1) Đời thừa được đăng báo
a. Ngày nay.
b. Tiểu thuyết thứ bảy.
c. Truyền bá.
d. Hoa Mai.
2) Đời thừa sáng tác năm
a. 1964
b. 1943
c. 1944
d. 1940
3) Đời thừa được viết
a. Khi Nam Cao đã tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội.
b. Lúc Nam Cao chưa tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc.
4) Gạch chéo ô sai
Chủ đề của Đời thừa.
a. Bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng của người trí thức nghèo khao khát sống có ý nghĩa là sáng tạo sự nghiệp văn chương có ích nhưng gánh nặng áo cơm mà phải sống đời thừa.
b. Trong bế tắc đau khổ, con người sống với tình thương đã phũ phàng thô bạo với gia đình, vợ con.
c. Sự bất lực giữa một bên là hoài bão, ước mơ to lớn và một bên là tài năng và nhân cách không đủ khả năng để thực hiện.
5) Gạch chéo ô sai
Đời thừa đã
a. Tố cáo gay gắt cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi ước mơ, tước đi ý nghĩa cuộc sống chân chính của con người.
b. Xã hội đầu độc tâm hồn con người, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
c. Là bức tranh trung thực về cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức. Có bế tắc nhưng vẫn vươn lên giữ vững lẽ sống nhân đạo.
d. Nói tới sự đói nghèo, sự ganh ghét đố kị và sa đọa của giới văn nghệ sĩ. Những người bạn văn của Hộ đã là nguyên nhân gây nên đau khổ cho đời anh ta.
6) Đời thừa đã
a. Trình bày nhiều ý kiến tiến bộ và tích cực về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
b. Bộc lộ tính chất hoang tưởng của những quan điểm nghệ thuật mà nhà văn không thể đạt tới.
c. Cố tìm lối thoát bế tắc cuộc đời bằng văn chương nhưng tài năng không đủ để thực hiện giấc mơ đó.
7) Gạch chéo ô sai
Nội dung Đời thừa.
a. Bi kịch về sự nghiệp.
b. Bi kịch về tình thương,
c. Quan điểm sáng tác văn chương tiến bộ.
d. Những chuyện tủn mủn đời thường.
8) Gạch chéo ô sai
Đời thừacó những bi kịch tâm hồn xâu xé Hộ:
a. Bi kịch muốn làm nhà văn nhưng không thể làm nhà văn.
b. Bi kịch muốn làm người cha người chồng tốt nhưng đã chà đạp lên gia đình tàn nhẫn bất công.
c. Bi kịch giữa sống và viết.
d. Bi kịch giữa tư cách nhà văn và tư cách làm người.
e. Bi kịch giữa hưởng thụ vật chất và cuộc sống phải kiếm ăn từng bữa.
9) Đặt tên “Đời thừa” tác giả Nam Cao
a. Nhấn mạnh vai trò cá nhân phải cống hiến sự nghiệp của mình cho sự tiến bộ xã hội. Đây là lí tưởng phấn đấu cho khuynh hướng của chủ nghĩa cộng sản.
b. Phủ nhận con người ích kỉ, vụ lợi nhỏ nhen.
c. Đề cao ý thức làm cha, làm chồng mà không đạt được.
d. Là một trong hai bi kịch: sự nghiệp và tình thương.
10) Nam Cao sử dụng khái niệm cho nhân vật: Đời thừa và người thừa.
a. Đây là một bi kịch.
b. Đây là hai bi kịch xâu xé đời sống bên trong tâm hồn Hộ.
11) Khái niệm người thừa là
a. Nhà văn bị thừa, không có ích viết mà coi như không viết.
b. Là người cha, người chồng phũ phàng với vợ con.
c. Chỉ là con vật, không hơn.
12) Hộ đã cứu sống đời Từ, đã chấp nhận lấy Từ trong hoàn cảnh
a. Cô ta lỡ có thai với Hộ và sắp sinh con.
b. Từ phải nuôi mình, mẹ già mù lòa và đứa con mới sinh trong tình cảnh tuyệt vọng bị một gã Sở khanh lừa gạt.
c. Hộ bị thất bại trong con đường sáng tác, nhờ Từ thuyết phục mà thoát những cơn say, có niềm tin hơn vào thực hiện lí tưởng nhà văn.
