1) Tô Hoài quê ở
a. Hà Giang.
b. Hà Nội. .
c. Hà Tây.
d. Vĩnh Phú.
2) Thông tin nào sau đây về tiểu sử Tô Hoài là chính xác
a. Trước cách mạng đã từng đi dạy cho một trường tư ở Hà Nội.
b. Năm 1943, gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
c. Năm 1996 được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
d. Cả ba thông tin trên.
e. Điểm b, c.
3) Sáng tác của Tô Hoài theo thể loại
a. Truyện.
b. Kí.
c. Kịch bản phim.
d. Tiểu luận.
e. Tất cả các loại trên.
4) Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài được người đọc biết đến với tác phẩm nào sau dây
a. OChuột.
b. Nhà nghèo.
c. Dế mèn phiêu lưu kí.
d. Cả ba tác phẩm trên.
5) Cách giới thiệu nào sau đây là chính xác khi nói về tác phẩm của Tô Hoài
a. Cứu đất cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc là những truyện ngắn tiêu biểu của Tô Hoài.
b. Cứu đất cứu mường, Mường Gion, Vợ chồng A Phủ là ba truyện ngắn in trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài.
6) Thông tin nào sau đây là chính xác khi nói về “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài:
a. “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
b. Đây là tác phẩm được tặng giải nhất Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
c. Tác phẩm được sáng tác năm 1953.
d. Cả ba thông tin trên.
e. Điểm a, b.
7) Đoạn trích giảng “Vợ chồng A Phủ” kể chuyện:
a. Mị ở Hồng Ngài.
b. Mịvà A Phủ ở Hồng Ngài.
c. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
d. Điểm b, c.
8) Nội dung chính của đoạn trích giảng “Vợ chồng A Phủ” thể hiện
a. Số phận nô lệ tủi nhục của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của phong kiến miền núi.
b. Tội ác dã man của thực dân Pháp.
c. Sự cố gắng vươn lên để tự giải phóng của người miền núi.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm a, c.
9) Chi tiết nào không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp của cuộc sống quá khứ
a. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi.
b. Mị có giọng hát rất hay.
c. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
d. Điểm b, c.
10) Tô Hoài đã chọn cách nào sau đây để giới thiệu nhân vật Mị trong đoạn đầu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
a. Giới thiệu trực tiếp Mị là con dâu nhà thống lí.
b. Kể món nợ cha mẹ Mị vay của thống lí dẫn đến việc Mị bị bắt là con dâu gạt nợ.
c. Kể chuyện A Sử bắt cóc Mị về làm vợ, Mị trở thành con dâu thống lí.
d. Thủ pháp đối lập gây chú ý của người đọc vào số phận nhân vật: Hình ảnh một cô gái khi làm việc lúc nào cũng cúi mặt “mặt buồn rười rượi” đối lập với cảnh giàu có tấp nập của nhà thống lí, đó chính là Mị không phải con gái mà là con dâu thống lí.
11) Số phận của Mị trong nhà thống lí.
a. Là con dâu nhà giàu có kẻ hầu người hạ, ăn sung mặc sướng.
b. Là nô lệ bị bóc lột sức lao động, bị tước bỏ quyền làm người.
12) Sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị có một số phận tủi nhục, thấp hèn. Tô Hoài đã so sánh thân phận Mị với thân phận của
a. Con trâu.
b. Con ngựa.
c. Con rùa.
d. Cả ba loài vật trên.
e. Dữ kiện a, b.
13) Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” có đoạn Tô Hoài miêu tả: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra củng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Trong các ý nghĩa sau ý nghĩa nào là sâu sắc nhất mà đoạn văn muốn nói.
a. Tả chỗ ở chật chội, tăm tối của Mị ở nhà thống lí để hoàn thiện nỗi khổ của nhân vật.
b. Lên án sự đối xử tàn nhẫn của thống lí đối với Mị.
c. Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc đời tăm tối, bế tắc, tương lai mờ mịt. Đó là nhà tù giam hãm cả đời Mị.
14) “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”, Mị như dã thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị dã bừng tĩnh khát vọng sống. Thời điểm của sự bừng tỉnh đó là khi:
a. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình.
b. Thấy A Phủ bị trói chờ chết.
c. Tết đến và “những đèm tình mùa xuân đã tới”.
d. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết.
15) Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại 6 lần và có tác động đặc biệt tới Mị dó là:
a. Tiếng chiêng.
b. Tiếng khèn.
c. Tiếng hát.
d. Tiếng sáo gọi bạn tình.
16) Tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân dối với Mị:
a. Mị nghe một cách vô cảm, không xúc động.
b. Mị nghe và càng buồn thêm cho số phận.
c. Mị nghe và nhớ về quá khứ với nỗi đau đớn tuyệt vọng.
d. Gợi dậy lòng yêu sống vốn tiềm tàng trong con người Mị dẫn đến hành động đấu tranh tự phát nhưng quyết liệt của cô.
