Tại sao hôn sự được gọi là hỷ sự đỏ
Hôn sự là đại hỷ, người xưa coi “đêm động phòng hoa chúc” là một trong bốn việc vui mừng lớn nhất đời người. Vậy tại sao hôn sự được coi là hỷ sự đỏ?
Người xưa cho rằng, màu đỏ có tác dụng tránh tà. Do đó, muốn cầu chúc cuộc hôn nhân hạnh phúc bền vững, khi chuẩn bị cho buổi lễ, thường chọn lễ phục màu đỏ, dùng màu sơn đỏ. Toàn bộ phòng tân hôn được trang trí màu đỏ. Lúc này, đồ dùng trong hôn lễ cũng được dán giấy đỏ. Khắp nơi là một màu đỏ rực rỡ.
Thực ra, hôn lễ là hỷ sự màu đỏ, đối lập là màu trắng nghĩa là bạch hỷ sự tức tang gia. Khác với hôn lễ, việc tang ma thường sử dụng màu trắng, trang phục đám hiếu, muc đội hay linh đường đều dùng màu trắng. Dương tĩnh Đình người đời Thanh trong Độ môn tại vịnh. Thời thượng môn. Tri đơn có đoạn: “Ở nhà không để là Tràng An, tằn tiện các khoản chi tiêu, sợ nhất chuyện đỏ trắng nhân tình, hai việc cùng đến lại càng khó”. Có thể thấy, hôn sự và tang sự được gọi chung là “hồng bạch hỷ sự”.
Điều này giải thích tại sao chúng ta thường gọi hôn sự hay hỷ sự đỏ.
6 lễ trong hôn sự chỉ cái gì?
6 lễ trong hôn sự được quy định trong Lễ ký. Nghi thức hôn lễ. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, hôn nhân phải tuân theo trình tự 6 bước, tức nạp thái , vấn danh, nạp cát, nạp chứng, thỉnh ký, yến thỉnnh nghênh thân. Theo sự thay đổi của thời đại, 6 lễ này đến nay đã trở thành quy trình trong hôn lễ.
Thứ nhất: Nhờ người mai mối cầu thân. Đến thời cận đại ở Trung Quốc vẫn tồn tại tập tục này, nhưng phong trào tự do yêu đương chiếm đa số. Những năm 80 của thế kỷ trước đến nay, người làm chứng trong hôn nhân dần thay thế cho người mai mối.
Thứ 2: Hợp bát tự là chỉ giờ sinh, ngày tháng, năm của 2 bên nam nữ phối thiên can địa chi, gọi là bát tự, nhờ thầy tướng số xem có hiện tượng “tương xung tương khắc” không. Hiện nay rất nhiều người đã bỏ tục mê tín này.
Thứ ba: tương thân. Bao gồm phần gặp mặt, xem gia cảnh … cho phép nam nữ qua lại, trao đổi và tìm hiểu nhau.
Thứ 4: Quá canh hay còn gọi là truyền canh, truyền thiếp. Tức là trao đổi thiếp ghi bát tự và đồng ý hôn sự. Danh thiếp xanh đỏ, thư uyên ương, thư doãn cầu, tiểu thư tử … Trong thư viết rõ họ tên đối phương, ngày sinh, thiếp hỷ viết rõ tên húy của song thân. Nhà trai, trong thiếp hỷ phải viết rõ “cung cầu”, nhà gái viết hai chữ “kính doãn” khi đáp trả. Ngày nay không còn dùng tục lễ này nữa.
Thứ 5: đưa sinh lễ, hay còn gọi là quá lễ, hành sính, tức nhà trai đưa sính lễ sang nhà gái. Sau này khi đưa sính lễ vào dịp trung thu, năm mới nhà trai tặng quà “lễ tết” bên nhà gái.
Thứ 6: chọn thời gian kết hôn. Cúng được gọi là trạch cát, quá đại thư … Thường sau khi định thời gian tổ chức, chọn lại một lần nữa, viết trên giấy đỏ, nhà trai chuẩn bị lễ mời người mai mối đưa đến nhà gái.
Hôn nhân đại sự, có thể thấy mọi chi tiết đều được coi trọng, ngụ ý mong cầu cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
Thếp long phượng và thiếp long phượng cung chỉ cái gì?
“Thiếp long phượng” là bằng chứng giao ước nhân duyên của nam và nữ, tương tự giấy chứng nhận kết hôn bây giờ. Trong quá trình cưới xin, hai bên trao đổi thiếp canh (ghi ngày, giờ, tháng, năm), nhà trai còn chuẩn bị “thiếp cầu hôn” nhờ người mai mối mang sang nhà gái. Nếu nhà gái đồng ý hôn sự. Trong thiếp long phượng, phải viết các tình huống liên quan đến hôn nhân và tên 3 đời của song thân.
Trung Quốc đầu thời Dân quốc, khi tiến hành hôn sự, phải đến huyện nha nộp thuế khoán, xin giấy chứng nhận, tục gọi là “thiếp long phượng cung”. Trên thiếp viết rõ tên hai vợ chồng, tuổi tác và gia cảnh, người mai mối, đóng ấn, chứng minh đó là cuộc hôn nhân hợp pháp.
“Thiếp long phượng” và “thiếp long phượng cung” là bằng chứng chính thức có quan hệ hôn nhân. Việc chọn hình long phượng, ngụ ý “long phượng báo cát tường”, vợ chồng hạnh phúc bền chặt, thể hiện mong muốn hướng đến hôn nhân tốt đẹp hạnh phúc.
Của hồi môn của nhà gái có tập tục gì?
Theo phong tục, khi gả con gái, cha mẹ đều cho mang theo của hồi môn. Điều này tượng trưng cha mẹ yêu thương và chúc con gái được hạnh phúc.
Đối với tục mang theo của hồi môn, mỗi vùng lại có sự đa dạng phong phú khác nhau. Hồi môn gồm nhiều thứ, như quần áo, dụng cụ dùng trong gia đình và các vật phẩm sinh hoạt khác. Do văn hóa các dân tộc, các vùng miền khác nhau, hồi môn cũng khác nhau. Nhưng điểm xuất phát giống nhau, đều hy vọng con gái mình có cuộc sống hạnh phúc hoặc sung túc. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác cần chú ý đó là, nâng cao địa vị trong mắt nhà trai, của hồi môn biểu thị tiềm lực kinh tế nhà gái, giúp người con gái đó được mẹ chồng coi trọng.
Thời xưa, của hồi môn được xem là tài sản riêng của cô gái, là “bồi trang” (tài sản đi kèm), “tráp trang” (đồ trang sức của phụ nữ). Hiểu theo cách thông thường, của hồi môn tượng trưng cho sự già có và thân phận. Trong của hồi môn, ngoài vàng bạc châu báu, còn rất nhiều đồ mang ý nghĩa cát tường, may mắn. Ví dụ, ống nhổ cho trẻ con, hy vọng sinh nhiều con. Hồi môn thời xưa thường sắp thành đôi, thành cặp, như chân long phượng, một đôi gối nhằm chúc đôi vợ chồng trẻ ân ái mặn nồng, thương yêu suốt đời, bát đũa long phượng tượng trưng ngũ cốc đầy kho.
