Phát hiện ra công cụ thu Khí từ Vũ trụ này, mà các môn phái luyện công như Yoga, Thiền, Khí công của Ấn độ, Trung Hoa đã tu luyện cơ thể, từ đó biến họ thành những chân nhân. Chân nhân có những khả năng đặc biệt, như có thể trường sinh bất lão, chữa bệnh bằng khí công cho mọi người….Sau đây là hai môn phái luyện cách tiếp thu cường độ lớn Khí từ Vũ trụ qua sóng Vi ba
a. Khí công – Kung fu Trung Hoa
Khí công – Công phu Trung Hoa xuất xứ ban đầu từ Phật giáo, sau đó tách ra thành môn phái riêng rồi lại đồng nhập với Võ thuật, sau nữa lại tách ra thành môn phái độc lập. Sự vận động của Khí công Công phu có sự xen lẫn giữa những phương pháp chính thống với những phương pháp hành luyện chân truyền Tâm đạo, với những phương thuật bí hiểm, cũng có những môn phái dẫn đến những mục đích tà đạo.
Năm 0528, có vị tổ đời thứ 28 dòng Thiền Thiên Trúc (Ấn Độ) là Bồ đề Đạt ma sang Trung Hoa cổ đại, trú tại Thiếu lâm tự, tại đây ngài tọa thiền Bích diện 9 năm dòng (ngồi tọa thiền hướng về phía tường, dân gian đương thời gọi ngài là ông thầy tu nhìn vách), đã phát kiến ra một phương pháp thư giãn dưỡng thân, đây là bước khởi đầu hình thành nên môn phái Khí công, sau đó nâng dần lên thành Công phu. Trong môn Khí công này, các động tác được sáng chế vận động một cách chậm chạp, nhưng bản thân lại tập trung nội lực mãnh liệt có liên hệ với các thế tấn và cách thứcthở ra hít vào (các động tác này gọi là Dịch cân kinh). Đổ hỗ trợ thêm mà tăng sức lực, còn phối hợp thêm môn Án ma pháp (một dạng massage, xoa bóp theo các huyệt vị trên cơ thể), cùng với các động tác như: lắc đầu, lắc lưỡi, liếm lưỡi, mắt nhìn chòng chọc kèm theo nhắm, mở, liếc, nhấp nháy. Cách thở có 3 cách: bằng mồm, bằng mũi và hít vào bằng mũi, thở ra bằng mồm. Hít vào và thỏ ra có thể phát ra âm thanh xì xèo qua hai bờ môi, hoặc bằng mở rộng cả miệng…. Cách thở đều gắn với một tư thế Công phu Dịch cân kinh. Từ đây môn Khí công Công phu hình thành nên một phương pháp riêng và cho thấy nó có tác dụng tự chữa bệnh cho người tập và cũng bắt đầu gắn với Võ thuật.
Trong một thời gian dài, do ảnh hưởng của tư tưởng triết học Trung Hoa và y lý phương Đông, Khí công Công phu được tiến thêm một bước về chất trong lý thuyết và thực tiễn, nhưng lại chia thành hai dòng: dòng theo Võ thuật và dòng theo Y học.
Dòng theo Võ thuật thiên về tập luyện tạo ra Công phu, kình lực bằng cách đi sâu khai thác khả năng nội sinh tiềm ẩn trong mỗi một con người. Từ đây, tại Trung Hoa cổ đại, xuất hiện hai môn phái Võ thuật: dòng Thiếu lâm Ngoại gia quyền của Bồ đề Đạt ma và dòng Thái cực Nội gia quyền Võ Đang của Trương Tam Phong. Bên cạnh đó còn xuất hiện môn phái Nga Mi của những người thoắt xuất hiện thoắt biến mất như tàng hình, đã để lại nhiều truyền thuyết bí hiểm về họ cho đến hôm nay về Công phu kỳ dị xen lẫn với Ma thuật bí hiểm. Rồi từ 3 dòng phái Khí công Công phu này lại xuất hiện thành nhiều môn phái khác trên đất Trung Hoa cổ đại.
Dòng Khí công theo y học chỉ thiên về nâng cao thể lực tự chữa bệnh và chữa bệnh cho người khác, luyện tập dưỡng sinh và trường sinh bất lão. Khí công Công phu Trung Hoa cổ đại phát triển rực rổ và cuối đời Đường đến đời Thanh Trung Hoa cổ đại. Ngày nay, Khí công Công phu truyền bá sang nhiều nước trên thế giới, nhưng ít gắn với võ thuật, mà dưỡng sinh và y học là chính.
