Kể về một chuyến về quê
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cả nhà em có dịp về quê.
2. Thắt nút
– Em hình dung quê hương là những người bà con thỉnh thoảng ghé thăm cho em nào nếp, nào lạc.
3. Phát triển
– Nhà em ở cách quê rất xa. Thoạt đầu cả nhà đi xe lửa sau một đêm ngủ trên tài thì đi xe lam, qua đò và cuối cùng đi bộ.
4. Mở nút
– Cuối cùng chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em cầm về.
5. Kết thúc.
– Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu.
Bài làm
Em quê ở nông thôn nhưng lại sinh ra và lớn lên ở thành phố. Mười mấy tuổi đầu mà chưa một lần về quê. Nhiều lần chúng em đòi về quê, bố mẹ em đều bảo chờ dịp, vì đường xa lắm. Rồi một ngày ờ quê làm giỗ tổ, thế là cả nhà em có dịp về quê.
Nói đến quê, lòng em rất háo hức. Người ta hát “Quê hương là chùm khế ngọt”, “Quê hương là con đò nhỏ”. Còn em, em hình dung quê hương là những người bà con thỉnh thoảng ghé them cho em nào nếp, nào lạc.
Nhà em ở cách quê rất xa. Thoạt đầu cả nhà đi xe lửa, sau một đêm ngủ trên tàu thì đi xe lam, qua đò và cuối cùng đi bộ. Mẹ em bảo, về nhà chú chỉ còn một cây số thôi đi bộ mà xem cho biết. Xung quanh làng đồng lúa trải ròng tít tắp. Nhìn về làng, rặng tre xanh um bao bọc tất cả. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm đang xả nước rào rào. Vượt qua cổng làng là những ngôi nhà ngói, có cổng và vườn bao bọc. Có những người quen đứng ở cổng cất tiếng chào bố mẹ em.
Quá giữa làng là đến nhà chú em. Bà con nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Chú thím hỏi bố mẹ em: “Cháu Lâm đã lớn bằng ngần này à? Cái Lan nữa, sắp thành cô gái rồi”. Bố em hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ em đem các thứ đã chuẩn bị đưa cho thím. Mẹ em cũng đem quà cho các em con chú thím. Lũ trẻ con hàng xóm cũng đến. Mẹ em đem kẹo phân phát cho chúng.
Sáng hôm sau, bố đưa chúng em đi thăm mộ các cụ, thắp hương, rồi về thăm nhà thờ họ. Chúng em ra xem sông, xem cây cổ thụ, trưa trở về thì cả họ đang cúng ở nhà thờ. Chúng em cũng vào lạy. Trưa hôm ấy, trong bữa cỗ đông đúc, mọi người nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Chiều hôm ấy, em và lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi như những người đã quen từ lâu.
Tối hôm ấy, chúng em ăn cơm và nhìn ngắm nhà chú em. Bố em bảo: “Đây là nhà ông cố để lại cho ông, ông để lại cho bố và chú. Bố con mình ra phố để lại cho chú”. Nhà tuy lợp ngói nhưng đã cũ, đồ đạc cũng cũ. Chỉ có cái tù ly và ti vi là mới bởi làng mới có điện và nhà chú cũng khá giả. Chú hỏi thăm em học tập thế nào, hẹn đem mấy em con chú ra thành phố chơi. Cuối cùng chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em cầm về. Mẹ em từ chối thế nào cũng không dược.
Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú thím cũng ra tiễn một đoạn xa, tận cổng làng.
Thế là em hiểu được làng quê. Đó là nơi mồ mả tổ tiến nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ. Đó còn là nơi những người cùng dòng máu dù xa xôi đều nhận ra nhau và có tinh thần với nhau. Em thích rặng tre râm mát, thích lũ trẻ con dễ gần, thích không khí vắng lặng. Em mong làng quê giàu có hơn, đời sống khấm khá hơn và cầu chúc đời sống gia đình chú em ngày càng thịnh vượng hơn nữa.
Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
Hướng dẫn lập dàn ý.
1. Mở đầu
– Lớp chúng em tổ chức đến thăm gia đình thương binh của chú Trí tại xóm nhỏ.
2. Thắt nút
– Lớp em đến thăm gia đình của chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người.
3. Phát triển
– Chiều hôm ấy chúng em tập hợp lại nhà Hương, lớp trưởng để cùng đến thăm nhà chú Trí.
4. Mở nút
– Chú cho biết chú đã bị thương nặng trong một đợt ném bom của máy bay B52 trên tuyến đường Trường Sơn.
5. Kết thúc
– Sự hi sinh của quân và dân ta thật to lớn biết bao!
Bài làm
Chiểu thứ năm tuần trước, lớp chúng em tổ chức đến thám gia đình thương binh của chú Trí tại xóm nhỏ. Cuộc viếng thăm này làm em nhớ mãi.
Được sự phân công của Ban Giám hiệu nhân dịp kỷ niệm chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30 – 4, lớp em đến thăm gia đình của chú Trí, một thương binh bị hỏng cá hai mắt, lại còn liệt nửa người.
Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương, lớp trưởng để cùng đến nhà chú Trí. Đây là một căn nhà lá nghèo nàn ở tận cùng xóm nhỏ. Ra đón chúng em là thím Trí, một người phụ nữ nhỏ nhắn, da sạm đen vì phải đi bán vé số nuôi gia đình. Bước vào nhà, chúng em được thím giới thiệu với chú Trí, một thương binh da tái xanh, đeo kính đen, đang ngồi trên xe lăn. Bạn Hương thay mặt lớp biếu cho gia đình chú một món quà mà lớp chúng em đã tự nguyện đóng góp với nhau trong suốt tháng qua. Món quà chỉ có đường, sữa, mì gói… nhưng chú thương binh rất cảm động.
Khi chúng em hỏi về cuộc chiến đấu ở chiến trường, chú không muốn nói nhiều. Chú cho biết chú đã bị thương nặng trong một đợt ném bom của máy bay B52 trên tuyến đường Trường Sơn. Khi chúng em tỏ ý biết ơn và thương cảm thì chu chỉ nói: “Nước có giặc thi mình phải đánh, chứ sao? Cá nhân mình không may thì cố chịu. Biết bao đồng đội còn hy sinh nơi chiến trường. Mong sao từ đây thanh bình”. Những ý nghĩ đó, chắc chú đã nghiền ngẫm hơn hai chục năm trời sổng trong bóng tối. Nó thể hiện một ý thức tự giác, một nghị lực, kiên cường của anh bộ đội cụ Hồ.
Từ biệt gia đình chú Trí ra về, chúng em cứ nghỉ đến sau chiến tranh, đất nước có biết bao nhiêu gia đình thương binh, liệt sĩ mà gia đình chú Trí chỉ là một trong số đó. Sự hi sinh của quân và dân ta thật to lớn biết bao! Cuộc viếng thăm của chúng em chỉ là một cử chỉ biết ơn rất nhỏ. Em nghĩ, mọi người trong đó có chúng em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để gốp phần xoa dịu những vết thương chiến tranh.
Kể chuyện về người bạn thời thiếu niên
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Em có người bạn học thời tiểu học. Bạn ấy tên Tân.
2. Thắt nút
– Tân nổi tiếng vì hay nghịch, cái gì người lớn bảo không nên làm thì cậu ta đều muốn làm thử.
3. Phát triển
– Chẳng hạn, Tân thích đêm giây loại đồ chơi. Nhìn ngọn lửa bùng to trong gió Tân reo vui thích chí.
4. Mở nút
– Bố mẹ và hàng xóm mắng cho Tân một trận nên thân.
5. Kết bài
– Từ đó, Tâm trầm tính hơn, biết vâng lời hơn, biết suy nghĩ hơn và trở thành người bạn thân của em.
Bài làm
Em có người bạn học thời tiểu học. Bạn ấy tên là
Tân, do người béo ục ịch nên các bạn trong lớp gọi đùa là Tân mập.
Tân nổi tiếng vì hay nghịch. Cái gì người lớn bảo không nên làm thì cậu ta đều muôn làm thử. Chẳng hạn, Tân thích đem giây loại đốt chơi. Nhìn ngọn lửa bùng to trong gió, Tân reo vui thích chí. Một lần, Tân tìm ở đâu rất nhiều giấy báo, vở cũ đem đốt ở ngoài sân. Bất ngờ gió thổi bay tờ báo đang cháy lên đông rơm trước nhà, gây một vụ cháy lớn. Mọi người kêu ỉên, nhiều người chạy đến dập tắt ỉửa. Lúc ấy, Tân hoảng sợ thật sự, mặt tối xanh, tái xám.
Bố mẹ và hàng xóm mắng cho Tân một trận nên thân.
Từ đó, Tân trầm tính hơn, biết vâng lời hơn, biết suy nghĩ hơn và trở thành một người bạn tốt của em.
Kỷ niệm ngày thơ ấu
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
Giới thiệu kỷ niệm thơ ấu.
2. Thân bài
– Mình làm lấy một ngọn đefb để chơi Trung thu.
3. Phát triển
– Tôi đi nhặt hạt bưởi khắp mọi nơi mội chổ, đem về bóc lần vỏ cứng đi, tách nhân làm đôi, dùng chiếc lạt xâu lại thành từng xâu, đem phơi khô.
4. Mở nút
– Đêm rằm tháng tám tôi nâng niu những xâu hạt bưởi rồi châm lên.
5. Kết bài
– Ánh sáng này chính do tự tay mình làm ra.
Bài làm
Năm nào cũng vậy, khi mùa thu bắt đầu bằng những làn gió heo may gai gai lạnh, tôi lại sửa soạn đón tết Trung thu bằng cách riêng của mình – cách của đứa con nhà nghèo.
Tự mình làm lấy một ngọn đèn để chơi Trung thu là điều rất thích. Cho nên năm nào tôi cũng cố gắng làm lấy cây đèn của mình.
Tôi đi nhặt hạt bưởi khắp mọi nơi mọi chỗ, đem về bóc lần vỏ cứng đi, tách nhân làm đôi, dùng chiếc lạt xâu lại thành từng xâu, đem phơi khô. Phải mất hàng tháng tôi mới làm được mười xâu như thế. Đó là ngọn đèn của tôi. Nó sẽ sáng lên trong đêm Trung thu, đem lại nguồn vui cho tôi bằng cái ánh sáng lập lòe của nó.
