Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, khi con tàu đã rời ga phố huyện, Thạch Lam viết:
“Liên lặng theo mơ tưởng Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, vàngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
Phân tích đoạn văn trên, từ dó nêu chủ đề của tác phẩm và nhận xét về giọng văn của Thạch Lam.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam dường như không có cốt truyện nhưng lại giàu sức gợi. Đó là sức gợi của hai hình ảnh đối lập nhau trong truyện: bóng tối và ánh sáng. Bóng tối của cuộc đời và ánh sáng của ước mơ. Bóng tối đã bao phủ kín lên cái phố huyện nghèo nàn, xơ xác và đè nặng lên những kiếp người sống lầm lũi không biết đến ngày mai. Còn ánh sáng thì chỉ bừng lên trong khoảnh khắc cuối cùng của một ngày khi đoàn tàu từ Hà Nội về dừng lại ở ga phố huyện trong ước mơ của Hai đứa trẻ.
– Trong lúc đó, Liên đã đứng trong bóng tối ấy để mơ về một khoảng sáng -một cuộc sống khác hẳn cuộc sống mà Liên đang phải sống. Vì vậy, khi con tàu đã rời ga phố huyện – có nghĩa là cái khoảng sáng ấy không còn nữa, thì:
Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đèm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
Một đoạn văn thật trữ tình. Phân tích đoạn văn này, ta có thể tìm hiểu chủ đề của tác phẩm và nhận xét về giọng văn của tác giả.
II. THÂN BÀI
A. DÒNG TƯ TƯỞNG CỦA LIÊN
1. Đoạn văn diễn tả dòng mơ tưởng của Liên khi con tàu đã rời ga phố huyện đem theo ánh sáng của cuộc sống kinh thành mà cô hằng khao khát. Niềm vui chợt đến lại mất đi ngay, chỉ còn lại sự tiếc nuối, khiến Liên lặng theo mơ tưởng. Một chữ “lặng” mànói đượcbao điều buồn vui lẫn lộn của cô gái, diễn tả đúng tâm trạng của con người vừa được một cái gì lại mất đi ngay cái đó. Đoàn tàu đã đi khuất, hiện thực trước mắt không còn nữa -dù hiện thực đó chỉ có giá trị như một mơ ước, Liên chỉ còn biết mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, của những kỉ niệm mà đã bấy lâu nay Liên khao khát muốn được sống lại những ngày hạnh phúc ấy, dù chỉ trong khoảnh khắc. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác di qua, thế giới sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống đời thường. Chỉ cần một chút thế thôi, Liên cũng cảm thấy lòng mình rộn rã hẳn. Sống trong cảnh buồn chán, tẻ nhạt nơi phố huyện, Liên khao khát ánh sáng và sự hoạt động biết bao! Chỉ có sự háo hức chờ đợi tàu mỗi đêm là có thể giải thoát nỗi buồn lặng lẽ.
2. Nhưng cả Hà Nội xa xăm, cả con tàu đi qua phố huyện đều chỉ là ước mơ của cô bé tội nghiệp. Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang phải sống, quay về với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Khác hẳn với ánh sáng nơi kinh thành, đây chỉ là vầng sáng leo lét của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí và ánh lửa yếu ớt trong bếp lửa bác Siêu chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, còn xung quanh thì bóng tối vẫn bao phủ kín mít. Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống lầm lũi nơi phố huyện nghèo nàn tăm tối không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng lên cuộc đời họ. Đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên, cuộc sống đơn điệu đến nhàm chán và ngưng đọng.
Trong dòng mơ tưởng, tâm trạng Liên buồn vui lẫn lộn trước những gì thuộc về quá khứ, trước hiện tại đáng buồn và hướng về một tương lai mơ hồ, xa xôi…
3. Dòng mơ tưởng của Liên trong đoạn văn này, trước hết mang ý nghĩa nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Con người bao giờ cũng hướng đến những cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn chứ không cam chịu một cuộc sống vô vị, nhạt nhẽo. Tuy chưa có những hành động cụ thể để thay đổi cuộc sống (nhà văn lãng mạn Thạch Lam chưa thể làm được điều này), nhưng dòng mơ tưởng của Liên ở đây có giá trị như những ước mơ nhân đạo của con người. Chừng nào con người còn ước mơ đổi thay cuộc sống thì chừng đó cuộc sống còn đẹp và con người còn đáng được trân trọng.
