Phân tích bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu:
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đu,
Mà dây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vâng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòngai?
Tản Đà dịch
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích văn học, cụ thể là phân tích một bài thơ trữ tình.
– Nội dung
Bài Hoàng Hạc láu của Thôi Hiệu.
GỢI Ý
– Đây là bài thơvịnh hoài cổ tích, danh thắng. Loại thơ này thường có hai mặt: vịnh (đề thơ miêu tả) và hoài (bộc lộ tình cảm). Cần chú ý cả hai mặt đó – thường gắn bó chặt chẽ với nhau.
– Đây là một bài thơ không thể phân tích theo trình tự đề, thực, luận, kết như công thức thường thấy và chỉ có thể chia thànhhai phần (Đăng cao, Thu hứng của Đỗ Phủ cũng vậy). Trong bốn câu đầu, cần đặc biệt lưu ý những hiện tượng phá cách.
– Thân bài có thể được triển khai như sau:
A. BỐN CÂU THƠ ĐẦU TỪ: CẢNH TƯỢNG CỦA TRUYỀN THUYẾT
1. Hai câu đầu đối nhau nhằm đối lập cái đã đi mất và cúi còn trơ lại. Hai cái đó cùng tên nên sự đối lập càng tăng thêm ý nghĩa (về nguyên tắc, thơ Đường luật cấm đối trung chữ). Phần đầu câu đối chỉnh nhưng cuối không chinh; khứ (động từ) với lâu (danh từ). Thế mới hay, vì diễn đạt cái di mất không gì bằng động từ, cái trơ lại không gì bằng danh từ (công thức đối đòi hỏi đối cùng từ loại).
2. Hai câu ba, bốn cũng đối nhau: ý đi mất đã được tăng cường (bất phục phán), cái còn lại đã được thay thế: mây trắng thay cho lầu. Càng chứng tỏ câu một không thể dùng “bạch vân”; nếu vậy, mây đã bay đi bây giờ quay trở lại chăng? Nếu vạy, còn gì là đối lập còn – mất?
3. Bản thân sự đối lập còn – mất đã làm toát lên sự trăn trở, nuối tiếc của nhà thơ. Nuối tiếc cảnh tượng một đi không trở lại của chim hoàng hạc, của Phí Văn Vi (sách Tể hài kí lại chép Tử An thường cười hạc qua đây) mà nhà thơ gọi là tích nhân (người xưa)qua đó, biểu hiện cảm khái thời gian cũng một đi không trở lại, một suy tư mang đậm ý vị triết học thường thấy trong thơ Đường. Câu thứ nhất phá luật, câu thứ hai trở về luật, câu thứ ba phá luật mạnh hơn (cả câu gần như toàn thanh trắc), câu thứ tư lại trở về luật, song linh động ở chữ thứ năm và kết thúc bằng ba thanh không dấu: âm điệu đã góp phần đắc lực trong việc biểu hiện sự trăn trở, nuối tiếc và suy tư triền miên ấy.
B. BỐN CÂU THƠ SAU: TRỞ VỀ VỚI THỰC TẠI
1. Dường như có một sự hẫng hụt sau câu thứ tư: từ cảnh tiên về cõi trần, từ quá khứ về hiện tại. Điều đó cũng phù hợp với đặc điểm của thi pháp thơ Đường ở liên thứ ba thường được gọi là “chuyển”. Dương Tái, nhà thi pháp học nổi tiếng đời nhà Nguyên cho rằng “chuyển” thường “né tránh ý của liên trên, phải biến hóa, như sấm xé núi lở, khiến cho người xem kinh ngạc”. Tất nhiên không phải “chuyển” hoàn toàn đột ngột mà “chuyển” bao giờ cũng gắn với “tiếp”. “Chuyển” ở đây chính là nối tiếp một cách kín đáo vấn đề có ý nghĩa triết học đã đặt ra trong phần đầu: mất ngước lên nhìn tầng mây lơ lửng trên không, song tâm tư của nhà thơ lại đang quay về những vấn đề của cuộc đời.
2. Cặp mắt nhà thơ đi từ xa đến gần (hàng cây bên kia sông, hình bóng của nó dưới dòng sông, bãi giữa dòng sông…) song hình ảnh thiên nhiên lại từ tươi tắn, rõ nét (mồn một, mơn mởn) đến mịt mờ dần (khói sóng). Không chỉ khói sóng mịt mù gợi nhớ tình quê mà cả cỏ xanh mơn mởn cũng thế. Cỏ mơn mởn gợi nhó tình quê, đó là một ý thơ phổ biến trong thơ cổ Trung Quốc, cho nên, trước cảnh khói sóng mịt mùng trên sông, hình ảnh hương quan hiện lên trong câu cuối là một kết thúc thật hợp lí.
3. Với việc tái hiện truyền thuyết liên quan đến tên lầu, với việc miêu tả cảnh xa gần cùng những địa danh xác định nhìn từ lầu cao, bài thơ đã dựng lên được một cách sinh động cái “thần” của danh thắng Hoàng Hạc lâu. Quan trọng hơn, từ một câu chuyện thần tiên dẫn đến sự suy tư triết lí rồi đọng lại ở một tình cảm nhân sinh gần gũi – nỗi buồn xa quê – bài thơ đã để lại cho độc giả nhiều thế hệ một dư vị sâu lắng.
Leave a Reply