Phân tích bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
DÀN BÀI
I. TÊN TÁC PHẨM
– Nhan đề là một câu hỏi ngỡ ngàng, phát tín hiệu thẩm mĩ mởra nội dung của tác phẩm:
Đó là cuộc hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của dòng sông và cảm nhận, miêu tảvẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ (cảnh sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả).
– Kết thúc cũng lại là câu hỏi bâng khuâng ấy, như khơi gợi tiếp tục sự kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong sóng Hương, con người xứ Huế.
Có một cái “Tôi” của tác giả rất tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn đang say mê cái đẹp của cảnh và người xứ Huế.
II. VĂN BẢN:
1. Khái quát:
Vẻ đẹp sông Hương như một biểu tượng của cảnh sắc thiên nhiên Huế, lịch sử và văn hoá Huế:
– Ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”.
Đây là: – nét độc đáo của sông Hương; vừa là sự am tường của tác giả
– Sử dụng phép so sánh để tăng sức thuyết phục: “Giống như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa thành phố của mình”.
Phải có lòng yêu và tự hào quê hương đất nước, phải có tâm huyết với tinh hoa dân tộc, tác giả mới có thể đặt so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới như vậy.
2. Cảm nhận và miêu tả sông Hương từ nhiều góc nhìn:
* Vẻ đẹp ở thượng nguồn:
– “Vẻ đẹp phóng khoáng và man dại”, được nhân hóa như một cô gái Di-gan, như một con người “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.
– Vẻ đẹp hùng vĩ, đầy sức sống mãnh liệt, bí ẩn được thể hiện qua những hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: chảy “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…” là bản trường ca của rừng già.
– Song cũng có lúc mang vẻ đẹpdịu dàng, đắm say giữa những sắc màu rực rỡ, giữa “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
“Dường như người đọc hiểu thấu đáo hơn vẻ đẹp vừa dữ dội, bí ẩn, sâu thẳm nhưng lại vừa dịu dàng, say đắm của sông Hương qua cách viết thật gợi cảm, qua biện pháp nhận hóa được sử dụng chủ đạo.
“Nếu không có óc quan sát tinh tế. Nếu không có sự liên tưởng kì thú và ngôn từ gợi cảm thì tác giả không thể tạo ra một con sông có linh hồn, có sự sống đầy sức cuốn hút như vậy được.
* Vẻ đẹp ở đoạn chảy về đồng bằng – ngoại vi thành phố Huế:
– Ra khỏi rừng nó lại “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
“Với biện pháp nhân hóa, với cái nhìn tinh tế, lãng mạn tác giả như muốn cho thấy dòng sông đang tìm kiếm, đang chờ đợi
– Dòng sông được ví, được so sánh “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.
“Ngòi bút của tác giả lại có những khám pháriêng, độc đáo và thi vị ở cái nhìn của tác giả là cái nhìn của một người tình với một người tình.
– Không chỉ có cái nhìn của một người tình mà còn là của một nhà họa sĩ “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”; “Sắc nước trở nên xanh thẳm”; “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách” mà từ đó “Người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa”.
“Quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng đã giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng.
+ Tác giả thể hiện niềm tự hào về những nét đẹp của quê hương đất nước.
– Nên sông Hương không chỉ biến ảo, đổi màu “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” mà còn mang một vẻ đẹp huyền ảo, trầm mặc khi chảy qua những đồi thông, những lăng tẩm “mang giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa”: “như triết lí, như cổ thi”.
“Dường như sông Hương hòa nhập với phần văn hóa tập thể của cố đô để làm nên tổng thể xứ Huế sơn thủy hữu tình như lời ca dao Huế “Bốn bề núi phủ mảy phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”.
“Một dòng sông Hương luôn gắn bó, gần gũi với con người
Một lối viết tả vừa kể, vừa gợi làm nổi bật cảnh đẹp riêng của sông Hương giữa ngoại vi thành Huế
* Vẻ đẹp ở đoạn chảy vào giữa lòng thành phố Huế:
– Sông Hương được khám phá, phát triển ở sắc thái tâm trạng:
Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu nên trở nên vui tươi, chậm rãi, êm dịu, mềm mại “chiếc cầu trắng của thành phố in trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non”. Đây là sosánh có màu sắc, có ánh sáng có nét dịu dàng của cô gái Huế thể hiện một niềm vui mà không ồn ào rất Huế “sông Hương uốn như một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu””một cách diễn đạt tinh tế của tác giả về cái vẻ tình tứ mà kín đáo của cô gái Huế.
“Sự uyên bác, sự tài hoa và tình cảm đắm say xứ Huế đã làm nên một sự thăng hoa của thần hứng khiến ngòi bút của tác giả có thể vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, kì thú!
Vâng, chính sự thăng hoa của ngòi bút, của tình yêu say đắm với con sông, với đất nước nhà văn đã đưa người đọc đến vùng đất cố đô trầm mặc thơ mộng,
– Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nội tâm hóa dáng hình con sông “Đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đảo của tình yêu””con sông ngập ngừng, dùng dằng không nỡ rời xa thành phố Huế.
– Tạo ra sự kiện liên tưởng phong phú, bất ngờ khi tác giả so sánh về sự “dùng dằng của sông Hương “như nàng Kiều chí tình trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi về biển cả”.
“Biện pháp nhân hóa đã được sử dụng khéo léo đã giúp tác giả thổi hồn vào dòng sông để bộc lộ sự gắn bó với thiên nhiên và niềm tự hào về vẻ đẹp của sông Hương.
Trong cảm nhận tinh tế của nhà văn:
* Sông Hương là cội nguồn của âm nhạc cổ điển Huế, là dòng sông của âm nhạc:
“Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
“Một câu văn đầy chất thơ.
