1) Giải thích nào sau đây là chính xác về các tên gọi Nguyễn Trung Thành, Nguyên Ngọc:
a. Đó là tên của hai nhà văn.
b. Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc.
c. Nguyên Ngọc là bút danh của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
d. Đó là hai bút danh của nhà văn Nguyễn Văn Báu.
2) Ngày tháng năm sinh của Nguyễn Trung Thành là:
a. 5-9-1930
b. 9-5-1930
c. 5-9-1932
d. 9-5-1932
3) Quê hương của nhà văn Nguyễn Trung Thành ở:
a. Bình Định.
b. Qui Nhơn.
c. Quảng Nam.
d. Tây Nguyên.
4) Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của Nguyễn Trung Thành.
a. Năm 1950 gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
b. Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.
c. Tốt nghiệp khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
d. Năm 1962 trở về Nam hoạt động ở khu V.
5) Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Trung Thành viết về con người và cuộc sống Tây Nguyên:
a. Đất nước đứng lên.
b. Rừng xà nu.
c. Mạch nước ngầm.
d. Cả ba tác phẩm.
e. Điểm a, b.
6) “Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ông là người gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, hiểu biết về cuộc sống và tinh thần quật cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên nên viết rất thành công về cuộc sống và con người nơi đây”. Ông là ai?
a. Tô Hoài.
b. Nguyễn Thi.
c. Nguyễn Trung Thành.
d. Anh Đức.
7) Truyện ngắn “Rừng xà nu” được sáng tác:
a. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
b. Năm 1955 khi đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam.
c. Năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam.
d. Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
8) Cốt truyện của “Rừng xà nu” kể về:
a. Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.
b. Cuộc đời của Tnú.
c. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.
d. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của dân làng Xôman đan cài vào nhau.
9) Giọng kể của “Rừng xà nu” là giọng của:
a. Tác giả (đứng ngoài câu chuyện).
b. Tác giả (nhập thân vào hồi tưởng của Tnú).
c. Cụ Mết.
d. Tất cả các giọng kể trên.
e. Điểm a, b.
10) Chủ đề tư tưởng của “Rừng xà nu” được biểu hiện tập trung ở khía cạnh nào sau đây:
a. Ca ngợi tinh thần bất khuất, sức sống bất diệt của người dân Tây Nguyên, của đất nước.
b. Khẳng định quy luật đấu tranh “kẻ thù cầm súng mình phải cầm giáo”.
c. Ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc Tây Nguyên.
d. Điểm a, b.
e. Điểm a, c.
11) Đoạn miêu tả rừng xà nu đầu và cuối tác phẩm “Rừng xà nu”:
1. Thể hiện nét nghệ thuật đặc sắc nào sau dây
a. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa.
b. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
c. Hình ảnh đậm tính sử thi hoành tráng.
d. Tất cả các đặc sắc trên.
e. Điểm a, b.
2. Hình ảnh rừng xà nu có ý nghĩa:
a. Cụ thể: đó là hình ảnh đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
b. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh.
c. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng.
12) Câu nói “Đảng còn thì núi nước này còn” là của:
a. Anh Quyết (người cán bộ).
b. Tnú.
c. Dít.
d. Cụ Mết.
13) Nổi bật lên trong tác phẩm “Rừng xà nu” là hình tượng nhân vật tập thể – người dân làng Xôman – Hình ảnh họ
a. Tiêu biểu cho các thế hệ nối tiếp nhau.
b. Là những con người có lòng căm thù và tinh thần đấu tranh cách mạng.
c. Những con người gắn bó, yêu mến cách mạng, người cán bộ cách mạng.
d. Tất cả các biểu hiện trên.
e. Điểm a, b.
14) Chi tiết nào sau đây được tác giả dùng để miêu tả ngoại hình cụ Mết:
a. Mắt sáng và xếch ngược.
b. Ngực căng như một cây xà nu lớn.
c. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông.
d. Cả ba chi tiết trên.
e. Điểm a, b.
15) Hình ảnh cụ Mết trong quan hệ với buôn làng là:
a. Người già nhất làng.
b. Được mọi người yêu thương.
c. Nhớ được nhiều chuyện của buôn làng.
d. Tượng trưng cho lịch sử, truyền thống, là linh hồn, chỗ dựa tinh thần của buôn làng.
