Phân tích hình tượng sông Đà.
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tác phẩm Người lái đò sông Đà.
BÀI LÀM
A – MỞ BÀI
Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một người viết trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống: những nét độc đáo ấy thể hiện trong nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể và trở thành một hệ thống. Tuy vậy, phong cách không phải là một cái gì bất biến mà khi có nó sự chuyển biến trong thế giới quan thì những yếu tố cơ bản của phong cách vẫn được giữ vững, vẫn ổn định nhưng những yếu tố nhạy cảm có thể thay đổi. Ở Nguyễn Tuân những trang viết của ông sau Cách mạng tháng Tám đã cho thấy cả sự ổn định và biến đổi phong cách. Ông vẫn có cảm hứng với những gì phi thường, vẫn nhìn con người ở phương diện nghệ sĩ, vẫn miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức, vẫn điêu luyện trong thể tùy bút và ngôn ngữ, nhưng có điều là lòng yêu nước và tính nhân dân được phát huy cao hơn, mạnh mẽ hơn; do đó cái đẹp, sự tài hoa không còn giới hạn trong phạm vi chật hẹp nhưtrước mà đã mởrộng, đi sâu vào mọi tầng lớp nhân dân, trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đất nước. Tất cả những điều đó được biểu hiện sinh động qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà.
B. THÂN BÀI
1) Có cảm hứng đặc biệt với những gì phi thường(hình tượng sông Đà: cảm nhận chung; tính chất hung bạo; tính chất trữ tình).
1.1. Cảm nhận chung: Bài tùy bút có hai mặt chính được miêu tả trong mối quan hệ đối lập, vừa hòa hợp, đó là người lái đò và sông Đà. Không phải ngẫu nhiên sông Đà trở thành đối tượng miêu tả của Nguyễn Tuân, ông chú ý tới nó bởi những nét phi thường dễ gây cảm giác mãnh liệt, bởi nó là thử thách mà con người cần phải vượt qua, đồng thời nó cũng là môi trường sống, là người bạn đồng hành thân thiết của con người, đúng như Nguyễn Tuân đã viết đây là “con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình”. Khi hung bạo sông Đà giống như “kẻ thù số một” của con người, lúc trữ tình nó lại gắn bó thân thiết với con người như một “cố nhân”. Nhìn chung sông Đà chính là hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên, đất nước Việt Nam vừa dữ dội, khắc nghiệt vừa hùng vĩ, đẹp đẽ, đầy chất thơ.
1.2. Tính cách hung bạo của sông Đà: Biểu hiện ngay qua cái vẻ ngoài đầy sức mạnh hoang dại. Đó là những khúc sông hẹp và dốc chảy xiết giữa hai bờ đá dựng đứng vách thành, “mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” sông Đà chứa đựng sức mạnh của sự hiểm trở.
Đó là những cái xoáy nước giống như những cái giếng sâu đầy nguy hiểm thật ghê sợ nếu như bị những cái giếng hút lấy lôi tuột xuống. Đặc biệt, sông Đà có những đoạn toàn thác ghềnh hiểm trở, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” lúc ấy sông Đà giống như một loài thủy quái khổng lồ, nham hiểm và hung ác. Cảnh thác ghềnh được Nguyễn Tuân miêu tả từ xa đến gần bằng cả âm thanh và hình ảnh: Khi còn xa đã nghe thấy tiếng nước “réo gầm, lại réo to mãi lên”, lúc đến gần “nó rống lên như một ngàn con trâu mộng”, “nhiều bề gỗ rừng đi nghênhngang vô ý là bị sóng nước phối hợp với đá như bày thạch trận trên sông, lúc ẩn nấp, lúc mai phục, lúc đánh bất ngờ theo kiểu du kích, khi quay vòng đánh quật trở lại, khi xông xáo liều mạng đánh tới tấp, tứ phía”. Những cảnh tượng dữ dội đó chính là môi trường thích hợp cho người lái đò hát khúc anh hùng ca trên sông nước.
1.3. Tính cách trữ tình của sông Đà: Tính cách trữ tình của sông Đà lại gợi nhiều cảm hứng thẩm mĩ của người nghệ sĩ trong cái nhìn toàn cảnh khi Nguyễn Tuân cùng với đoàn khảo sát địa chất “đi tàu bay trên bầu trời sông Đà”, thấy “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mầy trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai”. Tác giả đã tả thực những màu sắc thay đổi của sông Đà qua “làn mây mùa xuân” để thấy nước sông Đà “dòng xanh ngọc bích”, lại qua đám mây mùa thu để thấy nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ”.
