Núi và sông, nếu tạo ra cái thế mà Phong thủy gọi là “Sơn hoàn thủy bão” (nơi có núi chạy vòng, sông uốn cong ôm lấy nơi ở) tất cho cư dân nơi đó sinh sống bình an và phát triển mạnh. Như vậy, núi và sông nước chính là loại ăng ten tự nhiên tiếp nhận mạnh mẽ sóng Vi ba mà đem đến Sinh Khí cho con người.
Tranh Phong thủy cổ về địa thế Sơn hoàn Thủy bão, núi non sông nước bao bọc điển hình cho vùng đất cát
Tại Trung Quốc, các nhà Phong thủy phát hiện ra rằng, nơi ở xưa kia lúc thiếu thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đằng sau có đồi hình vuông, đằng trước có hồ nhân tạo, hình của ngôi nhà có hình sơn hoàn, đó là nơi ở có môi trường Khí tốt theo cách sơn hoàn thủy bão.
Nơi sinh ra và nơi ở lúc thiếu thời của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tốn Trung Sơn là thôn Thủy Hanh, huyện Trung Sơn tỉnh Quảng Đông lại là nơi đất quý về Phong thủy sơn hoàn thủy bão. Nơi đây, núi là những rặng núi xanh có cây cối rậm rạp xum xuê, thủy chính là dòng sông Châu chảy vào cửa biển, nên sinh sống ở đây cảm thụ trường Khí Vũ trụ rất lớn. Chính vì vậy, ở đây đã thai nghén một bậc vĩ nhân là ngài, đã lật đổ nền thống trị phong kiến mấy ngàn năm của Trung Quốc, lập nên một nước Trung Quốc mới.
Như vậy, thế đất và hình dáng một ngôi nhà và chất liệu xây dựng nên chúng, cấu trúc ngôi nhà, vị trí cửa chính, nơi đặt bếp…chính là ăng ten thu Khí từ sóng Vi ba của vũ trụ.
Nhận định theo khía cạnh trên, người ta lấy ví dụ về bán đảo Hồng Kông, một đảo đá, đất chiếm diện tích không nhiều và kém, nhưng hàng bao thập kỷ qua từ thế kỷ 20 đến những thập niên đầu của thế kỷ 21, nơi đây vẫn là nơi phát vượng về đời sông kinh tế xã hội. Lý giải điều này, thế núi và thế nước biển bao bọc, đã tiếp thụ có hiệu quả sóng Vi ba mà từ đó Sinh Khí trực chiếu xuống dân cư nơi đây mạnh mẽ.
Nhìn chung, những nơi có độ cao đáng kể trên Trái đất là những nơi tiếp thụ sóng Vi ba mạnh nhất, cũng có nghĩa là cư dân sống ở những nơi đó tiếp thụ một lượng Sinh Khí mạnh mẽ có lợi cho phát triển trí tuệ, đời sống và kinh tế xã hội. Người Trung Quốc xưa qua thực tế và trải nghiệm thấy rằng, những nơi nào tạo lập được “đỉnh văn bút”, tức là một cây tháp được xây dựng trên núi cao gọi là “tháp bút”, thì nơi ấy khi còn chế độ khoa cử chọn nhân tài, khóa thi nào cũng có nhiều ngươi đỗ đạt. Cũng vùng ấy, có khóa thi không có người đỗ đạt, tìm nguyên nhân thì ra ngọn tháp bút đã đổ sập. Thế là người ta lại góp tiền dựng lại ngọn tháp bút, kết quả năm sau lại xuất hiện nhân tài, người đi thi lại đỗ đạt. Thời hiện đại, cũng tại Trung Quốc, người ta khi làm nhà theo cái lý này, nhà nào khi xây sau cũng muốn xây cao hơn nhà trước, cho dù cao hơn nửa viên gạch !. Nếu như nhà nào xây trước ở vị thế thấp hơn, họ cũng “tăng độ cao” bằng cách lắp một cột ăng ten để bù lại, cho dù cột ăng ten kia có sử dụng hay không. Làm như vậy, họ có kỳ vọng tiếp thụ tốt hơn trường Khí từ Vũ trụ, tức là sóng Vi ba.
Cái gọi là tháp bút, không chỉ là những ngọn núi có đỉnh nhọn, mà là cái tháp đặt trên núi. Bản thân những cái tháp đó dù ở dạng nào, dùng với mục đích gì, như cột ăng ten của viễn thông hiện nay,bản thân chúng có đầy đủ tác dụng như ăng ten hình chảo thu sóng Vi ba, từ đó mang nhiều Sinh Khí cho con người sống và phát triển. Về điều này, lý giải tại sao xưa, người tu đạo lại đến vùng núi cao. Tại Trung Quốc nay, người ta đã nghiên cứu, thử nghiệm thấy trên chùa Thiếu Lâm, động Đạt Ma (nơi cách nay hơn 1500 năm, thiền sư Bồ Đề Đạt Ma lần đầu tiên đến Trung Hoa cổ đại tu luyện); trên đỉnh Lao Sơn tỉnh Hà Nam “Động Trương Tam Phong” của phái Võ Đang lừng lẫy một thời, độ cảm Khí từ sóng Vi ba rất mạnh.
Nhiều nước trên thế giới, như châu Âu, nước Mỹ, người ta xây dựng nhiều nhà cao tầng chọc trời có đỉnh nhọn, phải chăng trong đó cũng có hàm ý để thu có hiệu quả sóng Vi ba, thu Sinh Khí. Mà quả thật, nước Mỹ là nước có nhiều nhà chọc trời sớm nhất trên Thế giới, mà cũng là cường quốc Khoa học – Công nghệ và Kinh tế hàng đầu Thế giới xưa và cho đến hôm nay.
Leave a Reply