Phân tích những nhân vật trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để làm nổi rõ giá trị truyền thống của một gia đình cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã qua.
BÀI LÀM
A. MỞ BÀI
Nguyễn Thi vốn quê ở đất Bắc nhưng lại gắn bó sâu nặng và xứng đáng với danh hiệu nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Nhân vật tiêu biểu của ông là những người có bản chất vừa hồn nhiên bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc sẵn sàng hi sinh vì quê hương Tổ quốc.
– Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực; đầy những chi tiết dữ dội của chiến tranh và đằm thắm chất trữ tình với ngôn ngữ góc cạnh đậm chất Nam Bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
– Những đứa con trong gia đình được viết vào thời điểm trang nghiêm của lịch sử dân tộc. Năm 1965, đội quân viễn chinh Hoa Kì đổ bộ vào cảng Đà Nẵng, trực tiếp tham chiến với ý định tiêu diệt Việt Cộng, chấm dứt chiến tranh trong mười tám tháng. Sự đối mặt với cường quốc khổng lồ cần phải có những tố chất vượt bậc. Chúng ta phải lấy giá trị truyền thống để chiến thắng kẻ thù hung hãn với những vũ khí hiện đại.
B. THÂN BÀI
– Điểm nhìn trần thuật của tác phẩm là qua dòng hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt khi bị thương và nằm ở chiến trường.
– Nhờ trần thuật như vậy mà truyện kể tự nhiên sống động; nhà văn có khả năng đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật.
Từ những chi tiết ngẫu nhiên, Việt đã hồi tưởng đến quá khứ xa gần, hết chuyện này sang chuyện khác, các nhân vật sẽ quy tụ lại thành “Những đứa con trong gia đình”. Có những sợi dây bí mật, có những năng lượng từ trường bí mật đã liên kết các thành viên trong gia đình. Ta gọiđó là truyền thống, là giá trị tâm linh, là quan hệ giữa những người còn sống và người đã mất.
– Việt tỉnh lại lần thứ hai lúc trời lất phất mưa nghe thấy tiếng ếch nhái kêu dậy lên. Việt nhớ những ngày ở quê. Đêm hai chị em xách đèn đi soi ếch. Cả hai cười từ lúc đi cho tới lúc về. Hai đứa biết rằngchú Năm sẽ sang. Thế là những kỉ niệm về chú Năm được sống dậy. Nhắc tới chú Năm, Việt nhớ cuốn “gia phả” mà chú ghi lại truyền thống của gia đình.
– Sau đó, Việt bị ngất rồi choàng tỉnh dậy bởi nghe tiếng máy bay trực thăng rồi im lặng. Việt nghe thấy tiếng chim cu rừng gù đâu đây. Việt nhớ tới những ngày ở quê dùng cái ná thun đi bắn chim. Tuổi thơ ấy khiến Việt nhớ tới mẹ, người mẹ giàu lòng vị tha hết lòng vì chồng con. Cuộc đời mẹ đầy bất hạnh ngang trái nhưng luôn luôn cứng cỏi hiên ngang.
– Cứ theo những dòng hồi tưởng như vậy, Việt đã dẫn chúng ta đến rất nhiều đối tượng, trong gia đình; đến cả những suy nghĩ dẫn ta đến một gia đình lớn, là dân tộc Việt Nam trong thời lửa đạn. Kể về truyền thống một gia đình thật ra Nguyễn Thi đang kể về truyền thống một dân tộc. Vì thế mà, tác phẩm mang âm hưởng sử thi. .
* Phân tích nhân vật
– Đặc điểm của truyện là dựng nên những hình tượng về những con người trong gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước căm thù giặc sâu sắc, thủy chung và gắn bó với Cách mạng. Tất cả những nhân vật này đều mang đậm phong cách Nguyễn Thi. Thể hiện rõ nhất ở ba điểm: một là, có lòng căm thù giặc sâu sắc. Hai là, gan góc dũng cảm và luôn khao khát đi tiêu diệt kẻ thù. Ba là rất trọng những ân tình thủy chung với cách mạng.
