Chỉ mới cách đây vài phút thôi, trong khi bạn mở trang này, hẳn là bạn đang suy nghĩ đến vấn đề nào khác, đúng chứ?
Vậy thì ngay bây giờ, bạn đang nghĩ gì nào? Ý tôi là ngay tại giây phút này!
Thôi nào. Bạn nên thành thật với bản thân mình. Hãy làm ơn ngừng đọc và trả lời câu hỏi của tôi. Một cách trung thực.
Hẳn là bạn đang bận suy nghĩ về một vấn đề nào khác trước khi đọc đến câu hỏi của tôi phải chứ? Chính xác là thế! Luôn có điều gì đó tung hoành trong đầu chúng ta, từng giây từng phút một!
Tôi thường đặt câu hỏi, “Bạn đang nghĩ về điều gì?” như một cách để bắt đầu bài giảng của mình trong các khóa huấn luyện, các buổi họp nhóm và trò chuyện cá nhân. Và các câu trả lời tôi nhận được thì muôn hình vạn trạng, nhưng điều thú vị nhất chính là phần lớn chúng chả liên quan gì đến chủ đề buổi học ngày hôm đó cả!
Trong một lớp học ca tối ở thành phố New York, một nữ họ viên tóc hung hung cao ráo đã trả lời câu hỏi đó như sau: – Tôi đang nghĩ đến cái đèn phòng ngủ ở nhà”. Khi tôi hỏi vì sao, chị ta nói tiếp: – cái đèn đó đang chiếm trọn đầu óc tôi đến nỗi tôi không thể tập trung nghe bài giảng của thầy được. Thầy thấy đó, tôi đi tàu điện ngầm đến đây, và khi nhìn thấy cửa tàu điện đóng lại, tôi mới sực nhớ ra là mình chưa tắt đèn ngủ trước khi đi. Ông xã tôi kĩ tính và tiết kiệm lắm. Ổng mà về nhà thấy cái đèn bật sáng choang trong khi tôi đang đi vắng thế này, ổng sẽ nổi trận lôi đình mất!”
Một học viên nam mặc com-lê xanh chỉnh tề trả lời rằng: “Sếp tôi muốn tôi phải làm xong một bản báo cáo quan trọng trước bốn giờ chiều ngày mai. Tôi đang không biết làm thế nào để hoàn thành nó kịp thời hạn đây!” Một phụ nữ chừng năm mươi tuổi có vẻ ngoài tròn trịa thì trả lời rằng: – Hôm qua tôi có mua một chiếc đầm dạ hội màu xanh lá cây rất đẹp để mặc cho buổi tiệc quan trọng tối nay. Tôi hy vọng là nó không quá chật!”
Một phụ nữ khác chừng ba mươi tuổi chua chồng thì không giấu nổi sự lúng túng. Cô trả lời một cách thành thật rằng cô đang nghĩ về cú điện thoại của một bà dì vào tối hôm truớc. – “Dì ấy muốn làm mai cho tôi với ông hàng xóm của dì ấy.”
Một quý ông tóc hoa râm và có giọng nói trầm thì trả lời với vẻ lo lắng rằng: “Tôi sắp đi gặp một anh bạn cũ; anh ta nợ tôi bốn mơi đô – la đã hơn một năm mà vẫn chưa trả. Tôi không biết nên nhắc khéo anh ta thế nào sao cho không phải mất lòng nhau!” Trong một buổi học khác, một anh chàng trẻ tuổi tóc hoe, vai ngang và đến từ miền nam đã trả lời tôi rằng: “Ngồi trong này ngột ngạt quá. Tôi đang nghĩ lẽ ra mình nên rời khỏi đây để đi hẹn hò với cô nàng xinh đẹp mà tôi vừa gặp hôm qua, như thế sẽ thú vị hơn nhiều.”
Nhiều năm đã trôi qua, tôi đã nghe hằng hà cơ số câu trả lời nhu thế cho câu hỏi “Bạn đang nghĩ về điều gì ngay lúc này?” từ các học viên của mình. Và bạn có ngạc nhiên không khi phần lớn những câu trả lời chẳng ăn nhập gì đến bối cảnh lúc đó, hay chủ đề, hay bài giảng mà tôi sắp trình bày cho họ?
Không. Chả có gì đáng ngạc nhiên cả.
Về cơ bản, tất cả chúng ta bất kể già trẻ gái trai, đều không ngừng suy nghĩ miên man về đủ thứ chuyện trên đời trong cuộc sống hàng ngày: từ những mối quan tâm, thái độ và nhu cầu cá nhân cho đến những nỗi lo lắng, thú vui, hy vọng, nỗi sợ những mong muốn và hồi ức khác nhau của mỗi người. Còn với những khoảng thời gian còn lại trong ngày, tâm trí chúng ta thường trong trạng thái trống rỗng hoặc mù mờ nhằm mục đích làm dịu cảm xúc.
Những điều trên cho thấy mọi người hoàn toàn có thể lắng nghe bạn, vấn đề chỉ là họ không thích mà thôi.
Hẳn là bạn đã từng ít nhiều trải nghiệm tình huống đại loại thế này: Một người nọ nói với bạn rằng, “Tôi đã bảo anh phải làm như thế này kia mà. Bộ anh không nhớ à?” Và bạn trả lời, “Thực lòng là tôi không nhớ mình đã nghe anh nói như thế!”
Người kia nói thật và bạn cũng chẳng nói dối. Vấn đề chỉ đơn giản là: bạn đã không nghe người kia nói gì vì lúc đó, tâm trí bạn đang bận rộn với mớ bòng bong những mối lo toan khác. Vì vậy mà bạn đã không nhớ gì cả.
Bạn bắt đầu lo lắng ư? Không cần phải thế.
Việc kiểm soát những phản ứng của bản thân sao cho người khác phải lắng nghe và thuận theo những ngôn từ và hành động của bạn trong mọi hoàn cảnh cũng là một nghệ thuật cần phải được học hỏi và rèn luyện chứ không tự nhiên mà có.
Vì sao ư?
Vì khả năng làm cho người khác phải lắng nghe bạn có thể trở thành vốn quý một thứ vũ khí lợi hại giúp bạn gặt hái thành công và làm được mọi điều mình muốn trong cuộc sống.
Kỹ năng này giúp bạn cải thiện và nâng tầm phong thái, tính cách và quyền uy của bản thân trong các cuộc giao tiếp và thuyết phục. Mức độ thành công của bạn trong cuộc sống, trong các mối quan hệ cá nhân trong công sở cũng như trong sự nghiệp – thậm chí trong cả sức khỏe của bạn – phụ thuộc vào khả năng vận dụng và phát huy nghệ thuật này của bạn trong mọi hoàn cảnh như thế nào.
Kỹ năng làm cho người khác phải lắng nghe mình sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong mọi việc, hạnh phúc trong tình yêu-hôn nhân và hình thành một thái độ sống tích cực.
Một khi thành thạo nghệ thuật này, bạn cũng sẽ dễ được thăng tiến, biết cách gia tăng doanh thu cho công ty và thu nhập cho bản thân. Mọi người sẽ yêu quý bạn, còn bạn sẽ có một cuộc sống thoải mái và thú vị hơn.
Làm thế nào để bạn làm chủ được kĩ năng tuyệt diệu này?
Bạn có thể làm được điều đó ngay bây giờ!
Bạn nên bắt đầu từ đâu?
Hãy nhớ, đầu óc của tất cả chúng ta luôn bận rộn với những mối bận tâm khác nhau, và chúng là những “ông ba bị” đáng ghét đang kìm hãm cuộc sống và thành công của chúng ta.
Vì sao chúng ta thất bại trong giao tiếp?
Trong giao tiếp hàng ngày của con người, cứ 100 từ được thốt lên thì 99 từ không được lắng nghe…mặc dù khả năng đọc của mọi người đều bình thường và nhu nhau.
