Hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được miêu tả như thế nào?
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
Thạch Lam (1910 – 1942) là một tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, rất nổi tiếng với những truyện ngắn vừa mang đậm phong vị trữ tình vừa thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc.
Hai đứa trẻ(in trong tập Nắng trong vườn – 1938) là truyện ngắn thuộc loại tiêu biểu nhất của Thạch Lam, đã miêu tả một cách sinh động bức tranh đời sống ở phố huyện nghèo lúc chiều tối và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ.
II. THÂN BÀI
A. HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN
1. Thiên nhiên với các biểu hiện cụ thể
Hình ảnh và màu sắc: hoàng hôn đỏ rực, dãy tre làng sẫm đen, ngàn sao lấp lánh, đom đóm nhấp nháy, bóng tối thăm thẳm, dày đặc… Âm thanh: tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ từng loạt… Mùi vị: mùi quen thuộc của cát bụi, mùi riêng của đất, của quê hương này… Đặc điểm chung: êm ả, đượm buồn, thấm đượm cám xúc trìu mến, nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện của hồn xưa dân tộc.
2. Vai trò của hình ảnh thiên nhiên: gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện; làm nền cho hoạt động của con người; gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vặt; tạo nên chất trữ tình riêng biệt cho truyện ngắn…
3. Nghệ thuật miêu tả: đặt thiên nhiên dưới con mắt quan sát của Liên — một đứa trẻ; câu văn có nhịp điệu như thơ, hình ảnh bóng tối được láy đi láy lại như một môtip hoặc mô-tip đầy ám ảnh; âm thanh, màu sắc, mùi vị khéo hòa hợp với nhau…
B. HÌNH ẢNH CON NGƯỜI
1. Các hình ảnh và hoạt động, những người bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện, mấy đứa bé nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh nứa, thanh tre trên nền chợ, chõng nước tồi tàn của mẹ con chị Tí, gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác xẩm, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên… Các tâm trạng: buồn bả, ít hi vọng vào lối kiếm sống có tính chất cầu may hiện tại, mong đợi mơ hồ, xa xôi… Đặc điểm chung của “hình ảnh con người”: héo hắt, xơ xác, mối mòn, tương hợp với hình ảnh thiên nhiên, tất cả được vẽ ra bằng một ngòi bút tả chân sắc sảo, rất gần với các nhà văn hiện thực phê phán…
2. Tình cảm nhà văn dành cho những con người nghèo khố nơi phố huyện: thông cảm, xót thương, muốn có sự thay đổi đến với cuộc đời của họ.
3. Nghệ thuật miêu tả, tập hợp một loại chi tiết tương đồng gợi không khí tàn tạ (ngày tàn, chợ tàn, kiếp người tàn…) dựng lên những mấu đối thoại vẩn vơ; nhấn mạnh sự đối lập giữa cái mênh mông của bóng tối với vùng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn; trạng thái tâm hồn của nhân vật…
III. KẾT BÀI
Bức tranh phố huyện nghèo với hình ảnh thiên nhiên lúc chiều tối và hình ảnh con người thể hiện bút pháp độc đáo của Thạch Lam: mở ra một sắc thái cảm xúc, tâm trạng cho cảnh và người. Tưởng chừng như nhà văn đã hòa nhập vào cảnh vật và con người để diễn tả những gì mong manh, mơ hồ, tinh tế nhất, toát lên tình cảm nhân ái sâu sắc, làm đọng lại trong lòng người đọc thật nhiều dư vị.
Leave a Reply