Tác giả còn gợi nhiều chất thơ của sông Đà: có chất thơ hồn nhiên mơ mộng “như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”, có chất thơ cổ điển của Lí Bạch “yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (Giữa tháng ba, mùa hoa khói, xuôi về Dương Châu), có chất thơ trữ tình, rất hiện đại của Tản Đà “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh, Bao nhiêu cảnh, bấy nhiêu tình”. Đẹp nhất là cảnh dòng sông như chảy về từ đời Lí Trần “cũng lặng tới đến thế mà thôi… tịch không một bóng người… một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm”.
Người cảm nhận được những chi tiết rất nhỏ bé mà nên thơ như thế không thểkhông phải là một người nghệ sĩ có tâm hồn yêu mến và gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước.
2. Nhìn con người ở phương diện tài hoa – nghệ sĩ (Hình tượng người nghệsĩ): Kháiniệm tài hoa — nghệ sĩ, cảnh vượt thác của ông lái đò, ý nghĩa.
2.1. Trong khi hướng ngòi bút tới những gì phi thường, Nguyễn Tuân đặc biệt phú ý tới những người lao động mang dáng vẻ tài hoa – nghệ sĩ. Có điều khái niệm tài hoa nghệ sĩ ở Nguyễn Tuân được hiểu theo nghĩa rộng. Nó không chỉ có ở những người làm nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, diễn viên… mà còn có ở những người làm nghề chẳng dính dáng gì đến nghệ thuật, thậm chí chỉ là những người uống trà, ăn phở, giã giò… Tất cả đều đạt tới trình độ điêu luyện do thế giới quan: Nguyễn Tuân miêu tả một người lái đò nghệ sĩ “một tay lái tài hoa” bởi vì với người lái đò, đưa con đò vượt dòng sông đầy thác ghềnh là cả một nghệ thuật cao cường và tài hoa. “Nghệ thuật” ở đây,theo tác giả, là người lái đò đã nắm vững các quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà khi đã làm chủ qui luật đó thì người ta có quyền tựdo ngang dọc trên dòng sông.
2.2. Bằng vốn sống thực tế và tưởng tượng phong phú Nguyễn Tuân đã miêu tả ông lái đò vượt thác giống như một viên tướng ngày xưa lao vào “trận đồ bát quái đãbày sẵn với rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm những trùng vi”. Ở từng “trùng vi” ông lái đò đều có cách ứng phó thích hợp bởi vì ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá… đã nắm vững qui luật phục kích của “lũ đá nơi ải nước hiểm trở”.
Ở vòng vây thứ nhất con thuyền và sóng nước giằng co dữ dội, ông lái đò “hai tay giữ mái chèo khi bị hất lên khỏi sóng trận địa, phóng thăng vào mình”. Ông không chỉ là một người chèo đò dũng cảm mà còn làmột người chỉ huy sáng suốt “trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy gọn ngắn, tỉnh táo của người cầm lái”.
Ở trùng vây thứ hai, cả con thác là bãi đá ngầm, chỉ duy nhất phía trái dòng sông có thể vượt qua, ông lái đò nhanh nhạy nhận rõ“luồng sinh, luồng tử”cứ bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh”.
Ở vòng vây thứ ba, “bên phải, bên trải đều là luồng chết”, ông lái đòdũng cảm chớp lấy thời cơ, “cứ phóng thẳng thuyền chọc thủng ở giữa”. Khi vượt qua con thác dữ, ông lái đò lại trở về cuộc sống hàng ngày, “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ” và tiếp đó là những giờ phút ung dung bên sông nước thanh bình.
2.3. Qua hình tượng người lái đò sông Đà dường như Nguyễn Tuân muốn khẳng định người anh hùng đâu chỉ xuất hiện nơi duy nhất là chiến trường mà có khi ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Sự mưu trí, dũng cảm, tài ba không cần phải tìm ở đâu xa mà ngay ở những người lao động bình thường, vô danh đang có mặt trên mọi miền đất nước. Như vậy, trong việc nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã có cách nhìn mang tính nhân dân cao hơn so với những trang viết của ông trước Cách mạng tháng Tám.
3. Miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức khác nhau – các tri thức văn hóa, nghệ thuật, khoa học, cơ sở vốn sống phong phú.
3.1. Trong khi quan sát hiện thực, xây dựng hình tượng Nguyễn Tuân không chỉ xây dựng tri thức của nghệ thuật văn chương mà còn sử dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật và khoa học khác nhau.
Có thể thấy trong bài tùy bút này những am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình: đó là kĩ thuật điện ảnh khi miêu tả những cái xoáy nước bằng con mắt của người quay phim “từ đáy cái hút nhìn ngược lên… thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối nước dày”, đó là tính chất hội họa, khi miêu tả thác ghềnh trên sông Đà “ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa”, đó là ý nghĩa kiến trúc “của chiếc thuyền then vút đuôi én trên sông”. Có những trang viết cung cấp nhiều kiến thức về địa lí và lịch sử (đoạn kể về nguồn gốc và tính tình của sông Đà, đoạn kể chuyện người xưa gắn bó với sông Đà, kể chuyện một viên tướng triều Nguyễn là Nguyễn Quang Bích đã nổi dậy khởi nghĩa).