Đêm rằm tháng tám, tôi nâng niu những xâu hạt bưởi rồi châm lên, từng xâu một, ánh sáng tỏa ra, có làn khói thơm bốc lên. Đôi khi từ một chiếc hạt nào xoè ra một ngọn lửa mạnh, giống như khi đun bếp củi hoăc đun băng vỏ bưởi, vỏ cam tự nhiên có tia lửa phụt ra xanh rờn, kèm thao một âm thanh xì xì thật vui tai đó.
Ngọn đèn của tôi không sáng bằng những ngọn nến nhưng tôi vẫn thích. Bởi đó là công phu của tôi chắt chiu từ bao ngày. Và nhất là, cái ánh sáng nay chính do tự tay mình làm ra.
Ngày sinh nhật của em
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Hôm nay là sinh nhật em
2. Thắt nút
– Nhưng hôm nay, cái cảm giác háo hức ấy không có ở trong em, mà ngược lại, nó thấy buồn và ngại … bị bạn nào đó nhắt đến sinh nhật của mình.
3. Phát triển
– Mẹ em vừa xuất hiện sau một cơn bệnh nặng. Bao nhiêu tiền bạc trong gia đình đã dùng hết cho việc chữa trị của mẹ.
4. Mở nút
– em run rn mở hộp quả.
5. Kết bài
– Em cảm thấy đây là buổi sinh nhật cảm động và đang nhớ nhất từ trước đến nay.
Bài làm
Mọi năm vào ngày này tranh thủ những phút ra chơi, em lại háo hức đưa tận tay từng đứa bạn trong lớp một tấm thiếp mời sinh nhật nhỏ xinh, kèm theo một nụ cười thật tươi tán và lời nhắc “Bạn nhớ đến nhé!”. Với em, mỗi lần sinh nhật như vậy là một trong những ngày vui trong năm.
Nhưng hôm nay, cái cảm giác háo hức ấy không có ở trong em, mà ngược lại, em thấy buồn và ngại… khi bị bạn nào đó nhắc đến ngày sinh nhật cúa mình, bời vì tối nay em sẽ không có buổi tiệc mừng sinh nhật.
Mẹ em vừa xuất viện sau một cơn bệnh nặng. Bao nhiêu tiền bạc trong gia đình đã dùng hết cho việc chữa trị của mẹ …
Sau bữa cơm tối, khi bố mẹ và em đang ngồi nói chuyện thì có tiếng gọi ở ngoài cửa:
– Tâm ơi!
Em đứng dậy, ngập ngừng giây lát rồi đi ra mở cửa. Trước mặt em là lớp trưởng Hoa và các bạn trong lớp. Hoa chỉ vào hộp quà và nói:
– Đây là quà của lớp tặng Tâm!
Em run run mở hộp quà trong khi những ánh mắt lấp lánh niềm vui bí ẩn của bạn nè vẫn đổ dồn vào nó. Khi nắp hộp được mở ra, em ngẩn người trong niềm vui sướng bất ngờ: xếp đầy trong hộp là những gói bánh, kẹo, ô mai, một bộ quần áo và mấy quyển sánh.
Nước mắt em bỗng dâng lên đầy khóe mắt. Chưa bao giờ em thấy xúc động trước tình bạn đến thế. Em cảm thấy đây là buổi sinh nhật cảm động và đang nhớ nhất của mình từ trước đến nay.
Kề về một việc tốt mà em đã làm
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Mẹ em mua về cho ông nội cái tay nhựa
2. Thắt nút
– Nhưng một thời gian ngắn em thấy ông không dùng nó nữa.
3. Phát triển
.Trưa ông gọi em đến bảo:
– Cháu gãi lưng giùm ông nội nhé.
Em mãi chơi nên thoái thác:
– Nhưng ông có cái tay nhựa gãi lưng rồi mà.
4. Mở nút
Em ngầm nghĩ một lúc rồi vụt chạy khỏi tay mẹ và nói với ông:
– Ông ới! Ông ngồi đi, để cháu gãi cho ông.
5. Kết bài
Ông nội cười khà khà, gãi gãi tay lên tốc em.
Bài làm
Mẹ em mua về cho ông nội cái tay nhựa, cái tay đấm bằng nhựa để ông tự gãi lưng và đấm bóp. Mẹ nghĩ, người, già thường nhức mỏi và hay bị dị ứng thời tiết.
Ông thích lắm, nói:
– ừ, tiện thật!
Nhưng một thời gian ngắn sau, em thây ông không dùng nó nữa. Trưa, ông gọi em đến, bảo:
– Cháu gãi lưng giùm ông nội nhé!
Em mái chơi nên thoái thác:
– Nhưng ông có cái tay nhựa gãi lưng rồi!
Ông im lặng, buồn buồn.
Tôi, ông than mỏi, kêu em:
– Cháu đấm bóp giùm ông nội nhé!
– Nhưng ông có cái nắm đấm dạ rồi!
Ông buồn buồn, im lặng.
Hôm sau, mẹ đem cất cái tay nhựa và cái nắm đấm nhựa đi. Gọi em lại, mẹ bảo:
Mỗi trưa, con đến hỏi ông nội có muốn gãi lưng không, gãi lưng cho ông. Tối nhớ đâm bóp cho ông nghen! Em tròn mắt nhìn mẹ, em hỏi:
– Vậy cái tay nhựa và cái nắm đấm nhựa mẹ mua về cho ông để làm gì?
Mẹ ôm Tú vào lòng nói:
– Những thứ đồ nhựa đồ dạ ấy không có hơi người lạnh lẽo lắm!
Em ngẫm nghĩ một lúc rồi vụt chạy khỏi tay mọ vào với ông:
– Ông ơi! Ông ngứa đi, để cháu gãi cho ông. Ngứa râu trước ông nhé. Gãi râu thích hơn gãi lưng.
Ông nội cười khà khà, gãi gãi tay lên tóc em.
Kể về một kỷ niệm thời ấu thơ làm em nhớ mãi
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Hàng xóm thì chưa quen ai, tính em lại nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ.
2. Thắt nút
– Một hôm bố em đem về mấy tấm ván định đóng giá sách cho em nhưng thiếu cái cưa.
3. Phát triển
– Con sang nhà bác Liễu hàng xóm mình mượn cho bố cái cưa.
4. Mở nút
– Xong việc, em lại được bố giao nhiệm vụ đi trả cưa.
5. Kết thúc
– Nêu lần ấy bố không dắt tay em thì chắc em còn nhát lắm.
Bài làm
Hồi học tiểu học, nhà em mới dọn về làng Thanh Khê. Trong nhà còn thiếu nhiều thứ. Hàng xóm thì chưa quen ai. Tính em lại nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ.
Một hôm bố em đem về mấy tấm ván định đóng giá sách cho em nhưng nhà thiếu cái cưa. Bố biết nhà hàng xóm có cưa nên gọi em:
– Lâm ơi!
– Dạ.
– Con sang nhà bác Liễu hàng xóm mình mượn cho bố cái cưa.
– Vâng.
Tuy nói “vâng” nhưng em cứ chần chừ chưa muốn đi vì thấy ngại quá. Một lát, bố lại giục:
– Lâm ơi, mượn được cưa chưa?
– Dạ…
Em đến trước nhà bác Liễu nhưng khống dám gọi cửa. Em đứng một lát rồi về nóí với bố:
– Nhà bác ấy đí vắng hết rồi ạ!
Bố nghe nói lấy làm lạ:
– Sao lại đi vắng, bố vừa thấy bắc ấy đi ra đi vào hay là con chưa hỏi?
Thấy em lúng túng, Bố em bảo:
– Thôi, đi sang đây với bố,
Bố dắt tay em sang nhâ bác Liễu, hỏi mượn cái cưa. Bác Liễu vui vẻ hỏi thăm rổi lấy cưa cho mượn. Thì ra chẳng có gì khó khăn cả, chỉ tại em nhút nhát mà thôi
Xong việc, em lai được bố giao nhiệm vụ đi trả cưa. Từ đó em bớt dần tính nhút nhát. Em lại làm quen với các anh chị con bác Liễu nữa.
Một sự việc bình thường nhưng em thấy mình trưởng thành hơn, bạo dạn hơn. Nếu lần ấy bố không dắt tay em thì chắc em còn nhát lắm.
Kế về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đở bạn bè mà am biết.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Bạn Vân được bầu làm lớp trưởng.
2. Thắt nút
– Từ thuở cắp cặp đến giờ tao mới thấy là một. Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp, trông chả có dáng “cán bộ” tí nào …
3. Phát triển
– Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có lắm chuyện đáng nhớ.
4. Mở nút
– Lớp trưởng “tâm lý” quá! À mà lớp trưởng lấy ở đâu ra thế này?
5. Kết thúc
– Bây giờ có ai hỏi tôi về cô lớp trưởng, tôi sẽ tự hào …
Bài làm
Cái Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối tiết bọn tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi Lâm “voi” hét tướng lên:
– Ôi trời ơi là trời! Từ thuở cắp cặp đến giờ tao mới thấy là một. Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp, trông chả cổ dáng “cán bộ tí nào…
Quốc “lém” từ nãy vần ngồi ỉm bây giờ mới lên tiếng;
– Nói gì thì nói, lớp trưởng phải là người mồm mép, nhanh nhảu, chứ cái Vân cạy răng không nói dược nửa lời, có mà lãnh đạo toàn người… câm hết.
Riêng tôi, tôi cho rằng lớp trưởng trước hết phải học giỏi. Cái Vân đại khái học cũng chẳng hơn gì tôi, tôi chỉ phục nó cái tính chăm chỉ thôi…
Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có lắm chuyện đáng nhớ.
Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hơ hớt hả từ đâu chạy đến, miệng lắp bắp:
– Chết… chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật tớ… tớ lại ngủ quên mất.
