1) Số đỏ là “cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” là nhận định của
a. Nguyễn Tuân.
b. Hoài Thanh.
c. Vũ Ngọc Phan.
d. Nguyễn Khải.
2) Số đỏ là tác phẩm thuộc khuynh hướng văn học 1931 – 1940
a. Cách mạng.
b. Lãng mạn.
c. Hiện thực.
3) Gạch chéo ô sai
Người ta gọi Số đỏ là tác phẩm
a. Hiện thực.
b. Hiện thực trào phúng.
c. Tiểu thuyết hoạt kê.
d. Truyện ngắn hài hước.
4) Nhân vật chính trong số đỏ là
a. Xuân Tóc Đỏ.
b. Cụ cố Hồng.
c. Bà Phó Đoan.
5) Xuân Tóc Đỏ có số đỏ vì
a. Mái tóc của nó qua bao nhiêu dãi dầu nắng gió bụi đời mà bị đỏ.
b. Ông thầy bói đã khẳng định như vậy.
c. Do xã hội chó đểu đảo lộn mọi giá trị như vậy.
6) Gạch chéo ô sai
Số đỏ là:
a. Rừng cười nhiệt đới rất giòn giã, sảng khoái có tác dụng thư dãn sự căng thẳng cho độc giả.
b. Tiếng cười chua cay vỗ vào mặt xã hội thượng lưu, lố lăng đồi bại đương thời.
c. Tiểu thuyết thể hiện trình độ trào phúng bậc thầy, có sức phê phán mãnh liệt hiện thực xã hội đương thời.
7) Vũ Trọng Phụng: năm sinh, năm mất
a. 1913 – 1939
b. 1914 – 1938
c. 1912 – 1939
8) Vũ Trọng Phụng
a. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
b. Sinh ra Mĩ Hào, Hưng Yên, lớn lên và mất tại Hà Nội.
9) Vũ Trọng Phụng có tác phẩm đăng báo
a. Từ 1930.
b. Từ 1932.
10) Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
a. Nhiều thể loại nhưng nổi tiếng là kịch và tiểu thuyết.
b. Nổi tiếng là phóng sự và tiểu thuyết.
11) Gạch chéo ô sai
Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
a. Cạm bẫy người.
b. Thiếu quê hương.
c. Giông tố.
d. Vỡ đê.
12) Số đỏ đăng báo
a. 1934
b. 1936
c. 1938
13) Thế giới nhân vật của Số đỏ là đám đông
a. Dường như bằng một số trang ít ỏi nhưng Vũ Trọng Phụng có khả năng đưa lên sân khấu cuộc đòi cả một xã hội có lối sống hư hỏng, phi nhân bản và chà đạp lên dạo đức truyền thống.
b. Vì là số đông nên nhân vật Số đỏ mờ nhạt, thiếu ấn tượng, không có các chi tiết điển hình.
c. Bên cạnh những nhân vật được họ Vũ đưa ra đế chửi thẳng vào mặt xã hội chó đểu như Xuân Tóc Đỏ, Văn Minh, ông Phán mọc sừng… có một số nhân vật tích cực như bà Phó Đoan – người đã cứu Xuân khỏi ngồi tù vì lỡ dại, là Typn một nhà thiết kế thời trang thổi luồng gió mói cho phái đẹp. Đây là người đã cách tân và tạo cho chiếc áo dài Việt Nam trở nên truyền thống.
14) Gạch chéo ô sai
Xuân Tóc Đỏ là:
a. Tên ma cà bông hư hỏng, hắn bị thế giới thượng lưu sử dụng như một con rối.
b. Con rối có ý thức về sự tha hóa, hắn nhanh chóng khôn ranh quay trở lại giật dây các ông chủ, bà chủ của mình và thành danh với rất nhiều vai trò. Từ đây hắn tiến thân vào xã hội thượng lưu: Đầy ứ tiền bạc và danh vọng.
c. Nhân vật thuộc giai cấp bần hàn đi lên. Anh ta có những mặt rất đáng trân trọng: luôn cho tiền những kẻ lang thang, tìm ông thầy bói ngày nào trả tiền hậu hĩnh.