13) Tình yêu của Hộ và Từ là
a. Tình yêu say đắm của hai người hiểu nhau, cảm thông những nỗi khổ, chia sẻ những niềm vui với nhau.
b. Là tình thương của một vị thánh. Nó nhuốm màu sắc hi sinh vì kẻ bất hạnh của triết lí tôn giáo.
c. Thứ tình yêu của một ông chủ nuôi chó với con chó mà mình nuôi.
14) Gạch chéo ô sai
Hộ là nhà văn có những khát vọng cao đẹp.
a. Muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự lao động thật sự, bằng sự sáng tạo nghệ thuật để cống biến cho xã hội.
b. “Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã tuổi trẻ say mê lí tưởng. Đối với hắn lúc ấy nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”,
c. “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác”.
d. Tôi mê văn quá nên mới khổ. Ây thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi.
e. Hộ viết là để phấn đấu cho mọi người thấy mình là thiên tài. Cuốn Đường về của Quyền được dịch ra tiếng Anh chỉ là cuốn sách tồi. Hộ phải hơn những bạn văn của mình.
15) Gạch chéo ô sai
“Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên bên trên tất cả các bờ
cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó
làm cho người gần người hơn”.
a. Đây là lời nói của Hộ được phát ngôn trong men say, sau khi phê bình cuốn sách Đường về của bạn mình. Nó là một sự nhận định bồng bột, thiếu nghiêm túc của một người thiếu nhân cách.
b. Tuy có hơi men nhưng đó là ước ao khát vọng mà suốt một đời mình Hộ phấn đấu, lựa chọn cho một tác phẩm như thế.
c. Theo Hộ, muốn đạt tới tác phẩm giá trị như trên thì “cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi”.
16) Nếu cả một đời chỉ viết một quyển thì
a. Không thể có tiền để nuôi sống cá nhân chứ đừng nói là nuôi gia đình.
b. Khinh vật chất để đạt tới cái đích của nhà văn danh tiếng. Hám danh cho nên trở thành kẻ bất thường.
c. Tài năng không nhiều. Hộ tự thấy khả năng của mình chỉ đến đó.
17) Lời phát biểu trên ở câu 15 đã chứng tỏ Hộ quan niệm tiêuchuẩn cao nhất của tác phẩm là
a. Phản ánh những sự thật ở đời.
b. Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả.
c. Có khả năng vượt qua mọi thời gian để tồn tại.
18) Gạch chéo ô sai
Ước mơ và hoài bão lập danh bằng sự nghiệp văn chương của Hộ.
a. Khẳng định vai trò, vị trí cá nhân của mình trước cuộc đời.
b. Sự không bằng lòng một cuộc sống vô nghĩa như nhai cơm nguội mỗi sáng.
c. Suy cho cùng đây là cái chí, cái “nợ tang bồng” của Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu… thời 1930 – 1945, các trí thức Tây học đã lấy sự nghiệp làm văn hóa như là hành động trả nợ non sông.
d. Ở trong thời đại của quan hệ tư bản, quan hệ đồng tiền thì lập danh là một ước mơ hão huyền, bệnh hoạn. Thậm chí chứng tỏ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường…
19) Gạch chéo ô sai
Thực tế, từ khi có một gia đình phải lo, ước mơ sự nghiệp củaHộ bị phá sản. Nguyên nhân:
a. Hộ không có những cảm hứng nghệ thuật lớn mà chỉ là những xúc cảm tầm thường.
b. Hộ hiểu rõ nỗi đau khổ của kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.
c. Hộ không còn khinh đồng tiền như thời độc thân mà cắm cúi viết để có tiền.
d. Ý chí, hành động của Hộ không đủ sức để làm nên một sự nghiệp to lớn. Vì đeo đuổi ảo tưởng không được nên Hộ đã cay đắng nhận ra thất bại.