Cả bọn đờ người ra lo lắng. Chả là lớp tôi vừa đăng ký thi đua xong. Nhưng vào đến lớp, chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Lớp sạch như y như lau, bàn ghế ngay ngắn, bảng lau đen nhánh rành rành một dòng chữ tròn trịa nắn nót “Thứ ba, 27 tháng 9 năm 1984”. Vân Đúng chữ Vân không sai! Cả lớp tôi không ai có kiểu chữ tròn đẹp như thế. Lâm trố mắt nhìn trân trân, còn Quốc lắc đầu nhìn tôi thở phào nhẹ nhõm…
Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Trời nắng gắt như thiêu như đốt. Đứa nào đứa ấy mồ hôi đẫm lưng, khát khô cổ họng. Bỗng Lâm kêu toáng lên:
– Kem! Kem! Chúng mày ơi!
Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hôi mồ kê nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mỗi người.
Quốc vừa ăn vừa tấm tắc khen:
– Lớp trưởng “tâm lý” quá! Á mà lớp trưởng lấy ở đâu ra thế này?
Tớ phải nói mãi, bà hàng kem mới cho mượn cả phích đấy. Còn tiền thì khỏi phải lo. Tiền chi đoàn làm lao động hè đấy…
Bây giờ có ai hỏi tôi về cô lớp trưởng, tôi tự hào mà nói: “Vâng, bạn Vân lớp trưởng lớp tôi dấy. Bạn ấy không những học chăm mà còn học giỏi nữa“.
Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Bạn Vân nhỏ ngưởí thật nhưng xốc vác ra trò, nhất lớp đấy“.
Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ cười hềnh hệch khoe ngay: “Cái Vân ấy à, củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, ai cũng phải phục”.
Kể vể một cô giáo mà em qúy mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở bài
– Em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
2. Thắt nút
– Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị.
3. Phát triển
– Em rối rít như chú chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô, ôm cô …
4. Mở nút
– Không, cô không hề giận em! Cô chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế.
5. Kết thúc
– Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng.
Bài làm
Nhà sách! Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu em. Em đang muốn tìm một nơi thoải mái để giết thời gian, tìm một không gian vui thú để tận hưởng những giây phút được nghỉ những tiết cuối. Đang mải xem sách thì một bống người va vào em làm rơi một vài quyển sách xuấng đất. Em và người ấy vội vã nhặt lên… và khi ngẩng lên thi em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
Cô bây giờ sao khác xưa nhiều quá! Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị. Đó là một điều cô luôn có và không bao giờ mất. Em rối rít như chứ chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hồi thăm sức khoẻ cô, ôm cô… Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa đã theo thời gian trôi đi những tưởng không bao giờ trở lại. Thế nhưng giờ đây khi gặp lại cô, lòng em lại bổn chồn, xao xuyến… Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về. Em hỏi cô biết bao nhiêu câu hỏi. Cô vui lắm, cô gặp lại đứa học trò quậy phá cô cả một năm học. Ánh mắt cô trìu mến và dịu dàng hơn bao giờ hết:
– Dạo này em học ra sao rồi?
Giọng cồ vần ấm áp như xưa. Giọng nói ấy gợi trong em biết bao nhiêu kỷ niệm… Nhớ năm xưa, cô luôn nhẹ nhàng khuyên bảo khi em sai sót, nghịch phá.
Em cười có vẻ mắc cỡ rồi trả lời cô:
– Em học cũng thế thôi cô ạ! Nhưng mà cũng có thể gọi là giỏi, thưa cô. Có bao giờ em phụ lòng cô về học tập đâu, phải không cô. Cô ơi, sao dạo này cô có vẻ yếu vậy cô. Cô cười nhẹ nhàng bảo:
– Sao em không hề thay đổi vậy. Em luôn hỏi cô những câu hỏi mà không học sinh nào hỏi…
– Cô ơi, sao cô cười mà không thật sự vui vậy cô? Cô đang giận em chuyện gì phải không cô?
Cô bảo:
– Em lại thế nữa rồi! Cô không sao cả, cô không bị gì hết, em đừng lo.
Em vừa nghe vừa chăm chú nhìn cô và khi em thấy một vết sẹo nhỏ nằm chếch ở mắt trái của cô thì dường như có một dòng kỷ niệm hiện lên trong lòng em. Em vén tóc cô và nhìn lại vết sẹo do chính em gây ra. Em hỏi cô:
– Cô ơi, cô có nhớ vết sẹo này không?
– Làm sao cô quên được, hở em?
Ngày ấy, cô có nhớ không? Đó là một buổi tối cô dạy cho những học sinh yếu ở lớp, một buổi tối đầy trăng sao. Cô có việc phải đi ra ngoài. Bọn em giả ma để hù nhau và còn dùng đá chọi nhau. Không ngờ vô tình em đã ném dá trúng vào đầu cô. Cô ôm đầu và ngã khụy xuống. Máu, máu tuôn ra thấm đầy tay cô và cô được đưa vào bệnh viện. Nhìn mọi người đưa cô đi mà lòng em như nặng ngàn cân. Nước mắt tuôn trào ra như suối. Em hối hận vô cùng. Cả một khoảng trời như sụp đổ trước mặt em. Em bỗng cảm thấy sợ sợ mất cô, sợ cô không dạy cho chúng em nữa. Cái sợ như ăn mòn cả tim gan em…
– Cô ơi… ngày đó cô… giận em lắm phải không cô?
Em hỏi cô một cách rụt rè vào đầy lo lắng nhưng cô lại trả lởi nhẹ nhàng và hiền từ:
Không, cô không hề giận em! Cố chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế. Những trò đùa của em lúc đó cũng hơi quá nhưng cô nghĩ em không hề có ác ý, phải không? Em luôn chọc cười lớp để giảm bớt cái không khí câng thẳng trong những giờ học mà. Có khi cô thầm nghi em nên là nam hơn là nữ…
Em cười bẽn lẽn và nghĩ sao cô lại luôn dịu dàng với em đến thế. Cô luôn như một người mẹ thứ hai của em luôn dạy dỗ và an ủi em khi khó khăn, thiếu thốn…
Trời đã về chiều. Em cùng cô ra khỏi nhà sách và chuẩn bị ra về. Phía chân trời xa, hoàng hôn đang ánh lên một màu vàng cam tuyệt đẹp. Ánh hoàng hôn như vui mừng hòa quyện với cô và em. Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng khi hồi tưởng lại cuộc gặp gữ hôm nay.
Kể về những thầy giáo mà em quý mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cuộc đời học trò của tôi có hai người thầy tôi yêu quý.
2. Thắt nút
– Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ.
3. Phát triển
– Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai.
4. Mở nút
– Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn bang giô, vừa đàn vừa dạy chúng tôi hát …
5. Kết thúc
– Nhưng bài hát thầy đã dạy cho chúng tôi … đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tôi tình yêu non nước.
Bài làm
Cuộc đời học trò cùa tôi có hai thầy tôi yêu quý.
Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ. Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai. Không hiểu thầy buồn cái nỗi gì mà đêm nào cùng gõ mõ tụng kinh. Cũng mang giày, nhưng mỗi lần vào lớp, chân thầy bước nhẹ nhàng, không một tiếng động.
Có những lời thầy dạy ngoài bài vở nhưng lại là những lời khai hóa cho sự hiểu biết của chúng tôi. Thầy nói:
Nước Pháp là mẫu quốc, nói vậy thôi, chớ họ có đẻ ra mình được đâu? Người cộng sản là người yêu nước chống lại Pháp để giành lại đất nước.
Thầy nói vậy rồi nhìn cả lớp với đôi mắt buồn rầu, không nói gì thêm và cũng không bao giờ nhắc lại.
Thế là từ đó tôi hiểu. Sự hiểu biết ban đầu như một hạt giống gieo xuống, nảy mầm, thành gốc, thành rể, sâu xa trong trí não. Tôi cảm ơn thầy biết bao.
Người thầy thứ hai là thầy giáo Ngọc. Hai thầy tánh nết trái hẳn nhau Thầy Ngọc chừng ba mươi tuổi, vừa cao lại vừa gầy, hai tay dài lõng thõng, đeo kính cận, lúc nào cũng vui nhộn. Chuyện gì thầy cũng cười được. Cái nụ cười của thầy rất lạ, khi thầy cười, mọi người đều muốn cười theo. Gặp mặt thầy, chưa cần thầy nói gì cũng đã thấy vui rồi. Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn băng-giô, thầy ngồi tréo chân lên bàn, vừa dàn vừa dạy chúng tôi hát…
Tiếng hát đồng ca trong trẻo của đám học trò cùng với tiếng đàn băng-giô của thầy đã khuấy động phần nào không khí trầm lặng cửa cái thị trấn hẻo lánh này. Và những bài hát mà thầy đã dạy cho chúng tôi như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Xếp bứt nghiên, Kinh cầu nguyện,… đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tội tình non nước.
Kể chuyện về người thân: thầy giáo cũ của cha tôi.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Ta đã xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh”.
2. Thắt nút
– Cha tôi nói tiếp: Erinco ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
3. Phát triển
– chúng tôi mon theo một con đường gồ ghề, hai bên giậu hoa đang nở, để đến nhà thầy.
4. Mở nút
– Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ tật là quý hóa.
5. Kết thúc.
– Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân.
Bài làm
Hôm kia, cơm trưa xong, cha tôi đang xem nhật báo bỗng kêu lên một tiếng ngạc nhiên rồi bảo chúng tôi:
– Ta cứ tường cụ mất hơn 20 năm nay rồi. Cụ Crôxetti là thầy giáo khai tâm cho ta ngày xưa hiện còn sống và đúng 80 tuổi. Ta vừa xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh” vì cụ đã tận tâm với chức vụ trên 60 năm…
Cha tôi nói tiếp:
– Enrico ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
Cha tồi kể ỉạỉ rằng:
– Ngoài cha ta thì thầy giáo Crôxetti là người yêu ta hơn hết và đã làm ơn cho ta nhiều nhất. Ta không bao giờ quên được những lời thầy khuyên và cả đến những câu thầy quở, mặc dầu những câu â’y có khi làm cho ta trở về phải phát khóc….
Chúng tôi theo một con đường gồ ghề, hai bén giậu hoa dương nở, để đến nhà thầy..