Với hôn nhân hiện dại, các lễ tiết được đơn giản hóa hơn so với trước. Hồi môn chủ yếu là để xem gia cảnh nhà gái, nếu có điều kiện sẽ nhiều hơn một chút, phần lớn là các vật dụng hàng ngày như ti vi, đồ gia đình, vật phẩm sinh hoạt …
Lễ vật đám hỏi của nhà trai có những gì?
Lễ hỏi là một trong trình tự hôn nhân, chỉ sính lễ ban đầu nhà trai tặng nhà giá. Trong thủ tục cưới xin, lễ hỏi còn gọi là tài lễ, sính lễ.
Vào thời nhà Chu, nhiều nghi lễ được hình thành và hoàn chỉnh trong đó có nghi lễ hôn nhâ. Trong bộ nghi lễ có ghi cặn kẽ quy tắc tiến hành hôn nhân, gọi chung là “6 lễ”, tức Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp chính, thỉnh kỳ, thân nghênh. Trong 6 lễ này, nạp chính chỉ sính lễ cũng được gọi là “lễ hỏi” hiện nay. Hình thức lễ hỏi cho đến nay vẫn thực hiện phổ biến.
Hiện nay, lễ hỏi gồm các lễ vật như đồ điện gia dụng, trang sức tân nương, phục trang và rất nhiều những vật phẩm khác. Lễ vật thế nào cũng không bằng niềm vui có cuộc hôn nhân hạnh phúc, vui vẻ. Thông thường, lễ vật thường do hai bên gia đình bàn bạc quyết định.
Tại sao kết hôn lại được gọi là tiểu đăng khoa?
Thời cưa, hôn nhân được coi là chuyện đại sự đời người. Do đó lưu truyền câu: “Đời người đắc ý không phải là đêm động phòng hoa chúc, đề tên bảng vàng sao?. Kết hôn được gọi là “tiểu đăng khoa”. Ngạn ngữ có câu “Tân hôn vui như đăng khoa nhỏ, mặc áo đỏ thắt lưng như trạng nguyên”.
Câu “tiểu đăng khoa” bắt nguồn từ đâu? Như chúng ta đã biết, đăng khoa là chỉ những người học hành thành tài, đề tên trên bảng vàng. “Tiểu đăng khoa” là cách nói hình tượng, trong lễ kết hôn, tân lang mặc áo đỏ, đội mũ, gống người lức đăng khoa mặc, mặt rạng rỡ, gió xuân đắc ý. Người xưa coi đề tên bảng vàng là một trọng những việc lớn của đời người, kết hôn tượng trưng cho bắt đầu thành gia lập nghiệp. Chính vì vậy từ xưa đến nay, tân hôn chỉ đứng sau để tên bảng vàng.
Kết hôn có thể xem là “tiểu đăng khoa”, chúng ta coi trọng hôn nhân, cũng như tất cả các nghi thức tốt lành trong đó.
Tại sao tân nương phải trùm khăn che mặt?
Ấn tượng sâu sắc của chúng ta về hôn lễ, chính là tân nương trùm khăn đỏ che mặt. Đó là chiếc khăn gấm lụa hình vuông màu đỏ, sau khi đưa vào động phòng, tân lang sẽ vén lên. Điều này chúng ta thường thấy trong các tác phẩm điện ảnh. Nhưng tại sao tân nương phải trùm đầu? Tục này có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn góc về khăn che mặt của cô dâu như sau: Lý Nhũng người đời Đường trong sách Độc dị chí có viết: Truyền thuyết, khi mới xuất hiện vũ trụ, trời đất chỉ có hai anh em Nữ Oa. Vì muốn con người sinh sôi nảy nở, hai anh em quyết định làm vợ chồng, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng. Hai anh em lên đỉnh núi, hỏi trời: “Nếu trời đồng ý hai em kết làm vợ chồng, trên trời sẽ có đám mây bay đến; nếu không đồng ý, hãy để chúng tan ra”. Vừa nói xong, mấy đám mây bay đến, hợp thành một thể. Sau đó hai anh em họ thành hôn. Anh em lấy nhau, cảm thấy không tự nhiên. Bởi vậy Nữ Oa muốn che đi sự ngượng ngùng của họ liền kết cỏ thành quạt che trước mặt, nhưng loại nguyên liệu này không mềm mại, sáng quý như tơ lụa. do đó trong quá trình diễn hóa, dần được thay thế bởi lụa gấm đỏ.
Tình tiết anh em Nữ Oa thành hôn, nhiều dân tộc có truyền thuyết khởi nguồn của nhân loại tương tự như vậy. Hơn nữa đều dùng lá cây, da thú kết thành rèm che trước mặt. Màu đỏ tượng trưng cho sự cát tường, có tác dụng tránh tà, đó là nguồn gốc cảu tục tân nương dùng khăn che mặt.
Tuy câu chuyện anh em Nữ Oa phổ biến, nhưng đều là truyền thuyết, thần thoại. Hiện nay đã có khảo cứu và có chứng cứ xác thực, khăn trùm đầu xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ban đầu phụ nữ dùng khăn để tránh gió lạnh, chỉ vấn trên đỉnh đầu. Đến đầu đời Đường, dần dần từ đầu xuống vai. Từ sau đời Tấn đến triều Nguyên, tục này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Có thể thấy, xuất phát của khăn che mặt là che đi sự ngại ngùng, xấu hổ hoặc khăn vấn đầu tránh gió lạnh sau cùng diễn hóa trở thành trang sức không thể thiếu trong hôn lễ của tân nương. Nó tượng trung cho sự cát tường, khăn che mặt dùng màu đỏ.
Đá cửa kiệu có ý nghĩa như thế nào?
Trong hôn lễ, kiệu tân nương đến cửa, tân lang đến trước kiệu, xuống ngựa dùng uy đá cửa kiệu. Hơn nữa, tân nương trong kiệu cũng không tỏ ra yếu đuối, cũng lập tức đá cửa kiểu. Hành động thú vị này có ý nghĩa gì?
Thực ra, đây là hành động thể hiện. Sau này, nam không sợ vợ, nữ không tỏ ra nhu nhược.
Khi kiệu hoa dừng lại trước cửa nhà trai, tân nương khóa hòm của hồi môn, nhờ người đưa cho tân lang. Tân lang cầm chìa khóa hướng lên trời thể hiện sự cung kính. Có thể thấy, phần lớn các tân lang đều muốn sinh con trai. Đến giờ tốt khiêng kiệu hoa đặt chính sảnh, tân lang dùng quạt đánh vào kiệu 3 lần, dùng chân đá kiệu 3 lần, tượng trưng cho sự uy nghiêm và hy vọng sau này tân nương việc gì cũng vân theo.
Hành động này rất mạnh mẽ và thú vị, ngụ ý mong muốn cuộc sống hôn nhân như ý.
Ném tú cầu có ý nghĩa gì?
