Hãy bình luận tư tưởng chứa đựng trong bài thơ “Đi đường” (Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh):
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài bình luận, cụ thể là bình luận một vấn đề đúng.
– Nội dung
Kiên trì vượt gian khó, ta sẽ có được tầm nhìn xa trông rộng.
GỢi ý
Thân bài có thể triển khai theo ba đoạn chính như sau:
A. GIẢI THÍCH
1. Nghĩa đen
– Con đường lên núi thật khó khăn vất vả, nhiều gian nan mệt nhọc. Vượt qua ngọn núi này, ta lại phải trèo lên ngọn núi khác cao hơn, núi non trập trùng liên tiếp.
– Nhưng khi đặt chân lên đỉnh cao nhất, ta sẽ thấy được toàn bộ cảnh đẹp thiên nhiên với muôn trùng non nước bao la.
2. Nghĩa hóng
Kiên trì và tận lực vượt qua bao thử thách gian nan, con người sẽ có được tầm nhìn xa trông rộng.
B. BÌNH
1. Bài thơ nêu lên một chân lí tuy giản dị nhưng sâu sắc. Những khó khăn liên tiếp xảy đến trong cuộc sống đã đặt ra những vấn đề phải giải quyết, thử thách sức phấn đấu của ta. Nhờ sự phấn đấu, rèn luyện, ta sẽ có tầm hiểu biết sâu rộng và giải quyết đúng đắn vấn đề, đạt được mục đích mong muốn.
2. Từ năm 1911, Bác Hồ trải qua nhiều gian khổ nơi đất khách quê người để tìm ra con đường cứu nước. Bằng sự kiên trì học tập, rèn luyện, Người đã đạt được mục đích cao nhất là:
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
(Chế Lan Viên)
C. LUẬN
1. Bài thơ thể hiện một nhân sinh quan cách mạng: mỗi lần vượt qua khó khăn trở ngại là một lần người chiến sĩ tiến lên cao trên con đường cách mạng của mình.
2. Ý chí vượt khó, sự kiên trì phấn đấu, tinh thần lạc quan là những phẩm chất cao đẹp thể hiện phong phú trong Nhật kí trong tù, đặc biệt ngời sáng trong bài thơ này.
Leave a Reply