Liệu đối phương có thực sự lắng nghe khi chúng ta đang nói?
Thông thường thì đối phương sẽ nhìn thẳng vào mắt chúng ta để nghe chúng ta nói, nhưng chúng ta chẳng thể nào biết được họ đang nghĩ gì trong đầu. Họ chỉ cần vô tình hoặc cố tình nghĩ đến dù chỉ là một mối bận tâm nào khác ngoài những gì chúng ta nói, tình trạng đàn gảy tai trâu là khó tránh khỏi.
Khả năng xuyên thủng hàng rào. Những mối bận tâm để thâm nhập tâm trí của bất kì ai chính là quyền năng vô song mà chúng ta có thể và nên sở hữu để thành công trong cuộc sống.
Một khi chúng ta biết cách thâm nhập được vào tâm trí của mọi người, chúng ta sẽ giao tiếp hiệu quả hơn, kinh doanh thành công hơn, yêu đời hơn, hạn chế được nguy cơ tự tử của bản thân và người khác, đánh bại được kẻ cướp, làm cho người khác phải phá lên cười trước mọi câu chuyện tếu lâm mình kể, làm cho khán giả phải vỗ tay trước màn trình diễn của mình, tận hưởng hạnh phúc trong tình yêu và xử lý được mọi phản ứng yêu – ghét của dư luận.
Cách duy nhất để vận dụng hành động hoặc ngôn từ nhằm phá vỡ hàng rào Những mối bận tâm của bất kì ai trong bất kỳ tình huống nào chính là sử dụng thuật thôi miên cảm xúc.
Thôi Miên Cảm Xúc là gì?
Thôi miên cảm xúc là khả năng thúc đẩy và xui khiến người khác phải lắng nghe mình.
Giao tiếp bằng thuật thôi miên cảm xúc chính là chiếc chìa khóa tối thượng của bạn để thành công!
Ngày hôm đó, tôi là một trong những hành khách đầu tiên của một chiếc xe buýt chạy vào giờ cao điểm. bác tài xế Tom nhận ra tôi.
“Lại thêm một đêm tôi thở dài ngao ngán vì không biết làm thế nào để yêu cầu hành khách dạt ra hai bên rìa xe buýt và chừa lối đi ở giữa cho người mới lên xe” – bác Tom chán nản – “Tôi đã thuyết phục họ đến khản cổ suốt hơn mười lăm năm lái xe nhưng chẳng ai nghe!”
Nghe đến đây, tôi cười thầm trong bụng, đề nghị bác tài xế đăng kí một khóa huấn luyện thôi miên cảm xúc cho tôi đứng lớp.
Một tuần sau đó, chính tôi cũng phải ngạc nhiên trước sự tiến bộ của bác Tom trong việc lĩnh hội thuật thôi miên cảm xúc mà tôi giảng dạy.
Bác Tom là học viên có thái độ học tập nghiêm túc nhất trong khóa học. Bác không chỉ áp dụng thuật thôi miên cảm xúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ, mà còn sử dụng thành thạo kỹ thuật này trong những tình huống khó khăn hoặc nan giải.
Hai tháng trôi qua. Trong một buổi tối nọ, tôi lại có cơ hội được ngồi chiếc xe buýt của bác Tom.
“Muốn biết tôi làm thế nào để khiến bà con phải dạt ra hai bên rìa xe chứ?” – bác cười khi nhìn thấy tôi.
Hiển nhiên là tôi muốn biết.
Với một nụ cười ấm áp, bác Tom nói lời chào một cách thân thiện và niềm nở với mọi hành khách lên xe.
Và trong khi hành khách cứ mải mê lấp đầy khoang trước và lối đi giữa của xe buýt vì những mối bận tâm xa xăm trong đầu họ, bác tài xế quay đầu lại. Bằng một giọng nói trầm ấm, bác yêu cầu hành khách:
– “Hai bên rìa xe buýt còn rất nhiều chỗ trống, mọi người hãy ngồi ở đó cho thoải mái nhé, những người bạn của tôi!”
Các hành khách đều nghe thấy và di chuyển ngay lập tức!
Là con người, chúng ta giao tiếp với nhau bằng ngôn từ và hành động.
Khi được lồng ghép trong ngôn từ hoặc hành động của chúng ta, thuật thôi miên cảm xúc có thể làm nên nhiều điều kì diệu. Nó có thể dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc, hàn gắn một mối quan hệ đổ vỡ, khởi đầu một chiến dịch bán hàng hiệu quả, bắt đầu một cuộc tranh luận bổ ích, hoặc giúp bác tài xử lí thành công một vấn đề nan giải!
Quyền năng vô song của bạn
Bettty sở hữu đôi mắt long lanh, gương mặt xinh đẹp, thân hình hấp dẫn như hoa hậu và một ông bố giàu sụ. Cô ấy cùng bốn người bạn gái khác của mình đang thi nhau xem ai sẽ cưa đổ được anh chàng nọ tên Jim. Cả Betty lẫn bốn cô nàng còn lại đều tham gia cuộc thi này với thái độ nghiêm túc và sự nỗ lực thật sự.
Ấy vậy mà cuối cùng Jim chọn kết hôn với Ophelia, cô nàng học kém nhất, ngực phẳng nhất, đi dép thấp nhất và gia cảnh khiêm tốn nhất.
Cả Betty và mấy cô nàng kia đều khóc thét lên sững sờ: “Cô ta có gì hay ho hơn bọn tôi?”
Các cô gái tội nghiệp không nhận ra rằng một gương mặt đẹp hay một thân hình bốc lửa đúng là có thể thu hút cánh mày râu ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng việc anh ta có sóng đôi cùng bạn hay không lại phụ thuộc vào khả năng thôi miên cảm xúc của những cuộc nói chuyện và hành động sau đó. Để có thể nên vợ nên chồng, đàn ông và phụ nữ phải giao tiếp được với nhau. Những gì nàng nói với chàng và những gì chàng tỉ tê với nàng – kết hợp với những hành động và phản hồi cảm xúc thích hợp – mới chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến quyết định kết hôn giữa hai người.
Ophelia có quyền không xinh đẹp, không thông minh và không có “nhà mặt phố, bố làm to”, vì những điều đó chẳng cần thiết.
Bí kíp chiến thắng của cô ấy chính là thuật thôi miên cảm xúc: cô ấy thâm nhập được vào tâm trí không ngừng bận rộn của Jim. Cô ấy không chỉ nói cho Jim biết những điều mà mình muốn nói, mà cô còn chia sẻ với anh những điều anh muốn nghe. Bằng cách làm cho Jim muốn lắng nghe mình, cô đã dần dần khiến anh muốn quan tâm chăm sóc …cho chính cô ấy. Jim thậm chí còn phóng về nhà hét to đầy tự hào rằng: “Mẹ ơi, Ophelia thật khác biệt so với những cô gái khác!”
Betty, Ophelia và ba cô gái kia đều tham gia một cuộc thi. Nhưng hãy nhớ, mọi cuộc thi thố trong cuộc sống này – đặc biệt là trong hôn nhân đại sự – đều có chung một đích đến duy nhất là thâm nhập thành công vào tâm trí con người!
Sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và các vấn đề của con người cũng tương tự. Để trở thành người chiến thắng, bạn cần trang bị cho mình một quyền năng vô song – chính là thuật thôi miên cảm xúc của bạn – để bắn phá những mối bận tâm trong tâm trí mọi người nhằm gây dựng lợi thế cạnh tranh.
Đó chính là bí kíp để đắc nhân tâm và thu phục lòng người, mà việc Ophelia “cưa đổ” được Jim là một ví dụ.
Thi thoảng trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp những đối tượng khó chinh phục – những người có đầu óc Bận Rộn đến nỗi việc phá tan những mối lo toan của họ gần như là điệp vụ bất khả thi. Kỳ thực, với thuật thôi miên cảm xúc, không gì là không thể.