Lại có những đoạn văn phảng phất nghệ thuật quân sự: “Thuyền đổi phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại”, có đoạn văn gợi tới động tác võ thuật: “Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát náchmà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”…
3.2. Đáng chú ý là những tri thức ấy tuy được trình bày từ tưởng tượng phong phú nhưng vẫn có cơ sở vững chắc ở vốn sống thực tế, nghĩa là đều dựa trên sự thật đã quan sát kĩ lưỡng và chính xác. Nhìn chung, với sự am hiểu và tài hoa của mình Nguyễn Tuân đã mang đến cho những trang viết này một sức hấp dẫn, một khái niệm gây ấn tượng sâu sắc đối với cảm nghĩ của người đọc.
4. Nghệ thuật điêu luyện trong việc dùng thế tùy bút (tự do, miêu tả đời sống, biểu tâm tình) và ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu)
4.2. Nói tới Nguyễn Tuân là người ta nhớ đến danh hiệu “vua tùybút”. Ở tác phẩm này Nguyễn Tuân đã phát huy cao độ thế mạnh của tùy bút là tính chất vô cùng tự do trong miêu tả đời sống khách quan và trong việc biểu hiện tâm tư con người.
Có thể thấy ở đây những cảnh tượng của đời sống được liên tục thay đổi: nhà văn đang tả cảnh vượt thác của ông lái đò bỗng chuyển sang cách nhìn cùng với đoàn khảo sát địa chất đi tản trên bầu trời sông Đà và tiếp đó là cảnh những cánh rừng ven dòng sông.
Đồng thời cái “tôi” chủ quan của người viết cũng tha hồ tưởng tượng, cảm xúc, suy nghĩ, bình luận: đang tưởng tượng cảnh người quay phim “cho cả thuyền cả mình, cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà” chuyển ngang sang cảm nghĩ“cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên”và tiếp đó là lời bình luận có lúc “Sông Đà như một kẻ thù số một”…
4.2. Nguyễn Tuân còn được chú ý tới như một bậc thầy về ngôn ngữ“ có một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Có những danh hiệu ấy vì Nguyễn Tuân sử dụng từ ngữ rất chính xác và sáng tạo, nhà văn lại hay dùng những biện pháp tu từ như so sánh, liên tưởng, nhân hóa… để làm cho ý miêu tả trở nên sinh động hơn: “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh”, “một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó”. Đặc biệt Nguyễn Tuân thường sử dụng những câu văn dài, thích hợp với đối tượng miêu, tả, với diễn biến tâm trạng chẳng hạn dùng một câu văn dài không có dấu phẩy để tả sông Đà trong cái nhìn từ trên cao xuống: “Không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dữ vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.
C. KẾT BÀI
Qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà, mỗi người đọc đều cảm nhận sâu sắc thiên nhiên đất nước ta thật dữ dội khắc nghiệt nhưng cũng thật hùng vĩ, đẹp đẽ, thơ mộng, dân tộc Việt Nam thật vất vả nhưng giàu mưu trí, dũng cảm, tài ba đã vượt lên biết bao khó khăn thử thách để tồn tại và chiến thắng, hướng tới cuộc đời ngày một tốt đẹp hơn. Giá trị tư tưởng đó đã được khẳng định một phần quan trọng là nhờ nét độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân.
Nêu cảm nhận về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tác; truyện ngắn “Chữ người tử tù”và tùybút “Người lái đò sông Đà”
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân, một tác giả được nhận định: “một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn”. Nghĩ đến Nguyễn Tuân, người ta thường nói đến một nghệ sĩ tài hoa, có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân còn là một nhà văn có tấm lòng tha thiết với đất nước, với tiếng Việt, với cuộc sống, với cái đẹp và cái thật.
– Giới thiệu truyện ngắn Chữngười tử tù và tùy bút Người lái đò sông Đà.
Chữ người tử tù in trong tập truyện Vang bóng một thời xuất bản 1940, là một truyện có giá trị nổi bật viết về ông Huấn Cao – một khách tài hoa nghệ sĩ đồng thời là một trang anh hùng nghĩa sĩ, tuy chí lớn không thành vẫn ung dung, bất khuất. Người lái đò sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân in lần đầu năm 1960. miêu tả một cách sắc sảo cảnh thác đá sông Đà và tài nghệ tuyệt vời của ông lái đò khi lao thuyền vượt thác.
Cả hai kiệt tác trên đã thể hiện được cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân ở hai chặng dường sáng tạo trước và sau 1945.
