“Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tếvà độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình.” (Ngữ văn 12 nâng cao, Tập một. Nxb Giáo dục, 2007. t. 169).
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh một nhân vật văn học, cụ thể là chứng minh một nét phong cách tác giả qua phân tích tác phẩm.
– Nội dung
Tính uyên bác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (qua phát hiện tinh tế, độc đáo về con sông Đà trong Người lái đò sông Đà).
GỢI Ý
– Giới thiệu khái quát về tùy bút Người lái đò sông Đà, hình ảnh con sông Đà.
– Nêu bật những phát hiện tinh tế, độc đáo về sông Đà: hung bạo và trữ tình.
Thân bài có thể được triển khai như sau.
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
– Người lái đò sông Đà in trong tập tùy bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân là kết quả của chuyến đi thực tế của ông ở vùng Tây Bắc, thể hiện tấm lòng gắn bó với đất nước quê hương và kính trọng người lao động của tác giả.
– Hai hình ảnh nổi bật trong bài tùy bút là ông lái đò và dòng sông Đà. Sông Đà được mô tả như một sinh thể có linh hồn, như một nhân vật có tính cách với hai đặc điểm nổi bật: hung bạo (ởthượng nguồn) và trữ tình (ở hạ lưu).
– Tùy bút Người lái đò sông Đà thể hiện một nét phong cách của Nguyễn Tuân: tính uyên bác với nhiều phát hiện tinh tế độc đáo về núi sông, cây cỏ trên đất nước ta.
B. PHÁT HIỆN TINH TẾ, ĐỘC ĐÁO THỨ NHẤT: SÔNG ĐÀ HUNG BẠO
1. Con Sông Đà hung bạo với 73 cái thác hiểm nghèo ở thượng nguồn. Tác giả đã nghiên cứu công phu xem con sông Đà bắt nguồn từ đâu, xa xưa trong lịch sử có những tên gọi gì, có bao nhiêu thác ghềnh, Đoạn sông Đà ở thượng nguồn, lòng hẹp, bờ là những vách đá dựng đứng được mô tả bằng hình ảnh vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết, hậu… Có khi là những hình ảnh so sánh mới lạ đến bất ngờ: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy… cảm thấy mình như đứng ở hề một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
2. Sông Đà như đang náo động, gào thét luôn muôn vạn âm thanh: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gun ghề suốt năm… Nhà văn đã sử dụng chọn lọc những hình ảnh nhân hóa để làm sống dậy một cách dữ dội hình thù những hòn đá vô tri: một hòn trông nghiêngthì y như là hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiên. Một hòn khác… thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Những hòn đá ngỗ ngược trên dòng sông gần như phục sẵn, nhất tề nhổm cả đậy để vồ lấy thuyền, đòi ăn chét cái thuyền…
3. Sông Đà như một trùng vi thạch trận với đủ cả cửa sinh cửa tử, với những binh đoàn của đá, của sóng, của xoáy hút, với những boong-ke, pháo đài, với những đòn âm, đòn tỉa đánh vào chỗ hiểm. Thác sông Đà có lúc rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bủng bùng.
C. PHÁT HIỆN TINH TẾ, ĐỘC ĐÁO THỨ HAI: SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH
1. Khi bộc lộ tính cách trữ tình, con sông Đà lại là một dòng sông đầy thơmộng hiền hòa.
– Dòng sông thơ mộng được mô tả từ trêncao: Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc…
– Nước sông thay đổi tùy mùa tiết: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích… Mùa thu nước sông Đà từ từ chín đỏ…
2. Con sông hiền hòa, có những quãng ven sông lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi…
Với mỗi người, mỗi trạng thái, sông Đà khơi gợi sự cảm nhận khác nhau: Có khi như một cố nhân, có khi bờ sông Đà hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đúng là “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình.”
3. Nét hiền hòa của con sông làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên con đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu dang thủ thỉ: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương của một chuyến xe lửa đầu tiên, trong tưởng tượng của tác giả.
Leave a Reply