Thời xưa, một số nơi có tục ném tú cầu. Con gái đến tuổi nhất định sẽ định ngày, thường là ngày 15 tháng Giêng hoặc 15 tháng 8, những người muốn có được tú cầu đứng dưới lầu, khi cô gái ném, ai bắt đưuọc, người đó sẽ trở thành chồng cô gái. Đương nhiên, cô gái không ném tùy tiện, họ đã nhắm trúng ý trung nhân, tú cầu sẽ ném thằng vào người đó. Ném tú cầu của tộc người Tráng có từ thời Tống – Nguyên vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Xuất hiện cách đây 2 000 năm và được thấy ghi trên bức bích họa núi Hoa sơn. Nhưng lúc bấy giờ, vật dùng để ném không phải túc cầu, mà là “quả cân” được đúc từ đồng xanh, sử dụng trong săn bắn. Sau này được làm từ vải thêu hoa, khi ném trông rất đáng yêu.
Đến đời Tống, ném tú cầu dần trở thành phương thức nam nữ người Tráng thể hiện tình cảm. thi nhân Chư Phụ người đời Tống trong Khẻ man tùng tiếu có ghi: “Theo phong tục, trời gần sáng, nam nữ ra ngoài đồng phân thành hai đội, kết túi ngũ sắc, cho thóc đậu vào ném, gọi là “phi đà”. “Phi dà” quả cân bay) là một binh khí thời cổ, được gọi là túi ngũ sắc, sau này gọi là tú cầu. Trong sách Lĩnh ngoại đai đáp của Chu Khứ Phi thời Tống có ghi: “Nam nũ dàn thành hàng, nữ ném vào ai, người đó được định làm hôn phối”. Có thể thấy, ném tú cầu dần trở thành sợi dây gắn bó hôn nhân. Ngày nay, tục này vẫn phổ biến ở một số vùng.
Tú cầu ngoài định duyên, còn có ý đồ khác. Nhiều nơi, trên đỉnh kiệu hoa kết tú cầu, tượng trưng cho sự cát tường may mắn. Dù thể hiện ý đồ gì, cũng đều mong cầu được nhân duyên may mắn, hạnh phúc.
Tại sao phải “Tam bái đường”?
Thời xưa khi cử hành hôn lễ, quan trọng nhất chính là “tam bái đường”, nghĩa là thứ nhất bái thiên địa, thứ hai bái cha mẹ, thứ ba phu thê giao bái. Dân gian có nhiều truyền thuyết thú vị về tục này.
Khi Nữ Oa nương nương chưa tạo ra muôn loài, mặt đất không có sinh linh, không có con người. Sau đó người tạo ra nhiều loài sinh vật nhỏ. Ngày thứ 1 đến ngày thứ 6 sáng tạo ra động vật. Đến ngày thứ 7, người nặn một sinh vật giống ngài, sau đó đặt trên mặt đất, nó chạy nhảy và thực hiện nhiều động tác, có thể nói cười. Nữ Oa nương nương vui mừng, gọi sinh vật đó là người.
Đây là người nam, một mình sống trên đời, cảm thấy cô đơn, mặt đất rộng lớn hoang vu. Anh ta nghĩ: “Nếu có người nữa làm bạn thì tốt biết bao”. Khi mặt trăng vừa nhô lên, anh ta bèn cầu xin: “Mặt trăng diễm lệ, người có biết ta cô đơn, phiền muộn không? Ta muốn có người bầu bạn”. Nói xong, anh ta buồn bã ngước nhìn trăng sáng.
Đúng lúc này, cách đó không xa có một ông già râu trắng như tuyết, mỉm cười nói: “Đứa trẻ, ngươi muốn có người làm bạn ư? Được, ta sẽ đến cầu xin Nữ Oa, người hãy đợi ở đây”. Nói xong biến mất. Một lúc sau, ông già dưới trăng mang về một cô gái, sau đó lại biến mất. Chàng trai tiến lên làm quen, họ nói chuyện vui vẻ.
Lúc này, ông già dưới trăng lại xuất hiện, cười và nói với họ: “Đứa trẻ, đây chính là người ta mang về từ chỗ Nữ Oa nương nương, cho các người thành đôi lưa, từ nay về sau không sợ cô đơn nữa”. Ông già dưới trăng chỉ tay lên trời nói: “Hãy nhìn xem, 2 vị thiên địa lão nhân làm chứng cho 2 người, các ngươi mau bái tạ họ, từ nay về sau phải sống hạnh phúc”. Hai người nghe xong, lập tức quỳ xuống bái tạ “thiên địa lão nhân”, sau khi bái tạ, 2 người nói với ông già dưới trăng: “Hai người nghe xong lập tức quỳ xuống bái tạ “thiên địa lão nhân”, sau khi bái tạ, 2 người nói với ông già dưới trăng: “Ngài đã giúp buộc chúng tôi lại, xin được đa tạ”. Họ lại bái tạ ông già dưới trăng. Sau đó, ông già dưới trăng bảo họ giao bái. Đây chính là nguồn gốc “nhất bái thiên địa, nhị bái nguyệt lão, tam phu thê giao bái”. Sau này, chúng ta không có ông già dưới trăng dùng dây buộc, chỉ nghe theo lời cha mẹ, nhận hôn ước, đồng ý thành thân. Có thể thấy, “nhị bái nguyệt lão” chuyển thành “nhị bái cao đường”.
Tam bái đường tượng trưng nhân duyên đã có kết quả tốt đẹp, là nghi lễ không thể thiếu trong hôn lễ truyền thống.
Hồng bao có ngụ ý gì?
Khi cử hành hôn lễ không thể thiếu hồng bao. Không quy định số tiền cụ thể trong đó, căn cứ vào điều kiện kinh tế, gia cảnh, phong tục địa phương để cho vào số tiền thích hợp.
Hồng bao có nhiều loại, mỗi loại ngụ ý khác nhau, chủ yếu phân ra làm mấy loại sau:
Thứ nhất: Hồng bao chắn cửa. Một số người thân sẽ để khoảng 10 đồng vào hồng bao, ngụ ý thập toàn thập mỹ.
Thứ 2: Hồng bao vào nhà. Người thân cho 10 đồng vào hồng bao, ngụ ý mọi việc cùng thuận lợi.
Thứ 3: Hồng bao đổi cách xưng hô. Thường có 6, 8 người bắt đầu, ngụ ý từ nay về sau hòa thuận với tất cả mọi người. Một số khu vực, nhà gái đưa 9 999 hồng bao ngụ ý. Nhà trai đưa 1001 hồng bao ngụ ý sự chung thủy. Hôn lễ và các nghi thức náo nhiệt, cha mẹ hai bên thường tặng bằng tiền mặt.
Thứ 4: Tân lang, tân nương đưa hồng bao. Cha mẹ hai bên sẽ tặng bằng tiền mặt.
Thứ 5: Hồng bao của bạn tân lang, tân nương. Thường là 100 – 200, hoặc nhiều hơn 200, ngụ ý thành đôi là việc tốt.
Thứ 6: Các loại hồng bao khác. Nếu thuê xe hoa, phải tặng hồng bao, đường, thuốc lá cho người lái xe. Người giúp đỡ và người đến vì công việc tặng hồng bao khác nhau, trẻ nhỏ hay người ít tuổi hơn tặng hồng bao với số tiền nhỏ hơn.
Ý nghĩa hồng bao là cùng chia vui và chúc phúc, thể hiện mong muốn cuộc sống hạnh phúc, sung túc.