Có một người phụ nữ chừng 45 tuổi diện quần áo trông rất thời trang đang trèo lên thành một cây cầu với ý định tự tử. Chỉ trong chốc lát, cảnh sát và hàng trăm người hiếu kỳ bao vây khu vực quanh cầu. Suốt hai mươi phút căng thẳng, viên cảnh sát cùng những người dân xung quanh liên tục gào thét: “Đừng nhảy!”
Nhưng người phụ nữ nọ vẫn đứng trên thành cầu khóc lóc và kêu than rằng mình bị chồng bỏ và lũ trẻ không còn nghe lời cô nữa. Cô không còn gì để mất.
Cô ấy cởi áo khoác và chuẩn bị nhảy. Khi đó, viên cảnh sát nọ bỗng dưng yêu cầu đám động yên lặng. Ông lấy tay bịt mồm bịt mũi mình và nói với người phụ nữ đó: “Bà muốn nhảy thì cứ việc. Nhưng tôi nói trước là ở dưới đó nước sông hôi hám bẩn thỉu lắm đó!”
Ngay sau câu nói ấy của viên cảnh sát, người phụ nữ bất ngờ ngoan ngoãn bước xuống và chạy đến viên cảnh sát. Cụm từ “nước sông hôi hám bẩn thỉu” đã phát huy tác dụng.
Những cụm từ đơn giản đó có quyền năng gì mà lại đánh bại được hàng trăm lời cầu khẩn gào thét của các cảnh sát và đám đông trong việc thuyết phục người phụ nữ ấy không tự tử nữa? Câu trả lơi: Chúng có khả năng thôi miên cảm xúc đối với bà ta. Chúng khiến bà ta lắng nghe. Và khi bà ấy lắng nghe, nghĩa là chúng ta đã vượt qua được những mối bận tâm khác trong tâm trí người phụ nữ ấy khiến bà ta đổi ý!
Vậy thì cụm từ “nước dưới sông hôi hám bẩn thỉu” đó có thể tác dụng với một người đàn ông hay một người phụ nữ khác trong một tình huống khác tương tự hay không? “Có” hoặc “Không” – câu trả lời tùy thuộc vào mô thức cảm xúc của người trong cuộc.
Mỗi người trong chúng ta sở hữu mô thức cảm xúc với độ mãnh liệt khác nhau. Tuy nhiên, khi phân nhóm các mô thức cảm xúc này, chúng ta sẽ có được những phản ứng gần như công thức đối với sự thôi miên cảm xúc nhất định. Thôi miên cảm xúc có quyền năng vô song trong việc thu hút sự chú ý và khiến cho người trong cuộc thay đổi quyết định, nên nó có thể được áp dụng trong bất kì hoàn cảnh, tình huống, sản phẩm, hay dịch vụ nào, khi đó, phản ứng được tạo ra gần như ngay lập tức.
Thậm chí, sự ngay lập tức này mang tính sống còn.
Vào nửa đêm mùa đông nọ, đó là lần đầu tiên mà cặp vợ chồng trẻ kia gây gổ đến mức độ trầm trọng. Anh chồng không chịu phụ vợ rửa bát đĩa, trong khi cô vợ liên tục thúc ép anh ta phải làm. Sau vài lời qua tiếng lại, họ bắt đầu la hét, mắng chửi và đe dọa nhau, thậm chí đập bàn đập ghế loạn xạ trong nhà. Tiếng ồn không chỉ bất ngờ đánh thức đứa con tám tháng tuổi của hai người đang say giấc ở phòng bên, mà còn đánh động cả hàng xóm xung quanh trong tòa nhà chung cư, khiến một người trong số họ gọi điện báo cảnh sát. Cô vợ ra mở cửa và để cho cảnh sát vào nhà.
Mấy người hàng xóm cũng hiếu kì kéo đến xem vụ việc. Thấy cảnh sát và đám đông ập đến, người chồng bắt đầu hoảng sợ. Anh ta phóng vào phòng ngủ của con và bế xốc đứa bé bằng một tay. Trước mặt đám đông, anh ta từng bước di chuyển về phía sau và dùng tay còn lại để mở cửa sổ.
Khi cánh cửa sổ được kéo lên và gió lùa vào, anh ta cảnh báo đám đông: “Nếu các người tiến thêm một bước, tôi sẽ ném đứa bé này ra cửa sổ!”
Cảnh sát và đám đông biết rằng anh ta sẽ làm thật. Họ dừng bước.
Người vợ lo sợ tột độ. Đôi mắt cô chăm chú nhìn đứa bé bỏng như thể muốn trổ ra khỏi đầu.
Đúng lúc ấy, một bé trai chừng 12 tuổi bất ngờ bước vào hiện trường và nói rằng, “Chú ném con mình qua cửa sổ đã là độc ác lắm rồi, chú định để mặc em bé bị cảm lạnh nữa sao?” anh chồng bỗng rơm rớm nước mắt nhìn con mình. Sau đó anh ta đóng cửa sổ, giao lại đứa bé cho cô vợ và cúi đầu nhận lỗi. Trong trường hợp này, hình ảnh em bé sơ sinh bị cảm lạnh gây ra một phản ứng xúc cảm nơi người cha, khiến anh ta dừng ngay hành động đang làm.
Nhờ vậy mà một vụ xung đột nan giải đã được giả quyết êm thấm!
Chuyện xảy ra có phải do hai vợ chồng có vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần không? Không hề. Họ chỉ đang bực dọc, bị điều khiển bởi những cảm xúc tiêu cực. Nguyên nhân của mâu thuẫn là do họ đã phản ứng một cách quá cảm tính và bản năng đối với những kích thích đến từ lời nói và hành động của người kia.
Mâu thuẫn tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với bạn hay tôi – nếu chúng ta không làm chủ cảm xúc và để sự bực dọc lấn lướt.
Hãy nhớ: Cứ mỗi ngày hay mỗi giờ trôi qua, tất cả chúng ta đều và đang thực hiện vô số những phản ứng xúc cảm khác nhau để phản hồi những lời nói và hành động của người khác. Nhiều người trong chúng ta chỉ đơn giản là không kiểm soát được giới hạn của những cuộc cãi vã xung đột với những ai khiêu khích mình, khiến cho mâu thuẫn chẳng những không được hòa giải mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Khoảng 97% trong số chúng ta có một cuộc sống tương đối “bình lặng” do không phải rơi vào những tình huống căng thẳng gây kích thích cảm xúc. Một người bình thường vốn quen chăn ấm nệm êm như thế nếu rơi vào những tình huống ngàn cân treo sợi tóc, chẳng hạn như bị dồn đến đường cùng đến mức tự tử, túng quá làm liều, hoặc các tệ nạn xã hội, người đó sẽ rất dễ tổn thương và trượt dài theo những cái bẫy đó. Khi mà những hoàn cảnh, số phận hoặc thời điểm trùng hợp ngẫu nhiên đó hợp lực với nhau để kích thích cảm xúc của một người đến mức báo động, nạn nhân sẽ buộc lòng có những phản ứng nhất định mang tính cảm xúc và bản năng đối phó hoặc tự vệ.
Bạn nghĩ lại xem, có bao nhiêu lần trong ngày mà chúng ta gặp gỡ nhau – dù vô tình hay hữu ý, ở trường hay trên xe buýt, giờ làm việc hay giờ giải lao – mà không có một tí phản ứng hay ấn tượng gì? Và trong một khoảnh khắc bất chợt, một tình huống ngoài dự kiến và khơi dậy ấn tượng trong bạn: một nụ cười của ai đó, sự nhất trí hoặc phê bình của đồng nghiệp, hoặc một cái nhíu mày của cấp trên. Ngay cả những phản ứng xúc cảm nhỏ nhoi thế thôi cũng đủ sức khiến bạn yêu thương thân thiện hay ác cảm với một người nào đó.
Cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà trong đó, một anh chàng và cô nàng quen biết nhau, chơi thân với nhau Từ nhở đến lớn suốt nhiều năm trời nhưng chưa bao giờ có suy nghĩ rằng mình sẽ nên vợ nên chồng. Vậy mà, chỉ trong một khoảnh khắc bất chợt nào đó, người này vô tình nói với người kia một câu nhận xét mà người kia chết mê chết mệt. Ping! Lần đầu tiên trong đời họ chạm được vào trái tim của nhau và thế là tèng téng teng – tình yêu bắt đầu nảy nở.
Những anh chàng và cô nàng đó là ai vậy? họ chỉ là những con người rất bình thường… là những sinh vật muôn đời chịu sự chi phối của cảm xúc và bản năng. Nhưng nếu các bạn cảm xúc bị kích thích vượt quá giới hạn an toàn … họ có thể dần dần hình thành những phản ứng tiêu cực chẳng hạn như tự tử – giống như người phụ nữ trên thành cầu nọ, hoặc dọa ném con ra cửa sổ – như anh chồng trong ví dụ tôi vừa chia sẻ ở trên.
Và những điều đó hoàn toàn có thể xảy đến với bạn.
Đây chính là lí do vì sao việc học cách kiểm soát, hiểu thấu những động cơ và phản ứng xúc cảm của chính mình quan trọng đến dường nào. Đây cũng chính là lí do vì sao quyền năng làm chủ cảm xúc – của chính bạn cũng như người khác – chính là chiếc chìa khóa quyết định sự thành công và hạnh phúc của mỗi người. Và cuối cùng, nó là lý do vì sao mà thuật thôi miên cảm xúc cần phải được giảng dạy, ứng dụng và chia sẻ cho càng nhiều người càng tốt.
Trong một mối quan hệ bất kỳ, dù là giữa vợ chồng với nhau, giữa người bán hàng và khách mua hàng, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa mẹ và con, thôi miên cảm xúc hiện hữ ở mọi tình huống.
Mẹ của bé Sue 5 tuổi đang rất cáu. Chẳng là cô bé vừa nghịch phá đến nỗi làm vỡ một chiếc lọ hoa màu xanh ngọc đắt tiền. “Con có biết là cái bình hoa đó bằng mấy chục tháng tiền luơng của ba mẹ ko?” – bà mẹ bắt đâu đay nghiến. “Không đuợc lại gần đó.” – bà ấy chống tay lên hông. “Sue, đi mở ngăn kéo lấy cho mẹ cái thắt lưng của ba con. Mẹ phải đánh đòn con thì con mới chừa.” – bà mẹ quát mắng. “Mẹ sẽ làm mông con sung đỏ càng lâu càng tốt, để Từ nay về sau con phải luôn nhớ lời mẹ và không đuợc làm vỡ đồ đạc trong nhà nữa. Đi mau. Lấy cho mẹ cái thắt lưng!”
Cô bé hoảng sợ chạy đi.
Lát sau, Sue trở lại với một cây búa.
“Mẹ ơi” – cô bé khóc – “Mẹ có thể đánh con bằng cái này đuợc không?”
Bà mẹ nhìn cây búa và nhìn vào đôi mắt của đứa con gái bé bỏng rồi ngoảnh mặt đi. Nguời phụ nữ ấy nghẹn ngào giọng nói: “Sue, về phòng đi con và nhớ đừng làm vỡ đồ đạc nữa nhé!”
Hình ảnh cây búa đã khơi gợi lại phản ứng xúc cảm nơi nguời mẹ, khiến bà cảm thấy có lỗi vì ý định đánh con mình bằng thắt lưng dù hành động đó chưa xảy ra.
Một tình huống nhỏ nhưng đủ sức thay đổi trạng thái cảm xúc của bà mẹ chỉ trong phút chốc!
Kinh doanh bán hàng cũng là những tình huống giao tiếp tương tự. Không cảm xúc, miễn bán buôn!
Bốn cửa hàng nội y trong cùng một dãy phố đều bày bán những chiếc áo ngủ có kiểu dáng tương tự nhau. Một trong số bốn cửa hàng trưng bày hai bộ áo ngủ với giá mỗi áo là “3,95$ – giá gốc 5$”. Mặc dù cửa hàng này có vị trí, địa thế thuận lợi nhất trong bốn cửa hàng và người qua lại đều nhìn thấy hai chiếc áo ngủ đó, nhưng suốt hơn ba tuần vẫn không thấy ai mua. Chủ cửa hàng quyết định thực hiện một chút thay đổi. Thay vì để lại giá gốc như trước, thẻ ghi giá trên mỗi áo chỉ ghi độc một con số “3,95$”. Ngoài ra, hai chiếc áo còn được trưng bày kèn với hai bảng chú thích nhỏ: một chiếc áo “Dành cho Thiên Thần” và chiếc còn lại “Dành cho Kẻ Tội Nhân”.
Chỉ trong vòng ba ngày, cả hai dòng áo ngủ đó được bán sạch, đến nỗi chủ cửa hàng phải đặt thêm mới có đủ áo để bán. Gần như mọi khách hàng bước chân vào cửa hàng đều mua một trong hai chiếc áo đó – hoặc cả hai – vì không muốn người bán hàng đoán già đoán non mình là “Thiên Thần” hay “Kẻ Tội Nhân”.
Con người thích mua sắm nhưng lại ghét bị dụ dỗ chèo kéo, nên bạn có hàng tá cơ hội để áp dụng thuật thôi miên cảm xúc hiệu quả nhất chính là tên của bạn!
Một bà nội trợ tìm kiếm dịch vụ bọc nệm ghế sofa vì muốn thay lại toàn bộ bọc ghế trong nhà. Cô tham khảo rất nhiều mẩu quảng cáo và danh bạ điện thoại. Có hơn mười nhà cung cấp dịch vụ bọc nệm ghế đã liên lạc với cô. Cả mười hãng đua ra giá cả dịch vụ, chất liệu vải bọc và tiện ích vận chuyển tương đương nhau. Bà nội trợ nọ cũng có đủ danh thiếp của cả mười nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng một danh thiếp trong số đó đã gây ấn tượng đặc biệt với cô: “Danh thiếp này sẽ giúp cô nhớ đến tôi – và nó sẽ khiến cô phá lên cười! Cô thấy đó, tên tôi là ‘Wolf’. Wolf chỉ là tên, chứ không phải bản chất của tôi!” Đúng thật là cả hai vợ chồng bà nội trợ nọ đều cười toe toét khi đọc tấm danh thiếp này.
Vài ngày sau, trong khi cô vợ vẫn còn đắn đo suy nghĩ xem mình nên chọn nhà cung cấp nào, cô nhớ ngay đến “Wolf và gọi anh ta. Anh chàng này đã thành công trong việc xuyên thủng những mối bận tâm khác của bà nội trợ nọ, khiến cô chú ý và nhớ đến mình trong tâm trí. Wolf đã bán hàng thành công… đến nỗi chồng cô đó cũng phải nhớ đến tên anh!”
Ngôn từ là những đứa trẻ tinh nghịch và khôn ngoan. Ngay khi chúng vừa rời khỏi mồm miệng chúng ta, chúng đứng qua một bên để xem những gì diễn ra tiếp theo. Chúng không bao giờ ra về tay không, vì chắc chắn sẽ luôn có một điều gì đó xảy ra với một ai đó sau khi lời nói được thốt ra. Ai đó trong trường hợp này chính là Người Nghe, tức đối phương hay đối tượng giao tiếp của chúng ta. Người này hoặc sẽ tiếp tục lo ra và không chú ý vì ngôn từ chúng ta thiếu sức hút, hoặc sẽ chăm chăm lắng nghe chúng ta đến Từng câu Từng chữ nếu như sự thôi miên cảm xúc trong ngôn từ của chúng ta quá mạnh mẽ và đầy thuyết phục!