20) Gạch chéo ô sai
Để kiếm tiền, Hộ không thể viết theo yêu cầu khắt khe của nghệ thuật chân chính.
a. Anh viết theo đơn đặt hàng.
b. Viết báo thường nhật chứ không viết sách.
c. Muốn viết nhiều thì phải nhanh, ẩu.
d. Đó là những lí do ngụy biện. Thực ra có những nhà văn vĩ đại như Banzắc, Đốt cũng viết trong tình thế chủ nhà in đứng canh để lấy từng trang bản thảo đấy thôi.
21) Từ nào mà Hộ tự thấy mình tồi tệ nhất trong các lần Hộ sỉ vả mình
a. Dễ dãi.
b. Cẩu thả.
c. Bất lương.
d. Đê tiện.
22) Nỗi đau của Hộ là:
(1) Đã phát hiện ra cái cơ chế đánh hỏng đời văn của mình: “Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc… Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo… diễn một vài ý thông thường quấy loãng trong một thứ vãn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương”.
(2) Hộ đã mắng mình “sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện”.
(3) Hộ đã đối diện với mình với tư cách độc giả “nghiến răng vò nát sách, mắng mình như một thằng khốn nạn”.
Trong 3 nỗi đau trên, nỗi đau nào lớn nhất.
a. (1)
b. (2)
c. (3)
23) Gạch chéo ô sai
Nỗi đau về sự nghiệp của Hộ.
a. Không được viết văn. Mệt mỏi vì gánh nặng áo cơm.
b. Viết nhiều mà vô vị.
c. Không phải nghệ sĩ mà là thơ văn.
d. Vì áo cơm mà đánh rơi hoài bão cao đẹp.
24) Gạch chéo ô sai .
Hộ than: “Thôi thế là hết. Ta đã hỏng. Ta đã hỏng đứt rồi”.
a. Tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ sắp giã từ cuộc đời về với huyệt mộ.
b. Nỗi đau tư tưởng của người trí thức vì ý thức sâu sắc sống là phải có ý nghĩa, sống là phải cống hiến cho đời.
c. Ý thức về sự tha hóa mà mình không cưỡng nổi.
25) Bi kịch nhà văn của Hộ
a. Tố cáo xã hội thù địch với khát khao của con người, cố sức đánh hỏng cuộc đời con người.
b. Cảnh cáo những kẻ “lực bất tòng tâm”, ưa xây dựng những lâu đài trên bãi cát.
26) Đối với Từ, Hộ là
a. Người tình tuyệt vời với một người tình.
b. Là kẻ bảo hộ, là ân nhân với nạn nhân.
c. Là thứ lí tưởng nhân đạo trừu tượng, văn chương được đưa ra thí nghiệm ở cuộc đời và gặp thất bại.
27) Gạch chéo ô sai.
Trong tác phẩm có rất nhiều nước mắt.
a. Của mẹ Từ, của Từ.
b. Hộ “đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước”.
c. Từ đoán chồng ghen và khóc suốt đêm.
d. Khi gặp các con sau mấy ngày xa, Hộ cảm động đến ứa nước mắt.
e. Nghĩ mình làm cho đời Từ khổ, nước mắt Hộ bật ra như nước trái chanh bị người ta vắt mạnh. Hộ khóc nức nở như không thể ra tiếng khóc
g. Từ hiểu chồng mắt giàn giụa nước.
h. Đứa con bị giằng khóc thét lên.
i. Hộ quỳ xuống nấm mồ mẹ Từ và ôm mặt rưng rức.
28) Gạch chéo ô sai.
Ghi những chi tiết nước mắt ở câu 27.
a. Làm cho tác phẩm trở nên ảm đạm, chứa đầy niềm bi quan với cuộc đời.
b. Thanh lọc con người, mang ý nghĩa đề cao nhân bản.
c. Là phương tiện, là ngôn ngữ của tình người đích thực.
d. Khiến ta không chấp nhận tính cách nhu nhược yếu đuối của một gã đàn ông. Giải thích lí do tại sao Hộ đưa gia đình mình vào tình cảnh địa ngục: không hành động tích cực để cải tạo hoàn cảnh, chỉ lo… khóc.
29) Gạch chéo ô sai.