Tại sao tân phòng được gọi là động phòng?
Từ xưa đế nay, người Trung Quốc lưu truyền câu tục ngữ về bốn việc vui lớn trong đời người: “Nắng hạn lâu ngày gặp mưa rào, tha hương gặp cố nhân, đêm động phòng hoa chúc, đề tên trên bảng vàng”. Có thể thấy, đêm động phòng hoa chúc được công nhận là một trong bốn việc vui lớn đời người. Tân phòng của tân lang, tân nương được gọi là “động phòng”, vậy tại sao tân phòng lại được gọi là động phòng?
Liên quan đến động phòng, có truyền thuyết như sau: Vào thời Tần, Tần Thủy Hoàng cho xây cung A Phòng, phái đại thần bắt hết mỹ nữ trong nhân gian nhập cung. Lúc này, có Tam cô nương vô cùng xinh đẹp và thông minh, bị bắt đưa vào cung. Thế nhưng nàng kiên cường bất khuất, không cam chịu cuộc sống nô tỳ phục dịch. Sau khi chịu muôn vàn gian khổ nàng đã bỏ trốn ra ngoài cung, chạy lên núi Hoa Sơn.
Bạo quân Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách phần thư khanh nho (đốt sách chôn học trò), bức hại tất cả những người đoc sách. Nhiều người bỏ chạy trốn lên núi Hoa Sơn. Một hôm Tam cô nương và Thẩm Bác gặp nhau, hai người cùng cảnh ngộ, dần nảy sinh tình cảm. Họ cắm cánh cây làm hương, thề nguyện kết thành phu thê cùng chung hoạn nạn. Không có vật liệu dựng nhà, lại ở trong rừng sâu, họ tìm được một hang bên tảng đá lớn làm nơi động phòng. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, tương thân tương ái, tuy cuộc sống khổ sợ nhưng tình cảm lại mặn nồng.
Sau này, câu chuyện đó lưu truyền trong nhân gian. Người đời sau kính nể việc Tam cô nương không sợ cường quyền đi tìm tự do, vì vậy ven chân núi cho dựng nhiều chùa miếu. Chính điện đền thờ. Tam thành mẫu tức Tam cô nương.
Vạn nhân đời sau lây đó làm đề tài sáng tác thơ ca và cảm hứng cho những câu chuyện thần thoại mang màu sắc mỹ lệ, khiến tục “động phòng” càng thêm động lòng người. Từ đó, tân phòng được gọi là động phòng hy vọng có cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.
Bài trí động phòng như thế nào?
Hôn nhân là việc lớn đời người, bài trí động phòng cũng là việc rất quan trọng. Có nhiều điều nghiên cứu trước khi bài trí, dưới đây là mấy điểm cần lưu ý.
Động phòng ở phương vị cát lợi, dù ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng sẽ khiến tâm lý bực bội, không vui. Không khí lưu thông, tránh mùi sơn tường, mùi đồ đặc mới ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Không nên dùng trần nhà màu sắc rực rỡ, hoặ ctrang trí hình vẽ kỳ quái, tạo thành trận đồ Bát quái, thiên la địa vọng, chiêu bách bệnh.
Sơn tường, đồ đạc, rèm cửa tránh dùng màu hồng phấn. Bởi màu này khiến thần kinh suy nhược, hoang mang bất an, nóng nảy khó kiềm chế cảm xúc, vợ chồng thường xuyên tranh cãi. Ngoài ra, nếu dùng màu quá tối như xanh đậm, lam đậm, đỏ đậm, xám đậm có tác dụng kích thích thị giác, tinh thần mệt mỏi, khó chịu, thường gặp thị phi. Ngoài ra, nếu thảm trải sàn, giường, rèm cửa màu đỏ, khả năng sinh con gái cao hơn.
Vị trí giường không nên kê ở phương Bạch hổ, phương này vợ chồng dễ bất hòa. Cũng không nên kê cạnh cửa sổ sát sân, bởi vị trí này ánh sáng quá mạnh, khiến tinh thần nóng nảy, khó kiềm chế. Ngoài ra, trước giường, đầu giường, cuối giường, không nên kê sát phòng vệ sinh, vị trí này được cho là có ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ vợ chồng. Còn có rất nhiều nghiên cứu khác, ví dụ: không nên đặt ti vi đối diện, ảnh hưởng đến thần kinh, không troe gương xung quanh, mang lại thị phi rắc rối, khoong nên treo ảnh cưới lên đầu giường, nếu không tạo cảm giác áp lực, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, đầu giường không nên để cạnh tủ hoặc cạnh bàn… xung xạ, nếu không khiến tinh thần bất an, đau đầu.
Tranh treo trong phòng tân hôn cần chú ý, nên dùng tranh trang nhã, đơn giản, có tính nghệ thuật, tránh treo tránh vẽ người. Trên đây là những vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý, vì vậy cần hết sức chú ý.
“Hợp tóc” và “kết tóc” có nguồn gốc như thế nào?
Hợp tóc là một nghi thức trong hôn sự bắt đầu từ đời Đường, Tống. Nam nữ lấy tóc làm tín vật kết hợp hôn nhân, tức trước khi uống rượu giao bôi, mỗi bên tự nguyện cắt một đoạn tóc, để cùng một chỗ, ngụ ý vĩnh kết đồng tâm.
Tiều Thái một nữ tử đời Đường và tình nhân đính kết trọn đời. Dân gian xưa có lưu truyền câu chuyện về phần đầu trong bộ Tử dạ ca viết: “Cắt một đoạn tóc, tình lang cũng cắt. Tìm người nơi đâu, cùng kết đồng tâm”. Đây chính là nguồi gốc của “hợp kế” (hợp tóc).
“Hợp tóc” à “kết tóc” là 2 nghi thức quan trọng trong hôn lễ thời xưa ở Trung Quốc. Hai người cắt tóc làm tín vật hôn nhân, tính chất giống nhau, chỉ có hình thức hơi khác.
Ngoài ra, ý nghĩa “kết tóc” là 2 nghi thức quan trọng trong hôn lẽ thời xưa ở Trung Quốc. Hai người cắt tốc làm tín vật hôn nhân, tính chất giống nhau, chỉ có hình thức hơi khác.
Ngoài ra, ý nghĩa “kết tóc” ở từng vùng cũng có sự khác biệt. Nghi thức “kết tóc” bắt nguồn từ thời cổ, đến nay khó có thể khảo chứng. Căn cứ theo ghi chép trong sách cổ, nghi thức “kết tóc” xuât hiện khi xã hội có giai cấp. Trong sách khúc lễ có ghi: “Nữ tử hứa giá, anh”. Nghĩa là, người con gái hứa gả, phải buộc tóc bằng sợi dây, biểu thị đã có đối tượng. “Thị hứa chúng nhân chi đoan dã”, ý là đến ngày kết hôn, sợi dây được tân lang tự tay gỡ xuống. Phần này có ghi trong sách Nghi lễ – Thổ hôn lễ như sau: “Chủ nhân nhập, thân thoát phụ chi anh”. Có thể thấy, “anh” (sợi dây) là tín vật tượng trưng quan hệ vợ chồng.