15) Tình huống trào phúng chủ yếu:
a. Lo làm đám cưới trong lúc cả nhà đang có tang.
b. Tang gia đáng lẽ gieo nỗi buồn thương và nước mắt cho mọi thành viên gia đình đằng này nó lại phân phát hạnh phúc vì ai cũng sắp được chia phần từ các chúc thư để lại của người chết.
c. Chàng rể Phán mọc sừng và kẻ sắp làm rể Xuân Tóc Đỏ là nguyên nhân trực tiếp giết chết cụ tể nhưng cả nội tộc gia đình này lại biết ơn, trả công cho hai kẻ ngoại tộc này.
16) Đám ma trở thành đám rước, ngày người chết ra đi trở thành ngày hội của người sống. Tình huống này
a. Gây cười.
b. Sau tiếng cười là nước mắt.
c. Khai thác tiếng cười ở đây, Vũ Trọng Phụng là nhà văn viết những trang văn đen từ một đầu óc đen đầy thù hận với xã hội. (Ý phê bình đương thời của Nhất Chi Mai).
17) Gạch chéo ô sai
Kết cấu của tác phẩm gồm nửa số trang dành cho việc lo nghĩ, bận rộn, bối rối của gia đình cụ cố Hồng trong việc lo đám cưới chạy tang cho đám ma. Điều này có ý nghĩa:
a. Cái lo buồn làm đám cưới, cái hạnh phúc là đám ma.
b. Tạo khuôn mặt và thái độ của kẻ đưa ma cho một đám ma thật sự.
c. Làm loăng chủ đề cửa chương truyện. Làm suy giảm, không tập trung về mâu thuẫn trào phúng.
18) Gạch chéo ô sai
Cái chết cụ tổ làm cho gia đình nhốn nháo. Cụ cố Hồng đếm đúng 1872 câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”, Văn Minh “vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu (…) đúng với cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”, cậu Tú Tân thì muốn “điên người lên”, cô Tuyết “trên mặt lại có vẻ buồn lãng mạn”…
a. Mọi người trong gia đình người chết có lí do chính đáng để ai cũng bối rối như là có tang gia.
b. Tất cả đều là biểu hiện của sự giả dối, đóng kịch. Thực chất bên trong là hạnh phúc nhưng cố gắng tạc ra cái bề ngoài buồn thương để đánh lừa mọi người.
c. Có cái buồn thật sự nhưng không phải đám ma.
19) Gạch chéo ô sai
Chi tiết “lợn quay đi lọng”
a. Không phải là nghi lễ của đám ma.
b. Lợn quay đã đóng vai bậc quyền quý, thánh thần.
c. Khiến cho đám ma rất to tát, rất trang trọng.
d. Ý nghĩa phê phán phủ nhận xã hội thượng lưu đương thời.
20) Gạch chéo ô sai.
Nghệ thuật trào phúng của chương XV được biểu hiện
a. Qua tên của chương truyện
b. Qua các nhân vật.
c. Qua các chi tiết. .
d. Qua giọng điệu trào phúng.
e. Qua hình ảnh Xuân Tóc Đỏ.
21) Cái chết của cha mình khiến cụ cố Hồng rất hạnh phúc. Bỗng nhiên, nhờ bố chết mà cụ có thể “nhắm nghiền mắt lại, mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: – Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”.
a. Đó là thứ hạnh phúc “giả cầy”, quái dị, bệnh hoạn của một kẻ bị bệnh tâm thần.
b. Cái lõi thực chất là sự ích kỉ: muốn chiếm đoạt quyền lực, muốn thay thế ông già mình phân phát quyền uy và của cải, bắt buộc mọi người phải đối xử kính trọng với mình.