Một sự gắn bó mật thiết giữa sông Hương và dòng nhạc cổ điển.
“Phải chăng nghe tiếng chuông chùa độc đáo, thú vị, bất ngờ mà tác giả đã ví sông Hương như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, tiếng nước vỗ vào mạn đò v.v… đã hình thành những điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế?”
– Với liên tưởng thú vị, bất ngờ, tác giả đã đã ví sông Hương như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” để dẫn đến nhận xét của nghệ nhân già bốn câu tả tiếng đàn của nàng Kiều chính là “Tứ đại cảnh, một bản nhạc cung đình Huế”.
“+ Sông Hương lại tiếp tục nhìn dưới góc nhìn của nhạc truyền thống.
+ Phải chăng trong tiếng đàn ai oán nỉ non, lúc gió thảm mưa sầu, lúc trong lúc đục của Thúy Kiều có âm hưởng của nhạc cổ điển?
+ Phải chăng đó là cơ sở để tác giả hóa thân vào người nghệ nhân già để bật thốt lên “Đó chính là Tứ đại cảnh” tên một bản nhạc cổ Huế.
* Sông Hương – dòng sông thi ca:
Bằng kiến thức uyên bác, với một cách viết đầy chất thơ, nhà văn đã đánh thức một dòng sông, đã gợi lên cảm hứng sáng tạo cho bao nghệ sĩ xưa, nay và mai sau:
– Làm sống dậy những vần thơ biếc xanh của Tản Đà về Huế:
“Dòng sông trắng – lá cây xanh” (bài Chơi Huế)
“Câu thơ Tản Đà như một nét chấm phá gợi cảm, tinh tế tha thướt, mượt mà đã làm cho sông Hương càng thơ mộng hơn.
– Làm sống dậy một sông Hương hùng tráng bất tử trong thơ Cao Bá Quát “Sông dài như kiếm dựng trời xanh”
– Tinh tế hơn tác giả cảm nhận không gian Huế và dòng sông Hương một “nỗi quan hoài vạn cổ” bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan.
– Đặc biệt tác giả đặt sông Hương cạnh những trang Kiều của Nguyễn Du, Sông Hương là Kiều trong cái nhìn thắm thiết tình người của Tố Hữu về những cô gái làm nghề ca kĩ trên sông Hương (Tiếng hát sông Hương)
“Nếu không có một kiến thức phong phú. Nếu không có một trái tim nặng lòng với Huế thì tác giả không thể làm sống lại một dòng sông mà tên gọi của nó đã đi vào văn chương nghệ thuật và theo tác giả “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.
c) Vẻ đẹp sông Hương và lịch sử
“Phải chăng tác giả đã so sánh sông Hương với cái trừu tượng thiêng liêng là những trang sử của dân tộc?
+ Sử thi là chiến công gắn với mốc lịch sử đất nước, là cái hùng nên thường đi với màu đỏ, màu biểu tượng cho sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng.
+ Ởđây sử thi lại viết dưới màu cỏ xanh lá biếc. Phải chăng sử thi mà trữ tình, bản hùng ca mà cũng là bản tình cả dịu dàng, tươi mát? Đó là nét độc đáo của Huế.
– Nhà văn đã đưa ra những dấu tích lịch sử để khẳng định vai trò của sông Hương trong lịch sử dân tộc:
Từ thời vua Hùng, sông Hương là “dòng sông biên thùy xa xôi”
Trong những thế kỉ trung đại, với tên gọi là “Linh Giang” nó đã “oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam Tổ quốc Đại Việt”.
Thế kỉ XVIII nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân (tên cũ của Huế) gắn liền với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ.
Thế kỉ XIX sông Hương đẫm màu những cuộc khởi nghĩa “nó sống hết lịch sử bi tráng”.
Sông Hương gắn liền với cuộc cách mạng tháng Tám với những chiến công rung chuyển.
Sông Hương đã chứng kiến cuộc nổi dậy tiến công mùa xuân lịch sử Mậu Thân dưới sự tàn phá của Mĩ
“Dường như chất trữ tình của tùy bút bị giảm đi để nhường chỗ cho chất phóng sự với những sự kiện lịch sử cụ thể.
Song ngòi bút nhà văn vẫn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông có cái tên mềm mại, dịu dàng nhưng đã từng giữ những nhiệm vụ lịch sử vinh quang.
3. Đặc điểm của “cái tôi” nhà văn.
– Cái tôi say mê kiếm tìm cái đẹp và luôn gắn bó với thiên nhiên.
– Cái tôi yêu quê hương đất nước và luôn hướng về cội nguồn.
– Một cái tôi uyên bác, tài hoa.
4. Tổng kết
a) Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông?Là một áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi sông Hương và thiên nhiên Huế, qua đó nhà văn bộc lộ niềm tự hào về lịch sử – văn hóa Huế, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu quê hương đất nước của mình.
b) Nghệ thuật:
– Bài kí bộc lộ một khả năng quan sát tinh tường, một trí tưởng tượng phong phú.
– Biện pháp nhân hóa kết hợp những liên tưởng bất ngờ giúp nhà văn thổi hồn vào dòng sông, biến sông Hương thành một sinh thể có tính cách có nỗi niềm.
– Biện pháp so sánh được nhà văn sử dụng thành công. Nhà văn đã sáng tạo những câu văn đẹp, đầy hình ảnh với những hình ảnh so sánh, liên tưởng bất ngờ thú vị.
– Đặc biệt, nhà văn thường liên tưởng sông Hương với truyện Kiều của Nguyễn Du. Khiến cho sông Hương dạt dào âm hưởng lục bát, của đại thi hào. Dòng sông xôn xao linh hồn văn hóa dân tộc.
Leave a Reply