Như vậy, “hợp tóc” và “kết tóc” tượng trưng cho hôn nhân mỹ mãn, mong cầu hạn phúc, cát lợi.
Náo nhiệt động phòng có nguồn gốc từ đâu?
Náo nhiệt động phòng là nghi thức không thể thiếu khi cử hành hôn lễ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, được xem là nghi thức cao trào nhất. Về cơ bản, hầu hết các vùng miền đều có tập tục này. Thực tế, ngoài mang lại không khí vui vẻ náo nhiệt, nó còn thể hiện ý nghĩa khác.
Tương truyền, náo nhiệt phòng xuất hiện sớm nhất vào thời Tiên Tân, trong một số thần thoại truyền thuyết, động phòng thường có hồ ly, yêu ma đến. Tục ngữ có câu: “Người không náo nhiệt quỷ náo nhiệt”. Mọi người đến trêu đùa, cười nói có tác dụng đuổi tà mà, âm khí, tăng cường dương khí. Tục náo nhiệt động phòng được cho là có nguồn gốc từ đây. Hơn nữa, náo nhiệt phòng tăng thêm bầu không khí vui vẻ, loại bỏ cảm giác xa lạ, mang lại ý nghĩa tích cực, có nơi còn gọi là “nõa phòng” (làm ấm phòng).
Náo nhiệt động phòng có tục “ba ngày không phân lớn bé”. Tân lang tân nương và cha mẹ tân lang bị người khác hoặc người dưới trêu mà không được tức giận, tránh ảnh hưởng đến không khí vui vẻ. Đương nhiên, người làm động phòng náo nhiệt cũng không nên thái quá, giữ mức độ vừa phải, tránh làm ảnh hưởng đến nghỉ ngơi của hai vợ chồng, đặc biệt không nên có hành động thô bạo.
Từ khi có nghi thức này, bầu không khí hôn nhân náo nhiệt vui tươi, không nên vượt quá tức trái với mục đích ban đầu. Có thể nói, làm náo nhiệt động phòng cũng phải có nghi thức.
Thế nào tục hồi môn?
Hồi môn là tập tục trong hôn nhân của người Mãn đời Thanh (Trung Quốc) ở phương Bắc gọi là “song hồn môn”; phương nam gọi là “hội thân”, một số nơi ở vùng Hà Bắc gọi là “hoán cô gia” (gọi cô gia). Hàng Châu gọi là “hồi lang”. Thường chỉ sau hôn lễ 3, 6, 7, 10 ngày hoặc 1 tháng, con rể mang lễ vật đưa vợ mình về thăm lại nhà vợ, bái kiến cha mẹ vợ và người thân. Phải thực hiện lễ đón tân nương và con rể cho đến lễ hồi môn, lúc này hôn lễ mới chính thức kết thúc. Tục này bắt nguồn từ thời cổ, ban đầu được gọi là “quy ninh”, ngụ ý cô gái trở về chúc sức khỏe cha mẹ.
Lại mặt là lần về nhà cha mẹ đẻ đầu tiên của tân nương sau ngày xuất giá. Lần này và những lần sau, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, bở lần này có tân làng đi cùng. Đời Tống gọi là “bái môn”, do “hồi môn” cả hai vợ chồng cùng về, nên còn gọi là “song hồi môn”, ngụ ý cát lành may mắn thành đôi thành cặp. Theo lệ cũ, khi hồi môn, tân nương đi trước, khi trở về, tân lang đi trước. Đây là lần trở về đầu tiên sau khi xuât giá, nên được gọi là “tẩu đầu thảng” (chuyến về đầu). Thời cận đại, hồi môn được định sau 3 ngày, còn gọi là “3 ngày lại mật”. Đây là nghi thức cuối cùng trong hôn nhân, thể hiện người con gái không quên được công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Nhà gái mở tiệc chào đón, con rể cảm ơn cha mẹ vợ đã dưỡng dục vợ mình, đồng thời ngụ ý mong cuộc hôn nhân ân ái, mặn nồng. Đôi vợ chồng trẻ về trong ngày, hoặc lưu lại mấy ngày lúc này không dùng chung phòng. Tuy nhiên phần lớn về trong ngày, bởi có phong tục trong tháng đầu tân hôn, không để phòng trống.
Dù xuất giá nhưng vẫn phải có hồi môn, điều này thấy, chúng ta phải trân trọng hôn nhân và chú ý hạnh phúc gia đình.
“Tháng mật” có nguồn gốc từ đâu?
“Tháng mật” là một từ xuất hiện khoảng 500 năm trước Công nguyên ở nước Anh. Xã hội lúc này còn nhiều nét nguyên thủy. Mọi người thường gọi tháng đầu sau khi kết hôn là tháng mật, biểu thị vợ chồng ân ái mặn nồng, hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Ngoài ra, trên thế giới còn có một số truyền thuyết về tháng mật. Theo truyền thuyết, xưa có một đôi nam nữ, người nam là Thạch Đôn, người nữ là Mộc Miêu, hai người được cha mẹ chúc phúc. Sau khi cử hành hôn lễ, vào động phòng. Nhưng chưa đến 10 ngày, Thạch Đôn cảm thấy cả ngày chỉ ở bên một người con gái, không thú vị. Mộc Miêu cũng thấy ở trong động phòng không tự do, cả ngày ở bên một người con gái tẻ nhạt. Hai người cảm thấy gò bó, nảy sinh cảm giác chán ghét hôn nhân vợ chồng. Vì vậy vào một đêm, hai người vượt tường chạy trốn.
Thạch Đôn và Mộc Miêu đều chạy vào rừng sâu, bốn bề hoang vu không có bóng người, trong lòng sợ hãi, lại không tìm thấy đường ra. Không mang đồ săn, sợ bị thú tấn công. Sáng hôm sau vừa đói vừa khát, hai người bất ngời gặp lại nhau. Bởi muốn sống sót, cả hai đành dựa vào nhau. Cả ngày hái nấm, tìm quả dại ăn. Do lạc đường, mất phương hướng họ không biết mình đang ở đâu. Lúc này, họ mới nhận ra, trong lòng thực ra đã nảy sinh tình cảm với nhau.
Một hôm, hai người vừa đói vừa khát, nằm nghỉ dưới cây to. Một bầy ong bay đến. Thạch Đôn bẻ một cành cây, xua đuổi chúng, đàn ong tức giận đốt hai người thâm tím mặt mày. Thạch Đôn phát hiện ong chui ra từ vết nứt trên thân cây, bèn lấy đá đánh lửa, bảo Mộc Miêu nhặt cành cây khô, nhanh chóng đốt lên một đống lửa lớn, hai người cầm que củi đốt tổ ông. Lúc này, đàn ong bị đốt cháy. Cây bị thiêu rụi, mật ong chảy ra. Ban đầu, hai người không biết đó là thứ gì, chỉ ngửi thấy mùi thơm, Thạch Đôn nếm thử thấy thơm ngon. Chàng lại bảo Mộc Miên nếm thử, hai người đoán thứ này không có độc, nhanh chóng lấy vỏ cây hứng lấy toàn bộ những giọt mật này.