Thinh lình, cha tôi đứng dừng lại nói:
– Kia rồi! Đích thầy rồi! May quá!
Quả nhiên ở dằng xa, một cụ già lưng còng, râu bạc, đầu đội mũ nỉ, tay chống gậy trúc, đang thủng thỉnh đi vé phỉa chứng tôi. Khi chúng tôi đến gần thầy thì dứng dừng lại. Thầy cũng không bước nữa và ngẩng nhìn cha tôi. Cha tôi cất mũ hỏi:
– Xin cụ tha lỗi, cố phầỉ cụ là thầy giáo Crôxetti không?
Cụ già đáp:
– Sao ông lại biết tôi? Vâng, chính tôi là Crộxetti. Cha tôi cầm tay thầy và nói:
– Vậy xin thầy cho phép học trò cũ bắt tay thầy. Con ở Torino về thăm thầy.
Thầy nghĩ một lúc như để lục lại những ký ức năm xưa, xong thầy lại nói:
– Ngày xưa, ông là một cậu bé lanh lợi!… Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ thực là quý hóa! Mấy năm trước cũng có nhiều học trò cũ đến thăm tôi, kẻ là thầy dòng, người làm đại tá và nhiều người nữa đều có địa vị khá cả… Ông Anbertô ơi! Từ ngày tôi đi dạy đến giờ, kể biết bao nhiêu học trò! Nhắm mắt lại, tôi nhìn thấy một đám đầu xanh của trăm nghìn đứa trẻ, lớp nọ kế tiếp lớp kia. Trong số ấy, biết đâu lại không có kẻ thành ra người thiên cổ rồi! Tôi nhớ dai nhất là những học trò tốt nhất và những học trò xấu nhất, những người đã làm cho tôi vui lòng và những người đã làm cho tôi buồn bực. Nhưng tôi bây giờ cũng như người đã sang bên kia thế giới rồi, tôi yêu tất cả, ai cũng như ai…
Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân. Cha tôi lại khoác tay thầy, còn tôi thì vác gậy cho thầy. Những khách qua đường đều đứng lại trông vì ở đây ai cũng biết thầy và kính thầy như một người cha…
Kể cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: “Bàn tay cô giáo”).
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ điều các em thích nhất.
2. Thắt nút
– Cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh vẽ một bàn tay
3. Phát triển
– Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuối bởi hình ảnh đầy biểu tượng này.
4. Mở nút
– Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gở – lớt
5. Kết thúc
– Cô chợt hiểu ra bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Bài làm
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì các em thích nhất trong đời.
Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc – gờ – lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-ỉớt cười ngưựng nghịu: “Thưa cô, đó ỉà bàn tay của cô ạ!.
Cô giáo ngẫn người. Cồ nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gờ – lớt bước ra sân, bới em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo.
Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự vổi các em khác nhưng hóa ra đối với Đắc – gờ – lớt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: bài văn về cô giáo).
Hướng dẫn làm bài
1. Mở đầu
– Bài văn tả người hôm nay thật khó.
2. Thắt nút
– Tôi quay sang bạn Thủy – cô bé giỏi văn nhất lớp. Thúy viết những dòng đẹp về cô giáo.
3. Phát triển
– Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc biệt; dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng …
4. Mở nút
– Bài được điểm chín là của bạn Chi, Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và dũng cảm.
5. Kết thúc
– Tôi lặng người đi vì xúc động.
Bài làm
Bài văn tả người hôm nay thật khó. Cò chép đế lên bắng xong được mười phút rồi mà tôi vẫn không sao viết nẩí một chơ nào. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Cả lớp của tôi đang cắm cúi làm bài, chỉ mình tôi còn loay hoay.
Tôi quay sang bên Thủy – cô bé giói văn nhất lớp. Thủy viểt những dồng thật đẹp về cô giáo: “Cô giáo của con cổ mái tóc đen dài ống ả, khuôn mặt trái xoan tươi tắn, nước da trắng hồng…” Tôi thầm nhủ: “Đâu phải thế. Tôi nhìn cô. Trước mặt tôi là cô Nguyệt – cô gíao chủ nhiệm lớp tôi từ khi chúng tôi mới vào trường cho đến giờ. Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc bíệt; tóc dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng… Thấy tôi nhìn cô trân trân như người mất hồn, cô nhẹ nhàng đến bên:
– Sao con không làm bài hả Chi?
Tôi giật mình bắt đầu viết những chữ đầu tiên…
Trên đường về, Thủy hỏi tôi tả cô giáo như thế nào! Tôi tả lại hình ánh cô Nguyệt như tôi đã trông thấy.
Thủy tròn xoe mắt:
– Mày khồng sợ cô ghét à?
Nghe Thủy nói, tôi thoáng hoang mang:
Chờ đợi mãi tiết trả bài cũng đã đến, cả lớp hồi hộp. Cô cầm tập bài trên tay, lật đi lật lại.
– Các con thử đoán xem bạn nào được điểm cao nhất lớp nào?
Cả láp dồng thanh:
– Bạn Thủy phải không ạ?
Cô không trả lời chúng tôi mà rút ra một tờ giấy ở cuối tập bài kiểm tra.
Cô nhẹ nhàng mở ra và đọc:
“Gửi em thân yêu!
Từ ngày xa quê không phút nào anh không nhớ đến em, nhớ các con, nhớ xóm làng. Anh nhớ màu tóc em hoe vàng. Nhớ làn da sạm đi vì nắng. Nhớ…”
Có tiếng cười rúc rích.
Cô nghiêm mặt:
– Các con có nhận ra người được nhắc đến ở đây là ai không?
– Thưa cô, cô ạ! Nhưng mà… buồn cười thế nào ấy. – Kiên kều nhanh nhảu đáp.
Cô dịu giọng xuống:
– Cô rất trân trọng tình cảm của các con dành cho cô. Các con tả cô tóc đen, da trắng chứng tỏ các con rất yêu quý cô. Chính vì vậy, mặc dù cô biết cũng những câu văn ấy, các con đã viết trong bài văn tả mẹ tuần trước, cô vẫn cho các con điểm trung bình trở lên.
Đâu đấy có tiếng vỗ tay. Cô tiếp về phía tôi:
– Bài được điểm chín là của bạn Chi. Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và sự dũng cảm. Chi đã dám viết sự thật về cô.
Tôi đưa tay đón lấy bài viết của mình mà tim đập rộn ràng. Lần đầu tiên tôi được điểm văn cao như thế. Trong giây phút ấy, tôi chợt nhận ra tay cô cũng đang run lên khi vuốt lại các mép của tờ giấy duy nhất còn lại. Cô bảo đó là bức thư cuối cùng chú gửi cho cô. Mấy chục năm trời rồi mà cô vẫn luôn giữ nó bên mình.
Tôi lặng người đi vì xúc động. Bài viết trên tay tôi rơi xuống lúc nào không biết.
Kề về thầy giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập …)
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em
2. Thắt nút
– Khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài.
3. Phát triển
– Giỏi văn nhấ là Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng.
4. Mở nút
– Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội.
5. Kết thúc
– Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng.
Bài làm
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là “Hãy kế lại một kỷ niệm sâu sắc của em”, thầy đã nói rằng có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu…
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để có nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa…”. Nhưng rồi Cường cũng nhận đươc bài của mình. Vậy thì của ai? Hay?
Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm hay là của ai? Trời, môn Văn…
Chúng tôi nhìn theo tay của lóp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía dũng, tác giả bài văn trên tay thầy …
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cùng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại câp kinh trên sống mũi. cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầv xúc dông. Giọng thay trầm trầm:
“Ký niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tôt đẹp hơn. Cho em ra phố”, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê hay viết đơn từ là em viết…”
Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
– Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Con iu thươn của ba. Chiều hôm qua ba kêu người bán heo đễ có tiền gửi cho con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhíu lấm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Lá thư vỏn vẻn 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
Kể về thấy giáo của em (người quan tâm, lo lắng về động viên em học tập).
Hướng dẫn lập dàn ý.
1. Mở đầu
– Em có một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh.
2. Thắt nút
– Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học.
3. Phát triển
– Một lần, lớp em được đi cắm trại ở một vườn cây ven sông.
4. Mở nút
– Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em.
5. Kết thúc.
– Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Bài làm
Em cố một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi học lớp 5. Em không, bao giờ quên kỷ niệm ấy. Một kỷ niệm luôn nhắc em về tình nghĩa thầy trò, về những tình cảm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học, giấu dép các bạn, thậm chí đánh nhau… Vì những chuyện ấy mà thầy Thanh, thầy chủ nhiệm lớp luôn nhắc nhở, phê bình và mời cá bố mẹ em… Em cảm thấy như thầy có thành kiến vứi em, khiến em bực bội, khó chịu.
Một lần, lớp em đuợc đi cắm trại ỗ một vườn cây ven sông. Thầy chủ nhiệm luôn miệng nhắc đi nhấc lại: “Các em không được ra sông bơi lội, rất nguy hiểm!… Thề nhưng ngay trưa hôm ấy, khi các bạn, lớp nằm, lớp ngồi nghĩ ngơi dưới tán lá cây, thì em lại lặng lội ra sông. Bất ngờ, em trượt chân rơi xuống sông và bệ nước cuốn ra xa. Có bạn trông thấy, la to: “Có người chết đuối! Còn em thì chới với, cảm thấy mình chìm dần…
Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em. Đưa được em vào bờ, thầy nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo để em tĩnh lại. Mọi người còn nói may mà thầy Thanh là người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỷ luật của em đả gây ra hậu quả to Iớn rồi.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chủ nhiệm. Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Kể về một lần em mắc lỗi (nghịch ngợm …)
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu:
– Bố dặn mình: “Ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.
2. Thắt nút
– Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố.
3. Phát triển
– Mình thò tay xuống nước định sở thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cái cứ chạy trốn.
4. Mở nút
– Con làm hỏng nó đấy bố ạ!
– Hỏng gì?
– Con cái ấy mà! Con làm đấy …
5. Kết bài
– Bố không giận mình nữa đâu.
Bài làm
Sáng nay, trước khi đi làm, bố dặn mình: “ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.