22) Nhân vật Văn Minh là cháu đích tôn của người chết. Hắn có bộ mặt đăm đăm chiêu chiêu.
a. Hắn đang nghĩ tới việc tổ chức một đám ma to mà chưa biết nênlora sao.
b. Đang băn khoăn không biết nên xử lí thằng Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải. Xuân Tóc Đỏ có công lớn là tình cờ gây ra cái chết của ông già đáng chết và cái tội nhỏ là quyến rũ em gái mình.
c. Đang bối rối vì phải nhờ luật sự đến chứng kiến cái chết của ông nội và đưa cái chúc thư kia vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa.
d. Bực mình vì mẹ rầy la: “Mày làm con Tuyết hư hỏng, mày làm xấu mặt tao, bây giờ tao xui nhờ mày”.
23) Lí do nào sau đây khiến vợ chồng Văn Minh hạnh phúc trướccái chết của ông nội.
a. Được chia gia sản theo chúc thư. Được dịp “lăng xê mốt” trang phục đồ tang táo bạo.
b. Được tống cổ một cô em gái ra khỏi nhà.
c. Được ông bà già nhờ cậy, giao quyền cho quán xuyến những việc lớn (di chúc, đám cưới Tuyết…).
24) Tuyết là cháu gái của người quá cố. Cô vô cùng đau khổ “trên mặt lại hơi có vẻ mặt lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”.
a. Buồn vì cái chết của ông nội. Con gái dễ xúc động hơn anh trai mình là Văn Minh.
b. Hối hận vì sự sa đọa của cô gái tân thời.
c. Đang căm ghét thằng Xuân Tóc Đỏ. Vì nó mà mình mất thanh danh, vì nó mà có cái chết ông nội.
d. Mặc bộ y phục ngây thơ hớ hênh mà không ai dòm ngó, không ai khen.
e. Nhớ Xuân Tóc Đỏ.
25) Cậu út Tú Tân hạnh phúc
a. Bấy lâu bị cả nhà coi là đứa hư hỏng, vô tích sự giờ đây đã trở thành đạo diễn cho đám ma. Cậu và các bạn cậu trở thành những phóng viên nhiếp ảnh gây nên sự huyên náo nhộn nhịp cho đám rước.
b. Chờ đợi đến điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà chưa được dùng đến. Bây giờ là dịp để trổ tài. Cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh thi nhau như ở hội chợ. Hành động này khiến người chết cũng thỏa nguyện “mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”.
c. Lấy uy tín với hàng phố và mấy cô bồ của mình.
26) Gạch chéo ô sai
Phần đầu chương truyện xuất hiện hạnh phúc của Phán mọc sừng.
Ông được “cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng (…) sẽ chia cho vài nghìn đồng”. Cuối chương truyện là hạnh phúc của Xuân Tóc Đỏ. Hắn xuất hiện với 6 xe tang, 12 lọng, 5 lá cờ đen và 2 vòng hoa đồ sộ khiến cho gia đình người có tang rất sung sướng, tỏ ý cám ơn. Một ông rể thật và một ngài rể tương lai.
Kết cấu này cho thấy:
a. Những kẻ ngoại tộc là linh hồn cho một đám ma hạnh phúc.
b. Hai kẻ đáng tội thành hai kẻ có công. Chúng sẽ chi phối và làm băng hoại gia đình vốn đã đại bất hiếu.
c. Hai nhân vật này là thứ yếu, là vòng ngoài của đám ma.
d. Kẻ có công dù là ngoại tộc cũng sẽ được đền ơn xứng đáng. Quan hệ ở đây là tiền chứ không phải nội tộc hay ngoại tộc.
27) Gạch chéo ô sai.