Một số chi tiết biểu hiện tình thương là bản chất nhân hậu của Hộ.
a. Những khi Từ ốm đau, Hộ lo xanh mắt và thức suốt đêm để trông coi thuốc thang cho vợ.
b. Chỉ xa con mấy ngày, Hộ đã nhớ và lúc về nhà các con chạy ra reo mừng và nắm lấy áo mình, thường thường Hộ cảm động đến ứa nước mắt, hôn hít con vồ vập.
c. Lòng Hộ sáng bừng lên khi nhìn thấy lũ con háu ăn đói khát suốt một tháng mới có bữa ra hồn. Hộ nhìn chúng rón thịt bằng tay, ăn những miếng bánh thật to, miệng phụng phịu và môi bóng nhờn những mỡ.
30) Những nỗi đau đớn của Hộ bị đẩy lên thành bị kịch:
a. Do chính hiện thực của đời mình gây ra.
b. Do sự ăn năn, sám hối vò xé mình gây ra.
31) Khi xác định cho mình lẽ sống tình thương là mục đích Hộ phủ nhận lời của một triết gia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Hộ xác lập cho mình một chân lí mới “Không có tình thương, con người chỉ là quái vật”, “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Vậy mà Hộ vẫn cứ từ bỏ tình thương để giải khuây trong rượu. Lí do:
a. Gặp lại bạn văn chương.
b. Nghe được sự thành đạt của đồng nghiệp.
c. Ghen tị với những nhà văn khác. Họ tài thấp hơn mình mà chất lượng sống cao hơn. Thấy mình không mạnh mẽ, thiếu nam tính.
d. Mặc cảm sống vô ích, thua kém, giữa đường đứt gánh.
32) Gạch ô sai.
Tìm rượu để quên nhưng
a. Uống vào nó tái hiện những lo lắng cơm áo, ì xèo.
b. Tâm hồn không thư thái mà trở nên bứt rứt.
c. Rượu làm cho bản năng ác độc trong con người thức dậy. Hộ biến thành kẻ khủng bố trong nhà mình.
d. Nỗi đau sự nghiệp được đánh thức trong vô thức, không thể kiềm chế được.
33) Gạch ô sai.
Hộ cho rằng vợ con chính là nguồn gốc dẫn đến tình cảnh tồi tệ bế tắc của đời văn của mình. Ý nghĩ này được xác lập trong cơn say. Anh đã
a. Như một Chí Phèo mắt gườm gườm, môi mím chặt quắc mắt nhìn Từ, gõ gõ một ngón tay trỏ vào trán và dọa dẫm.
b. Cả con lẫn mẹ đều đáng chém cho một nhát. Từ chỉ là con nhện ngồi khư khư ôm bọc trứng không chịu làm ra tiền để khổ cho chồng.
c. Rít lên, mắt ngầu ngầu nhìn tận mắt Từ. Hắn trừng trộ leo lên giường ném quần áo, giày dép và phá phách lung tung mới đi ngủ.
d. Đuổi Từ ra khỏi nhà, nhắc quá khứ có con với kẻ khác và đang đeo đuổi một gã đàn ông khác. Hộ mạt sát Từ là một con điếm ở trong nhà. Giằng lấy đứa con trong tay Từ ném vào võng, khiến thằng bé khóc thét lên. Hộ còn gọi con riêng của vợ bắt đứng hầu quạt cho mình ngủ.
34) Hộ xé bỏ hiệp ước tình thương đã kí với bản thân mình
a. Hộ không biết vì say.
b. Khổ nhất là sự ăn năn khi tỉnh.
c. Hộ cho đó là bình thường cho nên những cơn say, những lời thú tội ăn năn đã trở thành thói quen.
35) Hộ say sưa nói về hạnh phúc của nghề văn với Từ. “Khi hắn ngừng nói một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ: – Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?”
Câu nói trên:
a. Từ muốn biết thời gian.
b. Nhắc khéo Hộ là ngày đầu tháng.
c. Cho thấy Từ là luôn cố ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn, luôn giữ nụ cười hiền dịu lúc nghe Hộ nói.