Một anh chàng nọ bay Tử Philadelphia đến West Coast trong một chuyến công tác. Trong lịch trình của mình, anh ta dành nửa ngày ghé qua Las Vegas, Nevada để được tham quan sòng bạc và để có dịp về nhà “chém gió” với bạn bè người thân mình vừa được đi đánh bạc ở khu phố ăn
chơi nổi tiếng đất nước Mỹ. Vì quỹ công tác có hạn, nên anh ta tự quy định với mình rằng chỉ được đánh bạc mười đo-la mà thôi.
Tại sòng bạc Las Vegas, anh đổi một tờ tiền năm đô-la của mình thành năm đồng bạc. Anh đặt năm đồng bạc vào tay phải, và mười lăm đồng bạc vào tay trái. Anh tham gia vào một bàn chơi bài, trong đầu tự nhắc nhở mình không được cược quá năm đô-la kiểu “được ăn cả, ngã về không!” Để chắc chắn rằng mình sẽ không vung tay quá trán, anh bỏ hết mười lăm đồng bạc tương đương mười lăm đô-la vào túi áo.
Người chia bài là một phụ nữ trung niên có nhiệm vụ coi sóc Từ sáu đến bảy tay chơi. Nhìn thấy anh chàng người Philadenphia nọ đang bước đến, bà ấy nhanh nhảu đáp: “lại đậy tham gia nào anh bạn. Chào mừng tay chơi cự phách của chúng ta ngày hôm nay!” Câu nói đơn giản đó làm anh chàng nọ thấy khí thế quá, đút tay vào túi áo lôi toàn bộ số tiền mình đang có ra bàn đặt cược. Anh ta đã vét sạch hai mươi đô-la để chơi bài chỉ vì một câu chào mới.
Và anh ta mất sạch.
Tính chất thôi miên cảm xúc trong lời nói của người phụ nũ đã mạnh hơn và đánh bại khả năng cưỡng lại sức cám dỗ Từ trò chơi của anh ta!
Không còn gì nghi ngờ nữa!
Trong Từng giây, Từng phút, Từng giờ trôi qua, tất cả mọi người đều Bận Rộn trong tâm trí. Dù họ đang đói hay đang khát, vui hay buồn, đam mê hay hoảng sợ, bạn vẫn phải luôn nỗ lực để làm họ nghe mình kể cả khi họ nói họ vẫn đang nghe bạn.
Ngay cả người bạn thân nhất của bạn cũng không ngoại lệ. Anh ta hoặc cô ta vẫn có thể nhìn bạn đắm đuối trong khi tâm hồn họ đang bay bướm ở một nới nào đó cách xa nghìn dặm.
Nếu anh ta hoặc cô ta bất chợt yêu cầu bạn “Im lặng nào”, đừng nổi nóng. Thậm chí bạn nên cảm ơn bạn mình. Đó là một lời khuyên đúng đắn!
Bạn đang nói chuyện nhưng anh ta hoặc cô ta không thực sự lắng nghe, thế thì im lặng há chẳng tốt hơn sao?
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm cho mọi người phải lắng nghe mình, một cách nhanh chóng và dễ dàng nhờ lồng ghép sự thôi miên cảm xúc trong lời nói của mình.
Dù bạn đang nói, đang bán hàng, biểu diễn hay đang viết, hãy luôn ghi nhớ trong đầu bạn rằng tất cả mọi người luôn bận rộn trong tâm trí của họ. Để khiến họ lắng nghe hoặc phản hồi, bạn phải làm sao phá vỡ được Những Mối Bận Tâm trong đầu họ bằng một nhân tố thôi miên cảm xúc phù hợp.
Bất kể bạn là ai, làm nghề gì, sống ở đâu, “quyền năng lắng nghe” trong giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên bạn phải có để giải phóng được tính cách, kỹ năng thuyết phục và phong thái hấp dẫn của mình.
Con người phải giao tiếp để sống. Và giao tiếp được thực hiện bằng ngôn từ và hành động.
Động cơ đằng sau những ngôn từ và hành động đó quyết định kết quả xấu hoặc tốt, quyết định ai là bạn và ai là thù, người yêu hay dĩ vãng, một phi vụ bán hàng thành công hay một cú lỗ nặng. Đây chính là nguyên lý tối thượng của giao tiếp: Việc đầu tiên và trước nhất bạn phải làm với đối phương hay người nghe chính là phá vỡ được những mối bận tâm và thâm nhập vào tâm trí họ, Từ việc tạo ấn tượng tốt, thôi miên, thuyết phục, ghi nhớ, dạy dỗ khuyên nhủ, tạo sức ảnh hưởng và chỉ đạo họ.
Đó cũng chính là cách mà người khác dùng để gây ấn tượng, thôi miên, thuyết phục, ghi nhớ, dạy dỗ khuyên nhủ, tạo sức ảnh hưởng và chỉ đạo chúng ta!
Eva dụ dỗ Adam bằng lời ngon tiếng ngọt, khiến chàng không thể cưỡng lại và ăn trái cấm. Cuộc sống ngày nay đầy rẫy những phiên bản khác nhau của Eva, Adam và trái cấm. Nhưng điều duy nhất không đổi vẫn là sức mạnh của sự thôi miên cảm xúc. Nó vẫn là lý do vì sao mọi người muốn lắng nghe bạn, bất kể bạn nói chuyện gì Từ trên trời dưới đất, về những trái táo, tôn giáo, bóng chày cho đến bọn buôn lậu ớt Jamaica.
Muốn làm tổn thương ai đo ư? Dễ lắm, bạn chẳng cần phải nhọc công kiếm một cái dùi cui hay một cái chùy nặng nề để làm điều đó. Chỉ cần nói với người đó vài lời có chứa một hay vài yếu tố phản thôi miên cảm xúc. Rồi những lời nói tiêu cực đó sẽ xuyên thủng mọi mối bận tâm trong đầu họ, thâm nhập vào tâm trí họ rồi yên vị ở đó. Và bạn sẽ thấy, chẳng có thứ thần dược nào có thể chữa lành những tổn thương tinh thần đó cả.
Mặt khác, điều tôi muốn nói ở đây là: Đắc nhân tâm là chuyện không tưởng nếu không có thôi miên cảm xúc.
Chỉ cần biết cách giao tiếp bằng thôi miên cảm xúc, bạn sẽ thành công lớn trong mọi việc!
Chứ không như gia đình nhà Smith dưới đây.
Bà Smith nói với chồng: “Cưng ơi, khi nào anh ra cửa hàng, tiện thể mua cho em một cân bơ”. Ông Smith ra cửa hàng mua thuốc lá và trở về nhà mà không có bơ. Bà Smith nổi giận: “Sao anh chẳng bao giờ nghe lời em vậy!” bà ấy bắt đầu ca cẩm.
“Anh có nghe em dặn gì đâu?” Ông Smith trả lời.
Chỉ có thế mà hai vợ chồng đã to tiếng với nhau. Ngày hôm đó, mấy đứa trẻ nhà Smith phải chịu trận suốt bữa ăn. Nguyên một buổi tối gia đình quây quần đầm ấm đã bị phá hủy chỉ vì một cân bơ.
Ít người nhận ra rằng ngôn từ chính là nguồn cơn của mọi mối quan hệ thất bại và gia đình tan vỡ. Các luật sư và chuyên gia hòa giải đều đồng ý rằng phần lớn các cặp vợ chồng chia tay nhau đều vì những lí do rất nhỏ nhặt cỏn con.
Kỳ thực, những “chuyện cỏn con” là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn: thất bại trong việc giao tiếp với nhau bằng thôi miên cảm xúc. Thay vì làm chủ cảm xúc, người trong cuộc trở thành nô lệ cho cảm xúc và vô tình đẩy mâu thuẫn vượt quá giới hạn cho phép!
Có phải ông Smith bị điếc nên mới không nghe bà Smith nói? Không hề.