Hạnh phúc của Phán mọc sừng
a. Được một khoản tiền lớn.
b. Có ngay tiền để trả nợ cho Xuân Tóc Đỏ. Sẽ tham gia vào đám ma to tát để cho mọi người trong nhà và xã hội Hà Thành thấy vai trò của mình.
c. Nghĩ tới việc thắt chặt quan hệ trong làm ăn với Xuân Tóc Đỏ.
d. Tự hào với cáiđiều mà trước đó y coi như sự sỉ nhục. Người chồng bị cắm sừng.
28) Gạch chéo ô sai.
Phán mọc sừng tự hào với sừng bị vợ cắm:
a. Vì thấy quyền lợi bất ngờ mà nó mang tới vài ngàn đồng.
b. Có tiền hắn sẽ trả thù vợ bằng việc lăng nhăng với những người phụ nữ khác.
c. Hắn thay đổi được tư duy mặc cảm. Thấy giá trị của mình nhờ những gì mà chính mình trước đây phủ nhận mình. Tiền đã làm lộn ngược những giá trị đạo đức của con người.
29) Xuân Tóc Đỏ là kẻ đã gây ra cái chết cho cụ tổ bởi theo một thói quen bản năng. Khi nhìn Phán mọc sừng, y đã nhớ đến sự nhờ cậy của Phán và tố cáo ông ta là người chồng bị cắm sừng. Cái chết cụ tổ khiến hắn sự hãi trốn mất. Nhưng phát hiện ra gia đình này rất mừng vì cái chết, hắn lợi dụng ngay để quảng cáo mình và trở thành người nhà cụ cố Hồng…
a. Xuân Tóc Đỏ là người hạnh phúc nhất của đám ma.
b. Xuân Tóc Đỏ tham gia đám ma là để dò xem thái độ của mọi người ra sao.
c. Xuân Tóc Đỏ muốn gặp nhân tình và đến để đòi nợ Phán mọc sừng.
d. Hắn bị sư cụ Tăng Phú lợi dụng để khuếch trương uy tín cho báo Gõ Mõ.
30) Gạch chéo ô sai
Những người bạn thân của cụ cố Hồng đến đám ma ngực đầy những huân chương của Pháp, Lào, Xiêm La với đầy đủ mọi thứ râu ria: dài và ngắn, đen hoặc hung, lún phún hay rầm rậm, loăn xoăn. Họ hạnh phúc:
a. Được khoe khoang với mọi người địa vị, cống hiến cho xã hội và sự khả kính của mình.
b. Biểu hiện sự ganh ghét với nhau theo kiểu “con gà ganh nhau giọng gáy”.
c. Biểu thị sự giả dối, bịp bợm và lố bịch của những kẻ trọc phú ngu xuẩn.
d. Được lòng người đẹp là cô Tuyết – con bạn mình.
31) Khi nghe tiếng kèn xuân nữ – ban nhạc cử hành của đám ma. Các bạn cụ cố Hồng rất cảm động.
a. Nghĩ tới người chết và không khí đám ma.
b. Nhìn thấy sự hớ hênh của Tuyết.
c. Do A và B.
32) Hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma, sung sướng cực điểm, đã trông nom hết lòng vì.
a. Đang tìm người và tìm việc để phạt mà không có. Tình trạng thất nghiệp dài hạn bỗng dưng có việc làm.
b. Đây là sở trường rất hợp với cảnh sát trật tự.
c. Chứng tỏ quyền uy với mọi người và có dịp làm quen với những tai to mặt lớn.
d. Được phục vụ gia đình có vai vế to trong xã hội.
33) Đây là những lời thì thào của những người đưa đám ma.
– Hai vợ chồng rồi – còn xuân chán!
a. Vợ Văn Minh.
b. Vợ Typn.
c. Cô Tuyết.
d. Bà Phó Đoan.
34) Lời thì thào của người đưa đám:
– Vợ béo thế, chồng gầy thế thì mọc sừng mất.
Họ là ai?
a. Vợ chồng Văn Minh.
b. Vợ chồng Typn.
c. Vợ chồng nhà chính trị Giôdep Thiết.
d. Vợ chồng Phán mọc sừng.