4. Dòng mơ tưởng đó còn mang ý nghĩa hiện thực khi Liên nhớ đến vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Bán thân hai hình ảnh này vốn mang ý nghĩa tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp trong chế độ cũ, vì vậy khi Thạch Lam đưa nó vào dòng mơ tưởng của Liên thì giá trị khái quát càng cao, ý nghĩa hiện thực càng lớn. Ý nghĩa hiện thực đó lại càng rõ nét hơn khi nhà văn khép lại dòng mơ tưởng của Liên bằng bóng tối của phố huyện, đưa nhân vật về với cuộc sống mà Liên đang phải sống: Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
B. CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM
Đoạn văn có thể xem như là sự cỏ đức chủ đề của tác phẩm. Ở đây có hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới khác hẳn nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau với những con người nhỏ bé tội nghiệp: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác Siêu… Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo đối lập với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu và đêm tối nơi phố huyện. Tất cả đã cho ta thấy rõ nội dung và chủ đề của truyện.
1. Trước hết, đó là số phận của những con người sống âm thầm, lay lắt, tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nôlệ, đói nghèo. Người đọc đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người bất hạnh đó,
2. Sau nữa, qua dòng mơ tưởng của Liên, qua hình ảnh “hai đứa trẻ”, truyện còn muốn nói lên một điều có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: cuộc sống của con người đâu phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ýnghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chôn vùi họ. Truyện đã đem đến cho ta ước mơ thật đẹp của những con người sống trong cảnh đời cũ.
C. GIỌNG VĂN CỦA THẠCH LAM
Truyện của Thạch Lam là loại truyện tâm tình với một giọng văn rất riêng, không thể lẫn được: nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, lắng sâu, nhiều dư vị. Đoạn, văn trên rất tiêu biểu cho giọng văn đó.
Đoạn văn diễn tả dòng mơ tưởng của Liên giống như một đoạn phim quay chậm đầy ấn tượng. Những câu văn nhịp nhàng, vừa lan tỏa vừa lắng sâu, những chữ dung nhiều dư vị, dư vang (Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, đồng ruộng mênh mang và yên lặng). Dòng mơ tưởng của nhân vật hiện lên theo từng câu văn, không ồn ào, mà nhỏ nhẹ, lắng đọng và có gì như mờ ảo, xa xôi, không thật rõ nét (Hà Nội xa xăm, một chút thế giới khác đi qua, rồi vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu, cuối cùng là đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng). Những hình ảnh đó cứ trùng điệp, nối tiếp nhau, nhịp nhàng như những lớp sóng, khiến câu văn Thạch Lam lúc nhẹ nhàng, lan tỏa, lúc dồn nén lắng sâu để lại nhiều dư vang trong người đọc. Có lẽ vì vậy mà “câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của hôm nay” (Phong Lê), “trẻ rất dai, mới rất lâu” (Phạm Văn Phúc).
Giọng văn ấy là nét riêng, là phong cách của Thạch Lam. Nhưng xét cho cùng, giọng văn ấy là bắt nguồn từ tấm lòng nhân hậu cao cả của ông, khiến cho tác phẩm của nhà văn lãng mạn này sống mãi với chúng ta bằng những dư vị ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội đầy khổ đau, bất hạnh.
III. KẾT BÀI
Hai đứa trẻ, một truyện không có chuyện, mà tràn đầy không khí tâm trạng. Không khí một cảnh quê, nơi có một ga xép nhờ một chuyến tàu đúng giờ ấy, khắc ấy chạy qua mà mang một chút dư âm, dư vị, đưa con người vào một tâm trạng buồn vui lẫn lộn, trước “một cái gì thuộc vồ quá khứ, vừa hướng tói tương lai” (Phong Lê), Tiêu biểu cho nhận xét này chính là đoạn trích văn trên.
Leave a Reply