vật với đồ vật, cây cối với cây cối, con vật với con vật…)
V. Cách viết từng đoạn văn trong bài văn miêu tả:
Thân bài của bài văn miêu tả nào cũng có nhiều đoạn văn thể hiện các phần của từng ý trong dàn bài. Tùy theo khả năng diễn đạt của các em, các em có thể trình bày bài viết của mình dài hay ngắn. Tuy tùy theo cảm xúc, quan sát và khả năng diễn đạt, các em vẫn phải tuân thủ theo quy định bắt buộc là phải tả được hình ảnh chung và đặc điểm nổi bật của đối tượng tả cũng như nói lên được lợi ích của nó. Cho nên, có thể chia phần thân bài ra làm bốn đoạn văn cơ bản sau:
– Tả bao quát hình dáng.
– Tả chi tiết đặc điểm nổi bật
– Nêu hoạt động của vật (hoặc con vật) đang được miêu tả.
– Nêu ích lợi, sự săn sóc, tình cảm của em đối với sự vật đang tả.
Để viết từng đoạn văn một cách mạch lạc, các em cần nắm rõ yêu cầu cụ thể của từng đoạn văn. Các em cần mở đầu đoạn văn bằng câu chuyển ý nhẹ nhàng, có liên hệ đến đoạn văn nối tiếp để bài văn có ý liên tục, tránh rời rạc, gượng ép.
Ví dụ: Đề bài: tả chiếc cặp sách bố mới mua cho em.
a) Viết đoạn văn tả hình dáng bạo quát của chiếc cặp.
“Chiếc cặp còn thơm mùi da mới, hình chữ nhật (câu mở đầu đoạn văn). Bề dài cặp bằng ba gang tay em, bề rộng độ hai gang tay. Nó dày khoảng năm phân khi chưa đựng quyển vở nào. Cặp làm bằng nhựa giả da màu đen bóng loáng. Nắp cặp hình thang, úp sát mặt cặp, đóng kín cặp bằng hai cái khoá mạ kền sáng loáng. Cặp vừa có quai xách, lại có cả dây đeo hẳn hoi (câu kết cho phần tả bao quát).”
b) Viết tiếp đoạn văn tả các bộ phận của chiếc cặp:
“Ấn nhẹ vào hai nút khóa, em mở ngay cặp (câu chuyển ý và giới thiệu phần tả chi tiết). Gặp gồm có hai ngăn chính và hai ngăn phụ nhỏ, được làm bằng nhựa giả da loại tốt, màu xám nhạt. Mỗi ngăn chính của cặp đựng vừa sít sao độ sáu quyển sách giáo khoa. Giữa hai ngăn của cặp có may một tủi nhỏ bằng hai bàn tay em. Em dùng túi nhỏ đó để dựng đồ dùng học tập con con như: tẩy, gọt bút chì… rất tiện. Đẹp nhất là ngăn may đắp bên ngoài cặp. Ngăn này được may chỉ nổi, kéo kín bằng một dây đeo có đính chùm xích ngôi sao bằng bạc, reo lanh canh như một cái chuông nhỏ xíu thật ngộ nghĩnh. Ngăn may đắp ngoài này dùng cất hộp viết mới tiện làm sao! Quai xách của cặp may bằng bốn lớp vải da chắc chắn, dài độ mười phân, đính giữa nắp cặp bằng hai khuy mạ kền màu trắng sáng. Dây đeo cặp rộng ba phân, dính từ đáy cặp đến nắp cặp, rộng vừa bờ vai nhỏ nhắn của em. Khi em đóng mở cặp, hai cái khoá cặp nhún nhẹ, vang tiếng lách cách thật vui tai (câu kết cho phần tả chi tiết).”.
VI. Gợi ý tìm hiểu hình ảnh, hoạt động của đối tượng miêu tả:
Đôi khi, các em gặp một đề văn miêu tả đồ vật, cây cối và con vật mà các em chưa trông thấy bao giờ. Hiện nay, đề văn chung theo chương trình có nhiều đểmở rộng để các em tự chọn (như tả đồ chơi mà em yêu thích, tả con vật gần gũi thân thiết với em nhất) nhưng hạn hữu có lúc các cm sẽ gặp đề khó như đã đề cập ở trên. Các em có thể tìm hiểu hình ảnh, hoạt động của đối tượng miêu tả thông qua:
– Màn ảnh nhỏ: Ti vi.
– Mạng internet.
– Tranh ảnh, sách báo.
– Đọc nhiều sách truyện thiếu nhi (nhờ thầy (cô) giáo hướng dẫn sách).
Leave a Reply