– Nhân vật cần lưu ý trước hết là chú Năm. Người đàn ông Nam Bộ này đã trải qua nhiều biến dịch thăng trầm của cuộc đời. Chú đã chứng kiến những sự kiện trong gia đình, trong dòng họ. Chú là nhân chứng sống ghi lại hiện thực máu và nước mắt bởi tội ác quân thù. Chú thường nói quyển sổ gia phả mà chú ghi như con sông dài. Mỗi người là một khúc, ai cũng đóng góp nước cho dòng sông ấy để cho con sông từ thượng nguồn có thể ra đại dương. Chú Năm là phần khúc sông ở thượng nguồn là nơi kết tinh đầy đủ cho truyền thống gia đình. Nhân vật chú Năm là nhân vật gắn bó với hai sự kiện.
Một là, cuốn sổ biên niên ghi lại lịch sử gia đình. Chú muốn bảo vệ truyền thống. Đó là sự hy sinh của gia đình cho Cách mạng. Chú muốn khuyến khích chị em tòng quân, chú khen hai chị em “gọn bề gia thế, đặng bề non”. Chú hy vọng những đứa cháu của mình sẽ viết tiếp những trang truyền thống xứng đáng với cha ông.
Gắn với chú Năm là nói đến giọng hò của chú. Sắp sửa tiễn hai cháu lên đường tiếng hò của chú Năm không phải là tiếng hò trong trẻo từ bóng đêm bay ra, từ hai bên bờ sông. Đây là tiếng hò vang lên giữa ban ngày. “Nó là một hiệu lệnh dưới nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một rõ xa, nhắn nhủ… tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”. Rõ ràng tiếng hò là một ẩn dụ nghệ thuật… Nó là âm vang của truyền thống, đại diện cho truyền thông. Khí lực của nó ngày hômqua đang trao lại cho thế hệ trẻ ngày hôm nay đi tiếp con đường truyền thống.
– Người má Nam Bộ
+ Mặc dù trong đoạn trích mẹ Việt đã không còn nhưng hình bóng của mẹ vẫn hiện lên đậm nét qua nỗi nhớ, qua hình dung của những đứa con. Đây là sự nhắc nhở, gợi nhớ tới sự tiếp nối truyền thống rõ rệt nhất.
+ Người mẹ sinh ra trong một hoàn cảnh rất bất thường. Quê hương, đất nước bị dày xéo bởi chiến tranh. Cho nên mẹ cũng chịu những tang thương mất mát khủng khiếp. Chi tiết gây ấn tượng không quên đó là cảnh người phụ nữ một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu của chồng. Mẹ đã hiên ngang đối đáp với quân thù, hai bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân. Mỗi lần bọn lính bắn dọa, người mẹ ấy với đôi mắt “sắc ánh” nhìn bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển.
+ Đau thương không đánh gục người má Nam Bộ gan góc đó. Mẹ Việt vẫn bươn bả gắn bó với tấc đất ngọn rau để nuôi con mình khôn lớn. Chỉ đêm về, rất khuya, má Việt mới âm thầm giàn giụa nước mắt. Đó là người phụ nữ rất đa cảm, rất Việt Nam. Khi đặt trong những hoàn cảnh bất thường, người mẹ ấy biết giấu nước mắt để nuôi con đứng thẳng dậy, đầy dũng khí để đi trả thù.
+ Mẹ Việt đã ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng quả ca- nông lép nóng vẫn nằm trong rổ.
+ Rõ ràng đây là người mẹ chỉ “thác là thể phách, còn là tinh anh”. Mẹ bất tử trong lòng những đứa con. Trong những sự kiện trọng đại, Việt và Chiến vẫn tin rằng mẹ mình lúc nào cũng có mặt, luôn phù hộ độ trì cho hai đứa thực hiện những mục đích mà mẹ luôn gởi gắm nơi con mình.
Không phải ngẫu nhiên vào cái đêm sắp xa nhà đi chiến đấu, những đứa con đã cảm nhận không phải ai khác mà là Mẹ mình đã hiện diện trở về.
– Chiến và Việt.
