Tìm hiểu nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê và chứng minh nhà văn đã thực hiện nguyên lí này trong tiểu thuyết “Ông già và hiển cả”.
BÀI LÀM
Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn hiện thực hàng đầu của văn học Mĩ thời kì hiện đại. Năm 1954, ông được trao giải Nô-ben về văn học do những đóng góp lớn trong việc đổi , mới văn xuôi hiện đại cũng như việc thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí, nghị lực và lương tri con người. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê ra đời năm 1952, Ông già và biển cả, được sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”.
Ta hãy tìm hiểu nguyên lí “tảng băng trôi” và chứng minh rằng Hê-minh-uê đã thực hiện nguyên lí này trong tiểu thuyết Ông già và biển cả.
Dựa vào hình ảnh một tảng băng trôi trên đại dương, Hê-minh-uê nói về phương pháp sáng tác của mình khi trả lời cuộc phỏng vấn của một nhà báo:
“… Nếu không đến nỗi sai lạc quá, tôi muốn so sánh như thế này: tôi muốn viết theo nguyên lí “tảng băng trôi”. Bảy phần tám khối lượng của nó còn chìm sâu dưới nước, chỉ có một phần tám là nổi lên cho mọi người nhìn thấy. Như vậy tảng băng sẽ tiến lên một cách chắc chắn và đáng sợ han”.
Việc đề xướng nguyên lí mới mẻ này xuất phát từ phản ứng của Hê-minh-uê đối với thứ văn chương sáo rỗng, chuộng hình thức hoa mĩ đã tràn ngập văn đàn Hoa Kì từ sau Thế chiến thứ nhất. Chính trong tiểu thuyết Giã từ vũ khí, nhà văn đã từng chế giễu cách dùng từ ngữ, hình ảnh mòn rỗng này. Nguyên lí “tảng băng trôi” chỉ phương pháp nghệ thuật mới lạ, độc đáo, tập trung chủ yếu vào cách viết ngắn gọn, hàm súc, ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm.
Nguyên lí “tảng băng trôi” theo Hê-minh-uê, được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp như thếnào để người đọc vẫn có thể hiểu đượcnhững gì tác giả bỏ đi, không có trong văn bản. Người đọc phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” mà nhà văn cố tình bỏqua, hiểu những gì nhà văn chưa nói hết. Ý nghĩa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều. Riêng về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, Hê-minh-uêđã tiết lộ rằng khi bắt đầu cảm thấy cần “trốn chạy mọi sự dễ dãi” (trong sáng tác văn chương), thì phải “khiến cho nhân vật hoạt động thay vì miêu tã họ”. Nhân vật trong truyện cửa ông ít nói năng, và khi để nhân vật độc thoại hoặc đối thoại càng là đểnhân vật “hành động”.
Ông già và biển cả là tiểu thuyết tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi”. Nghĩa là dung lượng câu chữ ít (khoảng 26000 chữ — lẽ ra dài 1000 trang, theo tác giả) nhưng các “khoảng trống” được nhà văn tạo ra trong tác phẩm rất nhiều. Vì thế phần chưa được viết đóng vai trò rất lớn trong việc làm tăng các lớp nghĩa cho văn bản. Ngaytrong đoạn văn kể lại diễn biến cuộc chinh phục con cá kiếm của Xan-ti-a-gô, dấu hiệu của cách viết “tảng băng trôi” được thể hiện trên văn bản qua các “khoảng trống” của câu chữ. Chẳng hạn câu “… lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây câu bắn ra. Thế rồi sợi dây thoát đi mất…”. Giữa hai câu văn trên, nhà văn bỏ trống lời giải thích vì sao sợi dây câu thoát đi. Người đọc có thể khôi phục lại “khoảng trống” đó như sau: “… lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây câu bắn ra. Lão sợ sợi dây câu đứt nên buông ra. Thế rồi sợi dây thoát đi mất…”
Nguyên lí “tảng băng trôi” còn thể hiện trong lời kể, độc thoại và đối thoại về lời kể, đoạn trích ông già và biển cả kể lại cuộc săn đuổi con cá kiếm đạt tới đích, xuất hiện hai “nhân vật” chính của toàn bộ tác phẩm, đó là ông lão đánh cá và con cá kiếm. Nhân vật trung tâm, chủ thể của diễn biến việc săn đuổi chính là lão ngư phủ Xan-ti-a-gô. Vì con cá kiếm quá kiêu hùng, dũng cảm nên ông lão xem nó như là bạn.Do vậy mới có lời kể họ lái thuyền đi êm: ‘Họ” ở đây bao gồm ông lão và con cá. Ngoài ra còn lời độc thoại của ông lão: Chúng ta lái thuyền giỏi: “Chúng ta” ở đây cũng bao gồm ông lão và con cá.
