Động vật cũng là sinh linh, không sát sinh mà phóng sinh cũng là hành vi tu âm công, khiến cho bản thân gặp hung hóa cát, gặp dữ hóa lành. Động vật phóng sinh thường là rùa, ba ba, bởi vì rùa và ba ba có tuổi thọ rất lớn, linh khí cao. Phàm gặp nạn lớn như lâm bệnh nặng, tù ngục… có thể thả rùa, ba ba để hóa giải, nhưng sau phải tránh ăn thịt những động vật mà mình đã thả.
Phương pháp phóng sinh có hai loại. Loại thứ nhất là khắc bát tự của chủ nhân lên lưng rùa, thả xuống sông hồ. Nhưng nếu Hỷ dụng thần trong mệnh khiếm khuyết thì không thể dùng phương pháp này mà nên dùng phương pháp sau: Vạch họ tên, địa chỉ của mệnh chủ lên lưng rùa rồi thả. Phương pháp này có thể dùng được cho mọi trường hợp.
Phương pháp phóng sinh như sau:
Một là, viết bát tự hoặc họ tên, địa chỉ của người phóng sinh lên lưng rùa.
Hai là, chọn ngày, giờ tốt để phóng sinh, cần phải phóng sinh ở sông, hồ, biển.
Ba là, chuẩn bị hương, nến, tiền vàng.
Bốn là, sau khi châm hương, đốt nến, đọc niệm chú phóng sinh và chú ngữ “Ngũ phụng”rồi ngẩng lên trời thỉnh cầu bảo hộ, khiến cho tai qua nạn khỏi.
Cần phải chú ý rằng:
Thứ nhất, sau khi niệm chú xong, đem tiền vàng đốt đi, lập tức thả rùa xuống sông;
Thứ hai, chủ nhân phóng sinh động vật gì thì sau này không nên ăn thịt loài động vật đó nữa, không thể vi phạm giới luật này.
Những động vật phóng sinh phần nhiều là loài thủy tộc, cũng có khi là cầm, thú. Trong công việc, xây dựng, an táng, nếu gặp động vật tốt nhất không nên bắt, càng không nên sát sinh, dù chỉ có suy nghĩ sát sinh cũng không nên. Vì động vật là bạn của con người, cũng là sinh linh, đặc biệt là những động vật sắp bị diệt chủng, nên chú ý bảo vệ, thấy chúng thì nên phóng sinh, tuyệt đối không được giết hại, như vậy mới có thể giữ được sự cân bằng sinh thái, lại có thể tích được âm đức, tạo phúc ấm cho con cháu.
Leave a Reply