Giọng bà Smith có vấn đề nên ông Smith không nghe thấy? Không phải.
Vậy thì tại sao sự giao tiếp giữa họ lại thất bại?
Lý do: ông Smith đang bận rộn trong tâm trí. Bà thì cứ nói, nhưng ông thì cứ ko nghe. Bà vợ đã không làm gì để đánh động tâm trí bận rộn của ông chồng trước khi đưa ra yêu cầu.
Thú vị nhỉ? Hai người họ đã đầu gối tay ấp với nhau 12 năm; trước đó, bà đã hẹn hò với ông không dưới 4 năm. Mười sáu năm làm bạn gái và bạn đời chồng mình, bà ấy vẫn không biết gì về chồng mình ư?
Đến nỗi không biết làm thế nào để hấp dẫn cảm xúc của chồng, thúc giục ông ấy mua chỉ một cân bơ ở ngay cái cửa hàng mà ông ta ghé mua thuốc lá.
Còn ông Smith thì sao?
Ông còn kém giao tiếp hơn cả vợ.
Cũng như nhiều người khác, ông ấy có mắt như mù, có tai như điếc.
Tâm trí của ông ấy quá bận rộn.
Và bạn cũng vậy.
Hãy nhớ, ngôn từ có cảm xúc!
Mọi Từ ngữ đều có cảm xúc.
Chúng được sử dụng với con người – cũng chính là những sinh vật có cảm xúc – và tự chúng cũng có khả năng gây phản ứng.
Khi hàng xóm của bạn bình phẩm rằng, “Con gái anh là một đứa trẻ ngoan – nhưng không được sáng dạ cho lắm”, câu nói đó hẳn là sẽ khiến bạn chú ý ngay lập tức. Câu nói xấc xược khiến bạn bực tức. Bạn cảm thấy đau đớn kể cả khi gã hàng xóm thực sự nói đúng.
Nếu một người quan sát bạn và phán to lên rằng bạn “là đồ keo kiệt bủn xỉn”, chắc mẩm là bạn không vui tí nào bất kể câu nhận xét đó đúng hay sai.
Tương tự, bạn cũng sẽ có những phản ứng xúc cảm nhất định khi người khác nói điều gì tốt đẹp về bạn, chẳng hạn như “bạn trông rất khỏe khoắn”, hoặc “bạn rất xinh đẹp”, hoặc “bạn trông trẻ hơn mười tuổi!”
Những phản ứng đó thuộc về mô thức cảm xúc của bạn, và chúng xuất hiện kể cả trong những tình huống nguy hiểm. Bạn đang đi bộ băng qua đường thì một chiếc xe tải nhào đến bạn. Bạn thấy nguy hiểm đang cận kề, và thế là bạn phản ứng bằng cách nhảy ra khỏi hướng di chuyển của xe tải. Chứ nếu bạn nhìn thấy chiếc xe tải còn xa với một khoảng cách an toàn, hẳn là bạn đã thong dong đi bộ tiếp.
Lần nữa, phản ứng xúc cảm là một quá trình hai chiều, liên quan đến bạn lẫn tài xế xe tải! Khi tình huống nguy hiểm xảy ra, những động cơ và phản ứng xúc cảm sẽ được kích thích và khơi dậy ở cả hai người.
Giả sử bạn đang được bác sĩ khám bệnh. Bác sĩ muốn kiểm tra khả năng phản xạ của bạn, nên yêu cầu bạn ngồi bắt chéo chân. Rồi ông ta lấy một cây búa y khoa gõ vào đầu gối bạn? Ông ta thực hiện mọt cú gõ chính xác, và bạn phản xạ ngay lập tức bằng một cú đá chân. Nếu bác sĩ gõ nhầm vị trí thì sao? Sẽ không có phản xạ, hoặc bạn sẽ rất đau.
Ngôn từ và lời nói cũng gây ra hiệu ứng tương tự. Một số Từ ngữ có thể tác dụng với những người khác, nhưng chưa chắc đã thuyết phục được bạn bởi mô thức cảm xúc của bạn khác biệt với họ. Nhưng nếu có những ngôn từ hay lời nói nào đó chạm vào “tim đen” hay những vấn đề nhạy cảm nào đó của bạn, bạn sẽ có phản ứng hoặc tốt hoặc xấu!
Hiển nhiên, lời nói và ngôn từ của bạn cũng có khả năng gây hiệu ứng tương tự lên những người mà bạn trò chuyện.
Trong một buổi diễn thuyết nọ với khoảng năm trăm khách tham gia gồm cả nam lẫn nữ, chỉ sau mười phút đầu tiên, người diễn giả hào hứng và tập trung vào những gì ông ta nói.
Một người đàn ông điển trai với nước da ngăm đen ngồi ở hàng ghế thứ bảy đặc biệt chăm chú lắng nghe phần trình bày của vị diễn giả. Suốt Từ đầu buổi đến giờ, anh ta gật đầu lia lịa.
Đến một cao trào nọ, người diễn giả bắt đầu cao giọng và nói : “Đừng, đừng bao giờ quên điều tôi vừa nói – Nếu không, hẳn là các anh chị vùi đầu vào cát giống như những gã Ả-Rập lén lút trong bóng đêm…”
“Không!” – lần đầu tiên người khán giả ở hàng ghế số bảy không đồng tình. Vẻ giận dữ hiện rõ trên khuôn mặt anh ta: “Tôi không thích câu nói đó của ông. Tôi là một người Ả-Rập!”
Lời nói đó của vị diễn giả vô hại với người khác, nhưng lại động chạm đến anh chàng Ả-Rập này. Sự chú ý bất ngờ chuyển hướng Từ người diễn giả sang vị khách đặc biệt, còn những khán giả còn lại vừa được thưởng thức hiệu ứng mà tôi gọi là quyền năng cảm xúc ngôn từ.
Hẳn là người diễn giả nọ cũng vừa nhận được bài học đáng nhớ!
Và bạn hoàn toàn có thể liên hệ câu chuyện này với những tình huống đơn giản nhất trong cuộc sống.
Bạn đang tản bộ trên đường phố. Bạn nhìn thấy cô bạn Martha đang đi về phía mình. Bạn gọi cô ấy: “Xin chào, Martha!” Martha đáp lại lời chào của bạn, “Xin chào, Gerry!” và tiếp tục đi. Bạn cũng tiếp tục đi đường của mình. Hoạt cảnh kết thúc. Bạn vừa nhận được Từ Martha một phản ứng mà bạn trông đợi.
Giả sử khi bạn nói “Xin chào, Martha!” nhưng Martha không đáp lại, thậm chí chẳng nhìn ra bạn do tâm trí cô ấy đang bạn suy nghĩ về những vấn đề khác, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Hẳn là bạn sẽ dừng lại, nhìn theo sau cô ấy và lầm bầm:” Quái, cái cô Martha này! Cô ta vừa xẹt ngang qua mà không thèm chào một tiếng, trong khi chúng ta đã quen biết nhau hơn mười năm! Kể Từ khi chồng cô ta trúng số mua được chiếu xe Cadillac và hai cái bãi xe rộng thênh thang, cô ta càng lúc càng trở nên khinh khỉnh và chảnh chẹ thế đấy. Hãy đợi đấy, mình sẽ méc lai chuyện này với Helen!”
Bạn thấy nghiêm trọng chứ: chỉ vì Martha quên một câu chào hỏi đơn giản mà cả chồng của Martha, tiền của anh ta, vụ trúng số, hai cái nhà xe và chiếc Cadillac vô tội cũng bị vạ lây. Ngôn từ – và cả sự biến thiếu thốn ngôn từ – là những thực thể có cảm xúc. Và những người sử dụng chúng cũng thế, kể cả khi họ chưa bao giờ quen biết nhau.
