Chủ đề: “Vì cuộc sống thanh bình”.
BÀI LÀM 1
(Chuyện kể: “Bình Tây Đại tướng quân Trương Công Định”)
Đểbảo vệ sự thanh bình cho cuộc sống, hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã bỏ mình theo lời kêu gọi của núi sông. Một trong những anh hùng liệt sĩ được nhân dân suy tôn là Bình Tây Đại tướng quân Trương Công Định.
Trương Công Định sinh năm 1820, mất năm 1864, ông người gốc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, lấy vợ và lập nghiệp ở Nam Kì. Cha ông là quan lãnh binh triều Nguyễn. Ông nổi tiếng về tinh can đảm và cương trực. Năm 1850, ông đứng ra chiêu mộ dân xiêu tán, khẩn hoang đồn điền và được triều đình ban chức quản cơ.
Năm 1858, khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, ông tòng quân chống Pháp rất quyết liệt, được phong chức phó lãnh binh Gia Định, đóng đồn ở Gò Công. Năm 1861, tòng sự dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã chiến đấu anh dũng tại chiến lũyKì Hoà (Gia Định) chống trả cuộc tấn công của giặc Pháp. Ông được triều đình Huế thăng chức lãnh bình An Giang nhưng ông đã khước từ. Trương Công Định đại diện cho tinh thần và sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Sau khi Kì Hoà thất thủ, ông rút quân về miệt Gò Công, chiêu mộ nghĩa sĩ trong làng ấp, tập hợp các lực lượng chống Pháp khác ở Nam Kì, đưa sốnghĩa quân lên tới hàng vạn người. Nghĩa quân của ông đánh phá các đồn trại của quân Pháp tại Gò Công, Tân An, Cần Giuộc, Gò Nổi…
Triều đình Huế hèn nhát đầu hàng nhường cho Pháp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kì. Trương Định lại được lệnh của triều đình phải giải tán lực lượng nghĩa quân. Quần chúng yêu nước vây quanh vị chủ soái, tha thiết yêu cầu ông ở lại tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trương Công Định đã quyết định bỏ triều đình, đi theo lương tri và ý chí của nhân dân. Chính hành động dứt khoát và sáng suốt này đã khiến tên ông trở thành bất tử.
Trương Công Định dưới danh xưng Bình Tây Đại nguyên soái đã chỉ huy nghĩa quân lục tỉnh tung hoành ngang dọc trên nhiều vùng đất NamKì như Rạch Tra, Thuộc Nhiêu, Kiến Phước, Binh Xuân, Bình Thạnh… gây cho quân Pháp những tổn thất nặng nề, đuổi được chúng ra khỏi thị xã Gò Công và làm chủ thị xã từ năm 1862 đến giữa năm 1863.
Thiếu tướng Pháp là Bonard khi được viện binh đã dốc toàn bộ lực lượng đánh pháp Gò Công để tiêu diệt nghĩa quân. Trương Công Định rút khỏi Gò Công và triển khai chiến đấu du kích. Ngày hai mươi tháng tám năm 1864, tại bờ sông Vàm Láng, ông bị tên Việt gian Huỳnh Công Tấn mai phục tấn công bất ngờ, ông đã tử trận.
Khóc Trương Công Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:
“Trong Nam tên họ nổi như cồn,
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.
Dấu đạn hãy rèm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng vẻ hoàng môn.
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,
Quả ấn “Bình Tây” đất vội chôn!
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt lụy
Lâm râm ba chữ điếu linh hồn.”
Triều đình Huếhèn nhát mà từng bước để cho thực dân Pháp đô hộ nước ta. Cái ngai vàng mục ruỗng của vua chúa cố đô Huế thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của sĩ phu và nhân dân. Ngày nay, quê hương đất nước được thanh bình, nhân dân ta biết ơn bao anh hùng đã đổ máu cho sự độc lập của đất nước, cho trang sử xanh oai hùng của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang đó, em nguyện học tập giỏi đểxây dựng đất nước, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
BÀI LÀM 2
(Chuyện kể “Phân xử tài tình”)
Trật tự, an ninh trong xã hội là mặt chủ yếu trong cuộc sống thanh bình. Để đem đến bình an cho nhân dân, tài xử kiện của các quan thanh liêm chính trực là bài ca hùng hồn xác nhận việc đem lại công bằng cho nhân dân như câu chuyện em đã được học: chuyện kể “Phân xử tài tình”.
Xưa, có một vị quan rất tài. Vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
– Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia rưng rưng nước mắt:
– Tấm vải kia là của con. Bà này lấy trộm.
Không có ai làm chứng. Quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm nghĩ một lát quan án ôn tồn bảo:
– Hai người đều có lí nên ta xử thế này. Tấm vải xéđôi, mỗi người một nửa.
Vâng kệnh quan án, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét lính trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Có lần, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn rồi nhờtìm hộ sốtiền nhà chùa bị mất. Quan nói sự cụ bày biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
– Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng, ai gian, Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tộimới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Không phải chỉ có ra trận đánh giặc mới là yêu nước và xây dựng hoà bình. Làmquan thanh liêm, phân xử tài tình cũng đem lại trật tự cho xã hội, cho từng người dân. Trộm cắp là sai trái, phạm pháp sẽ bị trừng trị. Thế nên, chúng em hứa rèn luyện tính chân thật của mình để có thể sống tốt, làm công dân lương thiện mai sau.
Leave a Reply