Bài tập nhìn chăm chú và lắc lư người là hai phương pháp trắc nghiệm khả năng tập trung trong thôi miên; đều rất đơn giản, dễ thực hiện. Nhà thôi miên có thể căn cứ vào phản ứng của thân chủ trong cả quá trình này để phán đoán mức độ tập trung của thân chủ.
Bài trắc nghiệm số 1: Bài tập nhìn chăm chú.
Bài tập này yêu cầu thân chủ nhìn vào một vật thể; không được rời mắt. Có phương thức thao tác như sau;
Thứ nhất là nhìn chăm chú hai vật thể. Ngồi xuống với tư thế thoải mái; tìm hai vật thể mắt có thể nhìn thấy được; chẳng hạn bạn có thể chọn điện thoại; sổ tay. Nhìn vật thể thứ nhất (điện thoại); trong vòng 10 giây; đồng thời nói thầm với tâm trạng bình tĩnh “thoải mái; thả… lỏng”. Ánh mắt đồng thời chuyển sang nhìn vật thể thứ hai (sổ tay); nhìn chăm chú trong vòng 10 giây đồng thời nói chậm với thái độ bình tĩnh: “Chậm rải; thả… lỏng…” Ánh mắt chuyển sang nhìn vật thể thứ ba (điện thoại); nhìn chăm chú trong vòng 10 giây. Đồng thời nói thầm với trạng thái bình tĩnh: “Chậm rãi; thả… lỏng…”
Ánh mắt chuyển sang vật thể thứ tư (sổ tay), nhìn chăm chú trong vòng 10 giây đồng thời nói thầm với trạng thái bình tĩnh: “Chậm rãi, thả … lỏng …”
Thực hiện 4 bước trên 10 lần, khi làm việc có thể nghỉ ngơi vài lần, tập bài tập trên có thể chọn bất cứ vật thể nào xung quanh bạn, hãy nhớ, mỗi lần nhìn chăm chú một vật thể là 10 giây để ý trạng thái của bạn. Tập bài tập này càng nhiều, càng giữ vững trạng thái thả lỏng. Sau này, mỗi lần cảm thấy căng thẳng, hãy bỏ thời gian 1 phút để tập luyện bài tập này.
Thứ hai là nhìn chăm chăm 4 vật thể. Ví dụ bạn vừa về nhà đã cảm thấy căng thẳng và áp lực. Bạn phát hiện ở nhà đã hết gạo, tủ lạnh không có gì ăn, chén đũa dơ vẫn chưa rửa làm sao bây giờ. Bây giờ bạn phải nắm được phương pháp thả lỏng nhìn chăm chăm vào một vật nào đó, ít nhất có thể tự giải tỏa áp lực cho mình. Hãy chọn bốn vật thể trong nhà bếp chẳng hạn như máy rửa chén, lò nướng, dao và bếp. Thực hiện lại bài tập nhìn với hai vật thể ở phần trên. Tập đi tập lại 10 lần. Hãy cảm nhận trạng thái tinh thần thư giãn mà bạn có, tận hưởng sự khoan khoái do nó đem lại.
Ba là nhìn vào đồng hồ. Có phải bạn cảm thấy thời gian hay đem lại áp lực cho bạn không? Có phải bạn thường gặp áp lực khi phải hoàn thành một việc gì đó hay không? Có phải bạn cảm thấy mình đã mệt mỏi? Sau này, mỗi lần gặp phải tinh huống này, hãy thử nhìn đồng hồ, hãy thử tập luyện bài tập đơn giản dưới đây.
Nhìn đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ đeo tay.
Hãy để ánh mắt của hạn chuyển động theo kim đồng hồ. Hãy nhìn chăm chăm vào số 12 trong vòng 10 giây. Ban đầu có lẽ hơi khó khăn. Hãy kiên trì tập luyện cho đến khi ánh mắt của bạn có thể theo dõi được kim đồng hồ. Đừng quên thả lỏng. Hãy nói thầm với thái độ bình tĩnh: “Chậm rãi, thả… lỏng..Sau khi làm xong, chuyển ánh mắt sang số 3, tiếp tục nhìn số 3 trong vòng 10 giây, đồng thời phải nhắc nhở mình thả lỏng. Bây giờ chuyển ánh mắt sang số 6, tiếp tục nhìn châm chắm số 6 trong vòng 10 giây. Đồng thời nói 2 chữ: “thả… lỏng.. “ với thái độ bình tĩnh, chậm rãi. Xong bước này, chuyển ánh mắt sang số 9. Nhìn chăm chăm số 9 trong vòng 10 giây. Đồng thời phải nhắc nhở mình thả lỏng, thả lòng hơn nữa.
