Thờ phụng tổ tiên là trách nhiệm của con cháu, không chỉ con trưởng mà con thứ đều có quyền được thờ phụng, ở một số làng quê, vùng núi của Việt Nam, một số nhà cho rằng, người con trưởng mới được thờ tiên tổ còn con thứ không được thờ phụng. Đó là quan điểm sai lầm. Dù là con trưởng hay con thứ, nếu đã ra ở riêng nên có bàn thờ với ít nhất là 3 bát hương như sau:
+ Bát Thổ công (đặt chính giữa và cao nhất trên bàn thờ).
+ Bát gia tiên (đặt phía bên phải nhìn vào bàn thờ, thấp hơn bát hương thờ Thổ công).
+ Bát hương thờ tổ cô, mãnh cậu (đặt phía bên trái nhìn vào bàn thờ, thấp hơn bát hương thờ gia tiên).
– Khi lễ lạy cần tỏ lòng thành kính với các đấng bề trên, không được qua loa, đại khái.
– Không được để hoa tàn, quả héo lâu ngày trên bàn thờ.
– Bàn thờ không nên làm bàn dạng treo.
– Lễ vật như bánh kẹo, hoa, quả… dâng lên bàn thờ tuỳ tâm chứ không nhất nhất chỉ ngày rằm, mùng 1.
– Lễ vật không cần nhiều mà quan trọng là ở lòng thành.
– Nên thay nước vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nước cũ trên bàn thờ không được uống lại hoặc đổ nơi cống rãnh mà nên tưới vào các chậu cây cảnh.
– Chủ nhà nam giới lên hương hằng ngày là tốt nhất, nếu phải đi công tác xa thì người vợ hoặc con sẽ thay thế công việc này.
– Ngoài ra, có thể thờ Phật bằng một bàn thờ riêng biệt (nếu nhà quá chật chội có thể thờ cùng với Thổ công và gia tiên song cần để bát hương Phật lên cao nhất và trên bàn thờ chỉ cúng hoa quả, bánh kẹo, đồ chay (những ngày giỗ, chạp có thể cúng mặn nhưng kê riêng bàn thấp đặt trước bàn thờ).
– Không được dùng máy hút bụt để vệ sinh bàn thờ, nên dùng cây chổi nhỏ dành riêng cho việc vệ sinh bàn thờ.
– Không được vứt tàn hương ra sọt rác hay xuống cống, nên cho vào túi rồi mang thả ra sông lớn.
– Bàn thờ kiêng kỵ không nên để 4 bát hương (không nên để số chẵn mà phải để số lẻ: 1, 3, 5, 7…
Nguồn: choiphongthuy.com Lý Cư Minh
Leave a Reply