Chiến và Việt là hai đứa con rất xứng đáng với truyền thống gia đình. Hai người con rất thương cha, thương mẹ, thương chú Năm. Cả hai đều khao khát chiến đấu trả thù cho cha mẹ.
a) Chiến có những nét rất giống mẹ. Đó là gan góc, đảm đang, tháo vát. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm những nét kế thừa người mẹ ở nhân vật này. Chiến sinh ra ở một miền quê tỉnh Bến Tre. Nơi đây chiến tranh rất khốc liệt. Những đau thương mất mát của chiến tranh xảy ra như cơm bữa. Gia đình của Chiến bị mất mát những người thân. Nội bị bắn, cha thì bị chặt đầu, còn mẹ thì bị chết bởi giặc Mĩ. Cả hai chị em đều mất những người thân. Vì thế, ý thức trả thù luôn thường trực.
Chiến giống mẹ ở hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ và cháy nắng, thân người to và chắc nịch. Đó là mẫu người sinh ra để gánh vác và chịu đựng trong chiến tranh. Sớm mất cha mẹ, Chiến đã lo lắng chăm sóc cho em. Cô rất đảm đang, rất tháo vát. Nguyễn Thi đã kể lại một đoạn văn nói về cuộc đối thoại hai chị em trước lúc lên đường. Cô gái này dường như là một người mẹ từng trải. Cô biết sắp xếp chuyện nhỏ, chuyện to, chuyện trước mắt và chuyện mai sau. Chuyện thời thế và cả chuyện tâm linh. Chính chú Năm cũng khen “việc nhà thu được gọn thì việc nướcmở được rộng, con nít chúng bây kì này đánh giặc khôn hơn chú hồi trước”. Rất nhiều lần cậu Việt vô tâm, vô tư đã nhầm chị Chiến là má mình…
Chiến là người có ý thức về truyền thống. Cô có thể ngồi cả buổi để đánh vần từng con chữ, đọc cả cuốn gia phả mà chú Năm ghi. Chiến sớm ý thức được mối thù, ý thức được trách nhiệm. Cô muốn ghi thêm những trang mới vào những quyển sổ ghi công. Là con gái, Chiến giành với em đi tòng quân, đây là dịp may để cô thực hiện lời hứa với người đã mất. “Chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má”. Chiến nói với Việt. “Nếu giặc còn thì tao mất” rất ngắn gọn nhưng chất chứa một quyết tâm.
Như vậy, Chiến là kiểu nhân vật phụ nữ ta thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi. Đây là hội tụ kết tinh của truyền thống gia đình, là sự tái sinh của người Việt Nam ở những thế hệ sau.
b) Việt: Xuất phát từ điểm nhìn trần thuật là Việt. Vì vậy trong mỗi câu văn, trong mỗi nhân vật đều có bóng dáng của Việt.
Việt là một người chiến sĩ quân giải phóng, chưa qua khỏi cái vòng thơ ngây, nhưng cũng rất muốn xác lập tư cách chín chắn của người lớn tuổi. Việt có những nét ngây thơ trẻ con rất đáng yêu. Có thể thấy điều này qua những chi tiết đối thoại với chị, trong đêm để ngày mai họ giã nhà đi bộ đội. Trong khi Chiến nghiêm trang sắp xếp những việc gia đình thì Việt lại theo đuổi một ý nghĩ rất hồn nhiên, rất thanh thản… Mọi việc Việt để lại cho Chiến, Việt chỉ biết lăn ra phản để mà cười khi nghe chị nói. Việt không chú tâm đến lời nói của chị, mà chỉ chụp lấy một con đom đóm rồi lăn ra ngủ lúc nào không biết.
Ngây thơ con trẻ là sản phẩm riêng của Việt, nhưng truyền thống yêu nước lại là một hằng số, của nhiều thế hệ. Nó xuất phát cụ thể là của cha mẹ, ông bà. Việt là một người rất gan góc, rất xứng đáng với dòng máu truyền thống gia đình đã sinh ra Việt. Mối thù giặc ngoại xâm luôn thường trực như một ám ảnh Việt. Việt nhớ mẹ là nhớ ngay đến mối thù phải trả. Việt khiêng bàn thờ mẹ với chị Chiến, Việt cảm thấy được mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được bởi nó đang đè nặng trên vai. Chính yếu tố truyền thống này mà hai chị em Việt.