16) Miêu tả hình dáng bên ngoài của Dít tác giả lặp lại nhiều lần hình ảnh đôi mắt thể hiện được tính cách và bản lĩnh của chị. Đó là đôi mắt:
a. Bình thản, trong suốt.
b. Nghiêm khắc.
c. Phảng phất nét u buồn.
d. Tất cả các biểu hiện trên.
e. Điểm a, b.
17) Nét nào sau đây nói lên số phận chịu nhiều đau thương, mất mát của Tnú:
a. Mồ côi.
b. Vợ con đều chết.
c. Nhiều vết thương trên thân thể.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm b, c.
18) Tnú đã hai lần bị bắt và bị tra tấn dã man, đó là khi:
a. Đi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong rừng.
b. Đi làm liên lạc.
c. Xông ra để che chở cho vợ con khi bị địch tra tấn.
d. Điểm a, c.
e. Điểm b, c.
19) Khi kể lại cuộc đời Tnú, chuyện Tnú không cứu được vợ con, cụ Mết nói: “Tnú không cứu được vợ con… Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tao thìlúc đó tao đứng sau gốc cây vả. Tao thấy chúng nỏ trói mày bằng dây rừng. Tao không nhảy ra cứu mày. Tao cũngchỉ có hai bàn tay không”. Câu nói của cụ Mết có ý nghĩa nào sau dây:
a. Kể lại sự việc đã qua cho Tnú và dân làng nghe.
b. Khắc sâu nỗi đau.
C. Nỗi ân hận vì không cứu được vợ con Tnú, Tnú.
d. Khắc sâu cho Tnú và mọi người nhận thức: Chỉ có hai bàn tay trắng thì không thắng được kẻ thù, không bảo vệ được những gì mình yêu thương.
20) Kẻ thù dốt mười dầu ngón tay Tnú trước mặt dân làng, mục đích chủ yếu của chúng là:
a. Làm cho Tnú tàn phế.
b. Lấy Tnú để uy hiếp khiến dân làng phải khiếp sợ kẻ thù.
c. Hủy diệt đôi bàn tay cầm vũ khí của Tnú và tiêu diệt ý định cầm giáo mác của dân làng.
21) Khi bị đốt mười đầu ngón tay bằng dầu xà nu, Tnú:
a. vẫn bình thản.
b. Chỉ thấy căm thù chứ không thấy đau đớn.
c. Đau đớn, cháy cả gan ruột nhưng không kêu van.
d. Thấy cháy ở lồng ngực, cháy cả ruột và anh không chịu đựng nổi.
22) Chứng kiến cảnh Tnú bị tra tấn, dân làng Xôman:
a. Khiếp sợ.
b. Không còn ý định cầm giáo mác.
c. Nổi dậy cầm vũ khí giết hết kẻ thù.
23) Hình ảnh, chi tiết nào sau dây được dùng để miêu tả khung cảnh nổi dậy của dân làng Xôman:
a. Tiếng chân rầm rập, tiếng thét “giết, chém”.
b. Đống lửa xà nu giữa nhà vẫn đỏ, lửa cháy khắp rừng.
c. Tiếng chiêng nổi lên.
d. Tất cả các hình ảnh, chi tiết trên.
e. Điểm a, b.
24) Cảm hứng chủ yếu của “Rừng xà nu” là:
a. Lãng mạn.
b. Bi hùng.
c. Bi phẫn.
d. Sử thi.
25) Cảm hứng sử thi hoành tráng của “Rừng xà nu”được thể hiện ở:
a. Hình ảnh núi rừng với sức sống vô hạn, gợi sức sống của dân tộc.
b. Hình ảnh những con người kết tinh bản lĩnh kiên cường bất khuất của dân tộc.
c. Âm hưởng của lời văn, giọng kể.
d. Cả ba biểu hiện trên.
e. Điểm a, b.
ĐÁP ÁN
1.d 2. c 3. c 4. c
5- e 6.c 7. c 8. d
9- d 10. d 11. 1d, 2d 12. d
13- d 14. d 15. d 16. e
17. d 18. e 19. d 20. c
21. c 22. c 23. d 24. d 25 d
Leave a Reply