Về ngôn ngữ độc thoại, cả đoạn trích Ông già và biển cả xuất hiện 24 lần cụm từ “Lão nghĩ”. Trước khi ông lão giết được con cá kiếm, tác giả sử dụng 15 lần cụm từ “lão nghĩ” để miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật. Tất cả hướng đến việc phân tích tình trạng trước mắt và lời tự động viên bản thân của ông lão nhằm tăng thêm sức mạnh chiến đấu. Từ những độc thoại nội tâm này, người đọc biết được sức khỏe của ông lão: Xan-ti-a-gô đã 74 tuổi, rất già trong khi con cá kiếm rất sung sức, ngang tàng. Cuộc chiến đấu rõràng là không cân sức.
Khi ông lão giết được con cá kiếm, tác giả sử dụng 9 lần cụm từ “lão nghĩ”. Cụm độc thoại nội tâm lần thứ hai này cho thấy ông lão biết phân tích rõ tình hình: “là đã giết con cá, người anh em” và ý thức rõ công việc nhọc nhằn của mình. Diễn biến cuộc chiến đã xảy ra giống những gì ông lão nghi Lão đâm chết con cá chỉ bằng một cú phóng lao: chi tiết cho thấy tài nghệ của nhân vật. Cụm độc thoại nội tâm này cũng cho thấy tâm trạng không hề vui mừng mà tiếp tục lo lắng của ông lão về những bất trắc có thểsẽ xảy đến. Đây là một con người khiêm tốn, biết tự lượng sức mình, biết lò xa — những phẩm chất quan trọng làm nên chiến thắng. Đặc biệt, trong lần độc thoại nội tâm lần thứ 18, ông lão nói: “Con cá là vận maycủa ta”, câu nói nhằm khẳng định những gìdân làng chài đánh giá lão trước đó (họ cho là ông lão hết thời vì xui quá) là không đúngÔng lão vẫn gặp vận may. Vận may đến khi ông lão kiên trì lao động qua tám mươi lăm lần ra khơi và kiên quyết theo đuổi con cá kiếm đến cùng.
Đoạn trích xuất hiện 18 lần “lão nói lớn” kể cả lần lão hứa. Lời nói lớn thuộc kiểu ngôn từ đối thoại. Tuy nhiên, trong tác phẩm Ông già và biển cả, đặc biệt là trong đoạn trích, lời nói thực chất là một dạng độc thoại nội tâm. Có thể coi như ông lão phân thân, tự nói với chính mình để tìm nguồn động viên, vượt qua thử thách.
Cả quyển Ông già và biển cả chỉ cóvài mẩu đối thoại hiếm hoi của ông lão với chú bé Ma-nô-lin. Trong đoạn cuối tác phẩm, khi ông tỉnh dậy, chú bé mang củi và cà phê tới. Những lời đối thoại giữa hai người liền xoay chung quanh chuyện đánh cá:
– Từ nay, hai bác cháu ta lại đi câu với nhau.
– Thôi cháu ạ. Bác rủi lắm. Bác chẳng bao giờ còn gặp vận may nữa đâu.