Để luyện Khí công Công phu, người luyện cần tuân thủ các điều kiện như sau:
– Chọn không gian và thời gian ngồi thiền. Không gian có đặc tính sau: yên tĩnh, trong sạch để mũi dễ bế; có khí Thiên (trời) tính Thủy (trong ngũ hành) trầm xuống, khí Địa vượng Hỏa thăng lên để khi Tiên thiên và Hậu thiên của cơ thể với vũ trụ giao hòa thăng giáng nhịp nhàng. Không gian nơi tọa thiền còn cần thể hiện tính Âm dương và Ngũ hành rõ nét. Đây chính là điều giảithích tại sao người luyện công thường chọn nơi núi cao, vì nơi đó không khí trong sạch, âm thanh vắng lặng, khí Trời trầm xuống, khí Đất vượng lên, đây là điều kiện để cơ thể người luyện khí huyết lưu thông, Tâm dễ định. Các vùng như cao nguyên Tây tạng, Hy mã lạp sơn, núi Võ Đang, núi Nga Mi… là nơi được người luyện Khí công Công phu xưa ưa chọn.
– Chọn thời gian: khimới vào luyện Khí công, chọn vào giờ Dần (từ 3h đến 5h sáng), sau đó là giờ Thìn (từ 7h đến 9h sáng), vì lúc này dễ phát động khí từ huyệt đan điền; tiếp theo là giờ Tý (từ 11h khuya đến 1h sáng), vì lúc này Âm khí chuyển thành Dương khí, nên có sự giao hòa giữa nội khí của cơ thể với ngoại khí dễ dàng.
– Về tuổi tác:khác với tọa thiền trong Phật giáo, nếu đã đến tuổi có một trình độ nhận thức nhất định có thể vào thiền nhập định; tuổi luyện Khí công Công phu qua thiền phải từ 20 tuổi trở lên mới an toàn, nhưng phải từ từ, thận trọng đi những bước ban đầu; đến 30 tuổi thì luyện tập phần cơ bản; 40 tuổi thiên về nhu, đến 50 tuổi hạn chế cương động và thiên về nhu, chủ yếu đi vào bí thuật; đến 60 tuổi thì giữ thân, bền lòng thì mới đắc một cách cao siêu.
– Về tư thế: ngồi tĩnh tọa thiền theo thế Kiết già và Bán kiết già là tốt nhất. Các bậc cổ đức cho rằng, thế Kiết già lưng phải thẳng, bụng phải lỏng sẽ làm thông mạch Nhâm và mạch Đốc, cơ thể lúc này như một cái khóa an toàn, nếu khi khí trong cơ thể bị dao động hoặc đến bất chợt chưa kịp điều chỉnh sẽ tránh được những hậu quả xảy ra như: bị ngã, loạn khí….Mặt khác, khi vào thế Kiết già thì Tâm dễ định, ngũ quan (tai, mắt, mũi, lưỡi…) dễ bế, Âm Dương giữa nội giới và ngoại giới dễ thông, huyệt Đan điền dễ phát khí lực, thế chủ động của người luyện dễ đạt được…Tóm lại khi vào Thiền (trong Khí công Công phu gọi là tĩnh tọa hay luyện công) cần có những điểm chính sau đây:
* Mắt nhắm để định thần.
* Tư tưởng tập trung theo ý song trùng với nhịp thỏ.
* Lưng thẳng cho mạch Đốc thông.
* Bụng lỏng cho mạch Nhâm thông.
* Cơ bắp giữ sao cho thư giãn cho 12 kinh (hệ kinh lạc có trong mỗi người) thông nhau.
* Miệng ngậm để giữ khí.
* Lưỡi đề trên vòm miệng trên để thông Nhâm Đốc.
* Hướng ngồi theo trục Bắc Nam của Trái đất.
Sau khi có những điều kiện trên, hành giả tập trung tinh thần điều khí trầm xuống đan điền (ở bụng gần rốn) để tạo ra khí đan điền, sau đó chuyển khí này ra sau lưng, từ đây khí đan điền được chuyển theo Mạch Đốc rồi đi khắp cơ thể, sau đó lại thông với mạch Nhâm. Người nào thông được mạch Nhâm – Đốc coi như đã thực hiện được bước ban đầu luyện khí công.