17) Mị đã bừng tỉnh điều gì trong đêm tình mùa xuân (khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình).
a. Vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay, sống lại với những hồi tưởng đẹp của quá khứ.
b. Ý thức về tuổi xuân và bừng tỉnh niềm ham sống của tuổi trẻ.
c. Hành động để thực hiện khát vọng sống: đi chơi Tết như mọi người.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm a, b.
18) Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật A Phủ.
a. A Phủ là người yêu của Mị.
b. Khỏe, chạy nhanh như ngựa.
c. Cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
d. Không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc, không thể lấy được vợ.
19) Khi kể về A Phủ, Tô Hoài có dụng ý cho thấy trong anh tiềm ẩn khả năng phản kháng. Điều đó thểhiện ở chi tiết nào sau đây:
a. Lúc nhỏ bị bắt bán xuống vùng thấp không chịu, bỏ trốn lên núi cao.
b. Không sợ bọn nhà quan, đánh A Sử tới tấp.
c. Bị trói vào cột, nhai đứt hai vòng dây mây.
d. Cả ba chi tiết trên.
e. Điểm a, b.
20) Cảnh xử kiện A Phủ là bức tranh cụ thể sinh động giàu sức tô cáo về một tập tục là hiện thân của cách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Ý nghĩa lên án là ở chỗ:
a. Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt.
b. Bị cáo không được trình bày, thanh minh mà chỉ im lặng chịu đòn.
c. Người kiện là thống lí cũng đồng thời là quan tòa cao nhất của buổi xử kiện.
d. Cả ba ý nghĩa trên. .
e. Điểm b, c.
21) Giải thích như thế nào là hợp lí với chi tiết: Mấy đêm A Phủ bị trói, Mị thấy nhưng vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay bên bếp:
a. Mị là người vô tình vô cảm.
b. Quá quen thuộc với cảnh trói người tàn ác trong nhà thống lí.
c. Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực, cô cũng có quá nhiều nỗi đau.
d. Cả ba điểm trên.
e. Điểm b, c.
22) Chi tiết, hình ảnh nào khiến Mị không còn thản nhiên trước cảnh A Phủ bị trói:
a. Thấy A Phủ đói quá.
b. A Phủ đã bị trói mấy đêm rồi có thể chết.
c. Thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ.
d. Điểm a, c.
23) Trước cảnh A Phủ bị trói và khát vì đau đớn tuyệt vọng Mị đã có biểu hiện tâm lí và hành động nào sau đây:
a. Từ sự xót thương người đồng cảnh ngộ hình thành mối đồng cảm giai cấp.
b. Ý nghĩ cứu A Phủ lấn áp nỗi lo sợ cho bản thân.
c. Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ.
d. Chạy theo A Phủ, tự cứu mình.
e. Tất cả các điểm trên.
24) Theo em, lí do nào khiến cho Mị chấp nhận cuộc sống ở nhà thống lí mà không có ý định giải thoát cho mình ngay cả khi cứu A Phủ.
a. Mị là người đàn bà yếu đuối.
b. Chấp nhận cuộc sống nô lệ.
c. Sợ uy quyền của thống lí.
d. Sự ràng buộc của thần quyền (con ma nhà thống lí đã nhận mặt Mị là con dâu).
25) Ở góc độ người phân tích nhân vật văn chương thì lí giải nào sau đây là đúng nhất khi đánh giá hành động Mị chạy theo A Phủ ở cuối đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”:
a. Tựa đề tác phẩm Vợ chồng A Phủ nên tác giả phải để cho Mị chạy theo A Phủ.
b. Tô Hoài phải để cho Mị chạy theo A Phủ thì mới nói lên được chủ đề tác phẩm.
c. Trong Mị tiềm ẩn khát vọng sống mãnh liệt lại thêm hình ảnh tự do của A Phủ thôi thúc dẫn đến sự cố gắng vươn lên vượt hoàn cảnh để tự giải phóng. Chi tiết thể hiện sự vận động và phát triển tâm lí, tính cách nhân vật hợp lí.
26) Mị là nhân vật thành công của Tô Hoài và của văn xuôi thời kháng chiến chống Pháp. Nghệ thuật đặc sắc nhất của Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị là:
a. Miêu tả ngoại hình. ’
b. Kể hành động.
c. Miêu tả, phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế.
27) Cảnh nào sau đây được miêu tả trong “Vợ chồng A Phủ” chứng tỏ sự am hiểu của Tô Hoài đối với con người và cuộc sống Tây Bắc.
a. Cảnh rừng núi mùa xuân.
b. Cảnh sinh hoạt ngày tết, những đêm tình mùa xuân.
c. Cảnh xử kiện.
d. Tất cả các cảnh trên.
e. Điểm a, b.
28) Giá trị nổi bật của truyện “Vợ chồng A Phủ” là:
a. Giá trị hiện thực.
b. Giá trị nhân đạo.
c. Giá trị yêu nước.
d. Điểm a, b.
ĐÁP ÁN
1. b 2. e 3. e 4. d
5.b 6. d 7. b 8. e
9. b 10. d 11. b 12. d
13.c 14. c 15. d 16. d
17. d 18. a 19. d 20. d
21. e 22. c 23. e 24. d
25. c 26. c 27. d 28. d
Leave a Reply