Mình có nghịch ngợm gì đâu nào! Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàng lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi thôi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế mà không nặng nhỉ! Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bèn lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ồ, bụng nó cáng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì trong ấy?
Bụng gì mà kỳ thế này, sao mình vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ, đổ chơi cùa bố mau hư quá!
Chiều về, bố hỏi: “Ở nhà, ai nghịch cá của bố?”. Mẹ bảo: “Còn ai trồng khoai đất này?”. May quá, chỉ thê thôi, không ai nhắc gì đến mình.
Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bể bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm. Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá, cứ khóc mếu mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc. Bây giờ đồ chơi của bố bị mình làm hỏng mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không? Mình thấy tội nghiệp quá.
Mình ra đứng cạnh bên bố mà bố cũng chẳng nói gì.
– Bố ơi!
– Gì con?
– Con làm hỏng nó đây bố ạ!
– Hỏng gì?
– Con cá ấy mà! Con làm đấy…
– À…
– Bố ơi!…
– Bố đừng khóc bố ạ! Con mua kem cho bố ăn nhé Con… Con xin lỗi!
Bố phì cười. A, thế là bố vui rồi đấy!
Bố không giận mình nữa. Bố cũng không bắt đền gì minh. Bố còn bê mình lên hôn vào má mình nữa cơ.
Kể về một lần em mắc lỗi (mất cây viết máy …)
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Ngày ấy có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước lớn lao.
2. Thắt nút
– Thế mà vào ngày sinh nhật của mình, tôi lại được ba mẹ tặng cho một cái bút máy.
3. Phát triển
– Khoảng một tuần sau, ra chơi vào tôi rụng rời cả chân tay: cây viết của tôi đã không cánh mà bay.
4. Mở nút
– Hôm thứ bảy cô họp xong thì bác lao công có đưa cho cô một cây viết, bảo rằng bác nhặt được khi quét lớp mình.
5. Kết bài
– Ôi, sao mà chưa bao giờ như lúc này, tôi nhờ cô giáo của tôi đến thế!.
Bài làm
Ngày ấy, có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước ỉớn lao cùa bất cứ đứa học trò nào. Cả khối lớp 7 trường tôi chỉ có khoảng năm đứa con nhà khá giả là có được diễm phước ấy. Thế mà vào ngày sinh nhật của tôi, tôi lại được ba mẹ tặng cho một cái. Khỏi phải nói niềm sung sướng và kiêu hãnh của tôi khi mang cây viết đến lớp.
Khoảng một tuần sau – tôi còn nhớ hôm ấy là thứ bảy – ra chơi vào tôi rụng rời cả chân tay: cây viết của tôi đã không cánh mà bay. Cả lớp lập tức xôn xao, đứa bò xuống gầm bàn, đứa lục hộc bàn, ngăn cặp, đứa rũ tung sách vở của tôi xem cây viết có lẫn vào không. Tôi cũng máy móc làm theo đám bạn, mặc dù chắc chắn rằng trước khi ra khỏi lớp mình đã cất cầy viết vào hộp. Đúng lúc đó thì cô Hoa bước vào lớp.
Sau khi nghe các tổ báo cáo tình hình xong, cô Hoa bảo tôi đứng lên kể chi tiết về sự việc cho cô nghe. Tôi hăm hở kể tất cả: nào là cây viết hiệu gì, màu gì, ai cho, thường hay để đâu, mất vào lúc nào … Thằng Kiệt nhanh nhảu:
– Cô cho xét cặp hết lớp mình là ra liền đó cô!
Cô Hoa hình hình như không nghe thấy lời nó:
– Ra chơi hôm nay ai ở lại canh lớp?
– Dạ, Thảo và Mai ạ.
Mai đứng lên:
– Thưa cô, em định ở lại canh lớp với Thảo cho vui nhưng Thảo nói em cứ ra ngoài sân chơi đi, để mình Thảo ở lại canh lớp được rồi.
Lập tức trong lớp nổi lên tiếng nhao nhao:
– Xét cặp Hồng Thảo đi cô … Xét cặp Hồng Thảo đi cô …
Xung quanh tôi, đám bạn đang dồn mắt về phía Hồng Thảo, chỉ chờ cô ra lệnh là sẽ lục tung chiếc cặp kia ngay lập tức. Mà cô Hoa thì vẫn nổi tiếng là cô giáo nghiêm khắc nhất trường …
Mặt Hồng Thảo hết đỏ bừng lên rồi lại tái mét đi.
Nó run rẩy lắp bắp:
– Em không lấy đâu cô … Không phải em …
– Thôi, các em, hết giờ rồi, sau tiết này cô còn bận họp giáo vụ. Thứ hai cô sẽ giải quyết tiếp – Cô Hoa đột ngột lên tiếng rồi bước ra cửa, nhanh đến nỗi cả lớp ngơ ngác không kịp đứng dậy chào.
Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ bao giờ nhà trường cũng dành khoảng mười lăm phút cho cô giáo chủ nhiệm dặn dò lớp. Cô Hoa bước vào, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.
– Lớp mình tuần qua hạnh kiểm và học tập đều tốt, cô không cần nhắc nhở gì thêm. Còn về chuyện cây viết của Nga …
Cả lớp chăm chú nhìn cô. Tôi liếc sang Hồng Thảo, tay nó run run bám chặt lấy mép bàn.
– Hôm thứ bảy có họp xing thì bác lao công có đưa cho cô một cây viết, bảo rằng bác nhặt được khi quét lớp mình. Có phải cây viết của em đây không?
Tôi nhìn vào tay cô. Nắp vàng … thân xanh … chữ Hero lấp lánh… Đúng là cây viết của tôi rồi.
Tôi sung sướng nói:
– Thưa cô, đúng rồi. Em cầm ơn cô.
– Em vé chỗ đi. Lần sau nhớ giữ gin dụng cụ hoc tập cẩn thận.
Cô đi rồi, tôi còn nghe trong lớp bàn tán:
– May quá, không thì mất rồi.
Tội nghiệp, Vậy mà cứ nghi cho Hồng Thảo.
Hôm ấy ra về lớp tôi lại ríu rít bên nhau, đám con gái cú luôn miệng trò chuyện với Hồng Thảo như đế bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Bất giác tôi thấy lòng mình vui vui và nhẹ nhõm kỳ lạ.
Nhưng có một điều mà tôi biết, và cả Hổng Thảo cũng biết là cầy viết mà cô Hoa đưa cho tôi hôm ấy chỉ giống hệt, chứ không phải là cây viết của tôi. Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, tôi đã nhận ra điều đó. Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, tôi đã nhận ra điều đó.
Sau năm học lớp 7, tôi theo gia đình chuyển đi nơi khác. Bao nhiêu năm xa cách, không ngờ tôi và Hồng Thảo lại có dịp ngồi bên nhau. Nhắc lái chuyện xưa, Hồng Thảo mỉm cười:
– Thế mà cho đến nay mình vẫn chưa nói được lời cặm ơn cô về chuyện ấy. Nga có thể tưởng tượng được không, mình đã định nghỉ học vì xấu hổ bởi hành động đạỉ dột ấy.
– Còn mình, mình cũng biết ơn cô đã dạy cho mình một cách ứng xử trong cuộc sống.
Ôi, sao mà chưa baò giờ như lúc này, tôi nhớ cô giáo của tôi đến thế!
Kề về một lần phạm lỗi: xin lỗi cha.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con đã làm đôi với cha con chiều qua.
2. Thắt nút
– Con phải thề cùng mẹ rằng từ này về sau con sẽ không như thế nữa.
3. Phát triển
– Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ. Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại bên giường để trối trăn.
4. Mở nút
– Thấy con mang lòng lãnh đạm, tệ bạc thì cha con thống khổ biết chừng nào?
5. Kết bài
– Con hãy lên nhà tìm cha con, ôm gối cha mà xin lỗi.
Bài làm
Enricô ơi! Chắc hẳn những bạn con như Côretti và Garônê không bao giờ trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con dã làm đôi với cha con chiều qua.
Con phải thề cùng mẹ rằng từ rầy về sau con sẽ không như thế nữa. Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ. Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại bên giường để trối trăn. Khi đó, nghe những câu nối cuối cùng của cha, chắc lòng con sẽ phải thổn thức, ân hận vì đã có điều ở tệ với cha. Lúc bấy giờ, con mới hiểu rằng: trước kia cha con thực là một người bạn tốt của con; mỗi khi bất dắc dĩ phải phạt con thì lòng cha đau đớn hơn con và chỉ vì muôn cho con sửa lỗi nên cha mới phải làm cho con khóc.
Trừ lòng yêu con, thương con, còn ngoài ra cha con giấu hết. Nào con có biết: những khi phải lao tâm quá, tưởng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cha con lại lo buồn cho con sau này sẽ phải bơ vơ và không nơi nương tựa! Nào con có biết: bao phen bị mối ưu phiến ấy ám ảnh, cha con đã vào giường con đang giấc ngủ say, đứng đó nhìn con mà nghĩ ngợi! Nào con có biết: lắm khi cha con đang chán nản về việc đời không được như ý, chợt nhìn thâv con là mọi nỗi sầu đều tiêu tan ca vì người cha vất vả ấy cần đến tình yêu của con mới được yên long và trở nên can đảm.
Trong lúc cha con đang trông mong vào lòng hiêu thảo của con; bỗng thấy con mang lòng lãnh đạm, tệ bạc thì cha con thống khố biết chừng nào? Con đừng lầm lạc vào con đường bội nghĩa vong ân ấy. Con nên nghĩ rằng ở đời này không có cái gì là vững bền cả, con có thể mồ côi cha lúc còn bé… con có thể mất cha trong một năm nữa, một tháng nữa hay ngày mai cũng không biết chừng!
Ôi! đến lúc bấy giờ con sẽ thấy cảnh vật ở xung quanh con thay đổi cả, con sẽ nhìn thấy nhà ta vắng vẻ quạnh hiu, con sẽ trông thấy mẹ con đầu tang tóc rối, âm thầm chua xót! Thôi! Con ơi. Mẹ nói đã nhiều. Con hãy lên nhà tìm cha con, ôm gối cha mà xin lỗi.