Một anh chàng lạ mặt vui tính nào đó bỗng dừng bước trước mặt bạn và tôi và nói:” Xin chào!” Ngay lập tức, chúng ta đáp lại bằng lời chào kèm một nụ cười tương tự. Nhưng một giây sau đó, cả tôi và bạn nhìn nhau chưng hửng:” Có vẻ như gã đó biết chúng ta, nhưng hắn là ai vậy?”
Hoặc chính bạn có thể thử nghiệm trò này, bắt tay một cô nàng lạ mặt bạn thấy trên đường. Cô ấy sẽ không hiểu tại sao bạn lại làm thế. Cô có thể quay lại ném cho bạn một cái nhìn kì lạ. Cũng có thể cô ấy sẽ bắt tay đáp lại bạn. Anh chàng vui tính kia cũng tương tự!
Một khi tìm hiểu sâu về Thuật thôi miên cảm xúc, bạn sẽ nhận ra rằng cảm xúc của chúng ta luôn phản ứng ở mọi tình huống liên quan đến bản thân chúng ta. Chẳng hạn, trong bất kì tình huống hay hoàn cảnh nào liên quan đến thể diện, sự công nhận, bạn luôn muốn mình trông thật chỉnh tề và nghiêm túc trước mặt người khác, kể cả khi đó chỉ là một đám đông người dưng nước lã, đúng chứ?
Cách đây vài năm, một người bán hàng có thể dễ dàng gia tăng doanh thu của mình lên, kiếm thêm được vài ngàn đô-la vào thu nhập trung bình của bản thân chỉ nhờ biết bắt tay thân thiện với khách hàng và nở một nụ cười có thể kích thích cảm xúc tích cực của bất kì ai.
Một nhà bán lẻ ti vi và đồ gia dụng nọ đã thành công nhờ câu khẩu hiệu “Nơi bạn có thể mua một cái bắt tay trìu mến”. Vào thời bấy giờ, thị trường ti vi và điện gia dụng cạnh tranh vô cùng khốc liệt với giá cả các cửa hàng so găng nhau Từng chút một, chính những yếu tố nhân bản như cá tính doanh nghiệp và sự thân thiện sẽ là lợi thế cạnh tranh to lớn giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông.
Thời đó, ý tưởng “Cái bắt tay” được ưa chuộng trong mọi mẩu quảng cáo cũng như trong những thiết kế trưng bày của kính tại các cửa hiệu. Bạn có thể nhìn thấy những ý tưởng như “Kế hoạch tín dụng bắt tay” hay “Một cái bắt tay làm nên tất cả” ở khắp nơi, Từ việc mua một cái lò nướng bánh cho đến máy giặt. Nó chính là một yếu tố giúp người tiêu dùng nhớ đến một của hàng và giúp làm nên một cuộc mua bán thành công. Một khi bạn phá vỡ được những mối bận tâm khác của khách hàng, thâm nhập được vào tâm trí của họ và gây được dự chú ý, mọi cuộc giao tiếp và giao dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là lý do vì sao kĩ năng sử dụng ngôn từ, hành động một cách thuyết phục và có cá tính rất cần thiết cho những ai muốn trở thành những chuyên gia bán hàng bậc thầy.
Thời đo, tất cả nhân viên bán hàng và cả chủ của hàng đều cần được huấn luyện những kỹ năng trên nếu muốn tối đa hóa doanh thu. Ngay khi khách hàng vừa bước chân vào tiệm, thậm chí ngay từ trước khi anh ta bước qua cửa, người nhân viên bán hàng phải ngay lập tức ra chào, nở một nụ cười và đưa tay phải ra một cách thân thiện để bắt tay khách hàng. Vị khách tiềm năng này – có thể chỉ là một người lạ đến cửa hàng để xem qua các mặt hàng hoặc so sánh giá cả – cũng sẽ bắt tay đáp lại trước sự chủ động của người bán hàng. Ngay khi vị khách chưa kịp lúng túng, người bán hàng tiếp tục nở một nụ cười, chỉ tay về phía biển hiệu và nói một cách lịch sự rằng: “Đây chính là nơi ông có thể mua một cái bắt tay trìu mến”.
Khi đó, tâm trí khách hàng đã được thâm nhập thành công, mối liên hệ về mặt cảm xúc đã được thiết lập, một cảm giác thoải mái và ý muốn mua hàng đang dần dần bao trùm lấy vị khách hàng thân yêu của bạn.
Thuật thôi miên cảm xúc không chỉ giúp một cửa hàng gia tăng doanh số mà còn hấp dẫn cả những nhân viên bán hàng của đối thủ nộp đơn xin việc vào đây. Ai cũng có thể cưỡng lại được bầu không khí làm việc thân thiện thoải mái ở đây, khi mà tất cả những gì một nhân viên bán hàng cần làm là cười thật tươi và bắt tay khách hàng với một câu “Xin chào!” thật nồng ấm, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả?
Bản chất của “cảm xúc”
“Cảm xúc” là một trong những Từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày, Trong đàm thoại thông thường cũng nhu giao tiếp nơi công sở, người ta thường đánh đồng Từ “cảm xúc” với những người có tính cách “nhạy cảm” để phân biệt họ với những người khác có tính cách lí trí hoặc thực tế hơn. Tử “cảm xúc” trong trường hợp này gắn liền với những tính cách khó ưa bốc đồng, dễ nổi nóng, nắng mua thất thường, nhẹ dạ, hay tiền hậu bất nhất. Nó còn được dùng để chỉ vài nguời lập dị, hoặc thích mơ mộng “trên chín tầng mấy” hoặc có thể im thin thít một cách đáng sợ suốt một thời gian dài. Trong khi thực tế là mỗi một con người trên quả đất này đều sở hữu “cảm xúc”, và tất cả chúng ta đều có thể bị thúc giục, quấy rối, hoặc bị kích động về mặt cảm xúc bất kể tính cách chúng ta nhu thế nào.
Tất cả chúng ta đều phát sinh những “cảm nhận” hay “cảm giác” nhất định trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Có những sự vật, sự việc, những ngôn từ hay hành động cụ thể khiến chúng ta phá lên cuời, bật khác, căm ghét, ghi hận, đồng ý cho vay tiền, “cảm nắng” một ai đó, trở nên ghen tuông hoặc tò mò, hoặc châm ngòi cho những cuộc xung đột.
Những “cảm giác” và “cảm nhận” này là kết quả của những kinh nghiệm hoặc trải nghiệm quá khứ của bạn. Chúng khiến bạn luôn luôn bật ra những phản ứng chủ động hoặc bị động trong mọi tình huống của cuộc sống! Còn nếu quá khứ không phải là nguồn cơn những phản ứng xúc cảm của bạn, thì thủ phạm chính là những niềm hy vọng hoặc nỗi sợ hãi về tương lai, được chất chứa trong thái độ sống, những nhu cầu và hoạt động được tổng hòa trong cái tâm trí luôn bận rộn của bạn.
Những đặc điểm kể trên cũng ứng với những bạn bè, người thân, khách hàng, bệnh nhân và tất cả mọi người khác xung quanh bạn.
Trên đời này không có một người bình thường nào lại không có phản ứng xúc cảm trước những lời nói, hành động hoặc tình huống liên quan đến những trải nghiệm quá khứ hay mô thức cảm xúc của họ. Mô thức cảm xúc của mỗi người được thể hiện thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Khi chúng ta phản ứng trước một điều gì đó, điều này đồng nghĩa với việc tâm trí của chúng ta đã bị thâm nhập thành công. Tất cả những hiệu ứng đám đông, hiện tượng xã hội hay truyền thông đai chúng đều thực chất là kết quả của nhiều phản ứng cảm xúc Từ cá nhân Từng người hợp lại.
Ngay cả cách thức phản ứng của chúng ta phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể phản ứng một cách bất ngờ, dịu êm, sợ hãi, chắc chắn, vui vẻ hoặc lý sự.. .trước những sự vật hay sự việc cụ thể.
