“Nói đến Nguyễn Du là nói đến một nghệ sĩ lớn… Nguyễn Du đã tái tạo lại cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giới thật”. (Hoài Thanh – Nguyễn Du, một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh văn học, cụ thể là chứng minh một nhận định về tác giả theo định hướng.
– Nội dung: Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã:
• Tái tạo cuộc sống đương thời.
• Sáng tạo ra một thế giới thật.
GỢI Ý
Thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu về nội dung.
A. NGUYỄN DU TÁI TẠO CUỘC SỐNG ĐƯƠNG THỜI
1. Xã hội mà Nguyễn Du sống là xã hội phong kiến đang hồi suy tàn, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi. Đời sống nhân dân khốn khổ, lầm than, quyền sống của con người không được đảm bảo.
2. Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựng lại một xã hội phong kiến thối nát:
– Bọn quan lại tham ô, xử kiện bất minh.
– Bọn buôn người (Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh), bọn lưu manh (Sở Khanh, Khuyển, Ưng) đầy rẫy.
– Tổng đốc trọng thần, đại diện cho triều đình phong kiến đê hèn, phản trắc, tàn bạo, dâm ô (Hồ Tôn Hiến).
– Thế lực đồng tiền phi nghĩa.
Tất cả các thế lực ấy đã cấu kết với nhau đẩy người phụ nữ có tài, có sắc, hiếu thảo, thủy chung, tự trọng là Thúy Kiều vào cuộc sống bùn nhơ.
B. NGUYỄN DU SÁNG TẠO RA MỘT THẾ GIỚI THẬT
1. Các nhân vật rất sống, rất thật:
– Nhân vật ThúyKiều chân thật và sống động:
· Kiều đánh đàn, Kiều nhớ nhà mỗi lần mỗi khác (dẫn chứng).
· Lời nói của Kiều mang một giọng điệu riêng: e thẹn, ngập ngừng, đau đớn, phẫn uất, buồn tủi, xót xa, nhớ nhung, sợ hãi… mỗi lần mỗi khác.
· Kiều là nhân vật được nhiều người thông cảm, yêu thương. Có thể nói đó là nhân vật từ tiểu thuyết bước vào cuộc đời.
Các nhân vật khác mỗi người mỗi vẻ:
– Chàng Kim chung tình.
– Thúc Sinh sợ vợ.
– Sở Khanh bỉ ổi, trâng tráo.
– Hoạn Thư biết điều mà cay nghiệt.
2. Cảnh vật trong truyện rất sống động vì gắn bó với tâm trạng con người.
– Cảnh buồn bâng khuâng khi Kim, Kiều chia tay.
– Cảnh Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
– Cảnh chia biệt của Thúc Sinh và Thúy Kiều.
3. Ngôn ngữ sáng tạo:
– Nét bút thần tình, hành văn biến hóa.
– Khẳng định Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn.
Leave a Reply