Kể về một lần phạm lỗi: xin lỗi mẹ
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
2. Thắt nút
– Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vây!
3. Phát triển
– Bố nhớ, cách đây mấy năm mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiế nôi trong chừng hơi thở hỗn hển của con …
4. Mở nút
– Con mà lại xúc phạm mẹ ư.
5. Kết bài
– Ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Bài làm
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa.
En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mây năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, củi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đôi với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính má’rig để cứu sống con.
Hây nghĩ kỹ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”.
Kể về một lần phạm lỗi: lười học.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Việc học đối với con hình như khó nhọc …
2. Thắt nút
– Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn!
3. Phát triển
– Hiện thời, không một đứa trể nào là không đi học …
4. Mở nút
– Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con cái hân hạnh dự phần…
5. Kết thúc
– Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới …
Bài làm
Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy.
Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muôn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường.
Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng căm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học; những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học; những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hăy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới ba vạn đứa trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ. Con lại nghĩ: xấp xỉ giờ này, con trẻ trong các nước trên toàn cầu đều đi học cả. Con hãy tưởng tượng những trẻ lếch thếch trên nhừng con làng quê, rảo bước trong các phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh: chúng đi thuyền ở những xứ lắm sông ngòi, cười ngựa qua những cánh đồng mông quạnh, hoặc ngồi “xe trượt” trên những tuyết bảng giá lạnh. Chúng xuống thung lũng, lên đồi; chúng xuyên rừng lội suối; chúng vượt qua những ngọn đèo hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nghìn lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách.
Từ ngôi trường lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả Rập. Có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một diều bằng những thể thức khác nhau.
Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ: vì phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi tối tâm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy.
Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là quân địch và lây sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.
Kể về một lần phạm lỗi: chặt cây
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở bài
– Huy Hoàng – con trai của cha.
2. Thắt nút
– Cha vừa thấy vế dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung tóe trên nền đất.
3. Phát triển
– Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm …
4. Mở nút
– Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới có cái lớn.
5. Kết thúc
– Lòng cha rất đau.
Bài làm
Cha vừa thấy vết dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung toé trên nền đất mà đau lòng. Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm… Cũng một chuyến công tác xa, cha được ông chủ nhà nối tiếng có vườn mận rất ngon – nhất là mận trắng – chính ông ấy đã chiết tặng cho cha một nhánh. Cha rất mừng khi hình dung sẽ trồng cây mận trước sân nhà tập thể. Và, những mùa mận sẽ đi qua thật đẹp khi vừa có trái chín và tán lá che mát cả buổi nắng trưa. Quá trình cha trồng cây mận cũng cực lắm. Con mới hai tuổi biết gì? Cha vừa trồng xong, đi tưới mấy cây kiểng vậy mà con đã phá phách nhổ nó lên và đái vào đó. Cha giận lắm nhưng cười xòa, trồng cây mận trở lại và lại bồng con hôn lấy hôn để. Mà chẳng lẽ lúc ấy cha đánh đòn con? Con còn nhỏ quá, nào có biết gì đâu?
Nhưng hôm nay thì không thê thế được Huy Hoàng ạ! Bởi Vì con đă mười bảy tuổi – đã chững chạc ở tuổi thiếu niên – không còn mấy tháng nữa là con bước qua ngưỡng cửa trưởng thành. Và cha – mái tóc đã ngả màu muối tiêu – một cán bộ già sắp về hữu. Cha không thể vì có mỗi mình con – vì con là hạnh phúc của cha – mà cha chỉ biết có tự hào. Không. Cho dù hơn mười năm đèn sách, con học rất giỏi, thầy bạn đều khen. Cho dù ngày mai, con thi Tú tài đỗ thủ khoa… Cho dù vừa chào đời con đã trở thành một siêu sao đi nữa thì cha vẫn phải nói thật với con – nếu như tâm hồn con bị đánh mất thì cha chỉ có đau lòng chớ không thể nào tự hào về con được. Tại sao vậy? Huy Hoàng! Con có biết không? Chính cây mận trước sân nhà bị nhừng nhát dao tàn phá của con và những trái mận non mà con cố tình hái bỏ kia đã làm cho chai thất vọng… Chỉ vì ngôi nhà này sắp sửa giao cho chủ khác mà con nỡ cầm dao cứa vào thân cây mận mà con đã nâng niu biết bao. Huy Hoàng! Cha hiểu hết. Con không muốn người chủ khác đến đây sẽ hưởng lấy thành quả mà cha con mình đã tạo nên. Con muốn cái gì thuộc về tài sản của con thì không thể chia sẻ cho người khác. Mặc dù bản thân con không thể mang nó theo…
Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới đến cái lớn. Con đã không kềm chế được lòng ích kỷ nỡ phá hủy tài sản của mình khi biết nó sắp là của người khác thì sau này đi vào cuộc sống lại càng chỉ biết sống cho mình thôi. Đó là điều cha không thể chấp nhận.
Nói thật, từ hôm nhìn thấy cây mận trước sân nhà bị những vết cứa, lòng cha rất đau. Trong tâm trí cha cứ nghĩ về con. Cha đã thức viết cho con những dòng chữ này… Hy vọng nó sẽ là hành trang trên đường con vào đời. Hoài bão của cha chỉ gói ghém bấy nhiêu! Mong muốn được nhìn thấy con vững vàng bước vào cuộc sống. Mọi người sẽ nghĩ về Huy Hoàng – con trai duy nhất của cha – luôn cố lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối vói mọi người. Mà điều giản dị nhất là con biết vì người khóc.
Hoài bão của cha là vậy.
Kể vể một cô giáo mà em qúy mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở bài
– Em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
2. Thắt nút
– Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị.
3. Phát triển
– Em rối rít như chú chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô, ôm cô …
4. Mở nút
– Không, cô không hề giận em! Cô chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế.
5. Kết thúc
– Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng.
Bài làm
Nhà sách! Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu em. Em đang muốn tìm một nơi thoải mái để giết thời gian, tìm một không gian vui thú để tận hưởng những giây phút được nghỉ những tiết cuối. Đang mải xem sách thì một bống người va vào em làm rơi một vài quyển sách xuấng đất. Em và người ấy vội vã nhặt lên… và khi ngẩng lên thi em chợt nhận ra cô, người thầy đã dạy em từ nhiều năm trước.
Cô bây giờ sao khác xưa nhiều quá! Cô gầy hơn, xanh xao hơn nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết và giản dị. Đó là một điều cô luôn có và không bao giờ mất. Em rối rít như chứ chim nhỏ đón mẹ về. Chào cô, hồi thăm sức khoẻ cô, ôm cô… Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa đã theo thời gian trôi đi những tưởng không bao giờ trở lại. Thế nhưng giờ đây khi gặp lại cô, lòng em lại bổn chồn, xao xuyến… Bao nhiêu kỷ niệm lại quay về. Em hỏi cô biết bao nhiêu câu hỏi. Cô vui lắm, cô gặp lại đứa học trò quậy phá cô cả một năm học. Ánh mắt cô trìu mến và dịu dàng hơn bao giờ hết:
– Dạo này em học ra sao rồi?
Giọng cồ vần ấm áp như xưa. Giọng nói ấy gợi trong em biết bao nhiêu kỷ niệm… Nhớ năm xưa, cô luôn nhẹ nhàng khuyên bảo khi em sai sót, nghịch phá.
Em cười có vẻ mắc cỡ rồi trả lời cô:
– Em học cũng thế thôi cô ạ! Nhưng mà cũng có thể gọi là giỏi, thưa cô. Có bao giờ em phụ lòng cô về học tập đâu, phải không cô. Cô ơi, sao dạo này cô có vẻ yếu vậy cô. Cô cười nhẹ nhàng bảo:
– Sao em không hề thay đổi vậy. Em luôn hỏi cô những câu hỏi mà không học sinh nào hỏi…
– Cô ơi, sao cô cười mà không thật sự vui vậy cô? Cô đang giận em chuyện gì phải không cô?
Cô bảo:
– Em lại thế nữa rồi! Cô không sao cả, cô không bị gì hết, em đừng lo.
Em vừa nghe vừa chăm chú nhìn cô và khi em thấy một vết sẹo nhỏ nằm chếch ở mắt trái của cô thì dường như có một dòng kỷ niệm hiện lên trong lòng em. Em vén tóc cô và nhìn lại vết sẹo do chính em gây ra. Em hỏi cô:
– Cô ơi, cô có nhớ vết sẹo này không?
– Làm sao cô quên được, hở em?
Ngày ấy, cô có nhớ không? Đó là một buổi tối cô dạy cho những học sinh yếu ở lớp, một buổi tối đầy trăng sao. Cô có việc phải đi ra ngoài. Bọn em giả ma để hù nhau và còn dùng đá chọi nhau. Không ngờ vô tình em đã ném dá trúng vào đầu cô. Cô ôm đầu và ngã khụy xuống. Máu, máu tuôn ra thấm đầy tay cô và cô được đưa vào bệnh viện. Nhìn mọi người đưa cô đi mà lòng em như nặng ngàn cân. Nước mắt tuôn trào ra như suối. Em hối hận vô cùng. Cả một khoảng trời như sụp đổ trước mặt em. Em bỗng cảm thấy sợ sợ mất cô, sợ cô không dạy cho chúng em nữa. Cái sợ như ăn mòn cả tim gan em…
– Cô ơi… ngày đó cô… giận em lắm phải không cô?
Em hỏi cô một cách rụt rè vào đầy lo lắng nhưng cô lại trả lởi nhẹ nhàng và hiền từ:
Không, cô không hề giận em! Cố chỉ không hiểu tại sao ngày xưa em lại nghịch phá đến thế. Những trò đùa của em lúc đó cũng hơi quá nhưng cô nghĩ em không hề có ác ý, phải không? Em luôn chọc cười lớp để giảm bớt cái không khí câng thẳng trong những giờ học mà. Có khi cô thầm nghi em nên là nam hơn là nữ…
Em cười bẽn lẽn và nghĩ sao cô lại luôn dịu dàng với em đến thế. Cô luôn như một người mẹ thứ hai của em luôn dạy dỗ và an ủi em khi khó khăn, thiếu thốn…
Trời đã về chiều. Em cùng cô ra khỏi nhà sách và chuẩn bị ra về. Phía chân trời xa, hoàng hôn đang ánh lên một màu vàng cam tuyệt đẹp. Ánh hoàng hôn như vui mừng hòa quyện với cô và em. Giã biệt cô và trên đường về nhà, lòng em cảm thấy lâng lâng khi hồi tưởng lại cuộc gặp gữ hôm nay.