Những ngày sau đó, hai người hái nấm, ăn mật ông. Ở trong rừng hơn 1 tháng, may mắn được nhóm thợ săn phát hiện, đưa về nhà. Hai người ở cùng nhau 1 tháng cả ngày kề vai sát cánh vì sợ dã thú tấn công. Đồng cam cộng khổ, tình cảm vợ chồng ngày càng bền chặt, lúc này mới hiểu được hạnh phúc thực sự. Sau khi về nhà Thạch Đôn và Mộc Miên nguyện mãi bên nhau, xây dựng gia đình hạnh phúc. Nguồn gốc “tháng mật” được lưu truyền đến ngày nay.
Ngày nay vẫn còn tục “tháng mật” dành cho cặp đôi mới cưới. Trong tháng này, vợ chồng đi du lịch hưởng mật ngọt tình yêu, khiến hạnh phúc gia đình viên mãn.
Bên nhà gái vì sao không định được ngày cưới?
Sự trường tồn lâu dài của quan niệm quỷ thần và tư tưởng mê tin của phong kiến đả ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống. Bởi vậy, đối với một hoạt động hoặc công việc nhất định đều tồn tại ít nhiều điều cấm kỵ. Trong phong tục truyền thống, có một điều cấm kỵ về hôn nhân là nhà gái không được đưa ra ngày cưới.
Vì sao nhà gái không thể định được này cưới hỏi? điều này có ảnh hưởng sâu xa trong quan niệm truyền thống. Người xưa thường có câu: “Cầm cố chớ hối thúc chuộc, con giá chơ giục cưới”. Nửa câu sau có thể giúp mọi người hiểu được suy nghĩ của người xưa đối với công việc hôn lễ. Việc hôn nhân đại sự là do bên nhà trai đưa ra ý kiến trước. Nếu nhà gái đưa ra trước coi là thất lễ. Đây chính là một điều cấm kỵ trong hôn nhân đại sự.
Căn cứ theo cuốn Phong tục truyền thống Trung Quốc, có ghi chép lại, người dân Nam Kinh thường tiến hành xem bát tự của đôi nam nữ. Lúc đó, nhà trai mới sẽ tiến hành chọn ngày cưới hỏi, xem hình khắc, xung phạm, thời gian nào đến nhà giá, nam nữ tắm rửa, lên kiểu hoa … Điều này chứng tỏ, vào thời cổ đại, nhà trai thường chủ động xem ngày tốt trước, chuẩn bị lễ sang thông báo. Nếu hai bên đều đồng ý mới có thể tiến hành hôn lễ.
Năm “vô xuân” không thể tiến hành hôn lễ
Năm “vô xuân” là chỉ năm không có ngày Lập xuân. Một số nơi còn gọi là “quả niên”. Chữ “quả” trong “quả niên” là một trong những đại kỵ của hôn nhân. Bởi vì, nó có thể dẫn tới “quả phụ”, “cô quả”, sống độc thân … Do đó, năm này thường được coi là thời gian bất lợi có thể tiến hành hôn nhân. Bên cạnh đó, một số nơi lại cho rằng, nếu tiến hành hôn nhân trong năm quả niên thường không có con nối nghiệp tổ tiên.
Vậy, vì sao người ta lại có nhiều thiên kiến về năm vô xuân như vậy? Điều này xuất phát từ chữ “xuân”. Chữ “xuân” mang ý nghĩa tình cảm nam nữ, nên từng có các từ, như: Tình cuân, ý xuân, lòng xuân, hoài xuân … thể hiện ý nghĩa này. Do đó, người xưa thường tổ chức hôn lễ vào mùa xuân.
Trong sách Bạch hổ thông nghĩa – giả nữ thiên viết: “Hôn nhân tại sao lại tiến hành vào mùa xuan? Bởi vì vào mùa này, tời đất giao nhau, vạn vật bắt đầu sinh sôi, là thời điểm âm dương giao hòa”. Nếu vào năm không có ngày Lập xuân, dân gian cho rằng năm không có lập xuân, âm dương chẳng thể giao hòa nên việc nam nữ kế thân là điều không thể. Nếu không sẽ dẫn tới tuyệt tử, tuyệt tôn, khó đường con cái, trở thành sống cô quả. Do dó, việc hôn nhân không thể cử hành trong năm này, chỉ có thể diễn ra trước đó 1 năm hoặc sau đó 1 năm.
Bên cạnh đó, trong 1 năm lại có 2 ngày Lập xuân, tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Một số nơi cho rằng, thời gian này chính là “2 xuân sẽ có song hỷ” nên có nhiều hôn lễ được tổ chức. Một số nơi khác lại cho rằng “2 xuân dẫn tới xung hỷ”. Sự vệc thái quá thành điềm xấu, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục. Nên vào năm này, họ thường không tổ chức hôn lễ.
Cùng một nhà cấm tổ chức hôn lễ 2 lần trong năm
Như phần trên đã giới thiệu, trong 1 năm có 2 ngày Lập xuân, thường khiến mọi sự thái quá, thành điềm xấu. Do đó, một số nơi không tổ chức hôn lễ vào năm này. Tương tự ý nghĩa như vậy, dân tộc Hán phía Nam, Trung Quốc còn có tập tục một nhà không thể tổ chức hôn lễ 2 lần trong năm.
Theo quan điểm của người dân địa phương nơi đây, một số trường hợp vừa lấy được con dâu đầu năm, cuối năm lại có con dâu. Hỷ đầu năm sẽ xung hỷ cuối năm, anh mạnh hơn em không chỉ khiến hạnh phúc của người em không tốt mà bản thân người anh cũng suy giảm. Tập tục này được hình thành từ “hỷ không được gặp hỷ” vốn có của người dân.
Như thế nào gọi là “hỷ không được gặp hỷ”? Nếu có 2 việc hỷ cùng phát sinh, không phải là cách hỷ thêm hỷ mà ngược lại thành xung khắc với nhau. Vì sao người Trung Quốc lại hình thành quan niệm như vậy? Điều này có quan hệ mật thiết với tính cách bảo thủ và trung dung của người Trung Quốc. Họ cho rằng, mọi cái không nên thái quá cũng không nên vội vàng. Nếu hỷ nhiều quá sẽ chuyển thành hung họa. Do đó, một nhà không thể tiến hành hôn lễ 2 lần trong một năm.
Năm bản mệnh như thế nào không nên kết hôn?
Năm bản mệnh được xuất hiện từ thời Tây Hán, bắt nguồn từ 12 Địa chi (Sinh tiêu). Người Trung Quốc dùng 10 Thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhậm, Quý kết hợp với 12 Địa chi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi thành 60 cặp (một vòng Hoa giáp) để ghi năm sinh. Sau đó mỗi năm lại tìm ra một con vật – sinh tiêu đại diện, như: Tý là chuột, Sửu là trâu, Dần là hổ, Mão là mèo, Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, hợi là lợn. Mỗi một con vật này là thuộc tướng của năm. Căm cứ vào vòng tuần hoàn này để người ta tìm ra được thuộc tướng năm bản mệnh của mỗi người.
Phong tục truyền thống quan điểm năm bản mệnh là không tốt, như: “Năm bản mệnh phạm Thái tuế, đương đầu với Thái tuế, không có họa cũng chẳng vui”.