36) Câu chuyện kể về cả một cuộc đời bị thừa nhưng thời gian nghệ thuật thực sự chỉ là
a. Từ buổi chiều hôm trước đến trưa hôm sau.
b. Một tuần.
c. Từ mồng mười đến hết tháng.
37) Hộ đã rón rén, ngồi xổm xuống đất, cố thở thật khẽ để ngắm nghía vợ.
a. Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, có quầng, má hóp lại khiến mặt có cạnh. Bàn tay lủng củng rặt xương, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong xanh lọc. Cái cổ tay móng mảnh.
b. Tấm áo nâu bạc phếch đã sờn, một miếng vá ở vai còn hôi hôi mùi sữa.
c. Mái tóc xõa ra, dày đen thoáng hương lá chanh.
38) Hộ đã quan sát rất kĩ vợ mình ở
a. Gương mặt. Bàn tay.
b. Mái tóc.
c. Thân hình.
39) Gạch ô sai
Bản hòa âm nước mắt cuối tác phẩm.
a. Có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội: Đáng lẽ một gia đình biết hi sinh, biết yêu thương nhau phải được sống hạnh phúc chứ không phải đầy đọa nhau.
b. Ba tiếng khóc xác định con người của Hộ không thừa. Bi kịch tình thương có đường thoát hiểm. Chỉ còn lại đời thừa như một nỗi đau không chữa nổi.
c. Là kết thúc thường gặp trong văn chương hiện thực phê phán 1930 – 1945. Nó cho thấy sự bế tắc của nhân vật Hộ và của Nam Cao.
40) Gạch ô sai
Có thể đoạn kết thúc ở Đời thừa.
a. Buồn nhưng gieo vào lòng người niềm tin. Rằng tình thương chính là tiêu chí để xác định, con người, là căn gốc để con người phấn đấu cho mục đích lí tưởng cao đẹp.
b. Gia đình Hộ đã tự viết một tác phẩm giải Nôben không bằng lời. Ngôn ngữ nó là nước mắt.
c. Một sự ăn năn để rồi lại say rượu và ăn năn.
41) Lời ru của Từ là một bài Phong dao rất nổi tiếng đương thờicủa thi sĩ Tản Đà.
Câu cuối cùng vốn gốc là:
Cho sa hàng lệ đầm đìa tấm thương
Nam Cao sửa lại:
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân.
Câu nào phù hợp với chủ đề tư tưởng của truyện.
a. Câu nguyên bản.
b. Câu đã sửa.
42) Gạch ô sai
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì(Bắc kì, Nam kì) gợi ta nhớ hai câu khác cũng của Tản Đà:
Ai rằng Nam Bắc cách đôi nơi
Cũng một giang sơn, một giống nòi.
a. Lời ru của Từ là sự kết án nhân vật “ai” chính là xã hội phân
li cha con vợ chồng trong một mái ấm gia đình.
b. Có ý nghĩa xã hội.
c. Chỉ là câu hát vu vơ.
43) Ngoài việc coi tư tưởng nhân đạo là yếu tố quyết định, Hộ còn đòi hỏi rất cao đối với sự tìm tòi sáng tạo trong văn chương.
a. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo ta, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
b. “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
c. “Các ông muôn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.
44) Gạch ô sai
Quan điểm văn chương của Nam Cao trong Đời thừa.
a. Tư tưởng nhân đạo.
b. Phải tìm tòi sáng tạo.
c. Đòi hỏi thái độ nghiêm khắc với lao động nghệ thuật, với lương tâm người cầm bút.
d. Viết thật giản dị, dễ hiểu cho công chúng đa số là nhân dân ít học.
ĐÁP ÁN
1.b 2.b 3.a 4.c 5.d 6.a 7.d 8.e 9.d
l0.b 11.b 12.b 13.b 14.e 15.a 16.a 17.b 18.d
19.d 20.d 21.d 22.c 23.a 24.a 25.a 26.b 27.a
28.d 29.c 30.b 31.c 32.c 33.d 34.b 35.b 36.a
37 .a 38.a 39.c 40.c 41.b 42.c 43.a 44.d
Leave a Reply