Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, có ý kiến cho rằng:
“Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy”.
Hãy phân tích bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ ý kiến trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh văn học, cụ thể là chứng minh một nhận định qua việc phân tích một tác phẩm trữ tình.
– Nội dung
Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng đã khắc họa trong Tây Tiến:
• Nét dữ dội hào hùng.
• Nét tươi mát sâu lắng,
• Đau thương mà không hề bi lụy.
GỢI Ý
Sau khi giới thiệu vài nét về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, các ý chính của thân bài có thể được triển khai gồm ba đoạn, theo các yêu cầu về nội dung.
A. NÉT DỮ DỘI, HÀO HÙNG
– Nét dữ dội hào hùng của cuộc kháng chiến toát lên từ những câu thơ tả cảnh núi rừng Tây Bắc. Đoạn thơ với nhiều hình ảnh miêu tả trực tiếp, với nhịp điệu như cất câu thơ ra làm hai:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Một vùng đất thật hiểm trở, khắc nghiệt, hoang sơ và kì vĩ với rừng sâu, núi cao, vực thẳm, dốc đứng, cồn mây heo hút, thác gầm cùng thú dữ.
Người lính Tây Tiến sống và chiến đấu trong một không gian thật dữ dội và hào hùng.
B. NÉT TƯƠI MÁT, SÂU LẮNG
– Núi rừng Tây Bắc dữ dội, hùng vĩ như thế nhưng cũng có những cảnh vật nên thơ, tươi mát và mĩ lệ.
• Hoa thơm:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
• Mái nhà dưới làn mưa rừng thơ mộng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
• Dáng đẹp cô gái trên thuyền độc mộc:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũhoa đong đưa.
• Hương thơm của xôi nếp:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
– Có những con người rất mực tài hoa: xinh đẹp, đàn hay, múa giỏi, yêu quý bộ đội. Đặc biệt ở đây lại có cả những đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân dân cảnước:
Doanh trại bừng tên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ắp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Bút pháp lãng mạn với cảm xúc dồi dào, mãnh liệt của Quang Dũng dường như rất hợp với những câu thơ diễn tả cảnh tươi mát, thơ mộng của thiên nhiên và con người ở đây.
C. ĐAU THƯƠNG MÀ KHÔNG BI LỤY
Đây là cảm nhận chung của người đọc sau khi thưởng thức bài thơ.
– Bài thơ diễn tả cuộc chiến đấu của những người lính “không bị đè bẹp” trước hoàn cảnh. Họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, nguy hiểm, thiếu thốn, bệnh tật và cái chết luôn đe dọa nhưng vẫn yêu đời và vượt lên tất cả để chiến đấu và chiến thắng.
Ở họ có một sức mạnh phi thường; chói ngời vẻđẹp lí tưởng: rất yêu đời nhưng không sợ hi sinh:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
– Diễn tả cái chết bằng những từ ngữ, hình ảnh rất giản dị về đất, hồn về. Đây cũng là lí do khiến âm hưởng chưng của bài thơ mang tính chất bi hùng chứ không bi lụy.
Leave a Reply