Vậy, bản mệnh phạm Thái tuế là gì? Đó là niên chi của năm sinh trùng với niên chi của một năm bất kỳ. Nếu xung phạm như vậy gọi là không cát lợi.
Tập tục gặp năm bản mệnh không thể kết hôn được bắt nguồn từ đâu? Theo khảo cứu, tập tục này được có nguồn gốc từ dân tộc Khiết Đan. Sau này, dân tộc thiểu số dung hợp với dân tộc Hán, tập tục này được người Hán tiếp nhận. Bên cạnh đó, năm bản mệnh không tiến hành hôn lễ còn được sách Chu dịch ghi chép lại.
Trong 12 Địa chi, sách Chu dịch cho rằng, Hợi với Hợi, Dậu với Dậu, Ngọ với Ngọ thuộc tự hình. Tự hình thường tự làm thương tổn cho nhau. Trong 12 Địa chi, có 4 thuộc tướng đối ứng với nhau: Lợn, rồng, gà, ngựa. Nếu kết hôn vào năm bản mệnh này gọi là tự hình, gặp nhiều tai ách, mọi việc không được thuận lợi.Ngoài 4 thuộc tướng trên còn lại 8 thuộc tướng không phạm tự hình.
Năm bản mệnh kết hôn có cát lợi không?
Liên quan đến vấn đề này, dân gian căn cứ vào bát tự ngày sinh để tiến hành xem xét. Nếu năm kết hôn là hỷ thần, dụng thần hoặc tam hợp, lục hợp của bản mệnh, có thể tiến hành hôn lễ bình thường. Con năm kết hôn thuộc kỵ thần, xung, hại, hình của bản mệnh không nên tiến hành hôn nhân.
Những cấm kỵ trên đường đón dâu.
Mọi người thường cho rằng, “một sự thuận trăm sự thuận, một sự tốt trắm sự tốt”. Một sự khởi đầu tốt đương nhiên đem lại kết quả tốt. Do vậy, mọi người thường vô cùng chú trọng tới bước khởi đầu. Trong hôn lễ, khi tân nương bước lên kiệu hoa về nhà trai, đây chính là thời điểm khởi đầu của âm dương hòa hợp. Do vậy trên đường đưa dâu cần đặc biệt chú ý. Nếu trên đường bình an, không phạm phải cấm kỵ nào, cuộc sống vợ chồng sẽ vô cùng hạnh phúc. Nếu trên đường gặp nhiều trở ngại, điều đó là dấu hiệu không tốt. Để có thể cát lợi, trừ đi hung họa, người ta đưa ra một và phương thức.
Người Hán trong tập tục rước kiệu hoa, có đưa ra quy ước “Đông lại Tây đi, không cùng chung đường”, có nghĩa là kiệu đến và kiệu đi không thể cùng một đường. Bởi vì mọi người cho rằng cùng một đường là trùng hôn, kết quả thường không được như ý. Ngoài ra còn một số vùng có quan điểm không nên đi thẳng, vợ chồng khó đầu bạc răng long. Tại sao lại có quan niệm như vậy? Bởi vì mọi người cho rằng, ma quỷ thường đợi trên đường quấy nhiễu, nên đi đường vòng mới về nhà có thể tránh quỷ tà xâm hại.
Ngoài việc kiệu hoa không được cùng udowjc, một số nơi còn có tập tục hôn lễ là không được gặp nhau. Bởi vì hai việc hỷ gặp nhau thường dẫn tới thương sát, không hoàn toàn cát lợi.
Nếu gặp phải tình huống này, phải làm như thế nào?
Dân tộc Miêu thường đưa dâu tới 1 cái trại. Nếu tiến được vào trại trước là có phúc khí. Trong tình huống 2 nhà không tránh được trung nhau cùng 1 ngày, chỉ còn cách tập trung người phu kiệu vác kiệu cố gắng chạy vào trại trước. Một số dân tộc khác cũng có cấm kỵ tránh 2 xe dâu gặp nhau. Trong trường hợp gặp nhau phu kiệu cố gắng giơ kiệu lên thật cao, tranh chạy lên trước. Kiệu nào càng cao phúc khí càng lớn. Been thắng sẽ được coi là phát vận.
Tóm lại, việc đón dâu có nhiều tập tục, mỗi nơi một khác, thể hiện sự đa sắc thái văn hóa của các dân tộc. Nhưng tập tục này đều phản ánh tâm lý mưu cầu hạnh phúc gia đình, mong mỏi sự cát lợi viên mãn.
Hôn lễ cấm dùng vịt và hành
Trong tập tục dân gian, những ngày có yến tiệc lớn thường gọi là uống rượu mừng hoặc uống rượu hỷ. Tùy theo ý nghĩa của buổi lễ và hoàn cảnh kinh tế của từng nhà, thực đơn của mỗi mâm sẽ khác nhau, thường có 10, 18, 24 hoặc 36 món. Dù là đồ ăn thức uống cần ngon nhưng điều kiện kiên quyết nhất là đạt được cát lợi. Trong ngày đại hỷ, nên tránh những vật phẩm không cát tường, những dấu hiệu hung họa làm mất đi không khí vui vẻ. Xuất phát từ tâm lý này đã hình thành nhiều quy định khác nhau trong các tiệc uống rượu mừng.
Đối với người Đài Loan, trong các tiệc rượu mừng không dùng vịt (giáp) đồng âm với “bắt bớ”. Hành (song) đồng âm với “xung”. Đều là những chữ không được cát lợi. Cho dù là quan niệm nào chăng nữa cũng không thể có hành. Bởi vì, ăn hành có thể dẫn tới hiện tường “đảo dương”. Chú rể phải thường không cát lợi.
Bên cạnh đó, người Đài Loan còn kiêng không ăn cháo muối trong tiệc cưới. Bởi vì, trong cháo muối có lá hành, củ hành. Ngoài ra, loại cháo này còn được dùng tiếp đãi khách, giúp làm tang lễ. Đó là thực phẩm có dấu hiệu hung họa, mang tang khí.
Ngoài những kiêng kỵ về thực phẩm, người ta còn có những quy định khác, như: Trong hôn lễ chỉ dùng số đôi, không dùng số lẽ. Nếu trong yến tiệc ăn uống chẳng may làm vỡ cốc chém lập tức thu những mảnh vỡ đó lại rồi đổ vào lòng cối xay đá hình tròn. Điều này tượng trưng vỡ lại lành.
Tóm lại, trong dân gian có vô số những tập tục kỳ lạ như vậy nhưng đều có mục đích tránh hung tìm cát, bảo vệ cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng mới cưới được hạnh phúc bên nhau.
Quần áo hôn lễ đều mới
Quần áo của cô dâu, chú rể đều phải may mới, ngụ ý “tân hôn đại hỷ”. Người xưa cho rằng, tân hôn là bước đầu tiên cho một cuộc sống gia đình nên quần áo cũ là một dấu hiệu vô cùng bất lợi, còn thể hiện con dâu không còn trinh tiết.