II. THÂN BÀI
A. VỀ CÁI TÀI VÀ CÁI TÂM CỦA NHÀ NGHỆ SĨ LỚN NGUYỄN TUÂN
1.Tài trong tài năng, tài hoa thể hiện sự hiểu biết sâu rộng uyên tác, sự khám phá thiên nhiên, khám phá tâm hồn con người, sự tạo dựng những hình tượng mãnh liệt gây ấn tượng, sử dụng ngôn ngữ phong phú giàu tính tạo hình…
– Tâm là tấm lòng, sự hướng thiện, sự rung cảm chân thành đối với con người, cuộc sống, đất nước.
2. ỞNguyễn Tuân cả tâm và tài đều ở độ chín muồi, thăng hoa.
B. CẢM NHẬN VỀ CÁI TÀI VÀ CÁI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”
1. Cái tài của Nguyễn Tuân ở đây là sáng tạo được một nhân cách kiêu dũng, bất khuất ở vị thế một người tử tù trong một truyện ngắn trang nghiêm, cổ kính.
– Tư thế ông Huấn Cao: thản nhiên nhận rượu và ăn thịt mặc dù ông là kẻ tử tù sắp đến ngày vào Kinh để chịu hành quyết.
– Câu nói của ông Huấn Cao với quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi, đừng đặt chân vào đây”.
Tuy nhiên, cái tài của Nguyễn Tuân trong việc sáng tạo nhân vật kiêu dũng này còn ở chỗ phát hiện được sự tiếc hối của ôngkhi ông biết được nỗi lòng viên quản ngục: “… Thiếu chút nữa,, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
– Cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong cái đêm cuối cùng ở nhà lao là một đoạn “tuyệt bút”, thể hiện tài năng tuyệt vời của ngòi bút Nguyễn Tuân. Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vừa trang trọng, cổ kính, vừa dữ dội, làm nổi rõ nhân cách cao đẹp và tàí năng của Huấn Cao cùng “thiên lương” của quản ngục giữa cảnh ngục tù u ám, tối tăm:
“Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện dun chữ. Ởđây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.
2. Cái tâm của Nguyễn Tuân ở truyện ngắn “Chữ người tử tù”
– Việc phát hiện, xây dựng hai nhân cách cao đẹp là ông Huấn Cao và viên quản ngục thể hiện rõ tấm lòng yêu tin trân trọng của nhà văn đối với con người, đối với cuộc sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
– Toàn bộ truyện ngắn toát lên lòng nhân hậu, sự hướng thiện, hướng mĩ, nói lên tư tưởng tiến bộ, nhân văn của tác giả ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
C. CẢM NHẬN CÁI TÀI VÀ CÁI TÂM CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐO SÔNG ĐÀ”
1. Cái tài của Nguyễn Tuân ở tùy hút “Người lái đò sông Đà” là tác giả đã dựng lên một cách sống động được một thạch trận sông Đà và một con người, ông lái đò, nghệ sĩ vượt thạch trận đó.
– Thạch trận trên sông Đà: Hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Nhưng hình như Sông Đàđã giao việc cho mỗi hòn, mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.
– Ông lái đò – nghệ sĩ vượt thạch trận: Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới (…). Ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình (…). Không một chút nghỉ tay nghỉmắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật (…). Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ.
– Cái tài của Nguyễn Tuân ở đây còn thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ, tạo dựng hình tượng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sống nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đồvật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanhla não bạt.
2. Cái tâm của Nguyễn Tuân ở tùy bút “Người lái đò sông Đà”
– Thác dữ sông Đà bày thạch trận, ba lần trùng vi, ba lần hiểm nguy, song con người vẫn vượt lên thác dữ như cưỡi hổ và vượt thác xong, người lái đò sông Đà lại trở lại với cuộc sống bình thường. Nhà văn ca ngợi tài nghệ con người và nhất là cái ý chí vượt thác dữ chế ngự thiên nhiên của con người, ởđây, ông lái đò được nhà văn miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa vượt thác.
– Miêu tả cảnh thác dữ, miêu tả vẻ hùng vĩ của con sông Tây Bắc, Nguyễn Tuân tỏ ra rất mến yêu trân trọng thiên nhiên đất nước. Ông còn miêu tả sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo.
III. KẾT BÀI
– Nhà văn Nguyễn Tuân đã đi xa từ mùa thu 1987 nhưng tác phẩm của ông vẫn còn lại với hậu thế. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc cảm nhận được sâu sắc cái tâm, cái tài ông gửi gắm trong những tác phẩm ấy.
– Ông đúng là một nhà nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn, lớn cả tài năng và tấm lòng, mà Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà, hai kiệt tác bất hủ cũng đủ để chứng cho cái tài và cái tâm của nhà văn.
Leave a Reply