Bạn không thể tránh khỏi những phản ứng xúc cảm của chính mình dù bạn đang làm một công việc nhạt nhẽo, đang ở nhà hay ở cơ quan, hoặc đang hẹn hò một ai đó. “Em yêu anh!” bạn thở dài mãn nguyện. “Và anh cũng yêu em!” người kia đáp lại, “nhưng anh vẫn ước giá như mẹ em không phải là một bà già xấu tính đến thế!”
“Cái gì?” Bạn lên giọng và la lớn dù lúc đó đã quá nửa đêm. “Anh nói mẹ tôi xấu tính ư? Làm sao mà.. .Này nhé, cái gia đình đáng kính của anh không có ai tốt tính bằng một góc bà ấy đâu nhé!”
“Tốt tính à? TỐT TÍNH Ư! Bà ta bần tiện đến nỗi.”
Và thế là cuộc cãi vã bắt đầu long trời lở đất.. Sau đó, cả hai người ngủ quay lưng vào nhau không nói với nhau một lời nào suốt mấy ngày sau đó!
Chỉ cần một vài Từ ngữ khơi dậy những phản ứng xúc cảm tiêu cực là đủ để thay đổi toàn bộ cục diện cảm xúc của một người. Trong mọi cuộc giao tiếp hàng ngày, chúng ta thấy rằng một sự thôi miên cảm xúc thích hợp và đúng lúc sẽ không chỉ thâm nhập tâm trí đối phương thành công mà còn giúp tạo ra phản ứng tích cực nơi đối phương. Còn nếu bạn không tạo được sự thôi miên hoặc đánh động những phản ứng cảm xúc tiêu cực, đối phương sẽ tiếp tục không chú ý hoặc sẽ có hành xử không mong muốn đối với bạn!
Nhiều bà vợ vô tình đánh động cảm xúc tiêu cực nơi ông chồng mình dù họ không cố ý. Và kể cả các đức ông chồng, những ông chủ công ty, bè bạn, dư luận, giới chính trị gia và các chuyên gia cũng mắc sai lầm tương tự.
Ngay cả giới bác sĩ cũng thừa nhận rằng rất nhiều bệnh nhân tìm đến họ với những triệu chứng không liên quan gì đến các bệnh lâm sàng cần được điều trị bằng các phương pháp chuyên môn. Với những triệu chứng đó, bác sĩ chỉ cần dùng những lời lẽ thích hợp để trấn an là bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh. Nhưng trên thực tế, bao nhiêu bác sĩ được huấn luyện về kĩ năng sử dụng ngôn từ và thuật thôi miên cảm xúc để có thể làm chủ những phản ứng của bệnh nhân và thuyết phục học một cách hiệu quả nhất về bệnh tình của họ?
Một khi hiểu biết thấu đáo về thôi miên cảm xúc, bạn sẽ có khả năng xui khiến tất cả mọi người phải lắng nghe mình. Để làm được điều đó, bạn phải thâm nhập được vào tâm trí của đối phương. Nhưng để cho quá trình thâm nhập được thành công, bạn phải nhận diện được những “nhân tố gây chú ý” trong phần giao tiếp của mình và định hướng chúng một cách có chủ đích vào đối tượng mà bạn muốn tác động. Bạn phải luôn nhận diện được những cảm xúc và sắc thái ẩn sau những ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt đến người kia!
Một gương mặt đẹp và một thân hình nóng bỏng có thể giúp bạn dễ dàng quyến rũ cánh mày râu; nhưng nếu bạn muốn cưới được một người trong số họ và chung sống hạnh phúc với anh ta đến răng long đầu bạc, thì chính sự thôi miên cảm xúc thích hợp trong ngôn từ và hành động của bạn mới là yếu tố mang tính quyết định. Người ta thường nói con đường ngắn nhất dẫn đến trái tim chàng chính là đi qua bao tử, nhưng trước đó bạn làm sao để thuyết phục được chàng đồng ý thưởng thức bữa ăn do mình chuẩn bị? Không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng “chui đầu vào rọ”, nếu bạn không bị đánh động được yếu tố Thôi miên cảm xúc thích hợp với chàng.
Những chủ đề cá nhân có quan điểm khác nhau ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng của sự thôi miên cảm xúc. Kể cả những thẩm phán công bằng nhất thế gian cũng cần những lý do cảm xúc để lắng nghe và phán xét. Bằng không họ sẽ vẫn giữ khư khư những quan điểm vốn có của mình và không dễ bị thuyết phục.
Quy luật này thể hiện rõ trong nhiều vụ tranh chấp kiện tụng khó phân xử mà ngay đến nhiều luật sư chuyên nghiệp cũng phải ngao ngán. Sau đây là một câu chuyện xảy ra ở bang Ohio: Thân chủ của một vị luật sư nọ khởi kiện biên tập viên một tờ báo về tội phỉ báng và bôi nhọ danh dự ông ta. Trong suốt quá trình xử án, vị luật sư này cố tình phát âm kéo dài Từ “phỉ báng” thành “PHỈIIin BÁNG” một cách quê mùa. Ông ta liên tục nhấn mạnh hành động “PHỈInn BÁNG” của tay biên tập viên đối với thân chủ mìn trước tòa. Ngay cả trong quá trình trao đổi với hội đồng xét xử, ông ta cũng tiếp tục phát âm khó nghe kiểu đó!
Và cuối cùng ông ta thắng kiện.
Sau khi buổi xử án kết thúc, một luật sư khác hỏi ông ta sao lại liên tục phát âm kì cục như thế. Ông ấy cười khẩy: “Từ – phỉ báng” bình thường nghe yếu ớt quá. Nó nghe rất tầm thường, dễ trôi tuột Từ tai này ra tai kia của mọi người và rơi vào quên lãng. Khi tôi nhấn mạnh “PHỈIIII BÁNG”, nó nghe có vẻ xấu xa và nghiêm trọng hơn, đúng chứ?”
Vị luật sư này được biết đến là thân chủ của mình quyết theo đuổi vụ kiện này đến cùng, chưa kể những thành viên trong hội đồng xét xử đều là những người rất công tâm. Ông ta cảm thấy rằng họ sẽ dễ bị thuyết phục hơn nếu tính chất xấu xa và nghiêm trọng của hành động phỉ báng được nhấn mạnh đến nỗi sống động như thật!
Quả thật, cả hội đồng xét xử bị đánh động thực sự. Tâm trí của họ bị thâm nhập thành công và mọ chuyện trở nên dễ dàng hơn với vị luật sư nọ.
Để có thể sử dụng thuật thôi miên cảm xúc nhằm thâm nhập tâm trí đối phương một cách thuần thục,bạn cần phải khéo léo cấy được chủ đề mình muốn nói vào tâm trí của người nghe về mặt cảm xúc. Nếu bạn không tìm được một mối liên hệ về mặt cảm xúc nào giữa người nghe và chủ đề mình muốn truyền đạt, bạn sẽ không thể nào đánh động được họ, và họ sẽ chẳng có lý do gì để lắng nghe bạn.
Khi đó, bạn không thể thuyết phục người nghe làm được gì cả.
Điều gì khiến cho họ muốn lắng nghe bạn? Đó chính là những phản ứng cảm xúc mang tính cá nhân của họ đối với những điều họ muốn nghe hoặc những thứ họ sợ phải nghe.
Những phản ứng đó được gọi là những “nhân tố gây sự chú ý” – những nhân tố có thể khiến cho một người hồi đáp một cách tích cực những lời nói và hành động của bạn. Liệu những “nhân tố gây chú ý” – những nhân tố có thể khiến cho một người hỏi đáp một cách tích cực những lời nói và hành động của bạn. Liệu những “nhân tố gây chú ý” này có thể phù hợp với một người, một sự vật hay tình huống bất kì? Câu trả lời: Hoàn toàn có thể, nếu bạn áp dụng thuật thôi miên cảm xúc.
Leave a Reply