Đối với hôn lễ, các dân tộc đều dùng trang phục mới, đồng thời vô cùng chú trọng đến chất liệu. Người ta thường dùng một mảnh vải để may, tránh trường hợp vá 2 mảnh lại. Điều này có ngụ ý “không tái hôn”. Quần áo cô dâu, chú rể thường mặc màu đỏ tránh dùng màu trắng. Trong các bộ phim cổ trang chúng ta thường thấy cô dâu và chú rể toàn thân một màu đỏ rực. Thể hiện sự tràn đầy phúc khí. Nhiều nơi chỉ cho phép cô dâu, chú rể mặc đồ màu trắng sau 100 ngày kết hôn.
Trang phục hôn lễ không chỉ có quy định về màu sắc, số lượng mà quá trình may vá cũng có những phép tắc riêng. Ngày cắt quần áo phải cát lợi. Người thợ may cần có đầy đủ mẹ cha, không khuyết con cái. Tránh nhờ người thợ cô quả. Quần áo của cô dâu không được có túi áo. Bởi vì có thể khiến tài sản và phúc khí bị tiêu tan.
Những người không được đưa đón dâu.
Người đưa dâu là chỉ những người thân bên nhà gái tiễn cô dâu về nhà chồng. Đây là một nghi thức trọng yếu trong cuộc sống đời thường. Để có thể tránh được những điều bất lợi, người ta còn có những trường hợp người không được đưa dâu. Có thể tham khảo như sau:
Người đưa dâu cần có đầy đủ phúc khím tránh trường hợp cô quả, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn quy định rõ: “Người cha đưa dâu, người mẹ ở nhà”. “cô đưa, dì đón, cậu đưa đều không tốt”. Tiếp đến khi sắp về nhà chồng, tuân thủ “tàm tòng, tứ đức”, phút chốc thuộc về nhà khác, mẹ con không khỏi rợ lệ. Có một vài trường hợp còn khóc to, mẹ ngất con quỳ … Những hiện tượng này cũng phải kiêng kỵ.
Ngoài những cấm kỵ trên còn có một số kiêng kỵ về thuộc tướng như sau: “Thìn, Tý, Thân kỵ Tỵ, Dậu Sửu, Tỵ, kỵ Dần, Ngọ, Tuất, Dần kỵ Hợi, Mão Mùi Hợi kỵ Thân.
Sự tương phối và cấm kỵ của thuộc tướng.
Mọi người thường tin vào thuộc tướng bản mệnh của mình. Họ cho rằng, thuộc tướng có thể ảnh hưởng tôi tính cách và mệnh số của từng người. Do đó, trước khi tiến hành hôn nhân, người ta thường xem kỹ thuộc tướng của đôi nam nữ. Nếu là thuộc tướng tương xung, nhất định cuộc sống hôn nhân thường không được hạnh phúc.
Bài ca về sự hôn phối thuộc tướng như sau:
Chuột gà, mèo nhỏ chẳng thành hôn
Hổ, khí co gặp cùng phân ly
Gà vàng thẳng đến nơi bầy ngựa
Lợn béo chẳng tới rắn bỏ đi
Trâu, dê có gặp lệ nhạt nhòa.
Đây là bài ca quyết Tiểu ngũ hôn lưu truyền trong dân gian, ý nói có 6 loại thuộc tướng không thể lấy được nhau. Nếu cưỡng cầu khó có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc được.
Trước tiên, bàn tới câu “chuột già, mèo nhỏ chẳng thành hôn”: Mão mèo và Tý chuột thuộc vào vô lễ, giống như con cái mẹ, vô cùng bất hiếu, thuộc vào vô lễ.
Câu thứ hai “hổ, khí có gặp cũng phân ly”: Dần xung với Thân. Đó là dương – dương đối kháng, xung khắc vô tình. Nếu có lấy nhau trong một thời gian dài, nhất định có người sinh bệnh hoặc không thể sống với nhau lâu dài.
Câu thứ ba “gà vàng chẳng đến nơi bầy ngựa”: Dậu gà với Ngọ ngựa là mối quan hệ Ngọ Hỏa khắc Dậu Kim. Lửa của đất có thể thiêu cháy kim loại trang sức. Loại xung khắc này vô cùng lớn. Nhưng bên âm chịu thương tổn nên người vợ cần thận trọng về bệnh tật.
Câu thứ tư “lợn béo chẳng bén mảng lớn Long môn”: Thìn rồng khắc với Hợi lợn. thìn là Thổ, Hợi là Thủy. Thủy chịu sự tương khắc của Thổ. Sự khắc chế này hoàn toàn có lực. Nếu hai bên lấy nhau có thể ảnh hưởng tới tài vân. Do Thìn là mộ khố, đi khắc Thủy tài, khó có được tài khí như ý.
Câu thứ năm “Tuất chó chẳng tới rắn bò đi”: Chủ yếu nói về Tỵ Hỏa, bản thân thường chịu sự hao tổn. tuy tình cảm được như ý nhưng không thể dài lâu.
Câu thứ sáu “trâu dê có gặp lệ nhạt nhòa”: Sửu trâu xung Mùi dê. Sửu Thổ và Mùi Thổ đều là Thổ, thuộc âm. Âm với âm là đồng tính tương xung. Bởi vậy, 2 tuổi này kết hợp với nhau không được lý tưởng.
Bạch hỷ sự có ý nghĩa gì?
Bạch hỷ sự là một tập tục được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Những người có tuổi thọ cao khi mất đi thường gọi là điềm mừng, con cháu có phúc, nên gọi là bạch hỷ sự. Sự hình thành của tập tục đều dựa trên cơ sở thói quen của cuộc sống. Mọi người đem tang sự gọi là bạch hỷ sự nhất định có nguyên nhân văn hóa.
Từ “bạch” trong “bạch hỷ sự” có liên quan tới màu trắng được dùng chủ yếu trong tang lễ. Trong phong tục truyền thống, màu đỏ, xanh lá cây tượng trưng cho những nghi lễ hỷ khách, màu đen và màu trắng thường đại diện những nghi lễ bi thương.
Tiếp đến, bạch hỷ sựu còn liên quan tới các điếu văn trong các hoạt động tang lễ. Chữ “hỷ” trong đó có nguồn gốc hình thành từ phương thức tưởng nhớ chọn dùng lời ca miêu tả: “Đã nhập quan … mọi người khóc ở dưới sân … con gái đi lấy chồng đứng ở trên sân … ở trong nhà, chủ nhân nắm áo liện mà khóc”. Trong những lúc bi thương như thế, người sống chỉ có thể thông quan nước mắt và tiếng than để tưởng nhớ người đã mất.
Tuy nhiên theo thời gian đối với hiện tượng tử vong, mọi người, mọi người bắt đầu nhận thức sâu sắc. Họ hiểu được rằng, cuộc sống của con người cũng tuân thủ theo quy luật tự nhiên của vũ trụ, ai cũng phải trải qua giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử. Từ đó, người ta chọn hình thức tán thán công lao của nguwofi thân, bài điếu đã được hình thành từ đó.
Trong những bài điếu văn khóc dài, con người dùng lời ca để gửi gắm những suy tư, không tránh việc đưa ra những lời cầu chúc may mắn cho người quá cố. Trong hoạt động này, khái niệm “bạch hỷ sự” đã được ra đời.
Leave a Reply