Kể về những thầy giáo mà em quý mến.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cuộc đời học trò của tôi có hai người thầy tôi yêu quý.
2. Thắt nút
– Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ.
3. Phát triển
– Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai.
4. Mở nút
– Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn bang giô, vừa đàn vừa dạy chúng tôi hát …
5. Kết thúc
– Nhưng bài hát thầy đã dạy cho chúng tôi … đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tôi tình yêu non nước.
Bài làm
Cuộc đời học trò cùa tôi có hai thầy tôi yêu quý.
Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ. Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai. Không hiểu thầy buồn cái nỗi gì mà đêm nào cùng gõ mõ tụng kinh. Cũng mang giày, nhưng mỗi lần vào lớp, chân thầy bước nhẹ nhàng, không một tiếng động.
Có những lời thầy dạy ngoài bài vở nhưng lại là những lời khai hóa cho sự hiểu biết của chúng tôi. Thầy nói:
Nước Pháp là mẫu quốc, nói vậy thôi, chớ họ có đẻ ra mình được đâu? Người cộng sản là người yêu nước chống lại Pháp để giành lại đất nước.
Thầy nói vậy rồi nhìn cả lớp với đôi mắt buồn rầu, không nói gì thêm và cũng không bao giờ nhắc lại.
Thế là từ đó tôi hiểu. Sự hiểu biết ban đầu như một hạt giống gieo xuống, nảy mầm, thành gốc, thành rể, sâu xa trong trí não. Tôi cảm ơn thầy biết bao.
Người thầy thứ hai là thầy giáo Ngọc. Hai thầy tánh nết trái hẳn nhau Thầy Ngọc chừng ba mươi tuổi, vừa cao lại vừa gầy, hai tay dài lõng thõng, đeo kính cận, lúc nào cũng vui nhộn. Chuyện gì thầy cũng cười được. Cái nụ cười của thầy rất lạ, khi thầy cười, mọi người đều muốn cười theo. Gặp mặt thầy, chưa cần thầy nói gì cũng đã thấy vui rồi. Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn băng-giô, thầy ngồi tréo chân lên bàn, vừa dàn vừa dạy chúng tôi hát…
Tiếng hát đồng ca trong trẻo của đám học trò cùng với tiếng đàn băng-giô của thầy đã khuấy động phần nào không khí trầm lặng cửa cái thị trấn hẻo lánh này. Và những bài hát mà thầy đã dạy cho chúng tôi như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Xếp bứt nghiên, Kinh cầu nguyện,… đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tội tình non nước.
Kể chuyện về người thân: thầy giáo cũ của cha tôi.
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Ta đã xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh”.
2. Thắt nút
– Cha tôi nói tiếp: Erinco ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
3. Phát triển
– chúng tôi mon theo một con đường gồ ghề, hai bên giậu hoa đang nở, để đến nhà thầy.
4. Mở nút
– Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ tật là quý hóa.
5. Kết thúc.
– Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân.
Bài làm
Hôm kia, cơm trưa xong, cha tôi đang xem nhật báo bỗng kêu lên một tiếng ngạc nhiên rồi bảo chúng tôi:
– Ta cứ tường cụ mất hơn 20 năm nay rồi. Cụ Crôxetti là thầy giáo khai tâm cho ta ngày xưa hiện còn sống và đúng 80 tuổi. Ta vừa xem báo thấy tin cụ được thưởng “danh dự bội tinh” vì cụ đã tận tâm với chức vụ trên 60 năm…
Cha tôi nói tiếp:
– Enrico ơi! Mai ta sẽ đi thăm cụ.
Cha tồi kể lại rằng:
– Ngoài cha ta thì thầy giáo Crôxetti là người yêu ta hơn hết và đã làm ơn cho ta nhiều nhất. Ta không bao giờ quên được những lời thầy khuyên và cả đến những câu thầy quở, mặc dầu những câu â’y có khi làm cho ta trở về phải phát khóc….
Chúng tôi theo một con đường gồ ghề, hai bén giậu hoa dương nở, để đến nhà thầy..
Thinh lình, cha tôi đứng dừng lại nói:
– Kia rồi! Đích thầy rồi! May quá!
Quả nhiên ở dằng xa, một cụ già lưng còng, râu bạc, đầu đội mũ nỉ, tay chống gậy trúc, đang thủng thỉnh đi vé phỉa chứng tôi. Khi chúng tôi đến gần thầy thì dứng dừng lại. Thầy cũng không bước nữa và ngẩng nhìn cha tôi. Cha tôi cất mũ hỏi:
– Xin cụ tha lỗi, cố phầỉ cụ là thầy giáo Crôxetti không?
Cụ già đáp:
– Sao ông lại biết tôi? Vâng, chính tôi là Crộxetti. Cha tôi cầm tay thầy và nói:
– Vậy xin thầy cho phép học trò cũ bắt tay thầy. Con ở Torino về thăm thầy.
Thầy nghĩ một lúc như để lục lại những ký ức năm xưa, xong thầy lại nói:
– Ngày xưa, ông là một cậu bé lanh lợi!… Nay ông lại có lòng tốt đến thăm thầy cũ thực là quý hóa! Mấy năm trước cũng có nhiều học trò cũ đến thăm tôi, kẻ là thầy dòng, người làm đại tá và nhiều người nữa đều có địa vị khá cả… Ông Anbertô ơi! Từ ngày tôi đi dạy đến giờ, kể biết bao nhiêu học trò! Nhắm mắt lại, tôi nhìn thấy một đám đầu xanh của trăm nghìn đứa trẻ, lớp nọ kế tiếp lớp kia. Trong số ấy, biết đâu lại không có kẻ thành ra người thiên cổ rồi! Tôi nhớ dai nhất là những học trò tốt nhất và những học trò xấu nhất, những người đã làm cho tôi vui lòng và những người đã làm cho tôi buồn bực. Nhưng tôi bây giờ cũng như người đã sang bên kia thế giới rồi, tôi yêu tất cả, ai cũng như ai…
Hai giờ chiều chúng tôi ra ga. Thầy giáo tỏ ý muốn tiễn chân. Cha tôi lại khoác tay thầy, còn tôi thì vác gậy cho thầy. Những khách qua đường đều đứng lại trông vì ở đây ai cũng biết thầy và kính thầy như một người cha…
Kể cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: “Bàn tay cô giáo”).
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ điều các em thích nhất.
2. Thắt nút
– Cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh vẽ một bàn tay
3. Phát triển
– Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuối bởi hình ảnh đầy biểu tượng này.
4. Mở nút
– Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gở – lớt
5. Kết thúc
– Cô chợt hiểu ra bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Bài làm
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì các em thích nhất trong đời.
Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc – gờ – lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-ỉớt cười ngưựng nghịu: “Thưa cô, đó ỉà bàn tay của cô ạ!.
Cô giáo ngẫn người. Cồ nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc – gờ – lớt bước ra sân, bới em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo.
Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự vổi các em khác nhưng hóa ra đối với Đắc – gờ – lớt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập, …: bài văn về cô giáo).
Hướng dẫn làm bài
1. Mở đầu
– Bài văn tả người hôm nay thật khó.
2. Thắt nút
– Tôi quay sang bạn Thủy – cô bé giỏi văn nhất lớp. Thúy viết những dòng đẹp về cô giáo.
3. Phát triển
– Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc biệt; dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng …
4. Mở nút
– Bài được điểm chín là của bạn Chi, Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và dũng cảm.
5. Kết thúc
– Tôi lặng người đi vì xúc động.
Bài làm
Bài văn tả người hôm nay thật khó. Cò chép đế lên bắng xong được mười phút rồi mà tôi vẫn không sao viết nẩí một chơ nào. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Cả lớp của tôi đang cắm cúi làm bài, chỉ mình tôi còn loay hoay.
Tôi quay sang bên Thủy – cô bé giói văn nhất lớp. Thủy viểt những dồng thật đẹp về cô giáo: “Cô giáo của con cổ mái tóc đen dài ống ả, khuôn mặt trái xoan tươi tắn, nước da trắng hồng…” Tôi thầm nhủ: “Đâu phải thế. Tôi nhìn cô. Trước mặt tôi là cô Nguyệt – cô gíao chủ nhiệm lớp tôi từ khi chúng tôi mới vào trường cho đến giờ. Phải nói là cô Nguyệt có mái tóc rất đặc bíệt; tóc dài nhưng hơi hoe vàng. Khuôn mặt tròn phúc hậu. Nước da rám nắng… Thấy tôi nhìn cô trân trân như người mất hồn, cô nhẹ nhàng đến bên:
– Sao con không làm bài hả Chi?
Tôi giật mình bắt đầu viết những chữ đầu tiên…
Trên đường về, Thủy hỏi tôi tả cô giáo như thế nào! Tôi tả lại hình ánh cô Nguyệt như tôi đã trông thấy.
Thủy tròn xoe mắt:
– Mày khồng sợ cô ghét à?
Nghe Thủy nói, tôi thoáng hoang mang:
Chờ đợi mãi tiết trả bài cũng đã đến, cả lớp hồi hộp. Cô cầm tập bài trên tay, lật đi lật lại.
– Các con thử đoán xem bạn nào được điểm cao nhất lớp nào?
Cả láp dồng thanh:
– Bạn Thủy phải không ạ?
Cô không trả lời chúng tôi mà rút ra một tờ giấy ở cuối tập bài kiểm tra.
Cô nhẹ nhàng mở ra và đọc:
“Gửi em thân yêu!
Từ ngày xa quê không phút nào anh không nhớ đến em, nhớ các con, nhớ xóm làng. Anh nhớ màu tóc em hoe vàng. Nhớ làn da sạm đi vì nắng. Nhớ…”
Có tiếng cười rúc rích.