Trong Tọa công (tĩnh tọa, thiền) cũng đặt cơ sở hướng thực hiện là Tâm Pháp mà bất cứ ai hành luyện phải thấu hiểu nội dung đích thực của nó để điều chỉnh quá trình tâm sinh lý đặc biệt sẽ diễn ra trong cơ thể. Pháp và Tâm pháp tuy là hai song trong quá trình tĩnh tọa luyện công lại đồng nhập với nhau. Pháp là phương pháp có tính quá trình nhằm đi đến biến đổi trạng thái sinh học trong cơ thể từ đó có được sức mạnh siêu nhiên, đó là Công phu. Trên cơ sở của Pháp, người hành luyện điều chỉnh cái “Thức” (ý) của bản thân mình theo tiến trình: từ Ý (ý chí) đến hình thành Khí và từ Khí đến Thức rồi đến Vô thức, qua đó mà làm chủ cơ thể để đạt được những tiềm năng sức mạnh sẵn có trong cơ thể, làm chủ nội công có được qua hành luyện, đây chính là Tâm pháp. Để thực thi Tâm pháp, khi tọa công, hành giả cũng: niệm kinh, tập trung quán tưởng (theo 2 cách: tập trung quán tưởng vào ấn đường, nơi giao nhau giữa hai chân lông mày; tập trung quán tưởng theo vòng vận khí Nhâm và Đốc), tập đếm và suy nghĩ nhanh, niệm tưởng…
Như vậy, thiền của Khí công Công phu là: từ Thức (Thần) đến Vô thức, qua đó sinh ra Khí rồi từ Khí sinh Lực và phát huy mọi sức mạnh tự nhiên tiềm ẩn trong cơ thể hành giả. Thiền Khí công Công phu không nhằm đến giải thoát cá nhân khỏi vòng sinh diệt, mà nhằm mục đích dưỡng thân và tạo ra sức mạnh phi thường từ nơi hành giả.
b. Thiền định theo cách Yoga (Du già)
Yoga là một môn phái xuất xứ từ Ấn độ cổ xưa, dịch ra tiếng Hán là Du già, có nghĩa là tự kiềm chế thân và tâm theo một kỷ luật đặc biệt sao cho Thân và Tâm đồng thể với trời đất. Khi hành giả ngồi thiền đến mức Thân Tâm và Vũ trụ đồng nhất thể, lúc đó họ có những khả năng đặc biệt và siêu phàm mà lúc thường không có. Yoga dùng bí quyết điều hành hệ luân xa mà ai cũng có trong cơ thể, khi hệ này vận động được theo một chu trình riêng theo thê tọa thiền nhập định, sẽ hấp thụ được quyền năng của Vũ trụ và sẽ làm cho Tâm sinh lực đặc biệt mà phát sinh những quyền năng siêu phàm. Khi tọa thiền, hành giả Yogaphát động luồng chân khí Prana (luồng Khí từ Vũ trụ qua sóng Vi ba đồng nhập vào người luyện thiền) bằng cách hết sức tập trung tinh thần quán tương vào từng luân xa trong 9 luân xa trong cơ thể, để đánh thức các chức năng và sức mạnh kỳ lạ của chúng. Đạt được sự xuất hiện và điều hành được sự vận động của Prana, hành giả có sức mạnh siêu phàm, như ngồi lâu được ở dưới mặt nước, nhịn ăn hàng tháng hàng năm, nhìn thấy sự việc cách xa hàng ngàn cây số, ăn và uống được thủy tinh và axit, nuốt đượcthan hồng đỏ rực,…
Khi ngồi thiền, hành giả luyện Yoga hết sức tập trung tinh thần khai mở các luân xa của Hệ luân xa (Chakras) trong cơ thể để phát động luồng chân khí Prana hay còn gọi là luồng Hỏa xà Kundalini theo thứ tự từ dưới (luân xa 1: Muladhara) lên dần các luân xa phía trên cơ thể tới luân xa thứ 9 (Malhadhara). về bản chất, luồng Hỏa xà chính là dòng Vi ba mang Khí từ Vũ trụ vào con người. Sau đây là từng luân xa cần khai mở khi ngồi thiền của phái Yoga:
Luân xa 1: Muladhra: có tượng hình là bông hoa sen 4 cánh ở tại xương cùng (dưới chóp cột sống). Khi hành luyện, hành giả phải mở luân xa này đầu tiên, vì mở được luân xa này thì mới mở tiếp được các luân xa khác để đưa luồng hỏa xà đi lên. Luân xa này không có khả năng cụ thể nào, nhưng nó là cái cổng vào để khai thác quyền năng từ các luân xa khác. Khi mở được luân xa này, hành giả tiếp mở luân xa thứ hai.