– Chiến tranh nhau đi bộ đội. Bởi vì đó là chiến đấu để trả thù một cách có hiệu quả nhất. Đây là lí do khiến cho một cậu tân binh vừa tham gia trận đánh đầu tiên đã liều mình leo lên xe tăng tiêu diệtchiếc xe ấy. Bị thương, nằm lại chiến trường, với đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Việt vẫn để ngón tay vào cò súng với liếp đạn đã lên nòng. Nằm lại chiến trường, Việt rùng mình lo sợ bởi thằng Chõng, con ma cụt đầu nhưng cậu lại hết sức bình tĩnh không sợ kẻ thù có thể tới bất cứ lúc nào.
– Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ở những góc độ khác nhau, các nhà văn đều đề cập tới sức mạnh của truyền thống, hiểu sâu sắc nhất là trong ý nghĩa tâm linh. Đoạn văn cuối ở “Những đứa con trong gia đình” là đoạn văn rất cảm động.
Trước lúc tòng quân, Chiến đã thu xếp mọi việc gia đình. Việc nào cũng rất gọn rất dứt khoát. Việc nào Chiến cũng ra lệnh cho em bằng cách xưng hô “mày tao” thường ngày. Thế nhưng, Chiến phải cựa mình phải nghĩ ngợi rất lâu. Sau đó thì ngọt ngào gọi Việt bằng “em” và xưng mình bằng “chị”. Đó là một sự kiện hệ trọng “Còn bàn thơ má em tính gửi đâu?”
Sáng hôm sau trước lúc từ biệt mái nhà, hai chị em khiêng bàn thờ má đi gởi nhà chú Năm. Chiến đã nhấc bổng một đầu bàn thờ. Việt ghé vào một đầu. Cả hai dường như vẫn tin rằng tâm linh của má hiểu điều họ nói: “Nào, đưa má sang ở tạm nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má”.
Sự vô tâm vô tư của Việt trong giây phút trang nghiêm này đã thay thế bằng một thứ tình cảm rất lạ. Việt thì đi trước, chị Chiến phải đuổi theo bước chân sải dài của Việt cho nên bịch bịch theo sau. Việt đã phải đi chậm lại bởi vì nghe tiếng chân của Chiến “Việt thấy thương chị lạ”. Tiếng bước chân của Chiến ‘‘bịch bịch” ấy còn gợi lên những năm tháng má vất vả nuôi con. Đây là thứ tình cảm lần đầu tiên Việt mới thấy rõ lòng mình như thế. Từ tình cảm nó khơi gợi lên ý thức căm thù. Việt cảm nhận được mối thù đang đè nặng trên vai.
Đoạn văn nói về hai chị em khiêng má qua những chỗ ngày xưa má đã từng đi càng nổi bật ý nghĩa truyền thống. Hai chị em sẽ viết tiếp những trang gia phả đầy tự hào của gia đình.
Văn học Việt Nam cho ta những vần thơ tâm linh truyền thống rất sâu sắc. Nguyễn Đình Thi viết:
“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất.
Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Tố Hữu cho rằng chúng ta thắng giặc do:
“Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”
Trong cảm hứng sử thi mãnh liệt, Nguyễn Thi cũng nói cho chúng ta về dòng sông truyền thống. Đó là câu chuyện một gia đình hòa cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc. Có những nỗi đau như dòng sông cuồn cuộn căm hờn. Nó kết tinh sức mạnh tinh thần to lớn bất khuất trước kẻ thù. Nó sẽ làm nên chiến thắng!
Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
BÀI THAM KHẢO
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.
Chỗ đặc sắc nhất của thiên truyện là ở đâu? Trước hết phải nói tới nghệ thuật kể chuyện độc đáo, linh hoạt của nhà văn Nguyễn Thi.
Tác phẩm kể chuyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường. Thù nhà nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hòa lẫn với nhau: ba má Việt gặp nhau và lấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc. Họ đều ngãxuống trong chiến đấu. Những đứa con của họ (Việt và Chiến) gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để rửa thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má… Một câu chuyện như thếtuy cảm động, sẽ khá nặng nề, dễ dơn điệu và trùng lắp, nếu không sáng tạo ra một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.
Tác giả đã chọn lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên là Việt. Chú giải phóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm lại giữa chiến trường sau một trận ác chiến còn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang. Chú nhớ đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ những ngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lên đường… Câu chuyện được thuật kểqua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đi rồi lại tỉnh lại. Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo lôgic chủ quan của tâm trí nhân vật nên hết sức biến hóa. Các sự việc, các nhân vật của gia đình hiện lên với một màu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn. Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân vật cũng hiện ra đến đấy một cách sinh động và đậm nét.