Cô nghiêm mặt:
– Các con có nhận ra người được nhắc đến ở đây là ai không?
– Thưa cô, cô ạ! Nhưng mà… buồn cười thế nào ấy. – Kiên kều nhanh nhảu đáp.
Cô dịu giọng xuống:
– Cô rất trân trọng tình cảm của các con dành cho cô. Các con tả cô tóc đen, da trắng chứng tỏ các con rất yêu quý cô. Chính vì vậy, mặc dù cô biết cũng những câu văn ấy, các con đã viết trong bài văn tả mẹ tuần trước, cô vẫn cho các con điểm trung bình trở lên.
Đâu đấy có tiếng vỗ tay. Cô tiếp về phía tôi:
– Bài được điểm chín là của bạn Chi. Cô cho Chi điểm chín vì tính trung thực và sự dũng cảm. Chi đã dám viết sự thật về cô.
Tôi đưa tay đón lấy bài viết của mình mà tim đập rộn ràng. Lần đầu tiên tôi được điểm văn cao như thế. Trong giây phút ấy, tôi chợt nhận ra tay cô cũng đang run lên khi vuốt lại các mép của tờ giấy duy nhất còn lại. Cô bảo đó là bức thư cuối cùng chú gửi cho cô. Mấy chục năm trời rồi mà cô vẫn luôn giữ nó bên mình.
Tôi lặng người đi vì xúc động. Bài viết trên tay tôi rơi xuống lúc nào không biết.
Kề về thầy giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập …)
Hướng dẫn lập dàn ý
1. Mở đầu
– Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em
2. Thắt nút
– Khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài.
3. Phát triển
– Giỏi văn nhấ là Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng.
4. Mở nút
– Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội.
5. Kết thúc
– Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng.
Bài làm
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhỏm. Với đề ra là “Hãy kế lại một kỷ niệm sâu sắc của em”, thầy đã nói rằng có bốn mươi học sinh thì chắc chắn sẽ có bốn mươi kỷ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu…
Khác thường, là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để có nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất là Kim Chi. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Kim Chi với tay nhận bài của mình từ tay lớp trưởng. Vậy là thầy giữ lại bài dở nhất rồi! Cả lớp chuyển ánh nhìn về phía Cường với tiếng cười khúc khích. Cường thường có những câu văn kiểu như: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn nên chúng ta phải đi nhiều ngày hơn nữa…”. Nhưng rồi Cường cũng nhận đươc bài của mình. Vậy thì của ai? Hay?
Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm hay là của ai? Trời, môn Văn…
Chúng tôi nhìn theo tay của lóp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Dũng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía dũng, tác giả bài văn trên tay thầy …
Dũng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được hai tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Dũng cái gì cùng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chói trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại câp kinh trên sống mũi. cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầv xúc dông. Giọng thay trầm trầm:
“Ký niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má cho em ra phố học để sau này em có thể làm được điều gì đó tôt đẹp hơn. Cho em ra phố”, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần được cho gia đình. Chưa bao giờ ba má em viết cái gì cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê hay viết đơn từ là em viết…”
Thầy ngừng đọc, nhìn cả lớp:
– Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Dũng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lạ! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Con iu thươn của ba. Chiều hôm qua ba kêu người bán heo đễ có tiền gửi cho con nhớ nhà khôn? Cã nhà nhớ con nhíu lấm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Lá thư vỏn vẻn 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Dũng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng hoe đỏ.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gởi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu cầm bút viết cho con.
Kể về thấy giáo của em (người quan tâm, lo lắng về động viên em học tập).
Hướng dẫn lập dàn ý.
1. Mở đầu
– Em có một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh.
2. Thắt nút
– Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học.
3. Phát triển
– Một lần, lớp em được đi cắm trại ở một vườn cây ven sông.
4. Mở nút
– Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em.
5. Kết thúc.
– Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Bài làm
Em cố một kỷ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi học lớp 5. Em không, bao giờ quên kỷ niệm ấy. Một kỷ niệm luôn nhắc em về tình nghĩa thầy trò, về những tình cảm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Hồi ấy, em nổi tiếng là một học sinh nghịch ngợm như đùa giỡn trong giờ học, giấu dép các bạn, thậm chí đánh nhau… Vì những chuyện ấy mà thầy Thanh, thầy chủ nhiệm lớp luôn nhắc nhở, phê bình và mời cá bố mẹ em… Em cảm thấy như thầy có thành kiến vứi em, khiến em bực bội, khó chịu.
Một lần, lớp em đuợc đi cắm trại ỗ một vườn cây ven sông. Thầy chủ nhiệm luôn miệng nhắc đi nhấc lại: “Các em không được ra sông bơi lội, rất nguy hiểm!… Thề nhưng ngay trưa hôm ấy, khi các bạn, lớp nằm, lớp ngồi nghĩ ngơi dưới tán lá cây, thì em lại lặng lội ra sông. Bất ngờ, em trượt chân rơi xuống sông và bệ nước cuốn ra xa. Có bạn trông thấy, la to: “Có người chết đuối! Còn em thì chới với, cảm thấy mình chìm dần…
Sau đó, nghe các bạn kể lại khi nghe tiếng kêu, thầy Thanh vội nhảy xuống sông, lao ra cứu lấy em. Đưa được em vào bờ, thầy nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo để em tĩnh lại. Mọi người còn nói may mà thầy Thanh là người thích thể thao, biết bơi lội. Nếu không thì việc làm vô kỷ luật của em đả gây ra hậu quả to Iớn rồi.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng em không khi nào quên được tấm gương quên mình cứu trò của thầy chỏ nhiệm. Đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời em.
Các bài văn kể chuyện tham khảo
Đề 1: Kể và tả con đường đi học tuổi thơ
Đề 2: Kể lại một chuyến đi xa
Đề 3: Kề về một người tốt, việc tốt mà em biết
Đề 4: Những mẩu chuyện xa xưa của quê nhà mà ông bà vẫn kể cho con cháu nghe. Hãy kể lại một vài mẩu chuyện mà em nhớ
Đề 5: Kể chuyện 10 năm sau về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
Đề 6: Theo mẹ về thăm quê ngoại
Đề 7: Hãy kể lại một lễ hội dân gian mà em biết hoặc được tham dự
Đề 8: Hãy kể lại, ghi lại một vài kí ức về quê hương
Đề 9: Kể lại một vài mẩu chuyện của chốn quê
Đề 10: Kê về một con người đáng yêu, đang kính mà em biết
Đề 11: Kể về một người đáng kính đáng yêu mà em biết
Đề 12: Em hãy kể về một lễ hội ở địa phương
Đề 13: Kể lại truyện cổ tích Người tiều phu và Thần Cây
Đề 14: Hãy kể lại người học trò và con hổ
Đề 15: Hãy kể lại truyện Cóc kiện Trời
Đề 16: Kể về một người thân yêu trong gia đình của em (mẹ em)
Đề 17: Kể về người thân trong gia đình ngữ văn 6
Đề 18: Kể về người em yêu thương nhất
Đề 19: Hãy kể lại một kỉ niệm ngày xuân mà em nhớ mãi
Đề 20: Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến.
Đề 21: Thuật lại cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở một nơi nào đó.
Đề 22: “Hãy dóng vai bà đỡ Trần trong truyện “Con hổ có nghĩa” để kể lại câu chuyện ây”.
Đề 23: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.
Đề 24: Bài văn tự luận sao con sống vô tình thế
Đề 25: Kể lại một truyện (truyền thuyết, cổtích) mà em biết bằng lời văn của em.
Đề 26: Kể lại một truyện (truyền thuyết, cổ tích) mà em biết bằng lời văn của em.
Đề 27: Một hôm em có dịp vềmiền tây nam bộ để du ngoạn em hãy kể lại chuyến đi ấy!
Đề 28: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em đã gặp ở trường (bài học tuổi thơ).
Đề 29: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ cótính chất tựsự(như lượm hoặc đêm nay bác không ngủ) theo những ngôi kể khácnhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Đề 30: Em hãy tưởng tượng mình là một nhân vật trong cổ tích, tự kể về cuộc đời mình.
Đề 31: Em đã từng nuôi dưỡng một chú chim và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. hãy kể lại một kỷ niệm của em với chú chim ấy.
Đề 32: Hãy kể lại một chuyến đi xa đầy thú vị của em
Đề 33: Ngôi trường cũ của em đã quá cũ, phải đập đi xây lại. Em hãy kể về chuyện ấyvà nói lên tâm trạng của mình.
Đề 34: Tưởng tượng em là một người sống cùng thời với nguyễn đình chiểu, tác giả đã kể lại tâm tình của mình khi viết bài Chạy Tây cho em nghe. Em hãy ghi lại câu chuyện giữa hai người.kkhi viết bài “chạy tây” cho em nghe. em hãy ghi lại câu chuyện giữa hai người.
Đề 35: “Con cóc là cậu ông trời”. Dựa vào truyện cổ tích “Cóc kiện trời” em hãy trần thuật sáng tạo theo lời kể của bà nội.
Đề 36: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. em hãy viết lại chuyện trầu cau qua lời kể của chính các nhân vật trong truyện và ý kiến của em.
Đề 37: Kể lại kỉ niệm với mẹ
Đề 38: Trong quá trình vươn lên học giỏi, một ước mơ đẹp đã đến với em. em mong muốn trở thành một người làm công việc đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng hoặc bảo vệ tổ quốc. Em hãy viết thư cho một người bạn thân kể về việc hình thành ước mơ đó và nói rõ em đã và sẽ làm gì để thực hiện bằng được ước mơ đó!
Đề 39: Kể lại một kỉ niệm khó quên của em với bạn cũ
Đề 40: Hãy kể lại truyện “em bé thông minh”và nói cảm nghĩ của em.
Đề 41: Người sót lại
Đề 42: Cây bằng lăng
Đề 43: Cho nhan đề truyện “một kỷ niệm khó quên” em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện (về tình cảm bạn bè hoặc tình cảm yêu ghét đôi với loài vật) theo nhan đề ấy.
Đề 44: Em hãy kể lại một câu chuyện về một kỉ niệm khó quên
Leave a Reply