Luân xa 2: Svadischtana: có tượng hình hoa sen 6 cánh ở tại bộ phận sinh dục. Nếu luân xa này khai mở được, thì hành giả có thể tự thấy phách của mình, di chuyển được nhẹ nhàng và mau lẹ, như phép khinh công của Khí công Công phu Trung Hoa. Mở được luân xa thứ 2, hành giả tiếp tục mở luân xa thứ 3.
Luân xa 3: Manipuri: tượng hình hoa sen 10 cánh ở vị trí rốn. Nếu luân xa này khai mở được thì hành giả có thể thấy biết được tiền kiếp của mình của người, biết quá khứ tương lai của mình của người khác. Sau khi mở xong luân xa này, hành giả mở tiếp luân xa thứ 4.
Luân xa 4: Anahata: tượng hình hoa sen 12 cánh ở vị trí tim trong cơ thể. Nếu luân xa này khai mở được thì hành giả đạt được phép Tha tâm thông, nghĩa là hiểu được tâm tưởng, ý nghĩ của người khác, biết trước được hành động của họ trong tương lai. Sau khi mở xong luân xa này, hành giả khai mở luân xa thứ 5.
Luân xa thứ 5: Vischada: tượng hình hoa sen 16 cánh có vị trí tại yết hầu. Khi hành giả khai mở được luân xa này, họ sẽ đạt được khả năng gọi là Thiên nhĩ thông, tức là nghe được những âm thanh xa hàng vạn dặm cho dù rất nhỏ.
Luân xa thứ 6: Sahasrara: tượng hình hoa sen 1000 cánh vị trí trên đỉnh đầu. Nếu hành giả khai mở được luân xa này sẽ có khả năng gọi là Tận lậu thông, đó là họ có trí tuệ sáng suốt vô cùng, hiểu biết được mọi huyền bí của vũ trụ mà người thường không thể; ngoài ra họ còn biết được những chuyện trong quá khứ và tương lai ở tầm vĩ mô như Vũ trụ.
Luân xa thứ 7: Ajana: tượng hình hình hoa sen có 2 cánh vị trí ở giữa 2 lông mày. Khi hành giả khai mở được luân xa này sẽ có khả năng gọi là Thiên nhãn thông, nghĩa là có khả năng nhìn xa nhìn rõ xa hàng vạn dặm, thấy được những vật dù nhỏ đến đâu như nguyên tử, hạt và phản hạt.
Luân xa thứ 8: Svadhishana: tượng hình hoa sen 40 cánh, vị trí ở tại lá lách. Khi hành giả khai mở được luân xa này sẽ có khả năng như tàng hình, thân thể vật chất của họ có thể điều khiển cho tan biến hay tụ lại tùy theo ý của bản thân.
Luân xa thứ 9: Malhadhara: tượng hình hoa sen 100 cánh ở tại xương hông, nếu hành giả khai mở được luân xa này thì thể phách của họ trở nên kiên cường, trường sinh bất tận, vô bệnh tật.
Những người ngồi thiền quán tưởng thường chỉ mở 7 luân xa trong một chu trình, nếu cùng một lúc vận hành cả 9 luân xa thì sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Những ai lúc ban đầu hành luyện Yoga khai mở luân xa qua thiền quán, phải có bậc chân sư khai mở hộ cho mình luân xa đầu tiên, còn tự mình không thể khai mở được, sau đó những lần vào thiền tiếp theo thì mới tự mình khai mở được.
Việc khai mở luân xa bằng thiền định của phái Yoga là có thật từ xưa tới nay. Ngày nay Yoga được phổ biến rộng sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Phần lớn họ luyện tập với mục đích dưỡng sinh, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và thể lực. Một số trong họ luyện để trở thành những người phi thường.
Leave a Reply