1) Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh dược sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây:
a. Ở trong một nhà lao.
b. Trên đường chuyển lao.
c. Khi đã ra khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch.
2) Ở bài “Chiều tối” tác giả đã dùng hình ảnh nào của ngoại cảnh để nói thời gian chiều tối:
a. Chim bay về rừng.
b. Chòm mây cô đơn bay chầm chậm.
c. Màu hồng của lò than.
d. Cả ba hình ảnh trên.
e. Hình ảnh a, c.
3) Hình ảnh “mây” trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh hiểu một cách chính xác nhất so với nguyên bản là:
a. Chòm mây trôi…
b. Chòm mây trôi chầm chậm…
c. Chòm mây lẻ loi, đơn độc trôi chầm chậm…
4) Hình ảnh “chim”, “mây” trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có giá trị:
a. Tả cảnh chiều tối.
b. Gửi gắm tâm trạng cải nhân vật trữ tình.
c Vừa tả cảnh vừa gửi gắm tâm trạng.
5) Hoạt động nào sau đây trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có tác dụng làm cho cảnh từ tĩnh chuyển sang động.
a. Chim bay.
b. Mây trôi.
c. Thiếu nữ xay ngô.
d. Tất cả các hoạt động trên.
6) Cuối bài thơ “Chiều tối” chỉ có một chữ cũng đủ làm cho bài thơ sáng lên, ấm lên, đó là:
a. Hỏa (lửa).
b. Nguyệt (trăng).
c. Hồng (màu đỏ)
7) Màu sắc cổ điển của bài “Chiều tối” được thể hiện ở điểm nào sau đây:
a. Thể thơ tứ tuyệt.
b. Thi liệu cổ (tả cảnh chiều tối thường có hình ảnh chim bay về rừng).
c. Bút pháp miêu tả: Lấy động nói tĩnh; tả cảnh ngụ tình.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm a, b.
8) Nét đẹp nào ở Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật nhất trong bài “Chiều tối”.
a. Tinh thần kiên cường bất khuất.
b. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của con người.
c. Phong thái ung dung.
d. Cười cợt với gian khổ.
Leave a Reply