Đây là một thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật, phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nói của nhân vật. Đây là sở trường của Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ.
Bên cạnh nghệ thuật kểchuyện độc đáo vừa phân tích, Nguyễn Thi còn xây dựng được những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Qua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong gia đình” cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Việt. Rất dễ dàng cảm nhận thấy cả năm nhân vật đều cùng chung một bản chất căm thù giặc, thủy chung với cách mạng và tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình.
Hơn nữa, ở những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính chất chung này gọi là “chất út Tịch”. Ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, say mê chiến đấu, căm thù ngùn ngụt, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc. Tuy nhiên, mỗi người lại có một gương mặt riêng, một cá tính khác nhau. Chỗ đặc sắc của nghệ thuật khắc họa các hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là ở đó. Đáng chú ý hơn cả là ba nhân vật chú Năm, Chiến và Việt.
Chú Năm đúng là một người nông dân Nam Bộ, thật thà, bộc trực, vui tính. Con người này rất giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò đó, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười.
Chiến là một cô gái mới lớn, tính khí còn rất “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em… Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một nữ giải phóng quân, vẫn giành nhau với emđể đi bộ đội trước. Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt một buổi để đánh vần cuốn sổ ghi công của gia đình chú Năm – đấy là cái chất gan lì thừa hưởng từ mẹ. Ba má mất cả, cô là chị nên sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà. Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đường đánh giặc để trả thù cho ba má. Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng nghe như in như má vậy, còn chú Năm thì thật sự thán phục: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non”.
Ngoài ra, ở nhân vật này có một chất trẻ trung và duyên dáng của một thiếu nữ, thể hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng, cặm cụi ngồi đánh vần cuốn sổ của chú Năm, ở cái tiếng hứ một cái “cóc” khi cậu em bảo mình nói năng hệt như má vậy…
Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, đi soi ếch, lúc nào cũng cái ná thun trong người, kể cả khi đã đi bộ đội), hiếu thắng (bắt ếch, đánh tàu giặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn). Là con trai, là em (quen được chiều chuộng) nên mọi việc đều ỷ lại chị. Chỉ kém chị một tuổi, Việt “trẻ con” hơn nhiều và vô tâm vô tính chẳng biết lo nghĩgì, kể cả ngày nhập ngũ.Là con trai, Việt thường che giấu tình cảm ủy mị, nhưng bản chất rất giàu tình cảm. Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhổ thằng em út, nhớ đồng đội. Chú ước gìbây giờ lại được gặp má. Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ởdưới xuồng lên cho Việt ăn… Chú nhớ chị và thương chị vô cùng, tuy vẫn tranh phần hơn với chị. Ởđơn vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấy mất chị… Cách thể hiện tình cảm đích đáng nhất ở Việt là đánh giặc. Đấy là cách thương má, thương ba, thương chị, thương chú Năm của Việt. Cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trường, ngón tay chú vẫn đặt lên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc…
Ngoài nghệ thuật kể chuyện, ngoài thành công trong xây dựng nhân vật, Những đứa con trong gia đình còn có những đoạn văn tuyệt hay. Ấy là đoạn Việt nhớ lại sau lúc chị em Việt ghi tên tòng quân chuẩn bị lên đường.
Đêm ấy hai chị em trò chuyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện cửa, chuyện gởi lại chú Năm bàn thờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhủ nhau… Chị Chiến bỗng ăn nói nghiêm trang, xưng chi em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt như giọng của mẹ xưa. Còn Việt thì vẫn rất trẻ con, mặc chị lo toan tất cả. Nhưng chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngó coi chị em Việt tính chuyện nhà chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường. Đây là một đoạn đối thoại rất sinh động, vui và cảm động.
Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm. Việt thương chị vô cùng, thương má vô cùng. Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một trọng lượng cụ thể. Đây cũng là một đoạn văn có thể làm rớt nước mắt:
Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đẩu bàn thờ má lên. Việtghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía, sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vìnó dang đè nặng ở trên vai.
Leave a Reply