Đề bài: Suy nghĩ về vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
Dàn ý vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
1. Mở bài
Giới thiệu: vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội.
2. Thân bài
a. Đồng tiền là cái gì?
– Giải thích:
. Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
. Tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận.
. Đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy dùng là phương tiện giao dịch, dùng đổi chác, mua bán.
b. Tại sao đồng tiền có vai trò đến con người và xã hội?
. Tại sao đồng tiền lại có vai tròn quan trọng trong đời sống con người và xã hội?
. Đồng tiền lộ rõ vai trò của mình mà trước tiên nó đóng vai một “người đầy tớ tốt”.
. Vai trò của một “ông chủ xấu”, nghĩa là nếu chúng ta coi đồng tiền là mục đích.
c. Ảnh hưởng đồng tiền đối với con người và xã hội như thế nào?
. Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với đồng tiền?
. Chúng ta sẽ sử dụng đồng tiền như thế nào?
3. Kết bài
. Đánh giá chung: vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội.
Bài làm 1 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
“ Tiền là tiên là Phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà của phát triển …”.
Câu nói cửa miệng của giới trẻ hiện nay mang tính hài hước nhưng cũng chất chứa những suy nghĩ đáng lưu ý về đồng tiền. Ý nghĩa của câu nói phần nào toát lên vai trò to lớn của đồng tiền với con người và xã hội.
Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn, nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng VND với mọi số lượng, mệnh giá. Còn tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sáng cho nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ … Tóm lại, đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy, dùng làm phương tiện giao dịch, dùng đổi chác, mua bán.
Tại sao đồng tiền lại có vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội? vì đồng tiền là một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loại người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó, các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Cũng chính vì thế mà đồng tiền đã trở thành một tài sản với mỗi con người trong xã hội.
“Đồng tiền liền khúc ruột”.
(tục ngữ Việt Nam)
Cũng chính từ đây, đồng tiền thể hiện rõ vai trò của mình mà trước tiên nó đóng vai một “người đầy tớ tốt”, nghĩa là nếu chúng ta coi đồng tiền là phương tiện, thì tiền bạc rất hữu ích, là tên đầy tớ phục vụ chúng ta trong mọi công việc. Nó sẽ giúp cho con người và xã hội đạt tới những điều sung sướng, hạnh phúc … Tiền giúp quyết định được rất nhiều việc – “Có tiền mua tiên cũng được”. Có tiền, con người cảm thấy tự tin, và đôi khi đồng tiền có thể thay đổi cả tính cách của con người và sự đánh giá của người khác đối với cá nhân đó. Tiền giúp đem lại rất nhiều điều tốt đẹp:
“Chẳng gì tươi tốt bằng vàng,
Chẳng gì lịch sử vẻ vang bằng tiền”.
Tuy nhiên tiền cũng là một “ông chủ xấu”. Tiền làm cho ta trở nên tham lam bằng cách tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng mà không phục vụ hay chia sẻ cho ai. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mêm hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa.
“Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức”.
Lúc đó, đồng tiền sẽ mang lại bất hạnh cho con người và xã hội. Vì đồng tiền, người ta sẵn sàng làm tất cả, bán rẻ lương tri, tán tận lương tâm của mình. Có lẽ chúng ta từng chứng kiến bao cảnh thương tâm, gia đình tan nát, huynh đệ tương tài cũng vì sự tác oai tác quái của đồng tiền.
“Anh em thậm thật là hiền,
Vì một đồng tiền mất cả anh em”.
Hoặc như thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã than thở trong bài Thói đời:
“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.
Tiền còn phá hoại luật lệ “Đa kim ngân phá luật lệ”. Đồng tiền làm người ta thay đổi ý kiến, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình cảm, thay đổi hành đông, thậm chí thay đổi cả lương tâm của con người trong việc ra quyết định các loại văn bản có giá trị pháp lý: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Và hơn thế nữa đồng tiền gây ra bao cảnh tang thương: nhà tan cửa nát, đầu rơi máu chảy, giết hại lẫn nhau:
“Động lực của chiến tranh là đồng tiền”.
(Bion)
Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với đồng tiền? Tự bản chất, đồng tiền không có gì xấu. Đồng tiền trở nên xấu hay tốt là do con người sử dụng. Nếu ta làm chủ được đồng tiền, dùng tiền như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình thì đó là một điều tốt:
“Tiền bạc là phương tiện của kẻ thông minh, là mục đích của kẻ ngu dốt”.
(O.W. Holmes)
Tốt hơn nữa nếu ta bắt đồng tiền phục vụ cho sự công bằng, lòng nhân ái, cho công thiện, công ích, thì đồng tiền sẽ là người đầy tớ tốt mách bảo cho ta biết phải làm gì với số tiền ta có để đem lại lợi ích cho xã hội, cho cuộc sống của mọi người xung quanh:
“Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hi sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự”.
(Senancourt)
Chúng ta sẽ sử dụng đồng tiền như thế nào? Đồng tiền đòi hỏi phải có cách sử dụng đặc thù, tùy việc mà tiêu tiều: “Việc to đừng lo tốn”. Có nhiều vấn đề tế nhị, đáng bàn trong việc tiêu tiền. Không phải lúc nào đồng tiền cũng có vai trò như nhau.
Nếu lao động chân chính, con người phải đổ mồ hôi nước mắt mới có được đồng tiền thì không thể tiêu dùng phung phí. Cách sử dụng đồng tiền tốt nhất là phải biết tiết kiệm: “Kiệm tắc thường lúc”.
“Đồng tiền tiết kiệm mới là đồng tiền kiếm được”.
(Tục ngữ Anh)
Tóm lại, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng đối với con người và xã hội. Nhưng “tiền bạc chỉ là tiền bạc” vì đồng tiền không phải là tất cả, còn có những thứ quý giá như tình nghĩa, sức khỏe, tri thức, đạo đức … Chính vì thế, học sinh chúng ta cần phải nhận rõ giá trị của đồng tiền và cách tiêu tiền sao cho tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, một phương tiện đem lại lợi ích cho bản thân và nhân loại.
“có ba người bạn trung thành: một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ bé và một số tiền dự trữ”.
(Benjamin Franklin)
Bài làm 2 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
Năm 2011, bài văn viết về đồng tiền của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã khiến nhiều độc giả rơi nước mắt.
Bài làm 3 vai trò của đồng tiền đối với con người và xã hội
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của Việt Nam. Tư tưởng nhân văn, nhân đạo vì công lí, vì con người của ông được cả nhân loại ngưỡng mộ. Nguyễn Du đã nhận thấy rõ ma lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến đương thời và thể hiện sinh động điều đó trong kiệt tác Truyện Kiều.
Leave a Reply