Trong quá trình trắc nghiệm độ tập trung bằng bài tập nhìn chăm chú, nhà thôi miên phải quan sát phản ứng của thân chủ và nắm bắt cơ hội đưa ra ám thị để củng cố sự dẫn dắt đối với họ. Chẳng hạn như trước khi thân chủ nháy mắt, đưa ra ám thị như sau:
Mời bạn nhìn kĩ phẫn sáng nhất của vật thể này (cố định một vật thể nào đó), hãy tập trung chú ý ở điểm sáng này… Hít thở sâu vài lần, khí hít thở sâu, bạn hẵy để ý lắng nghe tiếng nói của tôi… Bạn sẽ phát hiện có thứ gì đó kéo mí mắt của bạn xuống, mí mắt của bạn dần dần đóng lại, trở nên rất nặng nề, rất buồn ngủ… Bạn có cảm giác rất mãnh liệt, mi mắt dần dần đóng lại, dần dần đóng lại, rất buôn ngủ, rất mệt…
Khi nhắm mắt lại, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái, bạn
không thể mở mắt ra được nữa…. Bạn sẽ mau chóng cảm thấy, nhắm chặt lại, nhắm chặt lại, nhắm chặt lại… Ánh mắt của bạn đã nhắm chặt lại rồi. Bây giờ bạn cảm thấy rất dễ chịu, rất tuyệt vời, toàn thân bạn thả lỏng… Hãy để bản thân chìm đắm và tận hưởng cảm giác thoải mái và dễ chịu này..,
Bây giờ, bạn sẽ thấy đầu đã trở nên nặng nề, bắt đầu gục xuống, bạn đã để cho bản thân đi vào thế giới dễ chịu nhất, bình an nhất, nhẹ nhàng nhất…
Bạn thật tuyệt, bạn đã vượt qua bài trắc nghiệm khả nầng tập trung, chúc mừng bạn!
Bài trắc nghiệm thứ 2: Bài tập lắc lư người.
Trước tiên cho thân chủ vươn vai, hít thở sâu, sau dó hai chân đứng khép lại, hai tay buông xuống, mắt nhẹ nhàng nhắm lại, toàn thân thả lỏng. Lúc này, nhà thôi miên đưa ra ám thị hướng dẫn như sau:
Hãy tập trung chú ý ở hai bàn chân bạn, tiếp tục hít thở sâu… Bây giờ hãy tưởng tượng đôi bàn chân bạn bị dán chặt xuống đất, hai chân không thể di chuyển được nữa.
Bây giờ hãy tưởng tượng cơ thể bạn giống như một con lật đật vậy, lắc lư trước và sau, gót chân làm trọng tâm, đồng thời hai chân bị ghim chặt xuống sàn…. Tốt lắm, bạn rất tập trung. Bây giờ bạn hãy tăng biên độ lắc, hai chân vẫn ghim chặt xuống sàn… Tốt lắm, bạn rất tập trung, bây giờ bạn hãy chậm rãi ngừng lại…
Tiếp tục lút thở sâu, hãy tưởng tượng cơ thể bạn giống như một con lật đật; dùng gót chân làm trọng tâm, đảo người theo chiều kim đồng hồ, hai chân ghim chặt xuống nền nhà… Tốt lắm, bạn rất tập trung. Bây giờ, bạn hãy tăng biên độ, hai chân bạn vẫn ghim chặt xuống đất…. Tốt lắm, bạn rất tập trung, bây giờ bạn hãy chậm rãi ngừng lại…
Tiếp tục hít thở sâu, hãy tưởng tượng cơ thể bạn giống như một con lật đật, đồng thời đảo người theo chiều kim đồng hồ, hai chân ghim chặt xuống nền nhà… Tốt lắm, bạn rất tập trung.
Bây giờ bạn hãy tăng biên độ đảo người, hai chân vẫn ghim chặt xuống nền nhà… Tốt lắm, bạn rất tập trung, bây giờ hãy chậm rãi ngừng lại…
Được rồi, chậm rãi mở mắt ra, hít thở sâu…
Bạn có khả năng tập trung rất tốt, bạn rất giỏi, bạn đã vượt qua bài trắc nghiệm này, chúc mừng bạn.
Nguồn: choiphongthuy.com
Leave a Reply