– Chán cóc căn may rủi gì cả. Bác: rủi nhưng sẽcó cháu may.
– … Từ nay, hai bác cháu ta Lại đi câu với nhau.
Ngôn ngữ đối thoại thật giản dị, thểhiện tính cách, tâm lí nhân vật, Ông già và chú bé rất hiểu ý nhau, dù cách biệt về tuổi tác. Cho nên họ không cần kể lể nỗi lòng mà chỉ nói đến những điều đã gắn bó họ với nhau: biển và cá. Tình cảm của họ thể hiện rõ qua nhu cầu truyền nghề và học nghề. Nếu phân tích, đoạn đối thoại trên nhắc đi nhắc lại một mối quan tâm (Từ nay, hai bác cháu ta lại đi câu với nhau) gợi lên hai nội dung. Một là tạo ra bước phát triển hành động nhân vật: chú bé Ma-nô-lin quyết theo ông lão đi biển, dù cha mẹ có cấm đoán. Hai là biểu hiện một ý tưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm: sự tiếp nối giữa hai thế hệ, sự bổ sung quá khứ bằng tương lai.
Cuối cùng, mạch ngầm văn bản gợi ra hai tầng ý nghĩa của đoạn trích có thểcảm nhận như sau:
Ởtầng nghĩa thứ nhất, đoạn trích miêu tả một cuộc săn bắt cá. Bởi vậy, nhân vật trung tâm, “người anh hùng” của cuộc đấu này, trước hết phải là ông lão ngư phú lành nghề, đơn độc mà dũng cảm, mưu trí thực hiện bằng được ước mơ bắt được con cá lớn của đời mình. Hành trình ấy đã tới đoạn cuối. Bởi vậy sự cảm nhận của ông lão về đối thủ của mình mãnh liệt, tập trung hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, hình ảnh người săn đuổi chỉ có thể đẹp đẽ, cao cả, nếu đối thủ — đích tới của họ— ở một tầm cao khó vươn tới. Chính ở đây, sự cảm nhận của ông lão về “đối thủ” hoàn toàn không nhuốm màu sắc hằn thù mà ngược lại: có thể nói đó là một sự cảm kích, chiêm ngưỡng – thậm chí đôi khi có pha lẫn tiếc nuối vì hành động của mình. Đó cũng là nét làm nên vẻ đẹp cao thượng của ông lão. Đó là một trạng thái tâm lí đầy mâu thuẫn, phức tạp, song cũng rất thực, cho thấy ở đoạn trích ngắn ngủi này, Hê-minh-uê cũng đãviết nên “một áng văn xuôi giản dị và trung thực về con người”.
Sự miêu tả nhưvậy về cảm nhận (và cảm thông) của nhân vật chính với đối thủ của mình làm xuất hiện một lớp nghĩa thứ hai: con cá kiếm không chỉ là con mồi, lão Xan-ti-a-gô không chỉ làlão ngư phủ, đoạn văn không chỉ miêu tả một hành trình săn bắt cá. Vẻ đẹp kiêu hùng của con cá – đặc biệt khi nó chưa bị săn bắt – có thể là biểu tượng của ước mơ. Cũng như khi nó đã bị săn bắt là gợi lên một ý nghĩa khác: ước mơ đãtrở thành hiện thực và tất nhiên nó khổng còn giống như trước nữa. Có như vậy, người ta mới luôn theo đuổi những ước mơ mới…
Tóm lại, qua hình ảnh “tầng băng trôi” mà Hê-minh-uê đã hình tượng hóa phương pháp nghệ thuật của mình, nhà văn đã miêu tả gián tiếp, miêu tả ngầm nhiều chi tiết về nhân vật, ngôn ngữ, hành vi, tâm trạng, ngôn ngữ độc thoại… phần chìm của “tảng băng trôi”. Nhìn chung, Ông già và biển cả xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, song phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng. Đó là biểu hiện của nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra: nguyên lí “tảng băng trôi”.
Leave a Reply