>> CÁC BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ LỰA CHỌN NHỮNG BÀI VĂN HAY NỮA NHÉ <<
NÓI VỀ TRÍ THỨC – NGHE KỂ “NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG”
A. MỤC TIÊU
– Học sinh biết phân biệt được những ngành nghề của giới, trí thức trong xã hội.
– Nghe và kể lại được câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
B. NỘI DUNG
1. Học sinh quan sát tranh (sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 30) và cho biết những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
• Tranh 1: Bác sĩ — Bác sĩ đang khám và chữa bệnh.
• Tranh 2: Kĩ sư thiết kế – Kĩ sư đang thiết kế đang trình bàymô hình mẫu.
• Tranh 3: Giáo viên – Cô giáo đang giảng bài.
• Tranh 4: Nhà khoa học – Nhà khoa học đang nghiên cứu.
2. Nghe và kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
a. Viện Nghiên cứu nhận được quà gì?
Viện Nghiên cứu của ông Của bất ngờ nhận được một món quà do người bạn ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý.
b. Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay mười hạt giống? Ông Lương Định Của không gieo ngay mười hạt giống là vìlúc ấy trời rét đậm kéo dài, ông sợ thời tiết khắc nghiệt ấy làm hỏng hạt giống lúa quý.
c. Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?
Ông chia mười hạt giống lúa quý ấy làm hai phần, năm hạt gieo ở phòng thí nghiệm, năm hạt ông đem ngâm nước nóng, gói trong khăn. Tôi đến, ông ủ cái gói hạt giống ấy trong người để nhờ nhiệt độ của cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên, sau đợt rét chỉ có năm hạt giống ông bọc trong người là nảy mầm.
BÀI THAM KHẢO VIẾT VỀ NGƯỜI TRI THỨC
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho Viện Nghiên cứu của ông mười hạt giống lúa quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của sợ hạt giống không nảy mầm được hoặc nếu có nảy mầm cũng sẽ chết vì trời quá lạnh. Ông bèn gieo ở phòng thí nghiệm năm hạt, còn năm hạt ông ngâm nước ấm, gói trong khăn rồi tối tối đi ngủ, ông ủ hạt giống trong khăn để hơi ấm của cơ thể giúp hạt giống nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt giống ông ủ trong người là nảy mầm. Nhờ thế, ông Của mới có giống lúa mới cho bà con nông dân.
KỂ VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC
A. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu và kể về người lao động trí óc (giới trí thức). Viết câu gãy gọn.
B. NỘI DUNG
1. Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
a. Người đó là ai? Làm nghề gì?
Gợi ý: Các nghề nghiệp được xếp vào công việc lao động trí óc bao gồm:
– Giáo viên, soạn giả, kĩ sư, dược sĩ, nhà khoa học, kế toán viên, y sĩ, y tá, bác sĩ, nhà văn, dịch giả,…
Bác Tân ở gần nhà em là bác sĩ.
b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?
Bác Tân làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Ở nhà, bác Tân mở phòng khám bệnh và chăm sóc bệnh nhân vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Các ngày khác trong tuần, bác Tân khám bệnh từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày.
c. Người đó làm việc như thế nào?
Bác Tân khám bệnh rất kĩ lưỡng. Bác chăm sóc bệnh nhân dịu dàng và tận tình. Bệnh nhân của bác Tân đa phần là các cháu thiếu nhi và nhi đồng. Có em bé còn ẵm ngửa. Vì bác rất giỏi chuyên môn và tính tình hiền hậu nên bệnh nhân từ xa đến gần đều tín nhiệm và yêu quý bác.
2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
BÀI LÀM 1
(Kể về người trí thức là bác sĩ)
Bác Tân ở cạnh nhà em là bác sĩ Tây y. Năm nay, bác Tân đã năm mươi tuổi và bác đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hằng ngày, bác không chỉ làm việc ở bệnh viện mà còn khám và chữa bệnh ngay tại phòng khám ở nhà từ mười tám đến hai mươi mốt giờ. Bác còn khám bệnh cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Bác Tân làm việc kĩ lưỡng và chăm sóc bệnh nhân dịu dàng, tận tình nên bệnh nhân xa gần đều tín nhiệm và yêu quý bác. Bệnh nhân của bác là các cháu thiếu niên, nhi đồng, có em bé còn ẵm ngửa, chưa biết nói. Bác Tân rất yêu thương trẻ con, bác thường nói: “Trẻ em có bệnh rất tội nghiệp, có khi em bé đau chỉ biết khóc. Thế nên bố mẹ và bác sĩ phải dỗ dành và chăm sóc trẻ em chu đáo.”. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác Tân.
BÀI LÀM 2
(Kể về người trí thức là giáo viên)
Cô giáo của em vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp em, vừa là người hàng xóm dịu dàng, dễ mến của nhà em. Cô vẫn còn trẻ, khoảng ba mươi tuổi. Hằng ngày cô giảng dạy tại lớp em, chăm lo việc học hành cho bốn mươi học sinh trong lớp mà cô rất thương yêu, thường âu yếm gọi là “Bốn mươi đứa con của cô”. Tan trường về nhà, cô lo liệu việc nhà xong là ngồi vào bàn soạn và chấm bài. Cửa sổ chỗ bàn làm việc của cô sáng đến đến tận khuya. Cô giáo em rất hiền. Cô giảng dạy nhiệt tình và dạy dỗ chúng em rất tận tâm, tỉ mỉ từng tiếng nói, lời thưa. Cô cư xử với mọi người trong xóm rất vui vẻ, cô thường tươi cười, hỏi han cả những cụ già hay trẻ nhỏ. Chúng em rất yêu quý cô giáo.
Leave a Reply