DÀN Ý
A. MỞ BÀI
– Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng.
– Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của ông.
– “Xét về phương diện nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng là hai nét đặc sắc cơ bản bao trùm bài thơ”.
– Ta phải phân tích bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ nhận định trên.
B. THÂN BÀI
1) Phân tích cảm hứng lãng mạn của bài thơ.
a) Cảm hứng lãng mạn là gì?
– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng thể hiện cái “tôi” đầy tình cảm và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.
– Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thường tô đậm cái phi thường, cái có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Nó thường xuyên sử dụng thủ pháp đối lập.
b) Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ:
– Cả bài thơ là nỗi nhớ nồng nàn của nhân vật trữ tình. Từ “nhớ” được nhắc tới nhiều lần. Hình ảnh trong thơ đều là hình ảnh của kí ức.
– Trí tưởng tượng của nhân vật trữ tình vô cùng phong phú khiến cho cả bài thơ chứa nhiều hình ảnh nhân hóa, liên tưởng độc đáo: “sương lấp”, “súng ngửi trời”, “thác gầm thét”, “sông Mã gầm lên khúc độc hành”…
– Nhiều hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hùng vĩ, dữdội của thiên nhiên Tây Bắc với dốc cao, núi đứng, thác dữ, mưa lớn…; về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của nó với “hồn lau”, “chiều sương”, “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ.
– Tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính Tây Tiến: Say mê ngắm vẻ đẹp thiên nhiên trên đường hành quân, hào hứng tổ chức những đêm lửa trại, giữ trong tim những hình ảnh kiều nữ chốn đô thành.
– Sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập: đối hình, đối thanh, đối trong tính cách…
2) Phân tích âm hưởng bi tráng của bài thơ:
a) Thế nào là âm hưởng bi tráng?
– Bi tráng là buồn đau mà không bi lụy, vẫn mạnh mẽ, rắn rỏi, gân guốc.
b) Những biểu hiện âm hưởng bi tráng:
– Nói tới những gian nan, những ghê gớm dốc cao, vực sâu, thú dữ, dịch bệnh… nói tới cái chết rất nhiều lần.
– Nhiều chi tiết nói về sự can trường, mạnh mẽ; sẵn sàng đương đầu với thử thách, coi cái chết nhẹ như lông hồng, quyết theo đuổi đến cùng lí tưởng mình đã chọn.
Nhấn mạnh nét trượng phu của người lính Tây Tiến.
C. KẾT BÀI
– Bài thơ là tượng đài sừng sững về người lính vô danh thời chống Pháp.
– Bài thơ có sức sống bất diệt.
Leave a Reply