35) Nhà sư Tăng Phú (Tăng giàu có) rất hạnh phúc vì “sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe”.
a. Để cho mọi người biết rằng mình là chủ nhiệm tờ báo Gõ Mõ.
b. Để mọi người thấy mình là nhà tu nhưng không phải nghèo hèn và ép xác.
c. Để mọi người biết mình đã đánh đổ Hội Phật giáo.
36) Đám giai thanh gái lịch Hà Thành hạnh phúc vì chim được nhau: cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
a. Trong thời gian diễn ra một dám ma họ đã hoàn thành một cuộc tình. Chuyện yêu thương tiến hành trong đám ma nghe ra thật nhẫn tâm và bèo bọt, thấp quá.
b. Trong đám ma, người ta đã giở đủ trò đú đớn và giả dối. Đám ma hạnh phúc của lũ người dâm đãng.
c. Người ta di đám để cầu may chuyện, trăm năm.
37) Gạch chéo ô sai
“Đám cứ đi…”là một câu văn thả lửng, lại là một đoạn văn cho ta thấy:
a. Rất nhiều tình tiết mói xuất hiện.
b. Đám ma như đám rước, nó dềnh dàng qua nhiều phố phường, nó rồng rắn như bất tận mỗi lúc một vui hơn.
c. Đám ma như bản vũ kịch nhiều tiết tấu, giai điệu.
38) Chi tiết trào phúng độc đáo nhất là lúc hạ huyệt. Cậu Tú Tân bắt bẻ, đạo diễn cho mọi người phải chống gậy, gục đầu, lau nước mắt… đế cậu và bạn hữu “rầm rộ nhảy đến những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau”. Hai tiếng rầm rộ.
a. Biểu hiện sự náo nhiệt tới phút cuối cùng của đám ma.
b. Biểu hiện sự nhẫn tâm và ác độc của lũ người đưa ma.
c. Biểu hiện số đông người tranh nhau chụp ảnh để được tiền thưởng.
39) Gạch chéo ô sai
Chi tiết “ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi”. Tiếng khóc của ông dễ gây cười vì vần “ứt”: “Hứt! Hứt!…” Thế mà trong cái giây phút “Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách tay ra thì chợt ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”.
a. Đó là biểu hiện cao nhất cho sự ghẻ lạnh của tình người. Bên miệng huyệt người ta thanh toán tiền nong cho một vụ giết người.
b. Đó là chi tiết quái đản gây tiếng cười hả hê thoải mái.
c. Sự gặp nhau giữa hai chàng rể ở cái giây phút nghiêm trang nhất hóa ra kệch cỡm nhất chứng tỏ gia đình người chết rất thờ ơ với cái chết.
40) So với “Đám tang lão Gôriô” của Banzắc (Sgk 11 tập 2) thì
a. “Hạnh phúc của một tang gia” phê phán xã hội bằng nghệ thuật trào phúng.
b. Phê phán phủ định quyết liệt hơn, gay gắt hơn: bằng cách phủ định tất cả các nhân vật thay vì còn để lại một chàng thanh niên Raxtinhăc đa cảm.
c. Sự cạn tàu ráo máng trong tình nghĩa với người chết biểu hiện ở sự xuất hiện những nhân vật bất hiếu, vô đạo đức. Trong Banzắc, không cho xuất hiện hai cô con gái nên ý nghĩa phê phán đạo đức của nhà văn Pháp này nhẹ hơn.
ĐÁP ÁN
1.d 2.c 3.d . 4.a 5.c 6.a 7.c 8.a 9.a
l0.b 11.b 12.b 13.a 14.c 15.b 16.b 17.c 18.b
19.c 20.e 21.b 22.b 23.a 24.e 25.b 26.c 27.b
28.b 29.a 30.d 31.b 32.a 33.d 34.d 35.c 36.a
37.c 38.b 39.b 40.a
Leave a Reply